Đề cương ôn thi môn Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Truyện Việt Nam hiện đại

I- KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác giả:

 - Lê Minh Khuê sinh năm 1940, quê ở huyện Tĩnh Gia- tỉnh Thanh Hóa. Trong kháng chiến chống Mĩ. Lê Minh Khuê gia nhập thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

 Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Trước năm 1975, tác phẩm thường viết về cuộc sống, chiến đấu của tuổi trẻ trên đường Trường Sơn. Sau năm 1975, tác phẩm của Lê Minh Khuê bám sát những chuyển biến đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.

 - Các tác phẩm chính: Cao điểm mùa hạ ( 1978), Đoàn kết ( 1980), Thiếu nữ mặc áo dài xanh (1984), Một chiều xa thành phố ( 1987). Em đã không quê ( 1990), trong làn gió heo may ( 1998)

 

doc 77 trang phuongnguyen 25740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi môn Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Truyện Việt Nam hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn thi môn Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Truyện Việt Nam hiện đại

Đề cương ôn thi môn Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Truyện Việt Nam hiện đại
Mời bạn tham gia nhóm:
https://www.facebook.com/groups/tailieutoanmienphi
Để nhận tất cả các chuyên đề miễn phí
(Giữ Ctrl và ấn chuột vào link trên hoặc copy link trên và dán vào thanh địa chỉ của trình duyệt – nên dùng cách copy link để tránh việc giao diện web bị chuyển sang trạng thái tiết kiệm dữ liệu)
CHUYÊN ĐỀ: TRUYỆN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
ÔN TẬP VĂN BẢN: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI.
( Lê Minh Khuê)
I- KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả: 
- Lê Minh Khuê sinh năm 1940, quê ở huyện Tĩnh Gia- tỉnh Thanh Hóa. Trong kháng chiến chống Mĩ. Lê Minh Khuê gia nhập thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
	Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Trước năm 1975, tác phẩm thường viết về cuộc sống, chiến đấu của tuổi trẻ trên đường Trường Sơn. Sau năm 1975, tác phẩm của Lê Minh Khuê bám sát những chuyển biến đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.
	- Các tác phẩm chính: Cao điểm mùa hạ ( 1978), Đoàn kết ( 1980), Thiếu nữ mặc áo dài xanh (1984), Một chiều xa thành phố ( 1987). Em đã không quê ( 1990), trong làn gió heo may ( 1998)
2- Văn bản:
a) Hoàn cảnh sáng tác: Truyện “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc diễn ra ác liệt nhất.
b) Ngôi kể
	Truyện kể theo ngôi thứ nhất, người kể là Phương Định, nhân vật chính trong tác phẩm. Điều đó rất thuận lợi trong việc biểu hiện thế giới tâm hồn, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật và phù hợp với nội dung tác phẩm, tăng tính chân thật cho câu chuyện.
d) Tóm tắt truyện 
	- Truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong: Thao, Nho và Phương Định, họ làm thành tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
	- Nhiệm vụ của họ là quan sát dịch ném bom, đo khối lượng đất đá cần san lấp bom địch gây ra, đánh dấu những vị trí bom chưa nổ và phá bom.
	- Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống gian khổ khó khăn nhưng họ vẫn có những nét vui vẻ, hồn nhiên của tuổi trẻ, mơ mộng, yêu thương, gắn bó trong tình đồng chí, đồng đội.
	- Truyện miêu tả một lần địch trút bom, các cô gái phá bom. Nhà văn tâp trung miêu tả nhân vật chính Phương Định, một cô gái không chỉ hồn nhiên, trẻ trung, lãng mạn mà còn rất dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
	- Sau đợt phá bom rất căng thẳng, Nho bị thương, một cơn mưa đá bất ngờ đến làm dịu sự khốc liệt của bom đạn và cho họ thêm nghị lực, bản lĩnh để sống chiến đấu ở nơi đây.
c) Nghệ thuật và nội dung: 
* Nghệ thuật: 
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhât
- Cách kể tự nhiên, ngôn ngữ sinh động trẻ trung
- Thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, sinh động
- Lời kể linh hoạt, dùng nhiều câu văn ngắn, câu tỉnh lược, câu đặc biệt.
* Nội dung: Truyện những ngôi sao xa xôi đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
3) Ý nghĩa của nhan đề Những ngôi sao xa xôi.
- Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê) có một nhan đề thật thơ mộng và ý nghĩa. Tác phẩm viết về những cô gái tuổi mới lớn làm nhiệm vụ trinh sát mặt đường ở một cao điểm ác liệt của Trường Sơn. Cuộc sống chiến đấu gian lao nguy hiểm nhưng không làm tắt đi niềm yêu đời, yêu cuộc sống.
	- Nghĩa tả thực: Những ngôi sao xa xôi trên bầu trời đêm sâu thẳm là hình ảnh thực mà các cô gái thường ngắm nhìn hằng đêm. Họ gửi vào đó những mộng mơ khao khát của thời thiếu nữ.
	- Nghĩa biểu tượng : Những ngôi sao xa xôi chính là hình ảnh : Thao, Nho, Phương Định, . Họ là những ngôi sao sáng ở mặt trận Trướng Sơn xa xôi
	Như vậy, nhan đề tác phẩm đã giúp người đọc cảm nhận được sự đồng cảm trong chiến đấu. Vẻ đẹp trong sáng, trẻ trung của những nữ thanh niên xung phong. Đây được gọi là một nhan đề đầy tính nhân văn.
4) Tóm tắt
 Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một địa điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có : hai cô gái rất trẻ là Định và Nho, còn tổ trưởng là chị Thao lớn tuổi hơn một chút. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì luôn phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom và phải làm việc giữa ban ngày dưới bom đạn của quân thù trên một tuyến đường ác liệt. Tuy vậy, họ vẫn lạc quan yêu đời, vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt họ rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Cái hang đá dưới chân cao điểm là « ngôi nhà » của họ đã lưu giữ biết bao kỉ niệm đẹp của ba cô gái mở đường trong những tháng ngày gian khổ mà anh hùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1.Nhân vật Phương Định:
a) Nữ thanh niên xung phong mang phẩm chất anh hùng:
- Phương Định đảm nhiệm một nhiệm vụ vô cùng vất vả và nguy hiểm: Cô thuộc tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn; “Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”.
- Quả cảm, kiên cường và giàu lòng yêu nước: Ba năm đảm nhiệm trên tuyến đường Trường Sơn, phải đảm nhận một công việc mà dẫu đã làm bao nhiêu lần cũng không thể quen, vẫn luôn thấy căng thẳn đến mức “thần kinh căng như chão” và “tim đập bất chấp cả nhịp điệu”.
- Phẩm chất anh hùng của Phương Định được Lê Minh Khuê thử thách trong một lần phá bom nổ chậm. Cô đã thể hiện:
+ Có tinh thần trách nhiệm, quên mình vì công việc: “Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?”
+ Bình tĩnh, tự tin chiến thắng nỗi sợ hãi của mình: Khi đến gần quả bom, cô không cúi khom mà đi thẳng người như một sự thách thức.
+ Dũng cảm, gan dạ đối đầu với những nguy hiểm: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt”, nhưng cô không hề bỏ cuộc.
Phương Định là biểu tượng cho vẻ đẹp anh hùng, quả cảm, kiên cường của thế hệ nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ.
b) Một cô gái xinh đẹp, nhạy cảm, lãng mạn:
-Những tưởng bom đạn, chiến tranh khiến cho tâm hồn, cảm xúc của những thanh niên xung phong trở nên chai sạn, thô ráp. Nhưng Phương Định vẫn hiện lên mang những nét đẹp trẻ trung và đầy nữ tính.
+ Cô quan tâm tới hình thức bên ngoài: Luôn chăm chút cho ngoại hình và rất tự hào về một đôi mắt có cái nhình sao mà xa xăm.
+ Cô rất tự tin và tự hào về nét riêng của mình: Cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn và tự đánh giá về ngoại hình của mình, thấy bản thân mình là một cô gái khá 
+ Cô thích làm duyên và đắm mình trong những cảm xúc riêng tư: Thích ngắm mình trong gương và làm điệu trước mặt các anh bộ đội.
- Cô cũng hồn nhiên, yêu đời và mang một tâm hồn thơ mộng:
+ Trong những khoảng thời gian không làm nhiệm vụ, cô thích hát để quên đi những căng thẳng và thêm yêu đời: Cứ thuộc một nhịp điệu nào đó thì cô lại tự bịa ra lời bài hát để ngân nga.
+ Hồn nhiên, vui thích cuống cuồng trước một cơn mưa đá bất ngờ giữa rừng.
+ Thả hồn trong những kỉ niệm xa xôi: Cô nhớ về những căn nhà nhỏ bên quảng trường thành phố; những khung cửa sổ, những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội, Những kỉ niệm này đã nuôi dưỡng, sưởi ấm tâm hồn cô trong cuộc chiến gian khổ và khốc liệt.
Phương Định vào chiến trường ba năm, hàng ngày phải đối mặt với khó khăn gian khổ nhưng cô vẫn giữ gìn vẹn nguyên thế giới tâm hồn mình. Đó chính là biểu hiện của sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ đất Hà Thành.
c) Gắn bó, yêu thương với tất cả đồng đội.
+ Luôn quan tâm, lo lắng cho đồng đội: Khi đồng đội ở trên cao điểm, còn Phương Định trong hang để trực điện đài cô đã gắt với đội trưởng; sốt ruột chạy ra ngoài một tí;
+ Yêu thương, chăm sóc chu đáo cho đồng đội như đứa em trong nhà: Cô bóc kẹo cho Nho ăn; khi Nho bị thương thì lo lắng, chăm sóc tận tình cho Nho và cảm thấy đau đớn như chính mình bị thương; chỉ muốn bế Nho ở trên tay.
+ Cô rất thấu hiểu những cảm xúc, tâm trạng chị Thao khi Nho bị thương, và coi chị như người chị cả trong gia đình.
Lê Minh Khuê đã xây dựng thành công nhân vật Phương Định, một người thiếu nữ trẻ trung, mỏ mộng giữa chiến tranh khốc liệt vẫn trsns đầy niềm tin yêu. Cô xứng đáng trở thành biểu tượng nữ anh hùng trong văn xuôi chống Mĩ. 
2, Nhân vật chị Thao
- Chị Thao là tổ trưởng tổ trinh sát mặt đường. Khi làm nhiệm vụ, chị tỏ ra là một người điềm tĩnh, quyết đoán và rất táo bạo.
+Trong những khoảnh khắc người khác có thể “thần kinh tăng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu”nhưng chị bình tĩnh đến phát sợ :Khi sắp phải băng mình lên trên cao điểm chị vẫn bóc bánh quy để ăn ngon lành 
+ Trở về từ trận chiến dữ dội ấp điểm trên cao điểm, vẫn bình thản như không.
+ Trong mọi hoàn cảnh chị luôn có những mệnh lệnh đầy quyết đoán: Khi có trận chiến, chị lệnh cho quân Phương Định ở lại hang để trực điện đài còn chị và nho thì lên mặt đường; Lúc Nho bị thương, dù rất lo lắng mặt tái, mắt mờ đi như không có sự sống nhưng chị không khóc
->Chị Thao là nhười bình tĩnh, cứng cỏi nhất của tổ trinh sát mặt đường 
- Bên ngoài công việc, chị còn hiện lên với một tâm hồn nhạy cảm , đầy nữ tính và giàu tình cảm
+ Một tâm hồn lãng mạn yêu ca hát: chị hay hát dù rằng giọng chị rất chua và sai nhạc ;Chị có ba quyển sổ dày để chép bài hát 
+ Như bao cô gái khác cô cũng thích làm đẹp : Lông mày của chị thì tỉa nhỏ như cái tăm ; Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu 
+ Chị thao cũng có nỗi sợ hãi rất nữ tính: rất xợ máu và sợ vắt 
+ Chị lo lắng quan tâm cho những người đồng đội rất kín đáo: khi Nho bị thương mặt thì tái nhợt, mắt thì mờ trắng như không còn sự sống chị cuống quýt bên Nho 
->Qua vẻ đẹp đầy nữ tính đã tạo nên chiều sâu cho nhân vật và đưa nhân vật trở nên gần gũi sống động hơn như một nữ anh hùng đời trong cuộc sống đời thường.
3)Nhân vật Nho 
- Chị Thao là tổ trinh sát mặt đường nên được các chị yêu chiều như một đứa em út trong gia đình nhưng trong công việc, cô hiện lên thật cứng rắn, mạnh mẽ và can đảm 
+ Có tinh thần trách nhiệm, cứng rắn trong công việc: Cùng với các chị trong tổ trinh sát cô dũng cảm đối mặt với bom đạn, khói lửa để hoàn thành công việc 
+ Cô cũng rất gan dạ dũng cảm kiên cường trước khó khăn: Khi bị thương dù áp lực bom đạn khiến cho cô xanh tái đi và cảm thấy như không thở được nhưng cô không kêu một tiếng 
- Bên cạnh đó, Nho còn hiện lên với những nét rất đáng yêu.
+ Cô có cái cổ tròn, với những nét vẻ xinh xắn, nhỏ nhắn, dễ thương như một que kem trắng bé nhỏ, khiến cho Phương Định yêu thương muốn bế ở trên tay.
+ Nho rất hay vòi vĩnh, làm nũng các chị và hay đòi ăn kẹo.
Dẫu ít tuổi nhất trong tổ trinh sát mặt đường, song Nho đã mang phẩm chất tốt đẹp và những cá tính riêng khó lẫn so với các chị
III- ĐỀ BÀI LUYỆN TẬP
A) DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU
Đề bài số 1:
Cho đoạn văn: “ Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng”
1. Điều gì đã được kể trong đoạn văn? Em có nhận xét gì về cách đặt câu trong đoạn văn và nêu tác dụng của cách đặt câu đó?
2. Văn bản được kể bằng lời kể của ai? Ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể đó?
3. Cảm nhận của em về tinh thần của nhân vật trong đoạn văn trên bằng một đoạn văn từ 3-5 câu 
Gợi ý:
1. Đoạn văn kể về tinh thần của nhân vật Phương Định khi khi phá bom nổ chậm.
Cách đặt câu đặc biệt ở chỗ: có những câu ngắn, câu tách ra từ một câu hoàn chỉnh như : Đất rắn Nhanh lên một tí!... Một dấu hiệu chẳng lành.
Tác dụng: Việc đặt các câu ngắn trong đoạn văn nhằm làm nổi bật tinh thần lo lắng, hồi hộp của nhân vật PĐ trong khi phá bom.
2. Truyện kể theo ngôi thứ nhất, người kể là Phương Định, nhân vật chính trong tác phẩm. Điều đó rất thuận lợi trong việc biểu hiện thế giới tâm hồn, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật và phù hợp với nội dung tác phẩm, tăng tính chân thật cho câu chuyện.
3. Đoạn văn tham khảo:
 Đoạn văn trên được trích trong văn bản “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã rất thành công trong việc thể hiện tinh thần của nhân vật khi phá bom(1). Khi thực hiện công việc phá bom có nghĩa là cận kề với cái chết làm cho cảm giác của nhân vật Phương Định cũng trở nên sắc nhọn hơn(2). Cô hồi hộp, lo lắng trong từng hành động(3). Những hành động trong khi phá bom của PĐ cho thấy sự dũng cảm, quyết tâm phá bom mặc dù công việc ấy rất nguy hiểm đến tính mạng(4).
Đề bài số 2:
Cho đoạn văn: Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui vào hang. Bình thản, mệt lả và cáu kỉnh, chị không nhìn tôi:
      - Hơn nghìn khối!
      Rồi ngồi xuống, uống nước trong bi đông. Nước nhỏ từ cằm xuống áo, liên tiếp như những giọt mưa. Tôi quay điện về đơn vị. Đại đội trưởng bảo:
      - Thế à, cảm ơn các bạn!
      Đại đội trưởng rất hay dùng những từ tế nhị như “cảm ơn”, “xin lỗi”, “chúc may mắn”.
1. Cách sử dụng từ ngữ của nhân vật đại đội trưởng khiến em liên tưởng đến phương châm hội thoại nào? Việc người kể chuyện dẫn lại lời nói của nhân vật chị Thao và người đại đội trưởng của mình nhằm mục đích gì?
2. Từ đoạn đích trên, hãy trình bày suy nghĩ của em( khoảng 200 chữ) về giao tiếp, ứng xử của học sinh ngày nay
Gợi ý:
1.
- Cách sử dụng từ ngữ của nhân vật đại đội trưởng khiến em liên tưởng đến phương châm lịch sự.
- Việc người kể chuyện dẫn lại lời nói của nhân vật chị Thao và người đại đội trưởng của mình nhằm mục đích tái hiện lại công việc san lấp mặt đường của các cô gái thanh niên xung phong là rất nhiều vất vả, gian khổ, bom đạn kẻ thù cày xới con đường thật khủng khiếp. Đồng thời cũng cho thấy tinh thần lạc quan sẵn sàng đương đầu với nhiệm vụ vất vả, qua sức này.
2. Gồm những ý cơ bản sau:
- Hiện nay vấn đề giao tiếp, ứng xử của học sinh đang được cả xã hội quan tâm
- Giao tiếp, ứng xử là quá trình giao tiếp, xử lí, giải quyết vấn đề trước mắt mình và nói năng với người khác trong cộng đồng
- Bàn luận: 
+ Ứng xử phải có lòng tự trọng. lịch sự, khiêm tốn để vừa lòng người nghe và tạo ra mối quan hệ tốt với mọi người. Vì thế mà các cụ có câu: “ Lời nói chẳng mất tiền mua”
+ Trong học sinh hiện nay, có một số học sinh ứng xử rất tốt. Gặp thầy cô và người lướn tuổi, chào hỏi mọi người rất lễ phép. Đối với những em nhỏ ít tuổi hơn thì nhẹ nhàng, khuyên bảo, dạy dỗ chu đáo.
+ Thế nhưng trong trường lại có nhiều bạn nói năng, ứng xử khiến chúng ta không hài lòng. Một số bạn dùng những từ nói tục, chửi thề, nói như đánh vào tai, ăn nói vô cùng mất lịch sự, gây mất đoàn kết với mọi người xung quanh.
+ Ứng xử chính là thước đo của người học sinh. Người học sinh ứng xử tốt luôn được bạn bè yêu thương, thầy cô và mọi người trân trọng.Người ứng xử không tốt sẽ không có ai bên cạnh, trở thành người cô đơn bị mọi người trì trích.
+ Ứng xử vốn được coi như một tiêu chuẩn khẳng định kiến thức. Đối với nhiều người chỉ cần qua cách ứng xử là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đó.
+ Ứng xử là một biểu hiện của gia đình, là cách của con người phản ứng lại trước sự bất động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.
- Ca ngợi: Những học sinh có thái độ ứng xử tốt sẽ luôn được yêu quí, trân trọng, đáng để những học sinh khác học tập. Những học sinh ứng xử tốt bao giờ cũng là con ngoan, trò giỏi, là niềm vui của cha mẹ, thầy cô.
- Phê phán: Ngược lại, những học sinh ứng xử thiếu văn hóa, vô lễ, ăn nói xấc xược luôn bị mọi người khinh rẻ, tránh xa, lúc gặp hoạn nạn không có người thương yêu, giúp đỡ.
- Bài học: 
+ Chúng ta phải biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt, tránh xa những lời nói mất lịch sự, thiếu văn hóa.
+ Ứng xử của học sinh rất cần cho chúng ta ngay bây giờ. Chúng ta phải ra sức rèn luyện cách ứng xử với mọi người, ăn nói dễ nghe, cùng nhau học tập để trở thành những công dân có ích cho xã hội
+ Em cũng là học sinh, còn đang ngồi trên ghế nhà trường, em hứa sẽ thực hiện thật tốt những vấn đề giao tiếp, ứng xử của người học sinh.
Đề bài số 3: 
Cho đoạn văn: “ Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”
1. Trong những câu văn trên câu nào là câu ghép. Phân tích cấu tạo
2. Để liên kết câu, tác giả đã dùng phép liên kết nào?
3. Đoạn văn trên đã giới thiệu về nhân vật nào. E hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ về nhân vật này trong truyện.( có sử dụng thành phần phụ chú)|
Gợi ý:
1. Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc(CN) / dày, tương đối mềm(VN), một cái cổ(CN) /cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn(VN)
2. Phép lặp từ ngữ “ tôi” C1 và C2
Phép đồng nghĩa “ cô gái” C2- “ con gái” C1
3. – Phương Định - trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là nữ thanh niên xung phong có nhiều phẩm chất đáng quí
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu của nhân vật: Cũng như các cô gái thanh niên xung phong khác, Phương Định sống và chiến đấu trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm, nơi tập trung nhiều bom đạn nhất, sự nguy hiểm và ác liệt. Công việc: cùng đơn vị nữ thanh niên xung phong hằng ngày quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu những vị trí bom chưa nổ và phá bom. Mỗi ngày, có thể phải phá bom từ 3 đến 5 lần.
- Phẩm chất của nhân vật PĐ:
+ Hồn nhiên, mơ mộng, có lí tưởng cao đẹp.
+ Gan dạ, dũng cảm có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
+ Qua tâm, yêu thương đồng đội
Đề bài số 4:
Cho đoạn văn sau:
“ Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh thì căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ... “
1. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
2. Câu văn “ Thần kinh căng.chưa nổ” sử dụng những biện pháp nghệ thuật tu từ nào? Nêu tác dụng?
3. Xét về cấu tạo ngữ pháp “ chân chạy” thuộc từ loại gì?
4. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: “ Thần kinh căng..chưa nổ”
5. Viết đoạn văn từ 5-7 câu, suy nghĩ của em về vai trò của tuổi trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ TQ ngày nay.
 Gợi ý:
1. Đoạn văn miêu tả quang cảnh, không khí và tâm trạng của con người sau trận đánh.
2. Các biện pháp nghệ thuật: so sánh, liệt kê
Tác dụng: Nổi bật sự căng thẳng, nguy hiểm trong công việc của các nữ trinh sát mặt đường
3. Từ “ chân chạy: là từ ghép
4. Thần kinh ( CN)/ căng như chão( VN), tim|(CN)/ đập bấtđiệu( VN), chân(CN) / chạy(VN)
5. Gồm các ý cơ bản sau:
- Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ TQ
- Thế hệ trẻ ngày nay cần phải học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tiếp thu tri thức để trở thành người có ích, đóng góp công sức của mình cho đất nước.
- Luôn chủ động, sáng tạo không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ, năng động, có kĩ năng, kĩ xảo, làm việc chuyên tâm.
- Kiên trì, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, có mục tiêu sống, có lí tưởng và quyết tâm đạt được mục đích đề ra
Đề bài số 5:
Cho đoạn văn sau: “ Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm Ba-li-e cũ”.
1. Những câu văn trên viết về việc gì trong câu chuyện.
2. Nếu các câu trên viết lại: “ Tôi phá một quả bom trên đồi. Nho phá hai quả bom dưới lòng đường. Chị Thao phá một quả bom dưới hầm Ba-li-e cũ” thì cấu trúc ngữ pháp của câu thay đổi như thế nào? Vậy cách đặt câu như trong tác phẩm có tác dụng đối với việc diễn tả và gợi cảm xúc như thế nào?
3. Theo em các từ “ tôi”, “ Nho”, “ chị Thao” là thành phần gì trong câu?
4. Ba cô gái được giưới thiệu trong đoạn văn trên là những người dũng cảm, tiêu biểu cho thế hệ trẻ VN anh hùng. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo lối lập luận diễn dịch để nêu suy nghĩ của em về lòng dũng cảm của tuổi trẻ hiện nay.
Gợi ý: 
1.Những câu văn trên viết về việc những cô gái phân công nhau phá bom nổ chậm
2. Khác nhau về cấu trúc ngữ pháp ở hai câu
+ Các câu được viết lại có đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ
+ Đặt câu theo nguyên bản thì câu văn đó đặc biệt ở chỗ thiếu vị ngữ
Tác dụng: Cách đặt câu theo nguyên bản có giá trị biểu cảm cao hơn. Thể hiện tốc độ khẩn trương của công việc, cũng như sự chủ động sẵn sàng phá bom của ba cô gái trẻ trước sự thử thách. Đồng thời thể hiện sự hiểm nguy , dũng cảm, can đảm của ba cô gái.
3. Là thành phần khởi ngữ trong câu
4. Gồm các ý cơ bản sau:
**Mở đoạn: Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người, dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm.
**Các câu khai triển:
- Giải thích được : Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa
- Bàn luận:
+ Vì sao con người cần có lòng dũng cảm?
. Cuộc sống có rất nhiều khó khăn, nguy hiểm.
. Có lòng dũng cảm, con người mới vượt qua được thử thách, dám nghĩ lớn và gặt hái thành công.
. Nhờ những con người dũng cảm dám đấu tranh chống lại cái xấu, cái các mà xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Lấy ví dụ: Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ( lấy dẫn chứng). Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm ( nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội)Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn.
- Đánh giá, mở rộng vấn đề:
+ Đánh giá: Lòng dũng cảm là phẩm chất cần có của mỗi người.
+ Mở rộngvấn đề: Đối lập với dũng cảm là hèn nhát. Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng ảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển. đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
- Bài học :
+ Mỗi cá nhân đều bồi dưỡng lòng dũng cảm
+ Liên hệ bản thân : Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏnhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn. Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc
**Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận
 Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với rất nhiều thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện.
Đề bài số 6:
Trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” Lê Minh Khuê viết: “ Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạng. Không ai nói với ai nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó”
1. Gới thiệu ngắn gọn tác giả Lê Minh Khuê và hoàn cảnh sáng tác của văn bản?
2. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: “Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt” và cho biết đó là kiểu câu gì?
3. Hãy tìm các phép liên kết trong đoạn văn trên
4. Đoạn trích trên nằm sau chi tiết quan trọng nào của truyện? Em hiểu chúng tôi là những ai? Phẩm chất chung nào của họ được thể hiện trong đoạn trích.
5. Từ những tác phẩm viết về thế hệ trẻ VN trong thời kì kháng chiến chống Pháp- Mĩ mà em đã học, cùng với những hiểu biết về lịch sử, xã hội, em hãy trình bày tình cảm suy nghĩ của mình về tình yêu TQ của thế hệ trẻ VN ngày nay.( 1 trang giấy thi)
Gợi ý:
1. - Lê Minh Khuê sinh năm 1940, quê ở huyện Tĩnh Gia- tỉnh Thanh Hóa. Trong kháng chiến chống Mĩ. Lê Minh Khuê gia nhập thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
	Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Trước năm 1975, tác phẩm thường viết về cuộc sống, chiến đấu của tuổi trẻ trên đường Trường Sơn. Sau năm 1975, tác phẩm của Lê Minh Khuê bám sát những chuyển biến đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.
	- Các tác phẩm chính: Cao điểm mùa hạ ( 1978), Đoàn kết ( 1980), Thiếu nữ mặc áo dài xanh (1984), Một chiều xa thành phố ( 1987). Em đã không quê ( 1990), trong làn gió heo may ( 1998)
- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc diễn ra ác liệt nhất.
2. Chị(CN1) / không khóc đó thôi?( VN1), chị( CN2) / không ưa cả nước mắt( VN2)
3. Phép liên kết trong đoạn văn trên là phép lặp “nước mắt”
4. 
- Đoạn trích trên nằm sau chi tiets Nho bị thương
- Ở đây chúng tôi là Nho, Thao, Phương Định
- Phẩm chất chung của họ trong đoạn trích: Tình đồng đội, họ truyền cho nhau nghị lực cứng cỏi để vượt qua mất mát, hy sinh, họ rất hiểu nhau như tri kỉ.
5. Gồm những ý cơ bản sau:
- Đất nước ta luôn bị ngoại bang xâm lược từ xưa đến nay.
- Trong lịch sử có rất nhiều cuộc xâm lăng đó là chống Pháp, chống Mĩ và ngày nay là tình hình biển Đông đang diễn ra.
- Trải qua hàng ngàn năm lịch sử bị xâm lăng, các thế hệ trẻ Việt Nam luôn thể hiện lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân, sương máu thậm chí cả tính mạng để bảo vệ TQ.
- Trong chiều dài lịch sử ấy, đã có rất nhiều anh hùng làm nên những trang sử vẻ vang như bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Võ Thi Sáu
- Hình ảnh con người sẵn sàng vượt qua những khó khăn, thử thách, dũng cảm hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc đã in đậm trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Những hình ảnh đó luôn được ca ngợi trên những trang sách.
* Tình yêu Tổ Quốc của những thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.
- Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay đã kế thừa tinh thần yêu nước.
- Cần cù, say mê, sáng tạo, hiếu học, yêu lao động, tiếp thu những tri thức mới để xây dựng đất nước ngày một phát triển giàu mạnh.
- Có nhiều hoạt động cụ thể, đúng đắn thể hiện tình yêu nước chân chính.
- Có nhiều học sinh đã say mê học tập đạt được nhiều thành tích cao trong nước và quốc tế. Ngoài ra họ còn tham gia các hoạt đọng chính trị xã hội, từ thiện, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa để xây dựng và làm giàu thêm nét văn hóa của đất nước.
- Sẵn sàng tham gia quân sự để cầm súng bảo vệ TQ, tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất, làm giàu cho xã hội.
Ví dụ: Đặc biệt khi TQ xâm lấn biển Đông, thế hê trẻ đã có nhiều haotj động thể hiện tinh thần yêu nước như viết bài, căng băng giôn, khẩu hiệuđể biểu tình, lên án sự xâm lược của TQ. Có nhiều bạn trẻ đã xung phong ra ngoài hải đảo biển Đông để canh giữ
* Ca ngợi- phê phán:
Ca ngợi thế hệ trẻ ngày nay có tinh thần yêu nước bằng những hành động cụ thể để xây dựng đất nước hòa bình, độc lập, giàu mạnh, văn minh.
Bên cạnh đó còn có những bạn trẻ quay lưng lại với Tổ Quốc, làm những việc gây hại, ảnh hưởng đến người lính và an ninh quốc gia.
* Liên hệ: Là thế hệ trẻ tương lai của đất nước, mỗi chúng ta phải tích cực học tập, rèn luyện tu dưỡng cả tài và đức để trở thành một công dân có ích, góp phần xây dựng đất nước.
Đề bài số 7:	
 Dưới đây là đoạn trích những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê:
  Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xa có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các anh chiến sỹ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
 (Trích Ngữ văn 9 – tập hai, NXB giáo dục, 2014)
1, Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
2, Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?
3, Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.
Gợi ý:
1. Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi ra đời năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Máy bay Mĩ ngày đêm ném bom, băm nát tuyến đường Trường Sơn – tuyến huyết mạch giao thông quan trọng để miền Bắc chi viện sức người, sức của cho miền Nam chống Mĩ.
-Tác giả Lê Minh Khuê từng là nữ thanh niên xung phong những năm tháng dữ dội ấy, được chứng kiến những gian khổ, hi sinh cũng như lòng dũng cảm, tâm hồn tuyệt đẹp của tuổi trẻ Trường Sơn. Lê Minh Khuê không ngăn được xúc động và đã viết lên một áng văn nóng bỏng đạn bom mà vẫn mát rượi trữ tình để tôn vinh thế hệ trẻ anh hùng của non sông, đất nước.
-Xuất xứ: Đây là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, rút từ tập truyện ngắn cùng tên.
2. Điều khiến nhân “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa chính là nhân vật cảm thấy ánh mắt của các anh chiến sĩ đang dõi theo mình. Đây chính là tâm trạng của nhân vật Phương Định – nữ trinh sát mặt đường, trong một lần phá bom. Chi tiết trên đã cho người đọc thấy được lòng quả cảm, sự tự trọng của nữ chiến sĩ anh hùng. Chính điều này giúp cô vượt qua được nỗi sợ hãi, dũng cảm chiến đấu.
3, Đảm bảo yêu cầu sau:
- Hình thức: Đoạn văn nghị luân khoảng nửa trang giấy thi
- Nội dung: Bàn về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể
+ Khẳng định đây là mối quan hệ cần thiết, quan trọng, không thể thiếu của mỗi con người
+ “Con người chính là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”, không ai có thể sống cá nhân, đơn lẻ. Nếu mỗi người không biết hòa mình vào tập thể không tạo nên một cộng đồng, xã hội.
+ Sức mạnh của mỗi cá nhân hợp lại sẽ tạo nên sức mạnh tập thể 

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_mon_ngu_van_9_chuyen_de_truyen_viet_nam_hien.doc