Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn 7, 8

I. Đọc - hiểu: (3.0 điểm)

Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:

 CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

 (Trích: Ngữ văn 7- Tập I)

Câu 1: Tác giả của bài thơ trên là ai? Bài thơ được làm theo thể thơ nào? (1.0 điểm)

Câu 2: Bài thơ sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng nào? (1.0 điểm)

Câu 3: Nêu nội dung của bài thơ? (1.0 điểm)

 

docx 6 trang phuongnguyen 68420
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn 7, 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn 7, 8

Đề kiểm tra cuối kì I môn Ngữ văn 7, 8
ĐỀ:
I. Đọc - hiểu: (3.0 điểm)
Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
 CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
 (Trích: Ngữ văn 7- Tập I)
Câu 1: Tác giả của bài thơ trên là ai? Bài thơ được làm theo thể thơ nào? (1.0 điểm)
Câu 2: Bài thơ sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng nào? (1.0 điểm)
Câu 3: Nêu nội dung của bài thơ? (1.0 điểm)
II. Tạo lập văn bản: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) 
 Qua bài thơ trên em có cảm nhận gì về tình yêu thiên nhiên của Bác Hồ (trình bày đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng).
Câu 2: (5.0 điểm) Cảm nghĩ của em về bài thơ: “Cảnh khuya”.
HƯỚNG DẪN CHẤM: 
STT
Hướng dẫn nội dung
Điểm
I. Đọc - hiểu
1.
- Tác giả: Hồ Chí Minh (nếu HS nêu những tên gọi khác của Hồ Chí Minh thì không ghi điểm)
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
0.5
0.5
2.
- Học sinh phải chỉ ra các biện pháp tu từ cụ thể:
+ Tiếng suối như tiếng hát; cảnh khuya như vẽ (So sánh)
+ Lồng lồng; chưa ngủchưa ngủ (Điệp ngữ)
0.5
0.5
3.
Nội dung: 
 Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu nước sâu nặng của Hồ chí Minh. 
(Nếu học sinh chỉ nêu được một nội dung thì ghi 0,5 điểm) 
1.0
II. Tạo lập văn bản
1.
- Viết đúng đoạn văn theo yêu cầu, trình bày rõ ràng, mạch lạc, sáng tạo.
- Trình bày được cảm nhận về tình yêu thiên nhiên của Bác Hồ trong một đêm trăng đẹp ở chiến khu Việt Bắc.
1.0
1.0
2.
 Học sinh trình bày thành một bài văn hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đảm bảo yêu cầu bài văn, có thể hiện kỹ năng: xây dựng đoạn, tách đoạn, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy theo một trình tự hợp lí, có tính sáng tạo.
1.0
A. Mở bài: 
- Giới thiệu những hiểu biết về Hồ Chí Minh
- Giới thiệu bài thơ "Cảnh khuya" và cảm nghĩ khái quát
về bài thơ.
1.0
B. Thân bài: 
 Phát biểu cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt
Bắc:
+ Âm thanh của tiếng suối được miêu tả giống như âm thanh
của tiếng hát xa. 
+ Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa: Điệp từ lồng, tạo
nên một bức tranh lung linh, huyền ảotạo nên một bức tranh đêm trăng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Hai câu sau: 
+ Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng
+ Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp
làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do
thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến
của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
=> Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con người thi sĩ và con người chiến sĩ kiên cường trong Bác. Thể hiện tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà.
1.0
1.0
C. Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt thật đẹp và hay có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần
trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
1.0
Lưu ý: Tùy theo sự diễn đạt của học sinh, tôn trọng sự sáng tạo của các em mà thầy (cô) ghi điểm cho hợp lí.
II.ĐỀ:
I/ PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm) 
 Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
 ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
 (Phan Châu Trinh - Sách Ngữ văn 8, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu 1: (1.0 điểm) Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? 
Câu 2: (1.0 điểm) Nói quá là gì? Hãy xác định phép tu từ nói quá có trong hai câu thơ sau:
“Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.”
Câu 3: (1.0 điểm) Qua bài thơ, em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào? (Không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc) 
II/ PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN: (7.0 ĐIỂM)
Câu 1: (2.0 điểm) Từ văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 (Tập 1), hãy viết một đoạn văn (từ 10 đến 12 dòng) trình bày giải pháp của em nhằm hạn chế tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường.
Câu 2: (5.0 điểm) Thuyết minh về cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1.
III.HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I.
PHẦN ĐỌC HIỂU
 Văn bản “Đập đá ở Côn lôn” của Phan Châu Trinh
3.0
1
- Bài thơ được viết theo thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật 
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được Phan Châu Trinh viết trong thời gian bị bắt đày ra Côn Lôn (Côn Đảo) (1908-1910)
0.5
0.5
2
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
- Hãy xác định phép tu từ nói quá có trong hai câu thơ sau:
“đánh tan năm bảy đống,
và “đập bể mấy trăm hòn.”
0.5
0.25
0.25
3
 Qua bài thơ, em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo: Trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt của thực dân Pháp, người tù buộc phải làm công việc lao động khổ sai hết sức cực nhọc.
1.0
II.
PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN
1.
 Từ văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 (Tập 1), hãy viết một đoạn văn (từ 10 đến 12 dòng) trình bày giải pháp của em nhằm hạn chế tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường.
2.0
a. Về hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn, có câu mở đoạn, những câu phát triển đoạn và kết đoạn.
- Đảm bảo số dòng (từ 10 đến 12 dòng) (không đảm bảo số dòng theo yêu cầu thì GV đánh giá ½ số điểm của yêu cầu này)
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
- Xác định đúng vấn đề: trình bày giải pháp của em nhằm hạn chế tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường.
0.5
b. Về nội dung: 
 Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: HS có thể viết theo nhiều cách, dưới đây là một số ý định hướng:
- Giới thiệu văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”: Văn bản đã thuyết minh, phân tích đầy sức thuyết phục về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông và đề ra những giải pháp, hành động có thể cải thiện môi trường sống, để bảo vệ Trái đất.
- Tác hại của bao bì ni lông: không chỉ làm ô nhiễm môi trường mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
- Giải pháp: 
+ Thay đổi thói quen dùng bao ni lông bằng việc dùng các vật dụng khác thay thế (giấy, lá); giặt, phơi khô để dùng lại
+ Tuyên truyền về tác hại của bao ni lông, kêu gọi mọi người hạn chế sử dụng và vứt bao ni lông bừa bãi,
c. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề yêu cầu.
 Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để đánh giá cho phù hợp
1.0
0.5
2.
Thuyết minh về cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1.
5.0
a. Về hình thức:
 - Biết thực hành viết một bài văn thuyết minh có bố cục chặt chẽ
- Biết vận dụng tri thức đúng đối tượng yêu cầu. 
- Linh hoạt trong việc sử dụng phương pháp thuyết minh.
- Lời văn trong sáng; câu, từ chính xác, hợp lí, đúng chính tả, ngữ pháp, dễ hiểu. 
- Có sự liên kết chặt chẽ giữa các ý, rõ ràng, mạch lạc.
- Xác định đúng đối tượng thuyết minh: cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1
0.5
b. Về nội dung:
 Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách, dưới đây là một số gợi ý định hướng cho việc chấm bài: 
- Giới thiệu chung về quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1.
- Lần lượt thuyết minh các đặc điểm nổi bật của cuốn sách:
+ Nguồn gốc: Nơi xuất bản, do những ai biên soạn......;
+ Đặc điểm, bố cục : Về kích thước hình dáng (ví dụ: chiều cao, bề dày, chiều rộng......).
. Mô tả khái quát về quyển sách giáo khoa từ ngoài vào trong (ví dụ: bên ngoài được trang trí như thế nào màu sắc ra sao in hình gì....).
. Sau khi giới thiệu xong từ bên ngoài ta bắt đầu mô tả bên trong sách như:
 Sách gồm bao nhiêu trang; được chia thành mấy phần (phần văn bản, tiếng Việt.....)
 Mỗi phần lớn lại chia thành bao nhiêu mục nhỏ, nội dung của mỗi mục ra sao.
+ Cách sử dụng và bảo quản:
 . Chúng ta phải giữ gìn bảo quản sách thế nào cho nó khỏi hư hỏng (ví dụ: phải bọc sách dán nhãn ....)
. Không nên vứt hoặc ném vì có thể làm hỏng sách, không vẽ bậy, tẩy xóa, gấp trên sách
- Khẳng định lại ý nghĩa của quyển sách đối với giáo viên, học sinh.
- HS sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ độc đáo riêng của cá nhân.
0.5
3.0
0.5
0.5

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_ngu_van_7_8.docx