Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Địa lí 9 - Năm học 2019-2020 - Vũ Quang Biên

Câu 1: Đặc điểm nổi bật về dân số của nước ta hiện nay là

 A. dân số đông, tỉ suất tăng cơ học cao. B. dân cư phân bố đồng đều.

 C. nước ta có cơ cấu dân số trẻ. D. tỉ suất tử cao, tỉ suất sinh thấp.

Câu 2: Một vị khách nước ngoài muốn tìm hiểu bản sắc văn hoá của người Gia-rai và Ê-đê nước ta. Nghiên cứu Atlat Địa lí Việt Nam (trang 16), em sẽ khuyên vị khách đó đến vùng có người Gia-rai và Ê-đê sinh sống nhiều nhất nước ta là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ.

 

docx 4 trang quyettran 13/07/2022 19380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Địa lí 9 - Năm học 2019-2020 - Vũ Quang Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Địa lí 9 - Năm học 2019-2020 - Vũ Quang Biên

Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Địa lí 9 - Năm học 2019-2020 - Vũ Quang Biên
TRƯỜNG THCS ĐÀO SƯ TÍCH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I 
 NĂM HỌC: 2019 - 2020 
 MÔN: ĐỊA LÍ 9
 (Thời gian làm bài 45 phút)
HỌ VÀ TÊN: ..................................................................LỚP: 9..............MÃ ĐÊ 001
Câu 1: Đặc điểm nổi bật về dân số của nước ta hiện nay là
            A. dân số đông, tỉ suất tăng cơ học cao. B. dân cư phân bố đồng đều.
            C. nước ta có cơ cấu dân số trẻ. D. tỉ suất tử cao, tỉ suất sinh thấp.
Câu 2: Một vị khách nước ngoài muốn tìm hiểu bản sắc văn hoá của người Gia-rai và Ê-đê nước ta. Nghiên cứu Atlat Địa lí Việt Nam (trang 16), em sẽ khuyên vị khách đó đến vùng có người Gia-rai và Ê-đê sinh sống nhiều nhất nước ta là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.	B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.	D. Đông Nam Bộ.
Câu 3: Cho bảng số liệu:
TỈ SUẤT SINH VÀ TỬ SUẤT TỬ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2009 - 2015
(Đơn vị: 0/00)
Năm 
2009
2015
Tỉ suất sinh
17,6
16,2
Tỉ suất tử 
6,8
6,8
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Qua bảng số liệu trên, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiện của nước ta giai đoạn 2009 – 2015 lần lượt là
A. 1,08 và 0,94	B. 0,94 và 1,99
C. 1,99 và 0,96	D. 1,08 và 0,98.
Câu 4: Hiện nay mặc dù tỉ lệ tăng dân số nước ta đã giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh là do
A. Đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện.
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng với tốc độ cao 
C. Hiệu quả của chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình chưa cao.
D. Quy mô dân số hiện nay lớn hơn trước đây và số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao
Câu 5: Kết cấu dân số trẻ của nước ta thể hiện rõ nét qua
A. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế.	
B. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.	
C. Cơ cấu dân số theo các thành phần kinh tế	
D. Cơ cấu dân số theo giới tính.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm dân số nước ta hiện nay? 
 A. Có nhiều dân tộc ít người. B. Gia tăng tự nhiên rất cao.
 C. Dân tộc Kinh là đông nhất. D. Có quy mô dân số lớn.
C©u 7: QuÇn c­ n«ng th«n kh«ng cã ®Æc ®iÓm nµo d­íi ®©y?
A. Cã mËt ®é d©n sè rÊt cao.
B. Cã nhiÒu tªn gäi kh¸c nhau tuú theo tõng vïng.
C. N«ng nghiÖp lµ ho¹t ®éng kinh tÕ chñ yÕu.
D. Ph©n bè tr¶i réng theo l·nh thæ.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (lược đồ chăn nuôi). Cho biết đàn trâu được nuôi nhiều nhất ở vùng nào dưới đây?
A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C©u 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam(trang 15). Cho biết vùng cã mËt ®é d©n sè cao nhÊt vµ vïng cã mËt ®é d©n sè thÊp nhÊt ë n­íc ta lµ những vùng nào dưới đây?
§ång b»ng s«ng Hång vµ B¾c trung Bé
§ång b»ng s«ng Cöu Long vµ T©y Nguyªn.
§ång b»ng s«ng Hång vµ T©y Nguyªn
§ång b»ng s«ng Cöu Long vµ Duyªn h¶i Nam Trung Bé
Câu 10: Các vườn quốc gia như Cúc Phương, Bạch Mã, Nam Cát Tiên thuộc loại 
A. rừng phòng hộ. B. rừng đặc dụng.
C. rừng khoanh nuôi. D. rừng sản xuất.
Câu 11: Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng chủ yếu là vì
            A. điều kiện kiện tự nhiên khó khăn hơn.
            B. lịch sử định cư sớm hơn.
            C. nguồn lao động ít hơn.
            D. kinh tế - xã hội còn chậm phát triển.
Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm phân bố dân cư của nước ta hiện nay?
A. Ở miền núi, dân cư phân bố thưa thớt.
B. Dân cư phân bố không đồng đều giữa đồng bằng với trung du và miền núi.
C. Dân cư phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn.
D. Mật độ dân số ở nông thôn cao hơn so với đô thị.
Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta? 
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. B. Hà Nội, Cần Thơ. 
C. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Câu 14: Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do
A. trồng lúa nước cần nhiều lao động. 
B. vùng mới được khai thác gần đây. 
C. có nhiều trung tâm công nghiệp. 
D. có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú.
Câu 15: Loại c©y nµo dưới ®©y kh«ng ph¶i lµ c©y c«ng nghiÖp l©u n¨m nhiÖt ®íi?
A. Cµ phª B. Cao su 
C. Đậu tương D. ChÌ
Câu 16: Nhận định nào dưới đây đúng với đặc điểm nguồn lao động nước ta?
A. Dồi dào, tăng nhanh. B. Tăng Chậm. 
C. Hầu như không tăng. D. Dồi dào, tăng chậm .
Câu 17: Ý nào sau đây không phải là mặt mạnh của lao động Việt Nam ?
A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông –lâm – ngư – nghiệp.
B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện.
D. Có tác phong công nghiệp, năng suất lao động cao. 
Câu 18: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về 
A. Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động 
B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.
C. Kinh nghiệm sản xuất 
D. Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật.
 Câu 19: Trong giai đoạn 1989 -2007, lao động nước ta chủ yếu hoạt động trong các ngành kinh tế nào ?
A. Dịch vụ B. Công nghiệp Xây dựng 
C. Nông – Lâm – Ngư Nghiệp D. Các nghành có số lao động tương đương nhau.
Câu 20: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta có đặc điểm là 
A. già và ổn định. B. trẻ và ổn định.
C. già nhưng đang trẻ dần. D. trẻ nhưng đang già hóa nhanh.
Câu 21: Nguồn lao động ở nước ta đông và tăng nhanh ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề nào dưới đây?
 A. Nhà ở 	B. Giải quyết vấn đề việc làm
 C. Chất lượng cuộc sống 	D. Tài nguyên, môi trường.
Câu 22: Phân theo trình độ, nguồn lao động nước ta chủ yếu là
	A. Đã qua đào tạo	 B. Lao động trình độ cao
	C. Lao động đơn giản	 D. Chưa qua đào tạo
Câu 23: Nguồn lao động nước ta thuộc nhóm tuổi nào dưới đây?
A. Dưới tuổi lao động ( Từ 0 – 14 tuổi )
B. Trong tuổi lao động (Từ 15 – 59 tuổi)
C. Quá tuổi lao động ( Từ 59 tuổi trở lên )
D. Trong và quá tuổi lao động.
Câu 24: Ở nước ta, tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực
            A. đồng bằng.           B. nông thôn  C. trung du.                                  D. miền núi.
Câu 25: Hiện nay, khu vực có tỉ lệ lao động thất nghiệp cao nhất ở nước ta là
A. thành thị.	B. miền núi.	C. nông thôn.	D. đồng bằng.
Câu 26: Cơ cấu dân số trẻ có thuận lợi là cho nước ta có
 A. nguồn lao động dồi dào. B. thị trường tiêu thụ lớn.
 C. lao động có kinh nghiệm trong quản lý, sản xuất. D. quỹ phúc lợi xã hội cao
Câu 27: Ý nào dưới đây không phải là hướng giải quyết việc làm ở nước ta?
 A. Phân bố lại dân cư và lao động. 
B. Khuyến khích sinh viên đi du học.
C. Thực hiện tốt chính sách dân số. 
D. Xuất khẩu lao động, hợp tác đầu tư
Câu 28: Cho bảng số liệu:
Dân số cả nước và tỉ lệ dân thành thị của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2014.
Năm
2000
2005
2010
2014
Tổng số dân (triệu người)
77,6
82,4
86,9
90,7
Tỉ lệ dân thành thị (%)
24,1
27,1
30,5
33,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, NXB Thống kê, 2015)
	Thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014 bằng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Miền.	B. Cột chồng.
C. Cột nhóm (cột ghép)	D. Kết hợp (cột - đường).
Câu 29: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của dân số nước ta?
 A. Đa chủng tộc.
 B. Đông dân, nhiều thành phần dân tộc.
 C. Tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
 D. Phân bố chưa hợp lý.
Câu 30: Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm
A. 1945 B. 1975 C. 1986 D. 1995
Câu 31: Tỉnh nào sau đây nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Đồng Nai B. Bình Định C. Hải Dương D. Bến Tre.
Câu 32: Tỉnh nào sau đây không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:
A. Hải Dương B. Quảng Ninh. 
C. Nam Định D. Hưng Yên.
Câu 33: Nhân tố tự nhiên được coi là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp là tài nguyên
A. đất. B. khí hậu. C. nước. D. sinh vật.
Câu 34: Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong môt năm là nhờ
A. có nhiều diện tích đất phù sa. B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. có mạng lưới sông ngòi, ao,hồ dày đặc. D. có nguồn sinh vật phong phú.
Câu 35: Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì
A. nông nghiệp nước ta mang tính chất mùa vụ.
B. nguồn nước phân bố không đồng đều trong năm.
C. nông nghiệp nước ta chủ yếu là trồng lúa.
D. tài nguyên nước của nước ta hạn chế, không đủ cho sản xuất.
Câu 36: Nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì
 A. tài nguyên đất nước ta phong phú, có cả đất phù sa lẫn đất feralit.
 B. nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới.
C. khí hậu cận nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa.
D. lượng mưa phân bố không đều trong năm .
Câu 37: Biện pháp quan trọng hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp nước ta là
	A. chọn lọc lai tạo giống	B. sử dụng phân bón thích hợp
	C. tăng cường thuỷ lợi	D. cải tạo đất, mở rộng diện tích.
Câu 38: Vụ đông đã trở thành vụ chính của vùng
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ
C. Duyên hải Nam trung Bộ. D. Đông Nam Bộ
Câu 39: Nguyên nhân chính làm cho sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định về năng suất là
	A. giống cây trồng	B. độ phì của đất
	C. thời tiết, khí hậu	D. trình độ canh tác.
Câu 40. Cho biểu đồ:
TỐC ĐỘ TĂNG TƯỞNG DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA,
GIAI ĐOẠN 1990-2014
(Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng diện tích, năng
suất và sản lượng lúa của nước ta, giai đoạn 1990-2014? 
A. Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. 
B. Diện tích lúa tăng trưởng thấp nhất và không ổn định.
C. Năng suất lúa có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai sau sản lượng.
 D. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng như nhau.
...........HẾT...........
	- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
	- Giám thị không giải thích gì thêm.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_i_mon_dia_li_9_nam_hoc_2019_20.docx