Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)

ĐỀ BÀI:

I. Đọc- hiểu: (4 điểm)

Đọc truyện ngắn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Con trai của người quét rác đỗ thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học. Phóng viên truyền hình tìm đến phỏng vấn người mẹ về bí quyết nuôi dạy con. Chị công nhân quét rác trả lời ngắn gọn: “Bí quyết của tôi là mỗi ngày nắm tay con ít nhất một lần!”. Nói rồi chị chìa bàn tay phồng rộp về phía ống kính máy ghi hình.

 (Bàn tay người quét rác, Thủy Ngân)

Câu 1: (1 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ?

Câu 2: (1 điểm) Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong văn bản ?

Câu 3: (2 điểm) Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân với bố mẹ ?

 

docx 3 trang phuongnguyen 02/08/2022 5380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II
ĐỀ 1
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian: 90 phút
Năm học: 2020-2021
 ĐỀ BÀI:
I. Đọc- hiểu: (4 điểm)
Đọc truyện ngắn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Con trai của người quét rác đỗ thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học. Phóng viên truyền hình tìm đến phỏng vấn người mẹ về bí quyết nuôi dạy con. Chị công nhân quét rác trả lời ngắn gọn: “Bí quyết của tôi là mỗi ngày nắm tay con ít nhất một lần!”. Nói rồi chị chìa bàn tay phồng rộp về phía ống kính máy ghi hình.
 	(Bàn tay người quét rác, Thủy Ngân)
Câu 1: (1 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ?
Câu 2: (1 điểm) Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong văn bản ?
Câu 3: (2 điểm) Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân với bố mẹ ? 
II. Làm văn: (6 điểm)
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
 - Hết –
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Hướng dẫn chấm được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực. Giáo viên nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát. Cần linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính sáng tạo, tư duy độc lập. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng (không có trong đáp án) nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản và có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận.
 - Tổng điểm của toàn bài là 10 điểm, chiết điểm đến 0,5 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra một số mức điểm, trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các thang điểm cụ thể hơn.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
ĐỌC-HIỂU
1
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
1
2
Lời dẫn trực tiếp: “Bí quyết của tôi là mỗi ngày nắm tay con ít nhất một lần!”.
1
3
HS có thể trình bày theo các ý:
- Phải luôn là người con hiếu thảo
- Cần phải cố gắng học tập
- Cần sống trách nhiệm với bản thân: sống lành mạnh, quý thời gian, công sức của bố mẹ 
2
LÀM VĂN
a
Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận với đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài
0.5
b
Xác định đúng vấn đề nghị luận: hình tượng nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
0.5
c
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt thao tác lập luận để triển khai luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và dẫn chứng; dẫn chứng phải phù hợp, cụ thể, sinh động.
 4.0
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.
- Tình huống truyện.
- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên.
- Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ, việc làm rất tích cực.
- Anh thanh niên rất cởi mở, chân thành, hiếu khách.
- Anh còn là người rất khiêm tốn.
- Đánh giá khái quát chung: Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa dược chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống, và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.
- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng truyện
0.5
0.25
0.5
0.75
0.5
0.5
0.5
0.5
d
Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc vấn đề cần nghị luận
0.5
e
Chính tả, dùng từ, đặt câu : đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.5

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ky_ii_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2020_2021_de_1.docx