Đề kiểm tra cuối học kì I môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021
Phần I: Trắc nghiệm: ( 6 điểm, mỗi câu 0,4đ )
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Hành vi nào không gây ra tệ nạn xã hội
A. Tổ chức tiệc sinh nhật tại nhà hàng, quán nước
B. Tham gia các buổi tụ tập dùng chất kích thích
C. Giấu kín chuyện người thân nghiện ngập
D. Chia sẻ cách nhận biết dấu hiệu của tệ nạn
Câu 2: Những tệ nạn nào sau đây là nguy hiểm nhất với xã hội
A. Uống rượu bia B. Đua xe trái phép
C. Cờ bạc, ma tuý, mại dâm D. Quay cóp, gian lận
Câu 3: Hành vi nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội:
A. Hạn chế giao tiếp với bạn bè B. Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
C. Tìm hiểu tác hại của tệ nạn. D. Chú trọng giáo dục con cái sống lành mạnh
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021
UBND QUẬN TRƯỜNG THCS . (Đề có 01 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN GDCD 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Phần I: Trắc nghiệm Phòng chống tệ nạn xã hội Câu 1,2 Câu 3 Câu 4 4 câu 1,6 điểm 16 % Phòng chống HIV AIDS Câu 5 Câu 6,7 3 câu 1,2 điểm 12 % Quyền sở hữu và nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản Câu 8,9,13,14 Câu 11, 12,15 Câu 10 8 câu 3,2 điểm 32 % Phần II: Tự luận Quyền sở hữu và nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản ½ câu 1 ½ câu 1 1 câu 2 điểm 20 % Phòng chống tệ nạn xã hội ½ câu 2 ½ câu 2 1 câu 2 điểm 20 % Tổng số câu – số điểm 7 ½ câu 3,8 điểm 38 % 6 ½ câu 3,4 điểm 34 % 3 câu 2,8 điểm 28 % 17 câu 10 điểm 100% UBND QUẬN . TRƯỜNG THCS .. (Đề có 02 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN GDCD 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I: Trắc nghiệm: ( 6 điểm, mỗi câu 0,4đ ) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Hành vi nào không gây ra tệ nạn xã hội A. Tổ chức tiệc sinh nhật tại nhà hàng, quán nước B. Tham gia các buổi tụ tập dùng chất kích thích C. Giấu kín chuyện người thân nghiện ngập D. Chia sẻ cách nhận biết dấu hiệu của tệ nạn Câu 2: Những tệ nạn nào sau đây là nguy hiểm nhất với xã hội A. Uống rượu bia B. Đua xe trái phép C. Cờ bạc, ma tuý, mại dâm D. Quay cóp, gian lận Câu 3: Hành vi nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội: A. Hạn chế giao tiếp với bạn bè B. Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. C. Tìm hiểu tác hại của tệ nạn. D. Chú trọng giáo dục con cái sống lành mạnh Câu 4: Khi nhìn thấy bạn bè đang rủ rê nhau dùng thuốc lá điện tử, em sẽ: A. Mặc kệ bỏ đi vì sợ bị liên lụy B. Báo chính quyền giam giữ bạn C. Báo với thày cô, gia đình bạn.D. Xin thử cảm giác dùng thuốc lá Câu 5: HIV/AIDS không lây qua con đường nào? A. Quan hệ tình dục. B. Hiến máu. C. Giao tiếp. D. Dùng chung ống kim tiêm. Câu 6: Pháp luật nghiêm cấm hành vi cố ý: A. Chống lây truyền chất cấm B. Bắt giữ người buôn bán ma túy. C. Lây truyền virus HIV D. Kì thị người nhiễm HIV/AIDS. Câu 7: Pháp luật không nghiêm cấm hành vi : A. Tàng trữ chất kích thích B. Tiêm chích ma túy. C. Giúp đỡ người nhiễm HIV D. Lây truyền đai dịch HIV/AIDS. Câu 8: Tiền lương là loại tài sản gì? A. Tư liệu sản xuất B. Tài sản công cộng C. Thu nhập D. Của cải Câu 9: Những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội được gọi là: A. Lợi ích. B. Lợi ích tập thể. C. Lợi ích công cộng. D. Lợi ích nhóm. Câu 10: Đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, công dân cần có trách nhiệm gì? A. Tôn trọng và bảo vệ. B. Chiếm hữu và sử dụng. C. Khai thác và sử dụng hợp lí. D. Tôn trọng và khai thác. Câu 11: Một số bạn viết vẽ lên bàn ghế trong lớp học. Hành vi này gọi là: A. Phá hoại lợi ích công cộng. B. Phá hoại Nhà nước. C. Phá hoại tài sản cá nhân. D. Phá hoại lợi ích riêng. Câu 12: Người con trai trưởng biếu ông bà A chút tiền, ông bà giữ số tiền đó để dành. Việc làm của ông bà thể hiện quyền: A. Quyền chiếm hữu. B. Quyền định đoạt. C. Quyền sử dụng. D. Quyền tranh chấp. Câu 13: Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là? A. Quyền sử dụng. B. Quyền định đoạt. C. Quyền chiếm hữu. D. Quyền tranh chấp. Câu 14: Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là: A. Quyền định đoạt. B. Quyền khai thác. C. Quyền chiếm hữu. D. Quyền tranh chấp. Câu 15: Việc Bà X để lại trang sức vàng cho con gái đi lấy chồng đã thể hiện quyền nào? A. Quyền sử dụng. B. Quyền định đoạt. C. Quyền chiếm hữu. D. Quyền tranh chấp. II. Tự luận (4 điểm) Câu 1: (2 điểm) Nêu khái niệm quyền sở hữu tài sản? Học sinh có trách nhiệm gì với tài sản của người khác? Câu 2: (2 điểm) Cho tình huống: Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 sau Tết, học sinh lớp 8A thường xuyên ở nhà. Một hôm, bạn An rủ cả lớp đến nhà chơi bài cá cược bằng tiền mừng tuổi trong dịp Tết vừa qua. 1/ Em nhận xét gì về hành vi của An? 2/ Nếu là bạn của An, em nên làm gì? HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I: Trắc nghiệm ( 6 điểm) Mỗi câu đúng: 0,4 điểm Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA A C A C C C C C C C A A A A B Phần II: Tự luận (4điểm) Câu 1: (1 điểm) -Khái niệm Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân (Chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình (1đ) -Rèn luyện: (mỗi ý đúng 0,25đ) Gợi ý -Tôn trọng quyền sở hữu của người khác. -Không xâm phạm tài sản của người khác, ồi thường khi gây thiệt hại tài sản. -Khi vay, nợ phải có trách nhiệm trả đầy đủ, đúng hẹn. -Khi mượn, giữ phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ, b Câu 2: (2 điểm) Gợi ý 1/ Hành vi của An cho thấy biểu hiện của tệ nạn xã hộ (0,5 điểm) Ngoài ra bạn vi phạm quy định phòng chống dịch bệnh của nhà nước vì rủ rê, tụ tập đông người (0,5 điểm) 2/ Nếu là bạn của An, em nên giải thích cho bạn hiểu hành vi đó là sai trái, thiếu ý thức (0,5 điểm) Em sẽ cùng bạn nhận lỗi, hứa sửa chữa sai lầm để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa khu dân cư (0,5 điểm)
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_8_nam_hoc_20.doc