Đề khảo sát số 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020

Phần I: (6,0 điểm)

 Mở đầu một bài thơ, tác giả viết:

“Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ”

Và sau đó, tác giả thấy:

“Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường”.

(SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Câu 1 (1,25 điểm): Những khổ thơ trên được trích trong tác phẩm nào, của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó và cho biết hoàn cảnh ấy có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?

Câu 2 (1,0 điểm): Từ “với” thuộc từ loại nào? Có thể thay thế từ “với” trong hai câu thơ trên bằng từ “ở” được không? Vì sao?

Câu 3 (0,75 điểm): Xác định và phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai câu thơ:“hồi chiến tranh ở rừng/vầng trăng thành tri kỉ”

 

docx 174 trang phuongnguyen 30/07/2022 30300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề khảo sát số 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát số 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020

Đề khảo sát số 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TP HÀ NỘI 
-----------------------
 ĐỀ KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 SỐ 1
	NĂM HỌC 2019 - 2020	
Thời gian làm bài 90 phút
--------------------------------
Phần I: (6,0 điểm) 
 Mở đầu một bài thơ, tác giả viết:
“Hồi nhỏ sống với đồng 
với sông rồi với bể 
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ” 
Và sau đó, tác giả thấy:
“Từ hồi về thành phố 
quen ánh điện, cửa gương 
vầng trăng đi qua ngõ 
như người dưng qua đường”.
(SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) 
Câu 1 (1,25 điểm): Những khổ thơ trên được trích trong tác phẩm nào, của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó và cho biết hoàn cảnh ấy có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?
Câu 2 (1,0 điểm): Từ “với” thuộc từ loại nào? Có thể thay thế từ “với” trong hai câu thơ trên bằng từ “ở” được không? Vì sao?
Câu 3 (0,75 điểm): Xác định và phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai câu thơ:“hồi chiến tranh ở rừng/vầng trăng thành tri kỉ” 
Câu 4 (3,0 điểm): Dựa vào khổ thơ thứ hai trong phần ngữ liệu trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận quy nạp để làm rõ cảm xúc của nhân vật trữ tình với vầng trăng. Trong đoạn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu bị động (gạch chân và chỉ rõ).
Phần II: (4,0 điểm)Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, trước khi mất, bà mẹ đã nói với Vũ Nương rằng:
“Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà không gắng ăn miếng cơm miếng cháo đặng cùng vui sum họp. Song, lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thì không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng thơ tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.”
(SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Câu 1 (1,0 điểm): Trong đoạn trích trên, em hiểu bà mẹ muốn nói với Vũ Nương điều gì? Em có nhận xét gì về những tình cảm của người mẹ dành cho Vũ Nương?
Câu 2 (1,0 điểm): Trong chương trình THCS đã có nhiều văn bản viết về tình mẫu tử em hãy nêu tên hai văn bản và cho biết tên tác giả.
Câu 3 (2,0 điểm): Từ đoạn trích trên, cùng với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo của mỗi con người
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TP HÀ NỘI 
-----------------------
 ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
 SỐ 1
NĂM HỌC 2019 - 2020
Thời gian làm bài 90 phút
--------------------------------
Câu
Phần I. (6,0 điểm)
Điểm
Câu 1 
(1,25 điểm)
- Tên tác phẩm, tác giả
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Năm 1978 
+ Đất nước thống nhất được 3 năm, tác giả đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh 
- Ý nghĩa:
+ Tại thời điểm đó, có những người từng trải qua thử thách gian khổ, từng gắn bó với thiên nhiên, nhân dân, đồng đội, sau khi ra khỏi thời đạn bom, được sống trong hòa bình, đã quên đi những nghĩa tình của thời đã qua. 
+ Tác giả viết bài thơ như lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao xưa. Đồng thời, bài thơ còn có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủychung cùng quá khứ 
0,5 đ
0,5 đ
-
0,25đ
Câu 2
(1,0 điểm)
- Từ “với” :quan hệ từ
0,25 đ
- Không thể thay thế được.
- Vì:
+Từ “ở”: đi cùng với những danh từ chỉ không gian thường chỉ địa điểm hoạt động của con người. 
+ Từ “với”: khi kết hợp với các danh từ đó còn gợi ra mối quan hệ giữa các sự vật. Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong quá khứ...
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 3
(0,75 điểm)
- Biện pháp nghệ thuật nhân hóa: “vầng trăng thành tri kỉ”.
- Hiệu quả nghệ thuật: Trăng như người bạn tâm giao, gắn bó, tình nghĩa với con người
0,25 đ
0,5 đ
Câu 4
(3 điểm)
Về hình thức:
1 đ
- Đúng phương pháp lập luận quy nạp
- Có gạch chân được một cách dẫn trực tiếp
- Có gạch chân được một câu bị động
* Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài (quá ngắn) hoặc viết nhiều đoạn trừ 0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
Về nội dung:
2,0 đ
Khai thác các tín hiệu nghệ thuật đặc sắc: giọng điệu, ngôn ngữ, hình ảnh, từ láy, các biện pháp hoán dụ, nhân hóa để làm rõ những nội dung sau:
- Hoàn cảnh sống của nhân vật trữ tình đã thay đổi ở “thành phố” đối lập với nơi “đồng”, “sống”, “bể”, “rừng”.
- “ánh điện, cửa gương” là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống sung túc đủ đầy.
- Trong hoàn cảnh đó, vầng trăng vẫn luôn ở bên cạnh cũng như | quá khứ vẫn thủy chung, tình nghĩa “đi qua ngõ"... 
- Con người coi trăng như “người dưng: người xa lạ không quen biế 🡪 Con người đã đổi thay. 
* Cuộc sống sung túc, đủ đầy dễ khiến con người quên đi quá khứ tốt đẹp... 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
* Đủ nội dung, diễn đạt tốt : 2đ 
* Diễn đạt được song ý chưa thật sâu: 1,5 đ 
* Diễn xuôi ý thơ, dài dòng, còn mắc một vài lỗi diễn đạt: 1,25 đ 
* Ýquá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt: 1,0đ 
* Chưa thể hiện được phần lớn số ý hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém... 0,5 đ 
 Giám khảo căn cứ vào các mức điểm trên để cho các điểm còn lại
 Phần II: (4,0 điểm)
Câu 1
(1,0 điểm)
- Em hiểu thế nào ở lời nói trên của bà mẹ
+ Con người ta sống chết theo lẽ tự nhiên, dù muốn nhưng cũng
không thể chờ đến ngày sum họp gia đình được 
+ Nhờ cậy con dâu lo hậu sự cho mình 
+ Ca ngợi đức tính hiếu thảo của con dâu, mong muốn con dâu và gia đình sẽ có một cuộc sống hạnh phúc. 
- Qua lời nói này thể hiện được tình của bà mẹ với Vũ Nương: yêu quý, trân trọng, ghi nhận công lao của nàng với gia đình.
0,75 đ
0,25 đ
Câu 2
(1,0 điểm)
- Văn bản “Trong lòng mẹ”, tác giả Nguyễn Hồng
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm.
0,5 đ
0,5 đ
Câu 3
(2,0 điểm)
Bài làm phải đảm bảo những yêu cầu về :
Về hình thức
- Khoảng 2/3 trang giấy
- Cách trình bày đoạn văn : tự chọn phương pháp lập luận, có kết hợp tốt các phương thức biểu đạt, diễn đạt có liên kết, sinh động hấp dẫn, có sức thuyết phục 
* Lưu ý: Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn thì trừ 0,25 đ
0,5 đ
Về nội dung: 
HS có nhiều cách diễn đạt, song phải trình bày được những suy nghĩ về tấm lòng hiếu thảo của con cái trong xã hội hiện đại ngày nay. 
- HS phải biết dẫn đắt và đưa ra vấn đề nghị luận một cách hợp lý, tự nhiên. 
- Hiểu rõ được tấm lòng hiếu thảo là gì? 
- Phân tích và đưa ra được những nội dung, dẫn chứng về tâm lòng hiếu thảo của con cái trong xã hội hiện đại ngày nay, để thấy ý nghĩa, giá trị của nó trong gia đình và trong xã hội. 
- Từ đó, liên hệ bản thân về thái độ, cách ứng xử, hành động việc làm để thể hiện sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
* Đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ 2.0đ
* Đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt lưu loát, song ý chưa thật sâu 1.5đ.
* Đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt chưa lưu loát, ý chưa thật sâu 1,0đ
* Bài làm đủ ý diễn đạt quá kém 0,75đ 
* Lạc đề 0 đ
* Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào các mức điểm trên để cho các điểm còn lại
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TP HÀ NỘI 
-----------------------
ĐỀ KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 
SỐ 2
NĂM HỌC 2019 - 2020
Thời gian làm bài 90 phút
--------------------------------
Phần I. (6,0 điểm) 
Cho đoạn thơ sau:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua 
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. 
Anh với tôi đôi người xa lạ. 
Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau, 
Súng bên súng, đầu sát bên đầu, 
Đêm rét chung chăn thành đội tri kỉ. 
Đồng chí!”
(Chính Hữu, Đồng chí, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXBGD, 2018
Bài thơ “Đồng chí được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Kể tên một văn bản (chú thích tên tác giả) em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 được ra mắt bạn đọc có cùng năm sáng tác với bài thơ này. 	 (1,0 điểm)
Phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối thuộc kiểu câu gì? Tác dụng của kiểu câu đó trong văn cảnh? 	 (1,5 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ những cơ sở hình thành tình đồng chí trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng một câu ghép có quan hệ bổ sung. (gạch chân và chú thích rõ) 	 (3,5 điểm)
Phần II. (4,0 điểm)
Trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, những dòng viết về tình cảm của ông Sáu dành cho con đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc:
“Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó gì lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.” (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Đọc đoạn văn, ta thấy tác giả miêu tả đôi mắt của những ai? Em hiểu gì về tâm trạng của mỗi nhân vật qua đôi mắt ấy?	 (1,5 điểm)
Bằng một đoạn văn tự sự khoảng 2/3 trang giấy thi có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, hãy kể lại đoạn truyện về cuộc chia tay đầy xúc động của cha con ông Sáu trước lúc ông lên đường.(gạch chân và chú thích rõ yếu tố miêu tả nội tâm)	 (2,5 điểm)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TP HÀ NỘI 
-----------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
 SỐ 2
NĂM HỌC 2019 - 2020
Thời gian làm bài 90 phút
--------------------------------
A. Hướng dẫn chung
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong quá trình chấm. Bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tôn trọng và khuyến khích những bài viết có sáng tạo.
2. Giám khảo cần vận dụng đầy đủ thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Có thể cho điểm tối đa với những bài còn có những sơ suất nhỏ.
3. Không làm tròn điểm. 
B. Hướng dẫn cụ thể
Phần I (6,0 điểm)
Câu	
Điểm
NỘI DUNG
Điểm
Câu 1
(1,0 điểm)
Bài thơ “Đồng chí được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Kể tên một văn bản (chú thích tên tác giả) em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 được ra mắt bạn đọc có cùng năm sáng tác với bài thơ này. 
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy khó khăn, thiếu thốn, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc 1947 và phải nằm lại điều trị tại một lán chiến khu.
+ Bài thơ được in trong tập "Đầu súng trăng treo" (1966 ) 
- Kể tên văn bản có cùng năm sáng tác với bài thơ:
+ Văn bản "Làng”- tác giả Kim Lân. 
0,5
0,5
Câu 2
(1,5 điểm)
Phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối thuộc kiểu câu gì? Tác dụng của kiểu câu đó trong văn cảnh?
- Phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối thuộc kiểu câu đặc biệt.
- Tác dụng: 
+ Về nghệ thuật: tạo nhịp điệu, là bản lề khép mở hai phần của bài thơ...
+ Về nội dung: giúp thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả, biểu hiện sự dồn tụ sức nặng tư tưởng và cảm xúc. Câu đặc biệt vang lên như một phát hiện, như lời khẳng định, như một tiếng gọi trầm lắng đọng trong lòng người... 
0,5
1,0
Câu 3
(3,5 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ những cơ sở hình thành tình đồng chí trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng một câu ghép có quan hệ bổ sung. (gạch chân và chú thích rõ). 
* Yêu cầu về nội dung: 
- Mở đoạn: câu mở đoạn đạt yêu cầu về nội dung và hình thức. 
- Thân đoạn: biết bám sát ngữ liệu và khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (thành ngữ, kết cấu sóng đôi, điệp ngữ), ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có dẫn chứng, lí lẽ làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng trong đoạn thơ.
+ Họ có chung hoàn cảnh xuất thân... 
+ Chung mục đích, lí tưởng chiến đấu... 
+ Chung khó khăn gian khổ, chung niềm vui... 
* Yêu cầu về hình thức:
+ Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. 
+ Đúng đoạn văn diễn dịch (0,5 điểm); có sử dụng đúng câu ghép có quan hệ bổ sung và chú thích rõ. (0,5 điểm) 
* Lưu ý: 
- Phần câu ghép có quan hệ bổ sung phải được học sinh xác định, chú thích rõ thì mới cho điểm. 
- Nếu thí sinh chỉ diễn xuôi lại đoạn thơ mà không khai thác nội dung
trên cơ sở các tín hiệu nghệ thuật, giám khảo không cho quá 1,0 điểm.
2,5
1,0
Phần II (4,0 điểm)
Câu	
Điểm
NỘI DUNG
Điểm
Câu 1
(1,5 điểm)
Đọc đoạn văn, ta thấy tác giả miêu tả đôi mắt của những ai? Em hiểu gì về tâm trạng của mỗi nhân vật qua đôi mắt ấy?
- Đoạn văn miêu tả đôi mắt của ông Sáu và bé Thu. 
- Tâm trạng của mỗi nhân vật hiện lên qua đôi mắt ấy:
+ Ông Sáu: ánh mắt của những trìu mến, yêu thương, lưu luyến, khát khao. Ánh mắt chan chứa nỗi buồn, nỗi thất vọng và mong nhớ...
+ Bé Thu: ánh mắt biểu hiện sự thay đổi trong nhận thức và tình cảm, ánh mắt của những ăn năn, hối hận, ánh mắt của những xúc động, đồng cảm và khao khát được yêu thương...
0,5
1,0
Câu 2
(2,5 điểm)
Bằng một đoạn văn tự sự khoảng 2/3 trang giấy thi có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, hãy kể lại đoạn truyện về cuộc chia tay đầy xúc động của cha con ông Sáu trước lúc ông lên đường.(gạch chân và chú thích rõ yếu tố miêu tả nội tâm) 
* Yêu cầu về nội dung: 
Xác định đúng yêu cầu tự sự kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm. Bài làm đảm bảo kể được ngắn gọn các sự việc chính: 
- Ông Sáu chuẩn bị lên đường, không dám lại gần, chỉ đứng xa nhìn và chào con. 
- Hành động bất ngờ của Thu: tiếng gọi "ba", Thu ôm ba, hôn ba, đòi giữ ba ở lại.... 
- Cử chỉ, hành động và lời hứa của ông Sáu với con...
* Yêu cầu về kĩ năng: 
- Bài làm phải được tổ chức thành một đoạn văn bản tự sự hoàn chỉnh
- Đảm bảo độ dài hạn định (khoảng 2/3 trang giấy thi) 
- Lời kể lưu loát, mạch lạc, trình bày sạch đẹp, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. (Yêu cầu kĩ năng thứ nhất không đáp ứng được thì trừ 1,5 điểm. Các yêu cầu còn lại không đáp ứng được trừ 0,5 điểm.) 
* Cách cho điểm: 
- Học sinh được 2,5 điểm khi: thực hiện đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng đã nêu trên nhưng còn mắc một vài sơ suất không cơ bản. 
- Học sinh được 2,0 điểm hoặc 1,5 điểm khi: thực hiện tương đối đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng như đã nêu trên nhưng còn mắc một số lỗi không cơ bản. 
- Học sinh 1,0 điểm hoặc 0,5 điểm khi: chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng như hướng dẫn, còn mắc nhiều lỗi chính tả... 
- Học sinh không có điểm khi: bài làm không được viết bằng tiếng Việt hoặc không đáp ứng yêu cầu của đề bài.
______________________Hết______________________
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TP HÀ NỘI 
-----------------------
ĐỀ KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 SỐ 3
NĂM HỌC 2019 - 2020
Thời gian làm bài 90 phút
--------------------------------
Phần I (6 điểm) 
Cho đoạn trích:
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi 
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh 
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: 
"Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, 
Mày có viết thư chở kể này, kể nọ, 
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen. 
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn 
Một ngọn lửa chữa niềm tin dai dẳng...”
(Trích SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2019) 
1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Em hãy nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
2. Từ “đinh ninh” trong đoạn trích được hiểu là gì? Vì sao bà phải “dặn cháu đinh ninh”?
3. Hãy thuật lại lời dặn cháu của người bà theo cách gián tiếp.
4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng - phân - hợp làm rõ hình ảnh người bà được gợi lại trong dòng hồi tưởng của người cháu ở đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán (gạch chân và chú thích rõ). 
Phần II (4 điểm)
Dưới đây là những câu văn trích từ truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long:
“Ơ, bác về cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác về hơn.”
(Trích SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2019) 
1. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa sử dụng ngôi kể nào? Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó?
2. Trong tác phẩm, “những người khác đáng cho bác vẽ hơn” mà “cháu” đề cập đến là những ai? Vì sao “cháu” lại cho rằng họ đáng vẽ hơn mình?
3. Từ hiểu biết về tác phẩm và thực tế, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về đức tính khiêm tốn.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TP HÀ NỘI 
-----------------------
ĐỀ KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 SỐ 3
NĂM HỌC 2019 - 2020
Thời gian làm bài 90 phút
--------------------------------
Phần/ Câu
NỘI DUNG
Thang điểm
Phần I
6,0
1
- Đoạn trích nằm trong bài thơ Bếp lửa của tác giả Bằng Việt.
- Bài thơ ra đời năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài.
0,5
0,5
2
- Từ “đinh ninh” ở đây có nghĩa là nhắc đi nhắc lại cho người khác nắm chắc, nhớ chắc. 
- Bà phải dặn cháu như vậy vì bà muốn cháu nhớ và làm theo lời dặn của mình để bố cháu yên tâm công tác, phục vụ kháng chiến, đất nước.
0,5
0,5
3
- Học sinh thuật lại được theo cách dẫn gián tiếp.
0,5
Đoạn văn cho thấy học sinh biết khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng, lí lẽ, nhận xét, bảo đảm về: 
- Nội dung: hình ảnh người bà trong dòng hồi tưởng của người cháu được gọi lại từ năm tháng chiến tranh khó khăn và ác liệt là một người:
+ Giàu tình yêu thương, đức hi sinh;
+ Có sức sống, niềm tin, ý chí mãnh liệt. 
Nếu học sinh chỉ diễn xuôi khổ thơ và không chú ý khai thác các tín hiệu nghệ thuật, giám khảo cho không quá 1 điểm. 
- Hình thức: 
- Trình bày đúng kiểu đoạn tổng - phân - hợp. 
- Có sử dụng câu cảm thán (chỉ rõ). 
Nếu đoạn văn quá dài (quả ngắn) hoặc nhiều đoạn (sai kiểu đoạn) trừ 0,5 điểm
2,5
1,0
Phần II
4,0
1
- Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa sử dụng ngôi kể thứ ba. 
- Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể: cách kể khách quan, chân thực; người kể có thể kể một cách linh hoạt.
0,5
0,5
- “những người khác đáng cho bác về hơn” mà “cháu” đề cập đến trong đoạn trích trên là: ông kĩ sư vườn rau, đồng chí nghiên cứu bản đồ sét.. 
- “Cháu” (tức anh thanh niên) cho rằng họ đáng vẽ hơn vì: 
+ Anh rất khiêm tốn, anh thấy những đóng góp của mình còn nhỏ bé so với sự cống hiến của những người sống và làm việc quanh mình.
 Anh trân trọng những cống hiến thầm lặng mà vô cùng ý nghĩa và Cổ Ách của họ cho đất nước.
0,5
0,5
Bài làm đảm bảo những yêu cầu về: 
- Nội dung: Học sinh hiểu được khiêm tốn là một đức tính mà mỗi người cần có, nêu được biểu hiện và ý nghĩa của sự khiêm tốn. Biết hên hệ và rút ra bài học để rèn luyện đức tính tốt đẹp này 
- Hình thức: Đoạn văn nghị luận có lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định.
1,5
0,5
Lưu ý:
- Giám khảo linh hoạt khi chấm, khuyến khích học sinh có suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải lập luận có cơ sở, hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục
- Không cho điểm bài làm có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực
______________________Hết______________________
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TP HÀ NỘI 
-----------------------
ĐỀ KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 SỐ 4
NĂM HỌC 2019 - 2020
Thời gian làm bài 90 phút
--------------------------------
Phần I (6 điểm)Làng là tác phẩm thành công của nhà văn Kim Lân viết về người nông dân. Trong tác phẩm, nhà văn có viết:	
"Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đua nhau ra đầu thà chơi sân chơi sại với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cử giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rủng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
(SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2014) 
1. Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng nào của ông Hai? Vì sao ông Hai lại có tâm trạng như vậy?
2. Ghi lại những câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm ở trong đoạn trích trên. Chép chính xác 4 câu thơ khác trong một đoạn trích “Truyện Kiều" mà em đã được học cũng sử dụng hình thức độc thoại nội tâm này. 
3. Dựa vào đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết về tác phẩm “Làng”, em hãy viết đoạn văn tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu) phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến khi tâm sự với người con út. (Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và lời dẫn trực tiếp, chú thích rõ) 
Phần II (4 điểm): Trong bài thơ “Đồng chí", nhà thơ Chính Hữu đã viết:
Áo anh rách vai 
Quần tôi có vài mảnh vả 
Miệng cười buốt giá 
Chân không giày 
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối 
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
Đầu sủng trăng treo.
(SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2014) 
1. Bài thơ "Đồng chí" được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có cùng đề tài với bài thơ đó, ghi rõ tên tác giả. 
2. Các từ vai, miệng, chân, tay, đầu trong đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyên? Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyên nào được hình thành theo phương thức hoán dụ? 
3. Một cử chỉ giản dị tay nắm lấy bàn tay đã gợi tình yêu thương, tiếp thêm sức mạnh để những người lính vượt qua khó khăn. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng nửa trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống hôm nay.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TP HÀ NỘI 
-----------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
 SỐ 4
NĂM HỌC 2019 - 2020
Thời gian làm bài 90 phút
--------------------------------
I. Hướng dẫn chung
- Khuyến khích sự sáng tạo của học sinh, nếu HS diễn đạt khác mà đảm bảo ý thì GV vẫn cho điểm.
- GV căn cứ vào làm bài của HS để định mức điểm phẩy lẻ 0,25đ; không làm tròn.
II. Đáp án và thang điểm
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
PHẦN I (6 điểm)
Câu 1
(1đ)
- Đoạn trích điện tử tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai
- Ông Hai có tâm trạng ấy vì ông nghe tin làng mình theo giặc từ miệng những người đàn bà đi tản cư.
0,5đ
0,5đ
Câu 2
(1,5đ)
- Ghi lại câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy tư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... 
- Chép đúng 4 câu thơ trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích" có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm (4 câu thơ miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng hoặc 4 câu thơ miêu tả nỗi nhớ của Kiểu dành cho cha mẹ)... 
0,75đ
0,75đ
Câu 3
(3,5đ)
- Hình thức: Đủng cấu trúc đoạn văn tổng - phân – hợp, đảm bảo dung lượng, không mắc các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả...
- Nội dung: Đảm bảo các ý sau: 
+ Khi mới nghe tin: Tâm trạng sững sờ, xấu hổ, uất ức (0.5đ) 
+ Về đến nhà: Tâm trạng lo lắng, đau đớn, tủi hổ (0,5đ) 
+ Suốt mấy ngày hôm sau: từ sững sở, day dứt tâm trạng ông Hai biến thành sự sợ sệt trong nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài. (0.5đ) 
+ Khi mụ chủ nhà biết chuyện: ông rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng. (0.25đ) 
+ Ông tâm sự với người con út để giãi bày minh oan... (0,5đ)
- Kiến thức tiếng Việt: 
+Câu bị động (có gạch chân và chủ thích rõ) (0.5đ) 
+ Lời dẫn trực tiếp (có gạch chân và chú thích rô) (0,5đ)
0,5đ
2đ
1đ
PHẦN II (4 điểm)
Câu 1
(1đ)
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1948, thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, sau khi tác giả cùng đơn vị tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, thu đông năm 1947. 
- Một tác phẩm khác cũng đề tài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật.
0,5đ
0,5đ
Câu 2
(1đ)
Xét các từ vai, miệng, chân, tay, đầu trong đoạn thơ: 
* Các từ được dùng theo nghĩa gốc:
+ "miệng" (Miệng cười buốt giá) 
+ “chân” (Chân không giây)
 + “tay” (Thương nhau tay năm lấy bàn tay). 
* Các từ được dùng theo nghĩa chuyển: 
+ "vai" (Áo anh rách vai)
+ “đầu" (Đầu súng trăng treo). 
* Nghĩa chuyển: 
-“vai" được dùng theo phương thức hoán dụ
- “đầu” được dùng theo phương thức ẩn dụ.
0,5
0,5
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 3
(2đ)
* Hình thức: Là một đoạn vẫn hoàn chỉnh, đảm bảo dung lượng, dieexb đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi. 
* Nội dung: Đảm bảo nếu được hiểu biết đúng đắn về:
- Tình yêu thương
- Những biểu hiện cụ thể của tình yêu thương 
- Sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống hiện nay 
+Sức mạnh nâng đỡ con người: tình yêu thương là chỗ dựa vững chắc để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi bớt; yêu thương giúp con người có đủ dũng khí, nghị lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc sống...
+ Sức mạnh cảm hóa cái xấu, cái ác; xóa bỏ ngăn cách, hận thù... 
🡪 Làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, 
- Liên hệ trách nhiệm của bản thân 
Lưu ý: Nếu đoạn văn quả dài hoặc quả ngắn trừ 0,5đ.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,75đ
0,25đ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TP HÀ NỘI 
-----------------------
ĐỀ KHẢO SÁT NGỮ VĂN LỚP 9 SỐ 5
NĂM HỌC 2019 - 2020
Thời gian làm bài 90 phút
--------------------------------
Phần I (6 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 “Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng rang thưa. Trên sống lưng được có khắc một từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”
 (“Chiếc lược ngà” - Nguyễn Quang Sáng) 
Câu 1 (1 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản “Chiếc lược ngà” và cho biết đoạn trích trên nằm ở tình huống thứ mấy của truyện? Vai trò của tình huống này là gì? 
Câu 2 (1 điểm):Truyện được kể theo lời trần thuật và điểm nhìn của nhân vật nào? Cách chọn vai kể đó có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện? 
Câu 3 (1 điểm): Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp, hàng chữ nhỏ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” mà ông Sáu gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét trên cây lược thuộc loại câu gì? Cách sử dụng kiểu câu ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tình cảm của ông Sáu? 
Câu 4 (3 điểm): Bằng một đoạn văn quy nạp, khoảng 12 câu, có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một trợ từ, em hãy phân tích để thấy rõ tình cảm của ông Sáu với bé Thu trong những ngày ở chiến khu.
Phần II (4 điểm): Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
Câu 1 (1,25 điểm): Chép chính xác khổ thơ thứ ba của bài “Đoàn thuyền đánh cá”. Theo em, trong khổ thơ này có nên thay thế “thuyền ta” băng “đoàn thuyền” không? Vì sao?
Câu 2 (0,75 điểm): Trong chương trình Ngữ văn THCS, cũng có những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của con thuyền lúc ra khơi. Hãy ghi lại chính xác câu thơ đó, cho biết tên tác giả và tác phẩm.
Câu 3 (2 điểm): Công việc đánh cá vốn vất vả, lam lũ, nhưng qua cách nhìn đầy lạc quan của nhà thơ Huy Cận nó đã trở nên thật lãng mạn, bay bổng và đậm chất thần thoại. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của mình về tinh thần lạc quan.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TP HÀ NỘI 
-----------------------
 ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT NGỮ VĂN LỚP 9 SỐ 5
NĂM HỌC 2019 – 2020
Thời gian làm bài 90 phút
--------------------------------
Câu
Nội dung
Điểm
Phần I
1
(1 điểm)
- Năm 1966 - thời kỳ kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt
- Đoạn trích nằm ở tình huống 2: Anh Sáu ở chiến khu, dồn hết tâm sức làm chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh đã hy sinh
🡪 Bộc lộ tình cảm sâu sắc, mãnh liệt, cảm động của người cha đối với con
0,5
0,25
0,25
2
(1 điểm)
Người kể chuyện là bác Ba, người bạn thân thiết của ông Sáu
+ Chứng kiến khách quan và kể lại đồng thời bày tỏ niềm xúc động, sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật. 
+ Các chi tiết, sự việc và ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật trong truyện được bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục. 
+ Câu chuyện trở nên đáng tin cậy. 
+ Lời nhận xét, bình luận của người kể chuyện dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe.
0,25
0,25
0,25
3
(1 điểm)
- Câu rút gọn 
- Tác dụng: nhấn mạnh tình cảm yêu thương của ông ông Sáu đối với bé Thu...
0,5
0,5
4
(3 điểm)
* Đúng hình thức: quy nạp, đủ số câu, trình bày sạch, diễn đạt trôi chảy
* Tiếng Việt:
- Lời dẫn trực tiếp 
- Trợ từ 
* Nội dung: 
- Ông thương nhớ con, ân hận vì mình đã đánh con. 
- Ông dồn tình thương yêu ấy vào việc làm cho con một chiếc lược ngà (lấy các dẫn chứng chứng minh)
🡪 Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ trở thành một nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một sản phẩm duy nhất trong đời. Cho nên cây lược ngà kết tinh trong nó tình phụ tử: mộc mạc mà đằm thắm sâu sa, đơn sơ mà kỳ diệu. 
- Thỉnh thoảng những lúc rảnh rỗi ông lại lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho thêm bóng, thêm mượt... 
- Trước lúc hi sinh, ông chỉ đau đáu một điều là phải trao chiếc lược ngà cho con (Không đủ sức trăng trôi điều gì nhưng ánh mắt của ông thể hiện niềm khát khao, ủy thác, ước nguyện cháy bỏng: ước nguyện của tình phụ tử) 
- Ông Sáu vĩnh viễn ra đi nhưng tình cha con thì bất diệt, nó sẽ sống mãi cùng chiếc lược ngà.
🡪 Chiếc lược ngà mãi mãi là kỉ vật, là nhân chứng sống động, là bản di chúc không lời được viết bởi tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt của ông Sáu
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
PHẦN II
1
(1,25 đ)
- Chép chính xác thơ
- Thuyền ta: hoán dụ 
- Không nên thay: 
+ Thuyền ta: thể hiện được sắc thái kiêu hãnh, tự hào của người lao động, 
+ Đoàn thuyền: chỉ nói về tập thể người lao động, không thể hiện được sắc thái kiêu hãnh.
0,25
0,5
0,5
2
(0,75 đ)
Ghi lại đúng câu thơ: Chiếc thuyền nhẹ...phăng mái chèo
Bài thơ: ”Quê hương” – Tế Hanh
0,5
0,25
3
(2 điểm)
* Hình thức: đúng hình thức đoạn văn, bài viết mạch lạc, rõ ý, không mắc lỗi diễn đạt
* Nội dung:
1. Nêu, khẳng định vấn đề. 
2. Giải thích: lạc quan là: có cách nhìn, thái độ tin tưởng ở tương lai tốt đẹp
3. Biểu hiện 
4. Vai trò, ý nghĩa 
5. Dẫn chứng + phản đề (ưu tiên cho dẫn chứng trong thực tế cuộc sống) 
6. Liên hệ cá nhân, bài học
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TP HÀ NỘI 
-----------------------
ĐỀ KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 
SỐ 6
NĂM HỌC 2019 - 2020
Thời gian làm bài 90 phút
--------------------------------
Phần I (6 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 “Rét, bác ạ. Ở đây

File đính kèm:

  • docxde_khao_sat_so_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_2020.docx