Đề đọc hiểu ngoài chương trình Văn 6
ĐỀ 1: Trong cuốn sách Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả, nhà văn Tô Hoài có dẫn lời của một nhà văn Pháp như sau:
“Một trăm thân cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì thân cây bạch dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đó ta gặp bao nhiêu người, phải thấy ra mỗi người mỗi khác nhau không một ai giống ai”.
Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 2: Theo em, thông qua lời dẫn trên, nhà văn Tô Hoài muốn khuyên ta điều gì khi viết văn miêu tả?
GỢI Ý:
Câu 1: Miêu tả
Câu 2- Nhà văn Tô Hoài muốn khuyên chúng ta:
+ Khi làm văn miêu tả phải quan sát tinh tế, tỉ mỉ để tìm ra nét riêng, nét mới mẻ, độc đáo của đối tượng miêu tả.
+ Làm văn miêu tả phải có sự liên tưởng, sáng tạo, không rập khuôn, máy móc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề đọc hiểu ngoài chương trình Văn 6
ĐỀ ĐỌC HIỂU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH VĂN 6 ĐỀ 1: Trong cuốn sách Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả, nhà văn Tô Hoài có dẫn lời của một nhà văn Pháp như sau: “Một trăm thân cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì thân cây bạch dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đó ta gặp bao nhiêu người, phải thấy ra mỗi người mỗi khác nhau không một ai giống ai”. Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Câu 2: Theo em, thông qua lời dẫn trên, nhà văn Tô Hoài muốn khuyên ta điều gì khi viết văn miêu tả? GỢI Ý: Câu 1: Miêu tả Câu 2- Nhà văn Tô Hoài muốn khuyên chúng ta: + Khi làm văn miêu tả phải quan sát tinh tế, tỉ mỉ để tìm ra nét riêng, nét mới mẻ, độc đáo của đối tượng miêu tả. + Làm văn miêu tả phải có sự liên tưởng, sáng tạo, không rập khuôn, máy móc. ĐỀ 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Khu vườn bình thường của ông đang thức giấc sau ngày ngủ đông. Khu vườn hội tụ nhiều loại hoa lá, với những cái tên quen thuộc: Thiết mộc lan nở ra những chùm hoa mà người ta cho là đại lộc, đại phát, bồng bồng xum xuê lá xanh, vạn niên thanh đặt đâu cũng vươn mình sống như bất diệt, cúc vàng vẫn nở rực rỡ, cây bóng nước rung rinh bao sắc màu lấp lóa, rành rành tìm cách nở bung hương ngào ngạt, rồi sen cạn, xương rồng mọc khắp nơi. Những dây hoa sao đỏ tươi như đốm lửa lửng lơ, vươn mình nồng nhiệt đón nắng. Trên cao là lững thững dây liễu rủ xuống khu vườn như chào đón khách chứ chả hề đìu hiu chút nào. Cũng có cả dừa nước vươn mình lên đón gió lào xào, ôm đàn con tròn lông lốc trên thân ngọn. (Theo Ánh xuân trong vườn, Góc xanh khoảng trời, Thu Hà, NXB Văn học, 2013, tr. 60-61) a. Nêu tên bốn loài cây được nhắc đến trong đoạn trích trên. b. Xác định phó từ được sử dụng trong câu: Khu vườn bình thường của ông đang thức giấc sau ngày ngủ đông. c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: Cũng có cả dừa nước vươn mình lên đón gió lào xào, ôm đàn con tròn lông lốc trên thân ngọn. d. Bản thân em đã làm gì để bảo vệ cây xanh? GỢI Ý: a 4 loài cây có trong đoạn văn. + Ba loài cây + Hai loài cây + Một loài cây b phó từ “đang” c + Biện pháp nhân hóa: Cây dừa nước “vươn mình, ôm đàn con” + Tác dụng: Làm cho hình ảnh cây dừa nước trở nên sống động, gần gũi, có đời sống tình cảm như con người d HS nêu được ít nhất một việc làm đúng đắn, hiệu quả để bảo vệ cây xanh. ĐỀ 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa gạo đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè trên những mái nhà tỏa khói. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên mấy bãi soi dài nổi lên đây đó ở giữa sông những con giang, con sếu cao gần bằng người, không biết từ đâu bay về theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xóa. (Theo Nguyễn Đình Thi) Câu 1:(1 điểm) Xác định nội dung chính của đoạn văn trên? Câu 2:(0.5 điểm) Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên? Câu 3:(0.5 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu câu gì? Được dùng để làm gì? - Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. - Mùa xuân đã đến. GỢI Ý: 1 Nội dung chính của đoạn văn là miêu tả cảnh mùa xuân. 2 Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên mấy bãi soi dài nổi lên đây đó ở giữa sông những con giang, con sếu cao gần bằng người, không biết từ đâu bay về theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xóa. 3 - Các vườn nhãn, vườn vải/ đang trổ hoa. CN VN Câu trần thuật đơn - Mùa xuân /đã đến. CN VN Câu trần thuật đơn ĐỀ 4: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Trời nhiều sao quá. Đêm không trăng, các vì sao càng sáng hơn. Chi chít những sao, như rắc hạt vừng lóng lánh. Trông ra xung quanh, lại thấy mặt đất dưới chân phía có những ao, những đầm hồ li ti từng vũng sao, từng vốc sao. Bóng sao ánh xuống, mặt nước đựng đầy ánh sao rơi. (Theo Tô Hoài, Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả, tr. 120, NXB Giáo dục, 2000) a. Đoạn trích trên miêu tả cảnh vào thời gian nào? Cảnh vật ấy có đặc điểm gì nổi bật? b. Xác định các thành phần chính của câu: Trời nhiều sao quá. c. Tìm câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn trên. d. Hãy tả về cảnh đẹp của quê hương em bằng một đoạn văn ngắn khoảng 3 - 5 câu. GỢI Ý: a - Miêu tả cảnh vào buổi tối/đêm. - Đặc điểm nổi bật: một tối/đêm không trăng, trời rất nhiều sao. b - Các thành phần chính của câu: Trời / nhiều sao quá. CN VN c - Câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Chi chít những sao, như rắc hạt vừng lóng lánh. ĐỀ 5: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Có một cô gái trẻ chuyển đến nhà mới. Cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ. Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột. Mọi người phải dùng nến để thắp sáng. Một lát sau, có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm. Nó hồi hộp hỏi: “Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?” Cô gái trẻ nghĩ: “Nhà nó nghèo khổ đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!”. Thế là cô gái gằn giọng: “Không có!” Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói: “Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!” Nói xong, nó chìa ra hai cây nến: “Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm.” (Những câu chuyện cuộc sống) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? Xác định các thành phần chính trong câu sau: “Một cô gái trẻ chuyển đến nhà mới” Chủ ngữ của câu trên được cấu tạo bởi từ loại hay cụm từ nào? Đoạn trích trên muốn gửi gắm đến chúng ta những điều gì trong cuộc sống? 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 2 - Chủ ngữ: Một cô gái trẻ - Vị ngữ: chuyển đến nhà mới 3 Cấu tạo của chủ ngữ: là một cụm danh từ 4 Không nên nhìn hình thức bên ngoài mà đánh giá người khác Phải biết giúp đỡ lẫn nhau nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn... ĐỀ 6: Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu: Một cơn mưa bóng mây. Phía chân trời ửng lên màu hồng tía vừa rực rỡ vừa im lìm. Những bông lúa trổ nhánh màu xanh lục vươn cao tỏa những chiếc lá dài sắc nhọn vào trong hoàng hôn tím lịm. Bầy châu chấu bay lên, cánh mỏng nhiều sắc màu va vào nhau tiếng rào rào như mưa sa. Cái áo trắng tôi đang mặc đã đổi sang màu tím sẫm của hoàng hôn. (Trích Chỉ còn anh và em, Nguyễn Thị Ngọc Tú.) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu in đậm. Câu 3: Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Cái áo trắng tôi đang mặc đã đổi sang màu tím sẫm của hoàng hôn.” Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả Câu 2: - Biện pháp tu từ: so sánh (cánh mỏng như mưa sa) Câu 3: Cái áo trắng tôi đang mặc // đã đổi sang màu tím sẫm của C V hoàng hôn.” ĐỀ 7: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Tre lũy làng thay lá... Mùa lá mới òa nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loài cây quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp từ lúc nào không rõ!...” (Trích “Lũy làng”, Ngô Văn Phú) a. Xác định phương thức biểu đạt chính? (0.5 điểm) b. Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa được sử dụng trong đoạn trích?(1.0 điểm) c. Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ đó?(0.75 điểm) d. Nội dung chính của đoạn trích? (0.75 điểm) GỢI Ý: a Phương thức biểu đạt chính: miêu tả b -BPTT so sánh: nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loài cây quần thể. - BPTT nhân hóa: Thân tre cứng cỏi; những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành... c - Tác dụng:+ Gợi vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của lũy tre làng trong mùa thay lá. + Thấy được tài năng quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương của nhà văn. + Làm cho lời văn thêm sinh động, hấp dẫn. d - Đoạn văn muiêu tả vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của lũy tre nói riêng và sức sống của quê hương nói chung. - Từ đó thấy được tình yêu, sự gắn bó của nhà văn đối với lũy tre làng nói riêng, đối với quê hương nói chung; khơi dậy trong ta thái độ nâng niu, trân trọng vẻ đẹp của cây tre, tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp bình dị của quê hương. ĐỀ 8: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!". Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. Top of Form (Trích Bàn tay yêu thương, NXB Trẻ, 2004) Câu 1(0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Câu 2(0.5 điểm): Tìm biện pháp tu từ so sánh ở đoạn cuối và cho biết kiểu so sánh gì ? Câu 3(1.0 điểm) : Nêu nội dung của văn bản? Câu 4(1.0 điểm) : Bài học rút ra cho bản thân em qua câu chuyện?. GỢI Ý: 1 Phương thức biểu đạt chinh được sử dụng trong văn bản: Tự sự. 2 - Khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác. - So sánh không ngang bằng 3 - Nội dung: Câu ca ngơi ý nghĩa lớn lao của tình yêu thương , nó sẽ là nguồn động viên an ủi để những người bất hạnh có động lực vươn lên trong cuộc sống. 4 - Bài học: cần có tình yêu thương , đặc biệt là đối với những người bất hạnh. ĐỀ 9: Cho văn bản sau: Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo bắp cày. Một hôm, một ông cụ nói: - Phải đẽo cho cao, cho to thì cày mới dễ. Anh ta cho là phải, đẽo cái nào cũng vừa to, vừa cao. Mấy hôm sau, một bác nông dân rẽ vào, nhìn đống cày, lắc đầu nói: - Đẽo thế này thì cày sao được! Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn mới dễ cày. Nghe cũng có lí, anh ta liền đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp. Nhưng hàng đầy ra ở cửa, chẳng ai mua. Chợt có người đến bảo: - Ở miền núi, người ta vỡ hoang, toàn cày bằng voi cả. Anh mau đẽo cày to gấp đôi, gấp ba như thế này thì bao nhiêu bán cũng hết, tha hồ mà lãi. Nghe nói được nhiều lãi, anh ta đem hết số gỗ của nhà còn lại đẽo toàn loại cày để cho voi cày. Nhưng ngày qua, tháng lại, chẳng thấy ai đến mua cày voi của anh ta cả. Thế là bao nhiêu gỗ anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Vốn liếng đi đời nhà ma. Khi anh ta biết cả tin là dại thì đã quá muộn! (Đẽo cày giữa đường, theo Trương Chính Sgk Ngữ văn 6 tập I, nxb GD) a) Văn bản trên thuộc thể loại truyện gì? (0,5 điểm) b) Em hiểu thế nào là “cả tin”? (0,5 điểm) c) Tại sao vốn liếng của anh thợ mộc lại “đi đời nhà ma”? (1,0 điểm) d) Nếu là anh thợ mộc, em sẽ làm gì khi nghe những lời mách bảo như trong truyện? Bài học em rút ra từ truyện trên là gì? (1,5 điểm) GỢI Ý: Câu Nội dung Điểm Câu a (0,5 điểm) - Văn bản thuộc thể loại: Truyện cười 0,5 Câu b (0,5 điểm) - Giải nghĩa từ “cả tin”: Là tin ngay một cách dễ dãi mà không cần suy xét. 0,5 Câu c (1,0 điểm) Vốn liếng của anh thợ mộc lại “đi đời nhà ma” là vì: - Anh ta làm việc không có chủ kiến. - Quá cả tin, không suy xét kĩ lưỡng những lời góp ý của người khác. 0,5 0,5 Câu d (1,5 điểm) * Nếu là anh thợi mộc khi nghe những lời mách bảo như trong truyện thì em có thể: - Yên lặng lắng nghe, cảm ơn họ. - Suy nghĩ, tìm hiểu kĩ hơn những mách bảo đó có đúng và phù hợp vời công việc của mình rồi mới làm theo; nếu chưa phù hợp thì cần chỉnh sửa... * Bài học rút ra từ truyện là: - Khi làm việc phải có chủ kiến. - Cần suy xét kĩ khi nghe ý kiến góp ý của người khác. 0,5 0,5 0,5 ĐỀ 10: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Người Mù và người Què cùng chung sống với nhau trong một nhà. Tuy nhiên họ không thương yêu gì nhau mà còn hay ganh ghét chỉ trích nhau. Người Mù thì bảo người Què là đồ vô dụng, không có chân nên chẳng đi được đâu. Người Què thì mắng lại, bảo người Mù là đồ phế thải, không có mắt thì coi như đồ bỏ đi. Một hôm, nhà bị cháy nhưng hai người không biết làm cách nào để thoát được. Cũng may có anh hàng xóm chạy ngang qua, thấy vậy liền mắng: “Còn chờ đợi gì nữa, ở đó chịu chết à? Sao anh Mù không cõng anh Què, anh Què chỉ lối cho anh Mù đi”. Nghe thế, họ liền dìu nhau thoát khỏi đám cháy. Từ đó, họ sống thân thiết với nhau hơn.” (Người Mù và người Què, Bài tập cơ bản và nâng cao Ngữ văn 6, NXB GD) Câu 1(0,5 điểm): Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2 (1,0 điểm): Xác định từ loại của những từ được gạch chân. Câu 3 (0,5 điểm): Khi viết “Từ đó, họ sống thân thích với nhau hơn.” thì câu mắc lỗi dùng từ gì? Câu 4 (1,0 điểm): Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân. GỢI Ý: 1 - Ngôi kể: thứ ba - PTBĐ chính: Tự sự 2 Xác định đúng từ loại các từ được gạch chân có trong văn bản 9mỗi từ đúng được 0,25 điểm): thương yêu (động từ); một (số từ); qua (phó từ); lối (danh từ). 3 Câu “Từ đó, họ sống thân thích với nhau hơn.” thì câu mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa: “thân thích” 4 Chỉ ra một số bài học cho bản thân mà em rút ra được: - Sống trong cùng một nhà thì phải biết thương yêu lẫn nhau - Không được chỉ trích, chê bai những khuyết điểm của người khác mà cần phải có thái độ tôn trọng bạn bè - Biết đoàn kết, nương tựa, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn (Chỉ ra được hai bài học đúng trở lên được 0,5 điểm; đúng với yêu cầu ở trên thì cho điểm tối đa) ĐỀ 11: Đọc kỹ bài thơ rồi trả lời các câu hỏi sau: ĐÁNH THỨC TRẦU Đã ngủ rồi hả trầu ? Tao đã đi ngủ đâu Mà trầu mày đã ngủ Bà tao vừa đến đó Muốn có mấy lá trầu Tao không phải ai đâu Đánh thức mày để hái Trầu ơi hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé Tay tao hái rất nhẹ Không làm mày đau đâu Đã dậy chưa hả trầu ? Tao hái vài lá nhé Cho bà và cho mẹ Đừng lụi đi trầu ơi ! 1966 (Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999) Câu 1: (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ. Câu 2: (0,5) Chỉ ra phép tu từ mà nhà thơ sử dụng trong bài thơ. Câu 3: (0,75) Nêu tác dụng của phép tu từ mà tác giả sử dụng trong bài thơ Câu 4: (0,75): Vẻ đẹp tâm hồn của con người nhà thơ hiện lên qua bài thơ như thế nào? GỢI Ý: 1 Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: biểu cảm Thể thơ: 5 chữ 2 Phép tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ: nhân hóa 3 - Tác dụng: + Cây trầu trở nên gần gũi như một người bạn. Cây trầu cũng có suy nghĩ, buồn vui, đau đớn + Con người và thiên nhiên có mối giao hòa 4 Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ: - Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, nhạy cảm, yêu mến, nâng niu cỏ cây vạn vật xung quanh mình (yêu thiên nhiên) - Yêu quý, quan tâm người thân (bà, mẹ) ĐỀ 12: Đọc câu chuyện sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “Một người đàn ông dừng lại trước cửa hàng bán hoa để đặt mua hoa và gởi điện hoa về cho mẹ, người đang sống cách anh 200 dặm. Khi bước ra khỏi ôtô, anh chú ý đến một bé gái đang ngồi khóc nức nở. Anh đến để hỏi xem có điều gì không ổn và bé gái trả lời: “Con muốn mua tặng một bông hồng đỏ cho mẹ. Nhưng con chỉ có bảy mươi lăm xu, mà một bông hồng giá tới hai đô la.” Người đàn ông mỉm cười rồi nói: “Lại đây nào, chú sẽ mua cho con một bông hồng”. Anh mua cho bé gái một bông hồng và đặt hoa gởi tặng mẹ anh. Khi họ chuẩn bị đi, anh đề nghị được đưa cô bé về nhà. Bé gái trả lời: “Vâng ạ. Chú có thể dẫn cháu đến gặp mẹ cháu”. Cô bé chỉ đường cho anh tới một nghĩa trang rồi cô đặt bông hồng lên trên một phần mộ mới xây. Người đàn ông quay lại tiệm hoa, hủy bỏ dịch vụ điện hoa, rồi cầm bó hoa và lái xe hơn 200 dặm để về nhà tặng mẹ anh.” (Theo https://diendan.hocmai.vn) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên? Câu 2: Xác định kiểu câu và thành phần chủ ngữ, vị ngữ của câu văn cho sau: Khi bước ra khỏi ôtô, anh chú ý đến một bé gái đang ngồi khóc nức nở. Câu 3: Hãy nên nội dung chính của câu chuyện? Câu 4: Từ nội dung câu chuyện ở phần Đọc - hiểu cùng với sự tưởng tượng của mình, em hãy viết một đoạn văn ngắn (7-10câu) kể tiếp phần sau của câu chuyện đó. GỢI Ý: 1 - Phương thức biểu đạt chính: tự sự 2 - Thuộc kiểu câu trần thuật đơn. - Khi bước ra khỏi ôtô, anh// chú ý đến một bé gái đang CN VN ngồi khóc nức nở. 3 Học sinh thể trình bày nhiều cách nhưng cần đảm bảo được những ý cơ bản sau: - Câu chuyện kể về tình cảm yêu thương, kính trọng, biết ơncủa những người con dành cho mẹ. + Người đàn ông nhớ mẹ đã mua hoa gởi về tặng mẹ vì bận công việc. Nhưng khi chia sẻ với cô bé có mẹ mất sớm thì anh nhận ra tình yêu người con dành cho mẹ không chỉ là những bông hoa hoa mà còn là nỗi nhớ thương...Anh ta thận thấy khi còn mẹ là niềm hạnh phúc nhất + Lòng biết ơn, tình yêu thương mẹ xuất phát từ tình cảm chân thành chứ không phải chỉ đơn giản là những thứ vật chất . .. LÀM VĂN 4 a. Về kĩ năng: - Biết trình bày dưới dạng một đoạn văn hoặc một đoạn đối thoại hoàn chỉnh về nội dung. - Trình bày đúng PTBĐ: Tự sự. - Diễn đạt lưu loát b. Về nội dung: HS có thể tưởng tượng linh hoạt phần kết truyện phù hợp với diễn biến có sẵn của câu chuyện. Trong phần kể của học sinh kể linh hoạt nhưng cần thể hiện được một số nội dung cơ bản để toát lên tình cảm của con dành cho mẹ và mẹ ành cho con. Từ đó cho thấy tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng. Ví dụ HS có thể kể tiếp: Tình cảm yêu kính của người con( người đàn ông) đi hai trăm cây số để về thăm mẹ như thế nào? Cảm xúc của người mẹ như thế nào khi thấy con về . .. ĐỀ 13: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Có một cô bé tuổi trăng tròn rời miền quê có lũy tre xanh, có đồng lúa vàng, lên thành phố để giúp công việc cho gia đình người bác. Nhà bác không thiếu một thứ gì - từ bếp ga, nồi cơm điện, lò vi ba, tủ lạnh... nhưng cô bé ấy cơm ăn không thấy ngon, ngủ không thấy trọn giấc, ngồi bần thần khó chịu. Người bác hỏi cô vì sao mà buồn? Cô bé trả lời rất thật lòng: "Con nhớ khói!"...". ( Lê Đức Đồng, Văn học và tuổi trẻ) Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn văn trên kể về điều gì? Câu 2 (0.5 điểm). Xác định câu chủ đề của đoạn văn. Câu 3 (1 điểm). Đoạn văn được triển khai theo thứ tự nào? Câu 4 (2 điểm). Em thấy tình cảm của cô bé trong đoạn văn đối với quê hương mình như thế nào? Từ đó tác giả muốn nhắn gửi điều gì tới bạn đọc? GỢI Ý: 1 - Kể về một cô bé ở tuổi trăng tròn, lên thành phố làm việc, nhớ làng quê mình 2 - "Có một cô bé tuổi trăng tròn rời miền quê có lũy tre xanh, có đồng lúa vàng, lên thành phố để giúp công việc cho gia đình người bác." 3 - Thứ tự trước sau để làm rõ câu chủ đề 4 - Cô bé nhớ khói tức là nhớ làng quê. Như vậy cô rất yêu quê hương mình. Qua nhân vật này tác giả muốn nhắn gửi mỗi người dù có đi đâu, làm gì thì cũng phải luôn hướng về cội nguồn, quê hương. Từ đó cố gắng học tập để sau này góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. ĐỀ 14: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Quê hương là một tiếng ve Lời ru của mẹ trưa hè à ơi Dòng sông con nước đầy vơi Quê hương là một góc trời tuổi thơ Quê hương ngày ấy như mơ Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu ... Quê hương ta đó là nơi Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về. (Trích Quê hương - Nguyễn Đình Huân ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ có trong đoạn thơ. Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 3: Nêu nội dung của đoạn thơ. GỢI Ý: 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 2 - BPTT: So sánh. - Tác dụng: Gợi tả cụ thể, sinh động hình ảnh quê hương. Quê hương là tiếng ve, là lời ru của mẹ, là dòng sông, là tuổi thơ gắn bó với mỗi con người. 3 Nội dung: Đoạn thơ gợi tả hình ảnh quê hương thân thương, gần gũi, với mỗi con người; thể hiện tình yêu, sự gắn bó với quê hương. ĐỀ 15: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng. Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê. Trong vòm cây, tiếng đàn sáo về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một buổi đàn ca liên hoan sắp bắt đầu Nghe chúng mà xốn xang, mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có câu chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng, nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, ai cũng lắm lời, bất chấp bạn có chú ý lắng nghe hay không. Theo Băng Sơn Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Câu văn nào trong đoạn trích cho biết hoa gạo làm thay đổi cảnh làng quê. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích. Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn trích. GỢI Ý: 1 Phương thức biểu đạt chính: miêu tả 2 Câu văn: Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê. 3 - HS xác định được một biện pháp tu từ: + So sánh: tiếng đàn sáo về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một buổi đàn ca liên hoan sắp bắt đầu + Nhân hóa: Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có câu chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng, nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, ai cũng lắm lời, bất chấp bạn có chú ý lắng nghe hay không. - Tác dụng: Biện pháp nghệ thuật làm cho cách diễn đạt của tác giả trở nên hình ảnh, gợi cảm, góp phần làm nổi bật bức tranh thiên nhiên nơi làng quê về mùa xuân thật đẹp, sống động, có hồn. 4 Nội dung đoạn trích: Cây gạo khi mùa xuân về. ĐỀ 16: Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo vi vu trầm bổng. Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè.. như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giá diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như như một tấm thảm nhung khổng lồ. Có cái gì như cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đây là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đơi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi! Cánh diều tuổi thơ ngọc ngà bay đi, mang đi nỗi khát khao của tôi. (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh) Câu 1: (0,5 điểm) Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản? Câu 2: (0,5 điểm) Em hiểu nghĩa của từ khát vọng trong câu : “Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng” là gì? Câu 3: (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ” Câu 4: (1,0 điểm) Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều? Câu 5: Từ thông điệp của văn bản, em hãy viết một đoạn văn(khoảng 150 chữ) với chủ đề: Ước mơ của em. GỢI Ý: 1 Các phương thức biểu đạt của văn bản: tự sự, nghị luận, biểu cảm 2 3 Miêu tả bầu trời đẹp, mịn màng như một thảm nhung. Cách miêu tả thật lung linh, huyền ảo như một bức tranh thủy mặc. 4 Thông qua hình ảnh cánh diều tác giả muốn nói đến khát vọng của cuộc sống. Thể hiện ở câu hai. Hy vọng khi tha thiết cầu xin: Bay đi diều ơi! Bay đi!Cánh diều tụi Ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. Con người chúng ta sống trong cuộc đời cần có một khát vọng sống, lý tưởng sống cho riêng mình. Đó là những ước mơ, hoài bão, khát vọng muốn đạt được. Khát vọng sống như cánh diều bay lên bầu trời rộng lớn thỏa sức mình, nỗ lực chiến đấu cho cuộc đời của chúng ta 5 Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: + Dẫn dắt vào vấn đề: + Giải thích: - Ước mơ là một điều tốt đẹp ở phía trước mà mỗi chúng ta đều hướng tới, nó là một cái gì hư ảo làm niềm tin và động lực cho chúng ta phấn đấu. + Biểu hiện: - Ước mơ của bạn có từ khi nào, động lực nào để bạn có ước mơ đó? - Ước mơ quan trọng như thế nào đối với bạn? - Ước mơ của bạn là dành cho ai? - Bạn có tự hào về ước mơ của mình không? - Bạn đã đang thực hiện được ước mơ đó chưa? - Những người khuyến tật vẫn vượt lên số phận để thực hiện ước mơ của mình + Vai trò của ước mơ trong cuộc sống: - Mỗi người chúng ta hãy có cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào. + Bài học - Khẳng định ước mơ của bạn và chứng minh ước mơ đó là một ước mơ chính đáng - Hứa rằng bạn sẽ thực hiện được ước mơ đó. ĐỀ 17: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Tôi đang dạo bộ trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì lên và ném xuống. Tiến gần hơn, tôi chú ý thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh giạt lên bờ và ném chúng trở lại với đại dương : - Cháu đang làm gì vậy ? – Tôi làm quen. - Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước. Cháu phải giúp chúng. – Cậu bé trả lời. - Cháu có thấy mình đang mất thời gian không. Có hàng ngàn con sao biển như vậy. Cháu không thể giúp được tất cả chúng. Rồi chúng sẽ phải chết thôi. Cậu bé vẫn tiếp tục nhặt một con sao biển khác và nhìn tôi mỉm cười trả lời : - Cháu biết chứ. Nhưng cháu nghĩ cháu có thể làm được điều gì đó chứ. Ít nhất cháu đã cứu được những con sao biển này. (Fist news, theo The Values of Life) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Cho biết nội dung của văn bản. Câu 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước. Câu 4. Bài học em rút ra được từ văn bản trên là gì? GỢI Ý: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 - Phương thức biểu đạt chính : Tự sự. - Nội dung : Kể về việc một cậu bé giúp đỡ những con sao biển. - CN: Những con sao biển này - VN: sắp chết vì thiếu nước. - Bài học từ câu chuyện: Trong cuộc sống phải biết làm những điều có ích bằng tấm lòng yêu thương, dù chỉ là những việc nhỏ. ĐỀ 18: Đọc doạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Quê hương mỗi người đều có Vừa khi mở mắt chào đời Quê hương là dòng sữa mẹ Thơm thơm giọt xuống bên nôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người. (Bài học đầu cho con, Đỗ Trung Quân, Hoa cỏ cần gặp, Nxb Văn học, 1991) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 2. Xác định các danh từ có trong hai câu thơ: Quê hương mỗi người đều có Vừa khi mở mắt chào đời. Câu 3.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu : Quê hương là dòng sữa mẹ. Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. GỢI Ý: 1 PTBĐ: biểu cảm 2 Xác định các danh từ có trong hai câu thơ trên: quê hương, người, khi, mắt, đời. 3 Biện pháp tu từ : so sánh: Quê hương là dòng sữa mẹ Tác dụng : Làm nổi bật vẻ đẹp, giá trị quý báu của quê hương đối với mỗi con người. Ở đó mỗi người được đón nhận những tình cảm ngọt ngào, gần gũi, máu thịt và thiêng liêng; được hun đúc những tình cảm tốt đẹp... 4 Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên: Quê hương gần gũi, máu thịt, thiêng liêng với mỗi người. Quê hương là mảnh đất ai cũng cần ghi nhớ, biết ơn. ĐỀ 19: Em hãy đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi. (Duy Khán, Lao xao, SGK Ngữ văn 6- Tập 2, NXB Giáo dục 2012tr 110) 1. Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn bản? (0,5 điểm) 2. Trình bày nội dung của đoạn văn? (0,5 điểm) 3. Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy? (1,0 điểm) 4. Đoạn văn đã khơi gợi trong em tình cảm gì với thiên nhiên, vạn vật xung quanh? Bản thân em cần phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên và giữ gìn môi trường sống trong lành? (1,0 điểm) Phương thức biểu đạt: miêu tả Nội dung: Phong cảnh làng quê khi chớm hè (Hoặc: Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi làng quê khi hè về v..v) - Biện pháp nghệ thuật: + Nghệ thuật so sánh: Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín. + Nghệ thuật nhân hóa: Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa; Chúng đuổi cả bướm; Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao;Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi. - Tác dụng: Biện pháp nghệ thuật làm cho cách diễn đạt của tác giả trở nên hình ảnh, gợi cảm, góp phần làm nổi bật bức tranh thiên nhiên nơi làng quê lúc chớm hè thật đẹp đẽ, sống động, có hồn với thế giới muôn sắc màu của lá hoa, ong bướm ĐỀ 20: I. Đọc hiểu: ( 3.0 điểm ) Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi bên dưới: CON QUẠ VÀ CÁI BÌNH NƯỚC Mùa hè oi bức và nóng như lửa, con quạ khát nước khô cả cổ đang vội
File đính kèm:
- de_doc_hieu_ngoai_chuong_trinh_van_6.doc