Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021

I/. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau:

“Có một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả đời, anh ta để dành được cả một gia tài lớn.

Không ngờ một ngày, Thần Chết đột nhiên xuất hiện đòi đưa anh ta đi. Lúc này anh ta mới nhận ra mình chưa kịp hưởng thụ chút gì từ số tiền kia. Anh ta bèn nài nỉ:

- Tôi chia một phần ba tài sản của tôi cho Ngài, chỉ cần cho tôi sống thêm một năm thôi.

- Không được. – Thần Chết lắc đầu.

- Vậy tôi đưa Ngài một nửa. Ngài cho tôi nửa năm nữa, được không? – Anh ta tiếp tục van xin.

- Không được. – Thần Chết vẫn không đồng ý.

Anh ta vội nói:

- Vậy tôi xin giao hết của cải cho Ngài. Ngài cho tôi một ngày thôi, được không?

- Không được. – Thần Chết vừa nói, vừa giơ cao chiếc lưỡi hái trên tay.

Người đàn ông tuyệt vọng cầu xin Thần Chết lần cuối cùng:

- Thế thì Ngài cho tôi một phút để viết chúc thư vậy.

Lần này, Thần Chết gật đầu. Anh run rẩy viết một dòng:

- Xin hãy ghi nhớ: “Bao nhiêu tiền bạc cũng không mua nổi một ngày”.”

 (Trích Hạt Giống Tâm Hôn)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: (1,0 điểm)

a) Hãy cho biết ý nghĩa triết lí mà tác giả gởi gắm trong văn bản trên?

b) Hãy tìm câu văn trong văn bản mang luận điểm em vừa nêu ở câu hỏi 1a?

 

docx 5 trang phuongnguyen 22780
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021
 UBND HUYỆN CAI LẬY 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS LONG TRUNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
––––––––––––––
NĂM HỌC 2020-2021
Môn: NGỮ VĂN– Lớp 9
Ngày kiểm tra: 26/4/2021
Thời gian làm bài: 90 phút 
(Đề có 02 trang, gồm 06 câu)
I/. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau:
“Có một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả đời, anh ta để dành được cả một gia tài lớn.
Không ngờ một ngày, Thần Chết đột nhiên xuất hiện đòi đưa anh ta đi. Lúc này anh ta mới nhận ra mình chưa kịp hưởng thụ chút gì từ số tiền kia. Anh ta bèn nài nỉ:
- Tôi chia một phần ba tài sản của tôi cho Ngài, chỉ cần cho tôi sống thêm một năm thôi.
- Không được. – Thần Chết lắc đầu.
- Vậy tôi đưa Ngài một nửa. Ngài cho tôi nửa năm nữa, được không? – Anh ta tiếp tục van xin.
- Không được. – Thần Chết vẫn không đồng ý.
Anh ta vội nói:
- Vậy tôi xin giao hết của cải cho Ngài. Ngài cho tôi một ngày thôi, được không?
- Không được. – Thần Chết vừa nói, vừa giơ cao chiếc lưỡi hái trên tay.
Người đàn ông tuyệt vọng cầu xin Thần Chết lần cuối cùng:
- Thế thì Ngài cho tôi một phút để viết chúc thư vậy.
Lần này, Thần Chết gật đầu. Anh run rẩy viết một dòng:
- Xin hãy ghi nhớ: “Bao nhiêu tiền bạc cũng không mua nổi một ngày”.”
	(Trích Hạt Giống Tâm Hôn)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: (1,0 điểm)
Hãy cho biết ý nghĩa triết lí mà tác giả gởi gắm trong văn bản trên?
Hãy tìm câu văn trong văn bản mang luận điểm em vừa nêu ở câu hỏi 1a?
Câu 2: (0,5 điểm)
	Qua văn bản trên em hãy cho biết khi nào con người ta mới nhận ra cái chân giá trị cuộc sống. Tìm câu văn nói lên điều đó trong văn bản?
Câu 3: (0,5 điểm)	
Theo em phép liên kết được sử dụng chủ yếu trong văn bản trên là gì?
Câu 4: (1,0 điểm)
	Hãy giải thích một cách ngắn gọn trong khoảng 5 dòng trở lại câu nói: “Bao nhiêu tiền bạc cũng không mua nổi một ngày” ?
II/.LÀM VĂN: (7 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn khỏang một trang giấy thi nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Thì giờ là vàng bạc.”
Câu 2: (5,0 điểm)
	Hãy phân tích hai khổ thơ sau: 
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bày mươi chín mua xuân”
(Viếng Lăng Bác - Viễn Phương
Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, trang 59) 
--------------------------------------------------HẾT--------------------------------------------
UBND HUYỆN CAI LẬY ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KỲ II
TRƯỜNG THCS LONG TRUNG NĂM HỌC: 2020-2021
 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC 
 (Đáp án có 03 trang) 
----------------------------------------------------------------------------------------------------
 I/. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
 Câu 1: 
Ý nghĩa, triết lí mà tác giả gởi gắm qua văn bản trên là: giá trị, sự quí giá của thời gian (0,5 điểm)
Câu mang luận điểm trên là: “Bao nhiêu tiền bạc cũng không mua nổi một ngày” (0,5 điểm)
Câu 2: 
Qua văn bản trên em hãy cho biết khi con người cận kề cái chết thì người ta mới nhận ra cái chân giá trị cuộc sống. (0,25 điểm)
Câu văn nói lên điều đó là: “Thần Chết đột nhiên xuất hiện đòi đưa anh ta đi. Lúc này anh ta mới nhận ra mình chưa kịp hưởng thụ chút gì từ số tiền kia. Anh ta bèn nài nỉ:” (0,25 điểm)
Câu 3: 
Phép liên kết được sử dụng chủ yếu trong văn bản trên là: Phép lặp từ ngữ (0,25 điểm)
Lặp từ: anh ta, thần chết, ngài, tôi (đúng 2 từ 0,25 điểm)
 Câu 4: Học sinh só thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Miễn giải thích được 3 ý sau:
Tiền bạc nghĩa tiền của, vật chất quí giá. (0,25 điểm)
Một ngày được hiểu là thời gian, (thời gian sống của mỗi người) (0,25 điểm)
àDù có rất nhiều tiền của, nhưng tiền của không mua được quỹ thời gian của mỗi người. (0,5 điểm)
II/ TẬP LÀM VĂN: (7 điểm)
1/ Câu 1: (2,0 điểm)
Yêu cầu về nội dung:
HS phải trình bày đúng một đoạn văn.Trình bày sạch đẹp. 
Nội dung phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+Thì giờ àthời gian vật lí, được tình bằng giờ phút giây theo nhiều quay của kim đồng hồ
+Vàng bạc àKim loại quí, có rất nhiều tiền mới mau được.
Qua so sánh, ông cha ta khẳng định thời gian là vô cùng quí giá.
Khẳng định thời gian không chỉ quí như vàng bạc mà còn quí hơn vàng bạc vì:
+Vàng thì mua được mà thời gian không mua được.
+Có thời gian có thể làm tạo ra tiền vàng nhưng có tiền vàng chưa chắc mua được thời gian.
+Quỹ thời gian của mỗi người thật ngắn ngủi, nếu trôi qua thì không bao giờ quay trở lại.
Liên hệ bản thân: biết quí tuổi thanh xuân, làm việc có kế hoạch, tận dụng thời gian hiệu quả vào việc học.
TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:
ĐIỂM 2,0:-Đáp ứng tốt các yêu cầu về nội dung
	 -Nội dung chặt chẽ, sâu sắc
 -Diễn đạt tốt, sáng tạo. Có thể mắc vài sai sót nhỏ
	 - Trình bày hình thức phải sạch đẹp, chữ viết phải rõ ráng
ĐIỂM 1,0:-Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về nội dung
	 - Nội dung chặt chẽ, có tính thuyết phục
 -Diễn đạt trôi chảy. Có thể mắc vài lỗi nhỏ trong cách diễn đạt
ĐIỂM 0,5: -Hiểu đúng đề bài, nội dung đầy đủ nhưng còn sơ lược
	 - Diễn đạt chưa trôi chảy nhưng có đủ ý.
 - Không mắc quá nhiều lỗi trong cách diễn đạt
ĐIỂM 00,0: Sai lạc về nội dung lẫn phương pháp
Giáo viên dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các mức điểm phù hợp
2/ Câu 2: (5,0 điểm)
Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Miễn là đảm bào các yêu cầu sau:
A. MỞ BÀI
– Giới thiệu tác giả: Viễn Phương (1928 — 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang. 
– Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ sáng tác 1976 trong dịp lần đầu tác giả ra thăm lăng Bác, nhân dịp khánh thành lăng Bác.
–Liên hệ dẫn nhập giới thiệu hai khổ thơ đầu
– Trích dẫn 2 khổ thơ:
B. THÂN BÀI
1. Khổ 1
– Nghệ thuật: cách xưng hô thân mật “con – Bác”, từ “ Viếng thay cho từ thăm”, hình ảnh biểu tượng của dân tộc: cây tre, từ ngữ thể hiện cảm xúc dạt dào “Ôi!”, từ láy “xanh xanh”, thành ngữ “bão táp mưa sa”, nhân hóa “đứng thẳng hàng”.
– Nội dung: Câu thơ “con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” chỉ gọn như một thông báo, nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác. 
– Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là ấn tượng đậm nét về cảnh quan bên lăng Bác chính là hàng tre. Biểu tượng hàng tre là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc.
2. Khổ 2
– Nghệ thuật: Điệp ngữ “ngày ngày”, nhân hóa “ đi, thấy”, hình ảnh thực “mặt trời”, hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng – Bác Hồ”, hình ảnh ẩn dụ “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
– Nội dung: Bác Hồ được ví như ánh mặt trời luôn tỏa sáng ban phát sự sống cho muôn loài, luôn sống mãi, vĩnh cửu cùng đất trời cũng như luôn sông mãi trong lòng của tất cả con dân Việt Nam. 
– Cụm từ ngày ngày được lặp lại gợi cảm giác một thời gian vô tận, vĩnh viễn, không bao giờ ngừng, như tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác. Qua đó, nhà thơ còn bộc lộ niềm thành kính, biết ơn, ngưỡng vọng, tự hào của mình đối với Bác.
C. KẾT BÀI
– Nhận định đánh giá khái quát về nghệ thuật, nội dung của hai khổ thơ.
– Nêu cảm nghĩ của bản thân về hai khổ thơ.
–Liên hệ, nêu tình cảm của bản thân với Bác.
TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:
ĐIỂM 5,0:-Đáp ứng tốt các yêu cầu về nội dung
	 -Bố cục hợp lí, nội dung chặt chẽ, sâu sắc
 -Diễn đạt tốt, có cảm xúc. Có thể mắc vài sai sót nhỏ
	 - Trình bày hình thức phải sạch đẹp, chữ viết phải rõ ráng
ĐIỂM 3,0:-Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về nội dung
	 -Bố cục hợp lí, nội dung chặt chẽ, có tính thuyết phục
 -Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc. Có thể mắc vài lỗi nhỏ trong cách diễn đạt
	 - Trình bày hình thức phải sạch, chữ viết phải rõ ráng
ĐIỂM 1,0: -Hiểu đúng đề bài, nội dung đầy đủ nhưng còn sơ lược
	 -Bố cục hợp lí, diễn đạt chưa trôi chảy nhưng có đủ ý.
 -Không mắc quá nhiều lỗi trong cách diễn đạt
ĐIỂM 00,0: Sai lạc về nội dung lẫn phương pháp
Giáo viên dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các mức điểm còn lại
---------------------------------------------------------HẾT-------------------------------------

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020_20.docx