Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022

Câu 1 (5.0 điểm).

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi xã hội phát triển cao hơn, con người có thể đọc sách trong thư viện điện tử hay qua mạng Internet, thì vẫn chắc chắn một điều là: sách vẫn không hề mất đi giá trị văn hóa truyền thống lâu đời vốn có của nó. Cái cảm giác khi ta được lật từng trang sách, tờ báo, tạp chí vẫn còn tươi nguyên mùi mực in và thơm tho mùi giấy với những trang trí, họa tiết đẹp đẽ- chứ không phải căng mắt ra để đọc chúng trên các trang màn hình máy tính- có lẽ mãi mãi vẫn là một điều thú vị vô cùng. Đúng như ThS Nguyễn Hữu Giới đã viết: “Sách và văn hóa đọc lo mà không lo trước sự bùng nổ và lấn át mạnh mẽ của phương tiện nghe nhìn hôm nay, mà chỉ là vấn đề tương hợp và tương tác giữa đặc trưng các loại hình với những nhu cầu thực tế luôn luôn biến động và phát triển trong xã hội”.

Trong xã hội thông tin hiện đại, tình trạng tràn ngập thế giới âm thanh và hình ảnh qua các phương tiện nghe nhìn, trong đó một số chức năng của việc đọc đã được các màn hình và thùng loa đảm nhận. Thời gian đọc sách và độc giả bị co hẹp lại, dù chỉ là tương đối. Tuy nhiên, điều quan trọng là sách vẫn có những tính năng không thể thay thế được bằng các phương tiện nghe nhìn và chúng ta cần tạo ra một nhận thức rộng rãi trong xã hội về sách.

(Theo Nhật Hạ, Giới trẻ hờ hững với văn hóa đọc vì điện thoại và Internet, , ngày 08-04-2015)

a. Đoạn trích đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

b. Chỉ ra câu chủ đề của mỗi đoạn văn trong đoạn trích trên.

 

docx 4 trang phuongnguyen 29/07/2022 19200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022

Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022
PHÒNG GD&ĐT TP. BẮC GIANG
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
ĐỀ V901
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề)
MA TRẬN ĐỀ
TT
Nội dung kiến thức/kĩ năng
Đơn vị kiến thức/kĩ năng
Mức độ nhận thức
Tổng câu
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Số câu
Tỉ lệ %
Số câu
Tỉ lệ %
Số câu
Tỉ lệ %
Số câu
Tỉ lệ %
1
Đọc hiểu
(ngữ liệu ngoài văn bản học chính thức trong SGK)
Đọc hiểu các văn bản, đoạn trích thuộc các thể loại:
- Nghị luận hiện đại/Văn bản nhật dụng
- Thơ Việt Nam từ sau CM/8/1945 
3
20
2
20
1
10
0
6
2
Làm văn
(viết bài văn)
- Nghị luận về văn bản/đoạn trích thơ đã được học chính thức.
20
15
10
5
1 (*)
 Tỉ lệ %
40
35
20
5
100
PHÒNG GD&ĐT TP. BẮC GIANG
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
(Đề thi gồm có: 01 trang)
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ V901
Câu 1 (5.0 điểm). 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 
Khi xã hội phát triển cao hơn, con người có thể đọc sách trong thư viện điện tử hay qua mạng Internet, thì vẫn chắc chắn một điều là: sách vẫn không hề mất đi giá trị văn hóa truyền thống lâu đời vốn có của nó. Cái cảm giác khi ta được lật từng trang sách, tờ báo, tạp chí vẫn còn tươi nguyên mùi mực in và thơm tho mùi giấy với những trang trí, họa tiết đẹp đẽ- chứ không phải căng mắt ra để đọc chúng trên các trang màn hình máy tính- có lẽ mãi mãi vẫn là một điều thú vị vô cùng. Đúng như ThS Nguyễn Hữu Giới đã viết: “Sách và văn hóa đọc lo mà không lo trước sự bùng nổ và lấn át mạnh mẽ của phương tiện nghe nhìn hôm nay, mà chỉ là vấn đề tương hợp và tương tác giữa đặc trưng các loại hình với những nhu cầu thực tế luôn luôn biến động và phát triển trong xã hội”.
Trong xã hội thông tin hiện đại, tình trạng tràn ngập thế giới âm thanh và hình ảnh qua các phương tiện nghe nhìn, trong đó một số chức năng của việc đọc đã được các màn hình và thùng loa đảm nhận. Thời gian đọc sách và độc giả bị co hẹp lại, dù chỉ là tương đối. Tuy nhiên, điều quan trọng là sách vẫn có những tính năng không thể thay thế được bằng các phương tiện nghe nhìn và chúng ta cần tạo ra một nhận thức rộng rãi trong xã hội về sách.
(Theo Nhật Hạ, Giới trẻ hờ hững với văn hóa đọc vì điện thoại và Internet, 
 ngày 08-04-2015)
a. Đoạn trích đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
b. Chỉ ra câu chủ đề của mỗi đoạn văn trong đoạn trích trên. 
c. Xác định thành phần biệt lập trong câu sau: 
Cái cảm giác khi ta được lật từng trang sách, tờ báo, tạp chí vẫn còn tươi nguyên màu mực in và thơm tho mùi giấy với những trang trí họa tiết đẹp đẽ- chứ không phải căng mắt ra để đọc chúng trên các trang màn hình máy tính- có lẽ mãi mãi vẫn là một điều thú vị vô cùng. 
d. Tại sao tác giả tin rằng: Sách vẫn không hề mất đi giá trị văn hóa truyền thống lâu đời vốn có của nó? 
e. Em có đồng tình với ý kiến: “Trong xã hội hiện nay, thời gian đọc sách và độc giả bị co hẹp lại” không? Vì sao? 
g. Theo em, cần đọc sách như thế nào để có hiệu quả? (Viết thành đoạn văn khoảng 5-7 câu).
Câu 2 ( 5.0 điểm). 
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh sang thu trong đoạn thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
 Sông được lúc dềnh dàng
 Chim bắt đầu vội vã 
 Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu
 (Trích Sang thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2016, trang 70)
--------------------------------HẾT-------------------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên thí sinh:................................................. Số báo danh:.
 Giám thị (Họ tên và ký).......................................................................
PHÒNG GD&ĐT TP. BẮC GIANG
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
ĐỀ V901
 HDC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: Ngữ Văn 9
(HDC gồm có: 02 trang)
Câu
Ý
Yêu cầu
Điểm
1
Đọc hiểu
5.0
a
HS xác định đúng: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
- Học sinh không làm hoặc làm sai.
0.5
0
b
-Học sinh chỉ ra được 2 câu chủ đề gồm :
+ Khi xã hội phát triển cao hơn, con người có thể đọc sách trong thư viện điện tử hay qua mạng Internet, thì vẫn chắc chắn một điều là: sách vẫn không hề mất đi giá trị văn hóa truyền thống lâu đời vốn có của nó
+ Tuy nhiên, điều quan trọng là sách vẫn có những tính năng không thể thay thế được bằng các phương tiện nghe nhìn và chúng ta cần tạo ra một nhận thức rộng rãi trong xã hội về sách.
- HS chỉ đúng nhưng trích dẫn không đủ nội dung câu hoặc trích dẫn sai một vài từ ngữ.
- Không làm hoặc làm sai.
0.5
0.25
0.25
0.25
0
c
- HS xác định đúng thành phần biệt lập: 
+ Thành phần phụ chú: chứ không phải căng mắt ra để đọc chúng trên các trang màn hình máy tính.
+ Thành phần tình thái: có lẽ
- Học sinh chỉ gọi tên một thành phần biệt lập mà không chỉ ra ngữ liệu.
- Không làm hoặc làm sai.
1.0
0.5
0.5
0.25
0
d
-Tác giả tin rằng: sách vẫn không hề mất đi giá trị văn hóa truyền thống lâu đời vốn có của nó vì cảm giác đọc sách không hại mắt và không bị phân tâm như khi đọc trên máy tính hoặc các phương tiện truyền thông khác. Quan trọng hơn đọc sách còn là một sự trải nghiệm của người đọc với những nội dung trong sách, với quan điểm tư tưởng của người viết sách
- Học sinh lí giải đúng vấn đề nhưng chưa đủ ý.
- Học sinh có lý giải nhưng chưa thật sự làm nổi bật vấn đề
- Học sinh nêu sơ sài 
- Học sinh không làm hoặc làm sai
1.0
0.75
0.5
0.25
0
e
- HS đưa ra được quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình và lí giải thuyết phục.
- HS đưa ra được quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình nhưng lí giải còn lúng túng, thiếu mạch lạc
- HS đưa quan điểm và lí giải qua loa,sơ sài hoặc lí giải nhưng không đưa ra quan điểm 
- HS chỉ nêu quan điểm 
- HS làm sai hoặc không làm.
1.0
0.75
0.5
0.25
0
g
- Học sinh đưa ra một số cách đọc sách có hiệu quả, ví dụ: Cần rèn thói quen đọc sách; đọc có suy nghĩ, ghi chép và biết vận dụng vào cuộc sống. Đặc biệt trong thời đại ngày nay đọc sách viết cũng không có nghĩa phủ nhận hoàn toàn các kênh hình, kênh tiếng, cũng có thể kết hợp với các kênh thông tin trên để nắm được thông tin nhanh rõ và lí giải thuyết phục cho lựa chọn của mình... 
- Học sinh nêu được giải pháp nhưng sơ lược.
- Học sinh chỉ đưa giải pháp thiếu lí giải tại sao giải pháp đó lại hiệu quả.
- HS nêu sơ sài. 
- Học sinh làm sai hoặc không làm.
1.0
0.75
0.5
0.25
0.0
g
- Học sinh nêu được tình cảm của mình đối với đất nước và có lí giải thuyết phục, trình bày đáp ứng dung lượng yêu cầu (khoảng 5 đến 7 câu). 
+ Tình cảm đối với đất nước: Tình yêu nước, niềm tự hào về vẻ đẹp hùng vĩ, muôn màu của núi sông rừng biển. Từ đó ý thức được trách nhiệm của mình với đất nước. 
+ Trình bày đáp ứng yêu cầu dung lượng.
- Học sinh rút ra được bài học phù hợp, trình bày đáp ứng dung lượng yêu cầu nhưng lí giải chưa hoàn toàn thuyết phục.
- HS nêu được bài học, trình bày đáp ứng dung lượng lí giải chung chung
- Học sinh chỉ nêu được bài học phù hợp, không lí giải.
- Học sinh không làm hoặc nêu không phù hợp.
1.0
0,75
0,5
0.25
0.0
2
Làm văn 
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn . Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.5
b. Xác định đúng vấn đề: Vẻ đẹp của bức tranh sang thu qua cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh từ những tín hiệu thu sang mơ hồ, mong manh đến những biến chuyển của thiên nhiên đất trời. 
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận : Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đáp ứng được những yêu cầu sau :
* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
* Vẻ đẹp của bức tranh sang thu: 
- Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra thu sang là hương ổi phả trong gió. Mùi hương mộc mạc được gió đưa trong không gian cứ lan tỏa, thoang thoảng, vương vấn. Và gió se, và sương thu. Tất cả cứ mơ hồ nhưng thu đã sang tự lúc nào khiến thi nhân dường chưa dám tin, chưa dám chắc: “Hình như thu đã về”.
- Tín hiệu thu sang ngày một đậm nét hơn qua những biến chuyển của thiên nhiên, đất trời: sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây vắt nửa mình sang thu
- Nghệ thuật thể hiện: thể thơ 5 chữ phù hợp để diễn tả dòng cảm xúc miên man; giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng; nhiều hình ảnh thơ đẹp, giàu sức biểu cảm; sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ, cùng với những cảm nhận tinh tế, tác giả Hữu Thỉnh đã diển tả những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang đầu 
* Nhận xét: Vẻ đẹp của bức tranh sang thu và đóng góp của đoạn thơ với sự thành công của bài thơ và với cuộc đời cầm bút của Hữu Thỉnh.
0,25
2.5
0.5
0.25
d. Sáng tạo: Sử dụng tốt cách lập luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
0.25
e.Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25
Tổng điểm
10
Lưu ý khi chấm bài: 
 Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm. Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam.docx