Đề kiểm tra đánh giá giữa học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021

Phần I (6 điểm):

 Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, cuộc đời; thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ. Trong bài thơ có câu:

“Ta làm con chim hót”

(Sách Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

1. Chép bảy dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ thứ 4 và thứ 5 của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ đó.

2. Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ em vừa chép.

3. Từ đoạn thơ vừa chép, em hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu làm rõ khát vọng được sống có ích, cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải. Trong đoạn văn có sử dụng một phép nối và một lời dẫn trực tiếp. (Gạch chân, chú thích rõ từ ngữ dùng để nối và lời dẫn trực tiếp).

4. Một bài thơ trong chương trình Ngữ văn THCS cũng nói lên ước muốn làm các sự vật nhỏ bé, khiêm nhường của tác giả. Nêu tên bài thơ đó và tên tác giả.

Phần II (4 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

 “Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi:“Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9999 đô la”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.”

(Sách Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Ghi lại một câu văn có chứa lời dẫn trực tiếp.

 

docx 5 trang phuongnguyen 25/07/2022 5120
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đánh giá giữa học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra đánh giá giữa học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra đánh giá giữa học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HK II
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
 Mức độ
 Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng
cao
Tổng 
Phần I: Ngữ liệu trong văn bản
- Trình bày được thông tin về tác phẩm
- Chép thuộc đoạn thơ
- Xác định đúng một đơn vị kiến thức Tiếng Việt
- Liên hệ được tác phẩm có điểm tương đồng
- Cảm thụ về chi tiết nghệ thuật
Viết một đoạn văn cảm nhận về một đoạn thơ trong tác phẩm, có yêu cầu về Tiếng Việt 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
3
1.25đ
12.5%
2
1.25đ
12.5%
1
3,5đ
35%
6
6đ
60%
Phần II: Ngữ liệu trong phần Tiếng Việt, Làm văn
- Nêu được PTBĐ chính của văn bản
- Nhận biết được kiến thức Tiếng Việt trong ngữ liệu
- Cảm thụ được ý nghĩa của chi tiết trong ngữ liệu
Tạo lập được văn bản nghị luận xã hội nói về một vấn đề liên quan đến ngữ liệu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1đ
10%
1
1đ
10%
1
2đ
20%
4
4đ
40%
Tổng 
5
2.25đ
22.5%
3
2,25đ
22.5%
1
3,5đ
35%
1
2đ
20%
10
10đ
100%
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HK II 
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề kiểm tra gồm: 01 trang)
Phần I (6 điểm): 
	Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, cuộc đời; thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ. Trong bài thơ có câu:
“Ta làm con chim hót”
(Sách Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
1. Chép bảy dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ thứ 4 và thứ 5 của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ đó. 
2. Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ em vừa chép.
3. Từ đoạn thơ vừa chép, em hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu làm rõ khát vọng được sống có ích, cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải. Trong đoạn văn có sử dụng một phép nối và một lời dẫn trực tiếp. (Gạch chân, chú thích rõ từ ngữ dùng để nối và lời dẫn trực tiếp).
4. Một bài thơ trong chương trình Ngữ văn THCS cũng nói lên ước muốn làm các sự vật nhỏ bé, khiêm nhường của tác giả. Nêu tên bài thơ đó và tên tác giả.
Phần II (4 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
	“Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi:“Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9999 đô la”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.”
(Sách Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Ghi lại một câu văn có chứa lời dẫn trực tiếp.
2. Ở đoạn trích trên, tại sao trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi:“Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9999 đô la”?
3. Từ ý nghĩa của câu chuyện trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tri thức.
................................ Hết ...................................
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HK I 
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
I. Hướng dẫn chung
- Tổng điểm toàn bài là tổng điểm thành phần không làm tròn số, lẻ đến 0,25 điểm
II. Đáp án và thang điểm:
Phần I (6 điểm)
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
(1đ)
- Chép hoàn chỉnh 2 khổ thơ 
( Chép sai 2 lỗi trừ 0.25 điểm, thiếu 1 dòng thơ không cho điểm)
- Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 11/1980, khi đất nước đã thống nhất và đang bước vào giai đoạn xây dựng cuộc sống mới. Khi này nhà thơ đang bị ốm nặng và 1 tháng sau khi sáng tác bài thơ, ông đã qua đời.
0.5
0.5
2
(1đ)
- Hình ảnh ẩn dụ: mùa xuân nho nhỏ
- Ý nghĩa:
 + Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
 + Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung
0.25
0.25
0.5
3
(3.5đ)
a/ Về hình thức: (1,5 điểm)
- Đoạn văn đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Đúng đoạn văn quy nạp.
- Gạch chân, chú thích rõ 1 từ ngữ nối và 1 lời dẫn trực tiếp
b/ Về nội dung: (2 điểm) 
 Học sinh biết bám sát ngữ liệu và khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ...) để làm rõ khát vọng được sống có ích, cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải:
- Điều tâm niệm của nhà thơ là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
 + Hình ảnh thơ tự nhiên giàu sức gợi tả, tác giả dùng những hình ảnh của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình: làm một tiếng chim hót trong rộn rã tiếng chim ca, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương sắc, một nốt trầm âm thầm, lặng lẽ để nhập vào khúc ca tiếng hát của nhân dân.
 + Những hình ảnh ấy được nhắc tới ở khổ thơ đầu, lặp lại ở khổ thơ này trong giọng thơ êm ái, ngọt ngào mang ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên.
→ Ước nguyện giản dị, đơn sơ, cao đẹp. 
 + Điệp từ “ta” như một lời khẳng định về ước nguyện chân thành, giản dị của tác giả. 
 + Đại từ “tôi” ở đầu bài thơ, đến khổ thơ này đã chuyển thành “ta”. Đó là sự chuyển từ cái tôi cá nhân nhỏ bé hòa với cái ta chung của cộng đồng, nhân dân, đất nước. Có lẽ, điều tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ, mà của biết bao thế hệ người Việt Nam đang sống và cống hiến cho đất nước.
- Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp: sống cống hiến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý nhất của mình dù là nhỏ bé, một cách lặng lẽ, khiêm tốn, không kể tuổi tác.
 + Hình ảnh ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ” thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân nhỏ, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước.
 + Phép đảo ngữ “lặng lẽ dâng cho đời” cùng cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chân thành, khiêm nhường của nhà thơ, cống hiến cho đời một cách tự nguyện, không khoa trương, không ồn ào mà âm thầm, lặng lẽ.
 + Điệp ngữ “dù là”, hoán dụ “tuổi hai mươi” ( tuổi trẻ mạnh mẽ, đầy sức sống), “tóc bạc” ( tuổi già) -> Khiến âm điệu câu thơ tha thiết, sâu lắng; Nhấn mạnh ước nguyện cống hiến suốt đời của tác giả bất chấp thời gian, tuổi tác.
0.5
0.5
0.5
1
1
4
(0.5đ)
- Bài thơ: Viếng lăng Bác
- Tác giả: Viễn Phương
0.25
0.25
Phần II: 4 điểm
1
(1đ)
- PTBĐ chính: Nghị luận
- Ghi lại chính xác một câu văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp
0,5
0,5
2
(1đ)
Trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi:“Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9999 đô la” vì:
 - Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la: vì vạch một đường thẳng là việc làm đơn giản, ai cũng thực hiện được nên chỉ cần tiền công bình thường.
 - Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9999 đô la: Việc tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy không phải là việc làm đơn giản, dễ dàng, mà nó đòi hỏi con người phải có tri thức, tài năng nên cần phải được trả công xứng đáng.
0,5
0,5
3
(2đ)
a/ Hình thức: Văn bản khoảng 2/3 trang giấy thi, diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả (Nếu văn bản dài quá hoặc ngắn quá thì trừ hết điểm hình thức)
b/ Nội dung: Nêu được một số ý sau:
* Đặt vấn đề: nêu khái quát về tầm quan trọng của tri thức
* Giải quyết vấn đề:
- Giải thích: 
 + Tri thức, theo nghĩa hẹp, là kiến thức mỗi người tích lũy được ở các lĩnh vực khác nhau nhờ học tập, rèn luyện và suy nghĩ.
 + Theo nghĩa rộng, tri thức có thể hiểu là vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, của nhân loại nói chung.
- Biểu hiện: Người có tri thức là người đã tích lũy được một lượng kiến thức để làm việc và sáng tạo.
- Ý nghĩa: Sức mạnh của tri thức:
 + Tri thức làm thay đổi thế giới: Nhờ có tri thức mà con người có thể tách mình ra khỏi thế giới loài vật hoang dã trở thành loài người văn minh 
 + Nhờ có tri thức mà cuộc sống của con người không ngừng phát triển, xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ.
 + Tri thức giúp chúng ta hoàn thiện bản thân, tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động xã hội. 
 + Góp phần đem lại thành công cho mỗi người
- Bàn luận, mở rộng vấn đề: Trên thực tế, ta vẫn thấy nhiều bạn trẻ chỉ mải mê ăn chơi, đua đòi mà không học hành, tích lũy kiến thức => Phê phán, lên án những trường hợp đó.
- Liên hệ bản thân: 
 + Nhận thức được tầm quan trọng của tri thức
 + Phải biết tự giác học tập để tích lũy kiến thức
 + Vận dụng tri thức vào thực tế cuộc sống
* Kết thúc vấn đề
* Lưu ý: Khuyến khích HS có lối viết sáng tạo, thể hiện được lập luận riêng.
0.5
 1.5

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_danh_gia_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_9_nam_hoc_20.docx