Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1)“Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

 (2) Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. (3)Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. (4)Nhà họa sĩ già tặc lưỡi đứng dậy. (5) Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

 (6) Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! ”

 (Theo sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

 Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả, năm sáng tác và hoàn cảnh ra đời của văn bản?

Câu 2 (1,0 điểm): Gạch chân thành phần biệt lập trong câu(1). Đó là thành phần biệt lập nào? Tác dụng của thành phần biệt lập đó.

Câu 3 (1,0 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp của anh thanh niên qua đoạn trích trên.

 

doc 92 trang phuongnguyen 01/08/2022 6560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020

Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020
Đề số 1
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9
NĂM HỌC: 2019- 2020
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
 (Đề bài gồm 01 trang)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1)“Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
	(2) Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. (3)Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. (4)Nhà họa sĩ già tặc lưỡi đứng dậy. (5) Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
	(6) Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! ”
 (Theo sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
	Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả, năm sáng tác và hoàn cảnh ra đời của văn bản? 
Câu 2 (1,0 điểm): Gạch chân thành phần biệt lập trong câu(1). Đó là thành phần biệt lập nào? Tác dụng của thành phần biệt lập đó.
Câu 3 (1,0 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp của anh thanh niên qua đoạn trích trên. 
PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
	Viết đoạn văn nghị luận với chủ đề quê hương 
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau:
 " Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
 Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng
 Cá thu biển Đông như đoàn thoi
 Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
 Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!"
 ( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận). 
------------------ Hết -------------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN KIM THÀNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9
NĂM HỌC: 2019- 2020
MÔN: NGỮ VĂN
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo nắm chắc phương pháp và nội dung làm bài của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, khuyến khích các bài viết sáng tạo, có cảm xúc.
- Học sinh làm bài theo nhiều cách riêng nhưng cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của Hướng dẫn chấm.
- Lưu ý: Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số. 
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I. Đọc hiểu
Câu 1.
Đoạn trích trên trích trong văn bản: Lặng lẽ Sa Pa
 Tác giả: Nguyễn Thành Long.
 Năm sáng tác: 1970
 Hoàn cảnh ra đời: Văn bản được viết nhân một chuyến đi thực tế ở Lào Cai
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2.
Học sinh gạch chân được thành phần tình thái: Trời ơi.
- Đó là thành phần: cảm thán
- Tác dụng: để bộc lộ cảm xúc của anh thanh niên, anh rất tiếc nuối khi thời gian trôi qua nhanh, anh sắp phải chia tay mọi người. 
0,25
0,25
0,5
Câu 3.
HS tự bộc lộ nhưng cần viết thành đoạn văn và đảm bảo một số nội dung sau:
- Qua câu nói “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!” của anh trong đoạn văn giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của anh thanh niên đó là chàng trai rất cởi mở chân thành mến khách, anh luyến tiếc khi phải chia tay với những người bạn mà anh mới gặp gỡ. 
+ Qua hành động “anh trở vào tay cầm một cái làn” cho thấy anh thanh niên rất chu đáo với mọi người, anh quan tâm đến người khác, làn trứng là sản vật mà tự tay anh làm ra anh muốn tặng mọi người để làm quà mọi người ăn trưa.
0,5
0,5
II. Tập làm văn
Câu 1
(2,0 điểm)
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
0,25
c.Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giải thích khái niệm quê hương: có thể hiểu khái quát là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, kỉ niệm thời thơ ấu... 
- Vị trí, vai trò của quê hương trong đời sống của mỗi con người: 
+ Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng. 
+ Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí (tình làng nghĩa xóm, tình cảm quê hương, gia đình sâu nặng...). 
+ Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người. 
(Lưu ý: HS lấy một vài dẫn chứng trong đời sống, trong văn học để chứng minh) 
- Bàn bạc mở rộng:
+ Phê phán một số người không coi trọng quê hương, không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ xở. 
+ Tình yêu quê hương cũng đồng nhất với tình yêu đất nước, Tổ quốc.
- Phương hướng, liên hệ: 
+ Xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mổi con người. 
+ Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng, tích lũy kiến thức để sau này xây dựng, bảo vệ quê hương
Chú ý: Nếu bài làm của học sinh đưa ra ý kiến khác nhưng phân tích, lí giải thuyết phục vẫn cho đủ điểm.
0,25
0,5
0,25
0,25
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
II. Tập làm văn
Câu 2
(5,0 điểm)
Nghị luận về đoạn thơ trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận văn học.
0.25
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận.
0.25
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Có thể viết bài theo định hướng sau:
*Giới thiệu tác giả, tác phẩm : Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là tiêu biểu cho hồn thơ tràn đầy cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ, về tình yêu cuộc sống và con người.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm trạng vui tươi náo nức của người dân chài.
4.0
0,5
 * Phân tích, đánh giá làm rõ các ý:
a. Vẻ đẹp cảnh hoàng hôn trên biển:
+ Thời điểm: hoàng hôn trên biển.
+ Vũ trụ như một ngôi nhà rộng lớn với màn đêm buông xuống là tấm của khổng lồ và những lượn sóng hiền hoà như những chiếc then cài cửa. Cảnh biển vào đêm thật kì vĩ, tráng lệ, không tối tăm, ảm đạm.
0.5
0.5
b. Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng vui tươi náo nức của người dân chài.
+ Công việc: Màn đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày. Giữa lúc vũ trụ, đất trời như chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì ngược lại con người bắt đầu hoạt động: " Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi". Sự đối lập này làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả.
+ Chi tiết " câu hát căng buồm" cánh buồm căng gió khi ra khơi là cách nói diễn tả tiếng hát của con người có sức mạnh làm căng cánh buồm. Câu hát là niềm vui, niềm say sưa hứng khởi của những người lao động lạc quan yêu nghề, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc.
+ Tiếng hát của ngư dân là lời cầu mong đi biển gặp nhiều may mắn. Niềm mong ước của ngư dân qua tiếng hát phản ánh tấm lòng hồn hậu của ngư dân từng trải qua nhiều nắng, gió, bão tố trên biển.
+ Tiếng hát ca ngợi sự giàu có và vẻ đẹp lung linh huyền ảo của biển cả trong đêm. 
+ Tiếng hát còn thể hiện khát vọng đánh bắt được nhiều cá của người dân chài.
0.5
0,5
0,5
0.25
0.25
d. Đánh giá chung:
+ Nghệ thuật: Giọng thơ ngọt ngào vang xa, hình ảnh đẹp, khoẻ khoắn. Hình ảnh so sánh, trí liên tưởng tưởng tượng phong phú, nghệ thuật nhân hoá độc đáo
+ Giá trị của đoạn thơ trong mạch cảm xúc chung của toàn bài.
+ Cảm xúc chung của bản thân. Mở rộng, liên hệ tình yêu biển trời quê hương.
0,5
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
 Đề số 2
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT THI VÀO THPT
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài : 120 phút
Đề gồm 01 trang
PHẦN I: Đọc – Hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
 “Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hoà ca
 Một nốt trầm xao xuyến.
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc”
 (Trích sách Ngữ văn 9 – Tập 2)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ nằm trong bài thơ nào ? Nêu tác giả của bài thơ ấy ? 
Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung của đoạn thơ trên ? 
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra các điệp từ , từ láy trong khổ thơ trên ? 
Câu 3: (1,0 điểm) Các hình ảnh “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” có những đặc điểm gì giống nhau? Vì sao nhà thơ lại dùng những hình ảnh này để thể hiện ước nguyện dâng hiến cho đời của mình ?
 PHẦN II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 từ về lẽ sống của thanh niên trong trong thời đại ngày nay.
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.
  -----HẾT-----
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT THI VÀO THPT
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài : 120 phút
Hướng dẫn chấm gồm 03 trang
 PHẦN I: Đọc – Hiểu (3,0 điểm)
Câu 1: - Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ .
 - Tác giả : Thanh Hải
0,25
0,25
Câu 2: - Nội dung của đoạn thơ: 
 Đoạn thơ thể hiện khát vọng sống đẹp: sống hữu ích, cống hiến không kể thời gian, tuổi tác những điều tốt đẹp nhất của mình cho cuộc đời, cho đất nước, cho xã hội 
Câu 3: - Từ láy trong đoạn thơ trên: nho nhỏ, xao xuyến.
 - Điệp từ: “ta”, “một”, “dù”.
0,5
0,5
0,5
Câu 4: Các hình ảnh con chim, một cành hoa, một nốt trầm có những đặc điểm giống nhau là: Đây là những hình ảnh đẹp, bình dị của tự nhiên, có ý nghĩa trong đời sống xã hội
- Vì những hình ảnh này mang lại niềm vui, vẻ đẹp cho đời một cách tự nhiên để thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ: được cống hiến những gì tốt đẹp, dù nhỏ bé, đơn sơ cho cuộc đời chung.
0,5
0,5
 PHẦN II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): 
1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức: Yêu cầu viết được đoạn văn khoảng 200 từ diến dạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp, dùng từ, đặt câu đúng.
2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có những suy nghĩ khác nhau song phải có sức thuyết phục. 
Dưới đây là một số gợi ý cơ bản:
- Dâng cho đời là lẽ sống biết cống hiến một cách tự nguyện, chân thành những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời chung. Nhiều thanh niên hiện nay đã và đang cống hiến tài năng sức trẻ của mình cho quê hương, đất nước.
- Đó là lẽ sống có ý nghĩa tích cực, mang lại niềm hạnh phúc cho chính mình, cho xã hội, xuất phát từ ý thức trách nhiệm, từ tình yêu với cuộc đời. Nhiều bạn trẻ ngày nay có lối sống đẹp đẽ ấy. (nêu một vài dẫn chứng)
- Sự cống hiến của những thanh niên ấy vô tư không giới hạn, không kể tuổi tác, còn sống là còn cống hiến, đó là một mục đích, một lối sống đẹp. 
- Mỗi người nên mang đến cho cuộc đời, nên đóng góp vào cuộc sống chung phần tinh túy, tốt đẹp của mình dù là nhỏ bé. Mỗi người nên sống có ích cho đời. 
- Bên cạnh những người có lối sống cống hiến thì có một số ít những kẻ chỉ biết mưu cầu lợi ích riêng, không biết cống hiến,
- Xác định nhận thức, hành động đúng cho mọi người. Sống cho đời nhưng không cần ồn ào, phô trương; không nên làm mất đi bản sắc riêng của mình thì mới thực sự có ý nghĩa.
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2 (5,0 điểm): 
1. Yêu cầu chung:
- Biết vận dụng kĩ năng để làm bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm thơ.
- Bài làm có bố cục chặt chẽ, rõ ràng (3 phần: Mở bà – Thân bài – Kết bài)
- Học sinh nêu cảm nhận của bản thân, nhưng cần đảm bảo những nội dung:
- Nêu được những nhận xét, đánh giá, sự cảm thụ riêng của người viết kết hợp với phân tích, bình giá chi tiết hình ảnh thơ đặc sắc.
- Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc. Sử dụng nhuần nhuyễn các phép lập luận. Bài viết có cảm xúc.
- Diễn đạt rõ ràng, lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ 
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài
– Giới thiệu khái quát tác giả Viễn Phương và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
– Nêu cảm nhận khái quát: Bài thơ thể hiện tấm lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác khi vào lăng viếng Bác bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng.
b. Thân bài: Cảm nhận chi tiết, phân tích bài thơ theo bố cục:
+ Khổ thơ thứ nhất: Cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác.
– Cách dùng từ ngữ ở câu 1: từ “thăm” thay cho từ “viếng”; xưng “con – Bác” => thể hiện cảm xúc của người con xa lâu ngày mới được trở về bên Bác.
– Hình ảnh hàng tre mộc mạc, quen thuộc, giàu ý nghĩa tượng trưng: Sức sống quật cường, truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam; phẩm chất cao quý của Bác Hồ, hình ảnh hàng tre xanh khơi nguồn cảm xúc cho tác giả.
+ Khổ thơ thứ hai: Cảm xúc chân thành, mãnh liệt của nhà thơ khi được hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác.
– Phân tích hai hình ảnh sóng đôi đặc sắc: Hình ảnh “mặt trời trong lăng rất đỏ” vừa thể hiện sự vĩ đại của Bác Hồ, vừa thể hiện sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ với Bác. 
- Hình ảnh “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ” chỉ dòng người ngày ngày nối tiếp nhau đến viếng Bác như kết thành tràng hoa thành kính dâng lên người.
– Phân tích nghệ thuật dùng từ tinh tế, gợi hình, gợi cảm qua các từ:  “ngày ngày”, “bảy mươi chín mùa xuân ”
+ Khổ thơ thứ ba: Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng.
– Hai câu thơ đầu: Diễn tả chính xác và tinh tế khung cảnh và không khí trong lăng Bác và cảm nhận hình ảnh Bác bình yên trong “giấc ngủ” giữa “một vầng trăng sáng dịu hiền”.
– Hai câu thơ sau: cảm xúc đã được bộc lộ trực tiếp, một nỗi đau, một mất mát quá lớn trước sự ra đi của Người.
+ Khổ thơ cuối: Là tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn ở mãi bên Bác.
– Nhà thơ đã gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật bên lăng Bác.
– Điệp ngữ “muốn làm”: nhấn mạnh khát vọng được hóa thân và làm cho giọng thơ trở nên tha thiết hơn.
– Hình ảnh hàng tre ở khổ thơ thứ nhất đã được lặp lại ở dòng cuối cùng khép lại bài thơ với ý nghĩa “cây tre trung hiểu”.
+ Nhận xét khái quát lại những thành công về nghệ thuật của bài thơ:
– Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào phù hợp với nội dung cảm xúc.
– Thể thơ 8 chữ, cách gieo vần linh hoạt, nhịp thơ chậm diễn tả sự lắng đọng trong tâm trạng, tình cảm của nhà thơ.
– Hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ có giá trị biểu đạt và biểu cảm cao
c. Kết bài:  Khẳng định lại nội dung đã cảm nhận:
+ Viếng lăng Bác là bài thơ hay, giàu chất suy tưởng.
+ Là tiếng lòng của tất cả chúng ta với Bác Hồ kính yêu.
–  Liên hệ: Suy nghĩ về sự nghiệp và tình cảm của Bác.
  0,5
0,5
0,5
 0,5
0,5
 0,5
0,5
 0,5
0,5
0,5
 -----HẾT-----
Đề số 3
GIỚI THIỆU THI THPT
Môn: Ngữ văn 
Thời gian: 120 phút
Đề gồm: 1 trang
ĐỀ BÀI
 PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm) 
 Câu 1( 2 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 " Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu".
Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai? Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản?
Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?
 c. Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn trên.
 d. Xét về cấu tạo, câu văn sau là câu đơn hay câu ghép ? Vì sao ?
 Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được.
 PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
 Câu 1(2 điểm). Em hãy trình bày suy nghĩ của em về việc đọc sách bằng một đoạn văn nghị luận ngắn (Không quá một trang giấy thi).
 Câu 2 (5 điểm): Suy nghĩ của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải?
- Hết- 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 120 phút
HD chấm gồm: 2 trang
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
(3 điểm)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi”.
0,25
Tác giả: Lê Minh Khuê.
0,25
- Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản được trích trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Lê Minh Khuê.
 “Những ngôi sao xa xôi” ở trong số tác phẩm đầu tay của tác giả, viết năm 1971.
 Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
0,25
0,25
b. Phương thức biểu đạt chính: miêu tả
0,25
c. HS chỉ ra được liên kết nội dung:
 + Các đoạn văn, câu văn tập chung làm sáng rõ nội dung của văn bản.
0,25
 (Liên kết chủ đề ): Cảnh bom nổ khi Phương Định cùng đồng đội phá bom.
0,25
 + Các câu được sắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết lô - gic), làm sáng tỏ chủ đề.
0,25
- Liên kết hình thức:
 + Phép liên tưởng: " Nhưng quả bom nổ" với: tiếng nổ, ngực nhói, mắt cay, mùi thuốc bom, ba tiếng nổ nữa, đất rơi, mảnh bom xé. 
0,25
0,25
d. Xét về cấu tạo, câu văn sau là câu ghép. 
Vì : 
 Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được.
 C V C V
0,25
0,25
2
(2 điểm)
- Câu chủ đề: HS nêu và giới thiệu được vấn đề vai trò, của sách trong cuộc sống.
0,25
+ Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
0,25
Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại.
0,25
Đọc sách là một con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
0,25
+ Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
0,25
Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Sách nhiều dễ khiến ngược đọc lạc hướng.
0,25
+ Bàn về phương pháp đọc sách -> Cách chọn sách.
0,25
- Kết đoạn: Khẳng định lại quan điểm đọc sách là hành động đúng của loài người văn minh nên mọi người có cách nhìn đúng dán với vai trò của sách,...
0,25
3
(5 điểm)
Bài làm văn đảm bảo các yêu cầu:
- Về kĩ năng: Viết kiểu bài nghị luận được thể hiện bằng các luận điểm. Học sinh phải biết sử dụng kĩ năng dựng đoạn văn, liên kết và trình bày đoạn văn,...
- Về kiến thức: Bài làm của học sinh sử dụng kiến thức của văn bản, tham khảo để nghị luận,..
0,5
Có thể tham khảo dàn ý sau:
- Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả.
0,25
+ Hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ .
0,25
+ Những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời.
0,25
- Thân bài:
*>Mùa xuân của thiên nhiên:
- Bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, gợi cảm, tràn đầy sức sống, tươi vui rộn rã qua các hình ảnh thơ đẹp: Bông hoa tím biếc, dòng sông xanh, âm thanh của tiếng chim chiền chiện.
0,25
- Nghệ thuật: 
+ Từ ngữ gợi cảm, gợi tả.
0,25
+ Đảo cấu trúc câu. 
0,25
+ Sử dụng màu sắc, âm thanh.
0,25
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng”. Cảm xúc : say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuân.
0,5
*>Mùa xuân của đất nước:
- Đây là mùa xuân của con người đang lao động và chiến đấu.
0,25
- Hình ảnh biểu tượng: người cầm súng, người ra đồng. Hai nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng đất nước.
0,25
- Hình ảnh ẩn dụ: lộc non (chồi non, lá non, sức sống của mùa xuân, thành quả hạnh phúc) trong câu thơ: “Lộc giắt đầy trên lưng. Lộc trải dài nương mạ”.
0,25
- Nghệ thuật:
 + Nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao.
0,25
+ Hình ảnh so sánh, nhân hoá đẹp: “Đất nước như vì sao - Cứ đi lên phía trước”. Ngợi ca vẻ đẹp đất nước tráng lệ, trường tồn, thể hiện niềm tin sáng ngời của nhà thơ về đất nước.
0,25
*>Tâm niệm của nhà thơ:
- Là khát vọng được hoà nhập, cống hiến vào cuộc sống của đất nước.
0,25
- Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, mỗi người phải biết sống, cống hiến cho cuộc đời. Thế nhưng dâng hiến, hoà nhập mà vẫn giữ được nét riêng của mỗi người
0,25
Kết bài:
- Bài thơ mang tựa đề thật khiêm tốn nhưng ý nghĩa lại sâu sắc, lớn lao.
0,25
- Cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi suy nghĩ về một lẽ sống cao đẹp của một tâm hồn trong sáng.
0,25
*Lưu ý: Giáo viên chấm khuyến khích học sinh có sự sáng tạo,nhãn quan mới tích cực, sáng tạo trong cách thuyết minh mang đậm tính nghệ thuật,...bài làm theo hướng mở, sáng tạo,... 
- Hết-
Đề số 4:
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9
NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm). 
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
	“Cháu lấy những con số,mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy.Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ trực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tungNhững lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.”
 (Trích Ngữ văn 9 - Tập 1, trang 183,184, NXB GD năm 2019)
Câu 1 (0,5 điểm):Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? 
Câu 2 (0,5 điểm):Nội dung đoạn văn là gì?
Câu 3 (1,0 điểm):Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn sau: 
“Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy.” 
Câu 4 (1,0 điểm): Qua đoạn văn, em có cảm nhận thế nào về nhân vật xưng “cháu”?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm).
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ đoạn trích phần đọc – hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về ý nghĩa của lối sống cống hiến.
Câu 2 (5,0 điểm): Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động trong đoạn thơ sau:
	Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
	Sóng đã cài then, đêm sập cửa
	Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
	Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
	Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
	Cá thu biển Đông như đoàn thoi
	Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
	Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
 (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận, SGK Ngữ văn 9, tập 1, 
trang 185 NXB Giáo dục Việt Nam-Hết-
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9
NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN: NGỮ VĂN 
Hướng dẫn chấm gồm: 04 trang
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I.
Đọc hiểu
ĐỌC HIỂU
3.0
1.
* Yêu cầu trả lời
- Đoạn văn được trích từ văn bản: Lặng lẽ Sa Pa.
 - Tác giả: Nguyễn Thành Long
0,25
0,25
2.
* Yêu cầu trả lời
- Đoạn văn là lời tâm sự của anh thanh niên với ông họa sĩ về công việc làm khí tượng, góp phần dự báo thời tiết phục vụ sản xuất và chiến đấu.
0,5
3.
* Yêu cầu trả lời:
- Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa:
+ So sánh:nó (sự im lặng) như bị gió chặt ra từng khúc, gió giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả.Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy.” 
+ Nhân hóa: gió chặt, quét, ném vứt lung tung
- Tác dụng: 
+ Nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc đầy khó khăn, vất vả của anh thanh niên. 
+ Làm nổi bật sự hy sinh thầm lặng và tinh thần trách nhiệm trong công việc của của nhân vật này.
0,25 
0,25 
0,25 
0,25
4.
* Yêu cầu trả lời:
HS có những cảm nhận về anh thanh niên:
- Hoàn cảnh sống và làm việc đầy khó khăn gian khổ: phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết, sự cô đơn...
- Vẻ đẹp của nhân vật:
+ Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
+ Cởi mở chân thành
+ Có nghị lực sống, biết cống hiến hi sinh một cách thầm lặng.
0,25
0,25
0,25
0,25
Phần II: Làm văn
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Về kĩ năng:
- Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội (đáp ứng đúng yêu cầu về hình thức đoạn văn, nội dung đảm bảo truyền đạt tương đối trọn vẹn một khía cạnh của vấn đề), vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Biết cách sử dụng dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ luận điểm.
- Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau:
Ý
Nội dung
Điểm
1
- Cống hiến là đóng góp công sức và những thứ quý giá cho sự nghiệp chung của dân tộc, đất nước xuất phát từ cái tâm không mưu cầu danh lợi. 
 0,25
2
Ý nghĩa của lối sống cống hiến: 
- Cuộc sống rất quý giá nhưng lại ngắn ngủi, và chỉ đến duy nhất một lần. Tuổi xuân của mỗi người là hữu hạn, bởi vậy ta phải sống và cống hiến hết mình.
- Khi ta sống hết mình và cống hiến hết mình, ta sẽ có cơ hội được toả sáng, được khẳng định, lưu lại dấu chân trên con đường đã đi và tận hưởng những điều tuyệt diệu mà cuộc sống mang lại. 
- Đó cũng chính là cách khiến cuộc sống của ta thêm ý nghĩa và trở nên có ích, sẽ được mọi người tôn trọng...
- Biết cống hiến sẽ khiến cho cuộc sống tốt đẹp, mối quan hệ giữa con người với con người gắn bó
- Nếu ta sống trong vỏ bọc hèn nhát của mình là lối sống mòn, sống thừa, sống vô ích mà không được ai biết đến. Một “cuộc sống đang mòn ra, đang rỉ đi, đang nổi váng.”, sống như thế thực chất chỉ là tồn sự tại mà thôi, là chết ngay cả khi đang sống.
- Dẫn chứng: HS lấy một đến hai dẫn chứng
0,25
0,5
0,25 
0,25
0,25
0,25
3
- Cuộc sống quá ngắn ngủi, hãy cứ cháy hết mình, cống hiến hết sức để không hối tiếc bởi đó là biểu hiện của phẩm cách làm người.
 0,25
Lưu ý:
- Đề bài chỉ yêu cầu viết một đoạn vănđể triển khai một khía cạnh của vấn đề.Giám khảo trừ 0,5 điểm trong quỹ điểm nếu thí sinh viết theo mô hình bài văn thu nhỏ (tức là thực hiện hết các bước cắt nghĩa - lí giải - đánh giá - bàn luận, mở rộng, lật lại vấn đề- rút ra bài học trong bài làm).
Câu 3 (5,0 điểm)
1. Yêu cầu chung:
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận.
- Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận; phần thân bài triển khai được các luận điểm; phần kết bài khái quát được nội dung nghị luận. Đảm bảo sự liên kết câu, liên kết đoạn. 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động trong đoạn thơ
	c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
d. Sáng tạo.
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt. Có quan điểm và thái độ riêng nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể
Bài làm có thể triển khai theo hướng sau:
Câu 3
1. Mở bài 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu đoạn thơ và vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động (ngư dân vùng mỏ Quảng Ninh) trong công cuộc xây dựng đất nước
- Trích dẫn đoạn thơ.
2. Thân bài
a. Khái quát chung
- Bài thơ được viết vào năm 1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và đi vào xây dựng  cuộc sống mới. 
- Cả bài gồm 7 khổ, được viết theo thể thơ 7 chữ. Bài thơ thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
- Hai khổ thơ đầu là hình ảnh đoàn thuyền ra khơi trong khung cảnh thiên nhiên đẹp, kì vĩ, tráng lệ. Con người ra khơi trong tâm trạng náo nức, hứng khởi.
b. Triển khai luận điểm
LĐ1: Vẻ đẹp của thiên nhiên khi đoàn thuyền ra khơi đánh cá. 
 "Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
 Sóng đã cài then đém sập cửa"
- Hai câu thơ đã làm hiện lên trưóc mắt người đọc cảnh hoàng hôn trên biển kì vĩ và rực rỡ. 
+“Mặt trời" đuợc so sánh với “hòn lửa”: vừa tả khuôn hình tròn trịa của mặt trời, tả cảnh biển xanh sóng trắng và ánh nắng cuối ngày rực đỏ cùa vầng dương mà còn gợi cảm giác ấm áp. 
+ Nghệ thuật nhân hoá “sóng cài then”, ''đêm sập cửa” gợi liên tưởng: vũ trụ là ngôi nhà khổng lồ, màn đêm là cánh cửa, sóng biển là then cài. 
-> Cảnh biển hiện lên trong hai câu đầu với vẻ đẹp vừa rộng lớn, kỳ vĩ vừa gần gũi thân thiết, đáng tin cậy với con người.
LĐ2: Vẻ đẹp của người lao động khi ra khơi:
* Những ngư dân khỏe khoắn, tươi vui:
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi 
+ Chữ “lại" cho thấy: ra khơi đánh cá vào ban đêm là công việc lặp di lặp lại, diễn ra hằng ngày, đêu đặn như một nhịp sống, đã thành quen thuộc với ngư dân vùng biển. 
+ Hình ảnh "đoàn thuyền” ra khơi với cánh buồm no gió lại tượng trưng cho khí thế phơi phới đi lên của công cuộc dựng xây đất nước. 
-> Câu thơ tả cảnh ra khơi mà gợi cả không khí lao động, làm ăn tập thể hăng hái, tin tưởng là như thế.
+ Âm thanh của tiếng hát: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”: bút pháp khoa trương cường điêu kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ làm cho tiếng hát trở nên mạnh mẽ khoẻ khoắn.
 -> Tiếng hát trở thành biểu tượng của sức mạnh. Hơn thế nữa, tiếng hát diễn tả cái hăm hở cùa lòng người. Qua "câu hát” những ngư dân hiện ra khoẻ khoắn cả về thể chất và tinh thần.
* Những ngư dân có tâm tư tình cảm cao đẹp: mong mỏi bắt được nhiều cá, có cuộc sống ấm no đủ đầy. 
 "Hát rằng: Cá bạc biển Đông lặng
 Cá thu biển Đông như đoàn thoi
 Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
 Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!"
+ Lời hát đã làm hiện lên thế giới hải sản trong lòng biển thẳm. “Cá bạc", "cá thu” gợi ra sự giàu có, phong phú của thiên nhiên. 
+ Những hình ảnh so sánh, nhân hoá sinh động khiến từng đoàn cá bạc, cá thu lao trên mặt biển “như đoàn thoi” đã tạo nên sự đông vui, chen chật, tạo nên sắc màu và chuyển động.
+ Chữ "ơi” thiết tha, trìu mến cùng với hình thức câu cảm thán khiến lời thơ như lời mời, thể hiện niềm mong mỏi đánh được nhiều cá cùng ước mơ no ấm, đủ đầy.
=>Như vậy, trong hai khổ thơ đẩu, Huy Cân đã tái hiện khung cảnh ra khơi tuyệt đẹp: thiên nhiên hùng vĩ và giàu có; không khí lao động làm ăn tập thể tươi vui hứng khởi; con người làm chủ biển khơi, tràn đầv sức mạnh.
d. Đánh giá:
 - Nghệ thuật: 
+ Thể thơ 7 chữ: thích hợp thể hiện cảnh tượng hoành tráng của buổi lao động trên biển.
+ Hình ảnh: Sự giao thoa giữa hai nguồn cảm hứng (cảm hứng về lao động và cảm hứng thiên nhiên vũ trụ) đã tạo cho đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung những hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, tráng lệ, độc đáo thể hiện niềm say sưa hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên.
+ Âm hưởng, giọng điệu đoạn thơ: khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan phơi phới.
+ Các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, nói quáđạt hiệu quả thẩm mĩ và tạo ấn tượng riêng cho bài thơ.
- Nội dung: 
Vẻ đẹp của con người trong sự hài hòa với thiên nhiê

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_2020.doc