Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 16

TUẦN 15 - TIẾT 76

Ngày soạn : .

Ngày dạy :. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thông qua bài hs hệ thống lại các kiến thức Tiếng Việt cơ bản đã học như: hội thoại, cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống, tổng hợp kiến thức.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ trong giao tiếp.

4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt.

B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU

- Phiếu học tập:

 

docx 12 trang phuongnguyen 30/07/2022 3100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 16

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 16
[[
TUẦN 15 - TIẾT 76
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài hs hệ thống lại các kiến thức Tiếng Việt cơ bản đã học như: hội thoại, cách dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ trong giao tiếp.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt. 
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP (10phút)
Nhóm................. Nhóm trưởng.............................................
Nội dung
Kiến thức cơ bản
Lưu ý
Các 
 phương châm 
hội
 thoại
Xưng hô trong hội thoại
 Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
.
- Sơ đồ tư duy:
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não: Đọc, suy nghĩ phân tích khái quát nội dung kiến thức.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: để làm các bài tập khó. 
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Sử dụng sơ đồ tư duy 
-Gọi HS thuyết minh sơ đồ
- Khái quát- vào bài
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Lập bảng hệ thống hóa kiến thức:
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm qua phiếu học tập.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
-Các nhóm khác tham gia ý kiến.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Nội dung
Kiến thức cơ bản
Lưu ý
Các 
 phương châm 
hội thoại
Phương châm về lượng: Nói có nội dung, không thiếu, không thừa thông tin
+ Có thể bỏ qua PCHT này để ưu tiên cho một PCHT khác quan trọng hơn.
Phương châm về chất: nói đúng sự thật, có bằng chứng xác thực
Phương châm quan hệ: Nói đúng đề tài, không lạc đề
Phương châm lịch sự: Trong giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác.
Phương châm cách thức: Nói ngắn gọn.rành mạch, tránh mơ hồ.
Xưng hô trong hội thoại
- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
- Căn cứ vào đối tượng, đặc điểm của tình huống giao tiếp để lựa chọn từ xưng hô cho hợp lí.
 Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Cách dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong ngoặc kép.
- Cách dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người khác có điều chỉnh thích hợp. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong ngoặc kép mà thường đứng sau: rằng, là.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
+ Phần I.2
- Hãy kể lại một tình huống giao tiếp trong đó có 1 hoặc hơn 1 phương phâm hội thoại không được tuân thủ?
- Gọi Hs trình bày và phân tích phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Vì sao?
- Gọi Hs nhận xét.
- Nhắc lại cách vận dụng cách vận dụng các phương châm hội thoại?
+ Phần I.2:
- Cho Hs đọc yêu cầu bài tập 2
- Gọi HS trình bày miệng.
- Gọi HS nhận xét bổ sung.
- Cho ví dụ minh họa
+ Phần II.3
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
GV nêu yêu cầu thảo luận: Vì sao trong Tiếng Việt người ta hết sức chú ý đến lựa chọn từ ngữ xưng hô?
- Gọi các nhóm trình bày.
- Nhận xét bổ sung.
+ Phần I.2
-> Khi sử dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp cần vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp từng trường hợp cụ thể. Phải biết bỏ qua PCHT này để ưu tiên cho PCHT khác quan trọng hơn.
+ Phần I.2:
- Xưng thì khiêm hô thì tôn: Trong hội thoại, 
người nói tự xưng mình một cách khiêm tốn, gọi người đối thoại một cách tôn trọng.
+ Phần II.3
VD: 
“ Trước xe quân tử tạm ngồi
Để cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa”
 Trong Tiếng Việt, Không chỉ có các đại từ nhân xưng dùng vào hội thoại mà còn có các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình ( ông, bà, cô, bác, chú, thím, anh, chị...), Các danh từ chỉ chức vụ (hiệu trưởng, giám đốc...), danh từ chỉ nghề nghiệp (thầy giáo, bác sĩ, ...), các danh từ tên riêng ( Hoa, Thanh...),. Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp ( thân mật hay xã giao), mói quan hệ giữa người nói và người nghe ( thân hay xơ, khinh hay trọng). Hầu hết không có từ ngữ xưng hô trung hòa về sắc thái, vì vậy lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống giao tiếp vừa hiệu quả lại vừa thể hiện văn hóa ứng xử.
Phần III. 2
- Cho Hs đọc bài tập
- Thực hành bằng văn nói.
-Nhận xét điền vào bảng.
- Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Trong lời đối thoại
Lời dẫn gián tiếp
Từ xưng hô
- Tôi ( ngôi thứ 1)
-Chúa công ngôi 2)
- Nhà vua ( ngôi 3)
-Vua Q. Trung(ngôi 3)
Địa điểm
Thời gian
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
 Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo  Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.
- Này, thầy nó ạ.
 Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.
-Thầy nó ngủ rồi à ?
-Gì ?
 Ông lão khẽ nhúc nhích.
-Tôi thấy người ta đồn  
 Ông lão gắt lên:
-Biết rồi!
Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt.”	
 (Trích Làng – Kim Lân)
1.Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì?
2. Trong cuộc đối thoại trên, có những phương châm hội thoại nào đã bị phạm? Theo em, việc tác giả để cho nhân vật vi phạm các phương châm hội thoại này nhằm mục đích gì? 
3. Cảm nhận của em về tâm trạng ông Hai trong đoạn trích trên?
HƯỚNG DẪN:
1.Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào buổi tối hôm ông Hai nghe tin làng chợ Dầu của ông theo giặc. 
-Ý nghĩa của tình huống này diễn tả tâm trạng ông Hai khi nghe bà Hai nói đến chuyện khiến ông đang lo sợ.
2. Trong cuộc đối thoại trên, có những phương châm hội thoại bị vi phạm: phương châm về lượng, phương châm quan hệ. Việc tác giả để cho nhân vật vi phạm các phương châm hội thoại này nhằm thể hiện tâm trạng lo sợ, cố ý lảng tránh của ông Hai trước tin làng theo giặc.
3. Cảm nhận của em về tâm trạng ông Hai trong đoạn trích:
- Tin làng theo giặc là nỗi ám ảnh, day dứt đối với ông Hai.
- Tâm trạng buồn bã, mệt mỏi, đau đớn như bị “ tuyệt đường sinh sống”
- Tâm lý sợ hãi, lảng tránh, không muốn nhắc đến chuyện đau lòng. 
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Quan sát các hoạt động diễ ra hàng ngày ở lớp, ở nhà và thư tim những trường hợp cố tình vi phạm phương chậm hội thoại một cách có mục đich?
Vẽ sơ đồ tư duy kiến thức vừa ôn tập
Chuẩn bị kiểm tra tiếng Việt.
-------------
TUẦN 16 - TIẾT 77
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A.MỤC TIÊU
1. Hệ thống hoá kiến thức về tiếng Việt đã học trong kỳ I.
2. Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra viết 45 phút về tiếng Việt có trắc nghiệm và tự luận.
3. Giáo dục H có ý thức sử dụng và gìn giữ sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ. 
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
1. Đề
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)
1. Hình tượng ánh trăng trong bài “ ánh trăng ”của Nguyễn Duy được tác giả xây dựng trên cơ sở biện pháp nghệ thuật gì?
A. Liệt kê
B. So sánh
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
2. Có thể thay từ ngữ xưng hô nào cho phù hợp nhất cho từ “ bà con” trong câu văn: “ Luôn tiện bà con lót dạ”
A. Mọi người
B. các em
C. Các anh
D. Các ông
3. Dòng nào giải thích đúng nghĩa từ “xôn xao”?
A. Những âm thanh, tiếng động rộn lên từ nhiều phía xen lẫn.
B. Những âm thanh nhỏ vọng tới từ xa
C.Những âm thanh cao, chói tai, ùa đến từ bốn phía.
D. Những âm thanh trầm bổng du dương phát ra từ cây cối khi có gió.
4. Nếu viết “Những nét hớn hở trên mặt người lái xe”,câu văn sẽ mắc lỗi gì?
A. Thiếu vị ngữ
B. Thiếu chủ ngữ
C. Thiếu cả CN, VN
D. Thiếu trạng ngữ.
5.Những từ sau từ nào không phải từ láy?
A. Hớn hở
B. Tươi tốt
C. Xôn xao
D. Vui vẻ.
6. Trong các từ sau đây từ nào là từ Hán- Việt?
A. Vội vã
B. Bà con
C. Tuyên bố
D. Len lỏi
7.Câu văn: “ Nửa tiếng, các ông, các bà nhé.” thuộc loại câu gì?
A. Câu đơn
B. Câu ghép
C. Câu đặc biệt
D, Câu nghi vấn
8. Trong đoạn văn:“Tôi sắp giới thiệu với bác người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng muốn vẽ hắn.” từ “hắn” thay thế cho người nào?
A. Tôi
 B. Bác
 C. Người cô độc nhất thế gian
 D. Người nào đó
Câu 9 :Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống ( Mỗi từ điền đúng 0,25 điểm )
 Trong giao tiếp, chúng ta thường gọi những người không quen biết bằng ông, bà, anh, chị... xưng là con, cháu, em ... là thói quen giao tiếp. Gọi như vậy nhằm tạo mối quan hệ (1) ...................., .................giữa người nói và người nghe. Cách xưng hô như vậy làm cho người đối thoại cảm thấy (2) ......................, .......................khoảng cách giữa những người hội thoại
II. Tự luận:( 7 điểm)
1. Lập sơ đồ tư duy khái quát các phương châm hội thoại và giới thiệu bằng đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu?
2. Đặt một tình huống hội thoại trong đó có một phương châm hội thoại bị vi phạm để ưu tiên cho một phương châm khác quan trọng hơn (phân tích cụ thể)?
2. Đáp án:
Phần I: câu 1: 2 điểm ( Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm)
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
C
3
A
5
B
7
C
2
A
4
A
6
C
8
C
Câu9 :Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống( Mỗi từ điền đúng 0,25 điểm )
Trong giao tiếp, chúng ta thường gọi những người không que biết bằng ông, bà, anh, chị... xưng lag con, cháu, em ... là thói quen giao tiếp. Gọi như vậy nhằm tạo mối quan hệ (1) gần gũi, thân thiết giữa người nói và người nghe.Cách xưng hô như vậy làm cho người đối thoại cảm thấy (2) thân mật, xóa đi khoảng cách giữa những người hội thoại.
Phần 2: Tự luận:
Câu 1: 
+Vẽ đúng sơ đồ tư duy 5 phương châm hội thoại ( 1,5 điểm)
+. Trình bày bằng đoạn văn thuyết minh : 1,5 điểm
+ Nội dung phong phú,sinh động vận dụng tục ngữ, ca dao : 1 điểm.
Câu 2:
+ Đặt đúng một tình huống giao tiếp theo yêu cầu: 1,5 điểm
+ Tình huống hấp dẫn, có tính giáo dục: 0,5 điểm
+ Nêu được phương châm hội thoại bị bỏ qua ? giải thích được vì sao? 1 điểm
Khuyến khích những bài làm sáng tạo, độc đáo, mang tính cảm nhận cá nhân.
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1,Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2.Bài mới: 
Hoạt động 1: G phát đề
- Quan sát học sinh làm bài
Hoạt động 2: GV thu bài
3.Củng cố: Nhận xét tiết kiểm tra.
4. HDVN: - Ôn tập, hệ thống hóa các kiến thức để chuẩn bị ôn - thi học kỳ.
---------------------- 
TUẦN 16 - TIẾT 78
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
A.MỤC TIÊU
 A. Mục tiêu .
1.Giúp H hệ thống hoá các nội dung lớn đã học trong chương trình lớp 9 như: VB thuyết minh, VB tự sự. H biết vận dung các phương thức vào tạo lập văn bản.
2. Rèn kỹ năng tổng hợp, so sánh, phân tích các nội dung Tập làm văn đã học.
3. Giáo dục H có ý thức sử dụng các nội dung đã học vào việc tạo lập 1 văn bản.
4. Năng lực cần phát triển
 - Tự học - Sử dụng ngôn ngữ.
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP (5 PHÚT)
Nhóm........Nhóm trưởng .................................
Hãy thảo luận nhóm bàn và điền vào ô trống trong bảng sau:
 Sự khác nhau giữa văn thuyết minh và miêu tả? Sử dụng miêu tả và tự sự trong văn bản thuyết minh?
Văn bản: thuyết minh
Văn bản : Miêu tả
VB Thuyết minh có yếu tố tự sự, miêu tả
PHIẾU HỌC TẬP (7 PHÚT)
Nhóm........Nhóm trưởng .................................
Thảo luận nhóm để hoàn thiện kiến thức trong bảng ôn tập sau:
Yếu tố 
Khái niệm
Hình thức biểu hiện
Vai trò trong văn TS
Miêu tả ngoại cảnh
Miêu tả nội tâm
Yếu tố nghị luận
Đối thoại 
Độc thoại
Độc thoại nội tâm
Người kể chuyện
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não: Đọc, suy nghĩ phân tích xác định yêu cầu kiến thức ôn tập.
- Kĩ thuật thảo luận: Thảo luận các nội dung theo yêu cầu của Gv. 
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1.Thế nào là văn thuyết minh? Có thể đưa yếu tố nghệ thuật vào văn bản thuyết minh bằng cách nào?
=> Giáo viên căn cứ câu trả lời của học sinh để dẫn vào bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.Văn thuyết minh:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Hãy nhắc lại vị trí và vai trò của yếu tố miêu tả, các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh ?
-Nhận xét?
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
1. Vị trí, vai trò.
- Vị trí: Yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật có vị trí hỗ trợ cho phương thức thuyết minh.
- Vai trò: Làm cho văn bản thuyết minh cụ thể sinh động, hấp dẫn.
Vai trò, tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh:
2. So sánh các kiểu văn bản.
( bảng so sánh)
Văn bản: thuyết minh
Văn bản : Miêu tả
 TM có yếu tố tự sự, miêu tả
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng một cách khoa học.
- Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng cho người đọc.
- Xây dựng hình tượng về 1 đối tượng nào đó thông qua quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh.
- Mang đến cho người đọc cảm nhận mơỉ mẻ về đối tượng.
- Đảm bảo được những đặc điểm của đối tượng một cách khoa học qua miêu tả, tự sự
- Hấp dẫn, thu hút người đọc, người nghe
II. Văn bản tự sự:
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - Phiếu học tập
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
1. Khái niệm:
2. Vai trò tác dụng của:- yếu tố miêu tả - Nghị luận, - Đối thoại, độc thoại văn văn bản tự sự
PTBĐ
Khái niệm
Hình thức biểu hiện
Vai trò trong văn ts
Miêu tả ngoại cảnh
Miêu tả những gì quan sát được bằng mắt thường về nhân vật, sự việc.
- Sử dụng hệ thống từ ngữ giầu tính biểu cảm, các hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng, các phép nghệ thuật và sự liên tưởng, tưởng tượng...
Nhân vật, sự việc hiện ra sinh động, giống thật.
Miêu tả nội tâm
Miêu tả những gì diễn ra trong nội tâm con người, không quan sát được bằng mắt thường.
Sử dụng hệ thống tính từ. động từ tâm trạng, trạng thái
Nhân vật hiện ra như thất, như con người ở đời thường.
Yếu tố nghị luận
Trình bày những ý kiến, đánh giá, triết lý về nhân vật, sự việc.
- Sử dụng các kiểu câu lập luận với cặp qht.
Câu chuyện khúc triết, có chiều sâu tư tưởng.
Đối thoại 
Các nhân vật trò chuyện với nhau.
Lời nhân vật có gạch đầu dòng.
Câu chuyện sinh động.
Độc thoại
Nhân vật tự nói chuyện với mình hoặc với 1 đối tượng không xác định
Có thể gạch đầu dòng, có thể không.
Bộc lộ rõ những suy nghĩ, đời sống nội tâm của nhân vật.
Độc thoại nội tâm
Lời nhân vật chưa phát ra thành tiếng.
Người kể chuyện
người dẫn dắt cho câu chuyện phát triển
- Ngôi thứ ba: gọi bằng tên nhân vật.
câu chuyện mang tính khách quan
Ngôi thứ nhất: người kể xưng “tôi”
Câu chuyện in đậm dấu ấn chủ quan.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Nhận xét đánh giá chung về vai trò của các yếu tố trên trong vb thuyết minh?
- Từ cách so sánh, phân biệt trên, em hãy viết đoạn văn thuyết minh về 1 đặc điểm của viên phấn?
- Gọi HS trình bày / nhận xét
* Yếu tố miêu tả là chính, yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật là phụ trợ.
VD: Công dụng của phấn rất lớn. Phấn giúp cô làm hiện lên trên bảng những tri thức của loài người. Phấn dịu dàng trong bàn tay bí tí xíu của các bạn nhỏ đang chăm chú viết bài..
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
 Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các phương thức biểu đạt trong cùng một văn bản?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Em đã vận dụng kiến thức phân môn Làm văn ( văn tự sự) vào đọc - hiểu các truyện hiện đại như thế nào?
2. Hãy chọn một truyện ngắn hiện đại và chỉ rõ các yếu tố : miêu tả (tả ngoại hình, tả mội tâm, tả cảnh), các hình thức ngôn ngữ ( đối thoại, độc thoại, đọc thoại nội tâm) và nghị luận trong truyện ngắn đó?
TUẦN 16 - TIẾT 79
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN ( Tiếp )
A.MỤC TIÊU
1.Giúp H hệ thống hoá các nội dung lớn đã học trong chương trình lớp 9 như: VB thuyết minh, VB tự sự. H biết vận dung các phương thức vào tạo lập văn bản.Thông qua bài giúp hs thấy được tính chất nâng cao của kiểu văn bản tự sự đã học ở lớp 9 so với các lớp trước.
2. Rèn kỹ năng tổng hợp, so sánh, phân tích các nội dung Tập làm văn đã học.
3. Giáo dục H có ý thức sử dụng các nội dung đã học vào việc tạo lập 1 văn bản
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Theo yêu cầu sách giáo khoa
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não: Đọc, suy nghĩ phân tích xác định yêu cầu kiến thức ôn tập.
- Kĩ thuật thảo luận: Thảo luận các nội dung theo yêu cầu của Gv. 
- Viết sáng tạo.
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Kể tên một số truyện dân gian đã học ở chương trình lớp 6?
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
I.Ôn tập kiến thức về văn tự sự:
1.Văn bản tự trong chương trình lớp 9
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở các lớp dưới ?
-HS xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, đánh giá
- Giống nhau. Văn bản tự sự sử dụng phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
- Khác nhau. Văn bản tự sự ở lớp 9 đòi hỏi kết hợp nhiều yếu tố: miêu tả nội tâm, nghị luận.
 Chương trình có tính chất đồng tâm nâng cao ...
2.Văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Vì sao trong văn bản tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận vẫn coi là văn bản tự sự ?
-HS trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét
-GV liện hệ tới đề KT.
- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận chỉ là yếu tố bổ trợ .
- Gọi tên 1 văn bản là căn cứ vào phương thức biểu đạt chính.
3. Bảng yếu tố kết hợp 
- Sử dụng bảng SGK trang 120, cho HS đánh dấu và nhận xét kiểu văn bản nào nhiều yếu tố phụ trợ nhất ? Kiểu nào ít nhất? Giải thích vì sao?
- HS điền vào bảng.
-Xung phong trình bày.
- Tham gia nhận xét
TT
Kiểu vb chính
Các yếu tố kết hợp
Tự sự
Miêu tả
N. luận
B. cảm
T. minh
Đ. Hành
1
Tự sự
 x
 x
 x
 x
2
Miêu tả
 x
 x
 x
3
Nghị luận
 x
 x
 x
 x
4
Biểu cảm
 x
 x
 x
5
Thuyết minh
 x
 x
 x
6
Điều hành
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
 Có ý kiến cho rằng : kiến thức , kĩ năng về kiểu văn bản tự sự và việc đọc - hiểu văn bản có quan hệ chặt chẽ, tương tác, hỗ trợ nhau trong quá trình học tập Ngữ văn. Em có đồng ý không? phân tích và cho ví dụ minh hoạ? 
HS thảo luận nhóm bàn.
- Báo cáo kết quả.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
-Kiến thức, kĩ năng về kiểu văn bản của TLV mở hướng, soi đường cho khám phá tác phẩm.
- Kiến thức , kĩ năng đọc- hiểu văn bản cung cấp hiểu biết về nghệ thuật xây dựng VB.
Điền vào chỗ trống trong bảng sau
TT
TÁC PHẨM
Tình huống
Ngôi kể
Cốt truyện
1
Làng
Căng thẳng, thử thách, kịch tính
(1)
Tâm lí
2
(2)
Đơn giản, giàu chất thơ
Thứ ba
(4)
3
Chiếc lược ngà
 (5)
Thứ ba
(3)
(1)Thứ ba (2)Lặng lẽ Sa Pa (3)Sự kiện, hành động (4)Đơn giản (5) éo le, bất ngờ, hợp lý
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Cho nhan đề: Tình bạn- viết một văn bản ngắn .
+ Em sử dụng kiểu văn bản nào là chính?
+ Cho biết trong văn bản em đã kết hợp sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
+ Nêu tác dụng của các phương thức biểu đạt đó
2. Tiếp tục ôn tập phần làm văn.
------------------------- 
TUẦN 16 - TIẾT 80
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TRẢ BÀI TẬP TẬP LÀM VĂN 
A.MỤC TIÊU
1.Giúp H hệ thống hoá các nội dung lớn đã học trong chương trình lớp 9 như: VB thuyết minh, VB tự sự. H biết vận dung các phương thức vào tạo lập văn bản.Thông qua bài giúp hs thấy được tính chất nâng cao của kiểu văn bản tự sự đã học ở lớp 9 so với các lớp trước.
2. Rèn kỹ năng tổng hợp, so sánh, phân tích các nội dung Tập làm văn đã học.
3. Giáo dục H có ý thức sử dụng các nội dung đã học vào việc tạo lập 1 văn bản
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU:
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
-------------------- 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_tuan_16.docx