Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Thái Thủy

Câu 3: (0,5 điểm)

Tìm trong đoạn văn thứ hai của văn bản : 01 từ ghép và 01 từ láy ?

Câu 4: (0,75 điểm)

Bức tranh Đắc-gờ-lớt vẽ có gì khác lạ so với tranh của các bạn?

Câu 5 : (0,75 điểm)

Vì sao bức tranh ấy được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương”?

Câu 6 : (1,0 điểm)

 “Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Đắc-gờ-lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương”. Còn em, từ câu chuyện trên em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống?

 

docx 6 trang phuongnguyen 22/07/2022 7660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Thái Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Thái Thủy

Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Thái Thủy
PHÒNG GD-ĐT LỆ THỦY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I 
TRƯỜNG THCS THÁI THỦY MÔN: NGỮ VĂN 6 (Thời gian 90 phút)
 NĂM HỌC 2021 - 2022
Đề 1
I/ PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) 
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Bàn tay yêu thương
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lớt: bức tranh vẽ một bàn tay.
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán: "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại: "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lớt cười ngượng nghịu: "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".
Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lớt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Đắc-gờ- lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
(Quà tặng cuộc sống)
Câu 1: ( 0,5 điểm) 
Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? 
Câu 2: ( 0,5 điểm)
Cô bé Đắc-gờ- lớt có hoàn cảnh như thế nào ? 
Câu 3: (0,5 điểm)
Tìm trong đoạn văn thứ hai của văn bản : 01 từ ghép và 01 từ láy ? 
Câu 4: (0,75 điểm)
Bức tranh Đắc-gờ-lớt vẽ có gì khác lạ so với tranh của các bạn? 
Câu 5 : (0,75 điểm) 
Vì sao bức tranh ấy được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương”?
Câu 6 : (1,0 điểm)
 “Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Đắc-gờ-lớt bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương”. Còn em, từ câu chuyện trên em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống? 
III/ LÀM VĂN (6,0 điểm)
	Em hãy kể lại một trải nghiệm sâu sắc về người bạn thân khiến em xúc động và nhớ mãi./.
PHÒNG GD-ĐT LỆ THỦY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I 
TRƯỜNG THCS THÁI THỦY MÔN: NGỮ VĂN 6 (Thời gian 90 phút)
 NĂM HỌC 2021 - 2022
Đề 2
I/ PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) 
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
 Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. 
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: 
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. 
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
 - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. 
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. 
 (Theo Tuốc- ghê- nhép)
Câu 1: ( 0,5 điểm) 
Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? 
Câu 2: ( 0,5 điểm)
Người ăn xin được miêu tả qua những chi tiết nào nào ? 
Câu 3: (0,5 điểm)
Tìm trong đoạn 1 của văn bản : 01 từ láy và 1 từ ghép ? 
Câu 4: (0,75 điểm)
Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
Câu 5 (0,75 điểm). 
Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì tới độc giả?
Câu 6 (1,0 điểm). 
Từ câu chuyện trên, em hãy trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống.
III/ LÀM VĂN (6,0 điểm)
	Em hãy kể lại một trải nghiệm sâu sắc về người bạn thân khiến em xúc động và nhớ mãi./.
Hướng dẫn chấm đề 2
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
 I
Phần đọc hiểu
4,0
1
- Ngôi kể thứ ba
0,5
2
- Người ăn xin “đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi”.
0,5
3
Yêu cầu HS chỉ ra đúng 02 từ láy, 02 từ ghép:
- Từ láy: giàn giụa; tả tơi.
- Từ ghép: đỏ hoe, tái nhợt, áo quần,
0,25
0,25
4
- Đây là dạng câu hỏi mở, mỗi học sinh có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng cần diễn đạt hợp lí, phù hợp dựa trên nội dung văn bản. Giám khảo căn cứ để cho điểm tối đa. 
Gợi ý: Vì cậu bé nhận được lời cảm ơn từ ông lão và ông lão nhận được sự đồng cảm, yêu thương từ cậu bé.
0,25
0,5
5
 - Đây là dạng câu hỏi mở, mỗi học sinh có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng cần diễn đạt hợp lí, phù hợp dựa trên nội dung văn bản. Giám khảo căn cứ để cho điểm tối đa. 
Gợi ý:Cần yêu thương, chia sẽ đồng cảm với mọi người đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh..
 0,25
0,25
0,25
6
- Đây là dạng câu hỏi mở, mỗi học sinh có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng cần diễn đạt hợp lí, phù hợp dựa trên nội dung văn bản. Giám khảo căn cứ để cho điểm tối đa. 
Gợi ý:- Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, chúng ta nên yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ họ
- Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.
- Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.
0,5
0,5
 II
Làm văn
6,0
 Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.
a/ Đảm bảo cấu trúc của bài văn với các phần Mở bài, Thân bài, kết bài theo yêu cầu
0,5
b/ Xác định đúng vấn đề
0,5
 c/ Triển khai các vấn đề theo yêu cầu: 
a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật và trải nghiệm: Người bạn thân tên là gì, bạn thân từ bé hay mới quen biết; trải nghiệm gì sâu sắc về tình bạn: về món quà bạn tặng và lời nói chia tay bất ngờ
b. Thân bài:
- Kể khái quát những đặc điểm, ngoại hình, tính cách của bạn
- Kể lại kỉ niệm về người bạn thân khiến em xúc động, nhớ mãi: diễn biến của câu chuyện theo trình nhất định (tự thời gian, không gian, các sự việc đã sắp xếp theo trình tự hợp lí chưa, làm nổi bật nhân vật, sự việc chính)
+ Kỉ niệm gì? (chọn bất kì một kỉ niệm sâu sắc như được bạn giúp đỡ, mắc lỗi với bạn, hiểu lầm, hoặc được bạn tặng món quà ấp ủ từ lâu...
+ Kỉ niệm diễn ra theo trình tự thời gian: trong buổi tổng kết năm học lớp 5, lúc nhặt cánh phượng làm trò chơi, lúc bạn tặng truyện, chia tay...
+ Không gian: sân trường, ghế đá, hoa phượng rơi....
+ Kỉ niệm ấy diễn ra như thế nào? (em rơi vào hoàn cảnh nào? Bạn đã làm gì cho em hoặc ngược lại, để em cảm nhận được tình bạn. Biết bộ lộ cảm xúc của mình về trước, trong, sau khi sự việc diễn ra. 
- Bài học sâu sắc nhận ra: Ý nghĩa của tình bạn là yêu thương, chia sẻ, chấp nhận sự khắc nghiệt của hoàn cảnh, biết ước mơ hướng tới tương lai tốt đẹp
c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người bạn thân và kỉ niệm.
0,5
0,5
2,0
 0,5
* Yêu cầu HS phải biết lựa chọn kỉ niệm sao cho đặc sắc nhất. Bài viết có sử dụng ngôi kể hợp lí, có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp.
d/ Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo quy tắc chính tả, ngữ pháp
e/ Sáng tạo: Biết so sánh, vận dụng, liên hệ một cách thuyết phục . Văn viết giàu hình ảnh cảm xúc 
0,5
1,0
Hướng dẫn chấm đề 1
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
 I
Phần đọc hiểu
4,0
1
- Ngôi kể: thứ 3
0,5
2
- Hoàn cảnh Đắc- gờ- lớt: là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo.
0,5
3
Yêu cầu HS chỉ ra đúng 02 từ ghép, 02 từ láy.
- Từ ghép: bàn tay, hình ảnh, nông dân 
- Từ láy: thon thả, xôn xao.
0,25
0,25
4
 Bức tranh của Đắc- gờ- lớt vẽ khác lạ với tranh các bạn:
- Các bạn em có thể vẽ những gói quà, li kem, hoặc những món đồ chơi mà các bạn yêu thích.
- Còn bức tranh em vẽ là một bàn tay. Đó là bức tranh rất khác lạ, gây tò mò cho cả lớp.
0,25
0,5
5
 Bức tranh được coi là một biểu tượng của tình yêu thương vì:
- Bức tranh vẽ điều mà Đắc gờ lớt yêu thích nhất: bàn tay cô giáo.
- Bức tranh bày tỏ lòng biết ơn, tình yêu thương của Đắc gờ lớt tới cô giáo.
- Bức tranh thể hiện tình cảm dìu dắt yêu thương cô giáo dành cho học sinh của mình.
 0,25
0,25
0,25
6
- HS tự do thể hiện điều ý nghĩa mà mình cảm nhận được từ câu chuyện.
- Việc cần làm với những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh khó khăn là không kì thị, xa lánh ; cần đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ họ từ những việc nhỏ nhất...
0,5
0,5
 II
Làm văn
6,0
 Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.
a/ Đảm bảo cấu trúc của bài văn với các phần Mở bài, Thân bài, kết bài theo yêu cầu
0,5
b/ Xác định đúng vấn đề
0,5
 c/ Triển khai các vấn đề theo yêu cầu: 
a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật và trải nghiệm: Người bạn thân tên là gì, bạn thân từ bé hay mới quen biết; trải nghiệm gì sâu sắc về tình bạn: về món quà bạn tặng và lời nói chia tay bất ngờ
b. Thân bài:
- Kể khái quát những đặc điểm, ngoại hình, tính cách của bạn
- Kể lại kỉ niệm về người bạn thân khiến em xúc động, nhớ mãi: diễn biến của câu chuyện theo trình nhất định (tự thời gian, không gian, các sự việc đã sắp xếp theo trình tự hợp lí chưa, làm nổi bật nhân vật, sự việc chính)
+ Kỉ niệm gì? (chọn bất kì một kỉ niệm sâu sắc như được bạn giúp đỡ, mắc lỗi với bạn, hiểu lầm, hoặc được bạn tặng món quà ấp ủ từ lâu...
+ Kỉ niệm diễn ra theo trình tự thời gian: trong buổi tổng kết năm học lớp 5, lúc nhặt cánh phượng làm trò chơi, lúc bạn tặng truyện, chia tay...
+ Không gian: sân trường, ghế đá, hoa phượng rơi....
+ Kỉ niệm ấy diễn ra như thế nào? (em rơi vào hoàn cảnh nào? Bạn đã làm gì cho em hoặc ngược lại, để em cảm nhận được tình bạn. Biết bộ lộ cảm xúc của mình về trước, trong, sau khi sự việc diễn ra. 
- Bài học sâu sắc nhận ra: Ý nghĩa của tình bạn là yêu thương, chia sẻ, chấp nhận sự khắc nghiệt của hoàn cảnh, biết ước mơ hướng tới tương lai tốt đẹp
c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người bạn thân và kỉ niệm.
0,5
0,5
2,0
 0,5
* Yêu cầu HS phải biết lựa chọn kỉ niệm sao cho đặc sắc nhất. Bài viết có sử dụng ngôi kể hợp lí, có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp.
d/ Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo quy tắc chính tả, ngữ pháp
e/ Sáng tạo: Biết so sánh, vận dụng, liên hệ một cách thuyết phục . Văn viết giàu hình ảnh cảm xúc 
0,5
1,0
Duyệt của chuyên môn Tổ trưởng Người ra đề
Nguyễn Thị Duyên Lê Thị Khánh Hoàn Hoàng Thị Hường

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2021_2022_truong.docx