Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn 6 - Trường THCS Hoa Hồng Bạch

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 “Một hôm có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. Chàng từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lí Thông.

Bấy giờ, trong vùng có con chằn tinh, có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người. Quan quân đã nhiều lần đến bổ vây định diệt trừ nhưng không thể làm gì được. Dân phải lập cho nó miếu thờ, hằng năm nạp một mạng người cho chằn tinh ăn thịt để nó đỡ phá phách.

Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay. Chiều hôm đó, chờ Thạch Sanh kiếm củi về, Lý Thông dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo:

- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó đi thay anh, đến sáng thì về.

Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay.

 (SGK Ngữ văn 6, Cánh diều, trang 19 - 20)

 Câu 1(1 điểm): Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

 

docx 3 trang phuongnguyen 22/07/2022 23140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn 6 - Trường THCS Hoa Hồng Bạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn 6 - Trường THCS Hoa Hồng Bạch

Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn 6 - Trường THCS Hoa Hồng Bạch
PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS HOA HỒNG BẠCH Môn: Ngữ văn 6
 (Thời gian làm bài 90 phút)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 “Một hôm có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. Chàng từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lí Thông.
Bấy giờ, trong vùng có con chằn tinh, có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người. Quan quân đã nhiều lần đến bổ vây định diệt trừ nhưng không thể làm gì được. Dân phải lập cho nó miếu thờ, hằng năm nạp một mạng người cho chằn tinh ăn thịt để nó đỡ phá phách.

Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay. Chiều hôm đó, chờ Thạch Sanh kiếm củi về, Lý Thông dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo:
-	Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó đi thay anh, đến sáng thì về.
Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay..
 (SGK Ngữ văn 6, Cánh diều, trang 19 - 20)
 Câu 1(1 điểm): Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0,5): Chỉ ra chi tiết thần kì trong đoạn trích trên.
Câu 3 (1 điểm): Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về bản chất hai nhân vật Lí Thông, Thạch Sanh? 
Câu 4 (0,5): Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân trong cách ứng xử với mọi người?
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN
Câu 1(2 điểm): Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết tiếng đàn thần trong truyện cổ tích Thạch Sanh
Câu 2 (5 điểm): Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy (cô ) ở tiểu học.
PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS HOA HỒNG BẠCH Môn: Ngữ văn 6
 (Thời gian làm bài 90 phút)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?
 	Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. 
Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:
- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. []
Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:
- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?.”
 (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)
Câu 1(0,5 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 2 (0,5 điểm): Theo em, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì? 
Câu 3(1 điểm): Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?
Câu 4 (1 điểm): Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào? Ở tuổi cắp sách đến trường, em nghĩ tuổi thơ cần những gì? 
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN
Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn ngắn (5-6 câu) trình bày cảm nhận của em về người mẹ trong bài thơ “về thăm mẹ” của nhà thơ Trương Nam Khương trong đó có sử dụng ít nhất 2 từ láy (chỉ ra 2 từ láy em sử dụng).
Câu 2 (5 điểm): Kể lại kỉ niệm một lần em bị ốm và được mẹ ân cần chăm sóc.
PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS HOA HỒNG BẠCH Môn: Ngữ văn 6
 (Thời gian làm bài 90 phút)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
 Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
 Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
 Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
 Mang theo truyện cổ tôi đi
 Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa 
 Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
 (Trích Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ)
Câu 1(0,25 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2(0,75 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 3(1 điểm): Hãy liệt kê ít nhất hai câu tục ngữ, ca dao được gợi ra trong đoạn thơ.
Câu 4(1 điểm): Em có đồng tình với quan niệm của tác giả trong hai câu thơ: Chỉ còn chuyện cổ thiết tha /Cho tôi nhận mặt ông cha của mình không? Vì sao ?
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN
Câu 1: (2 điểm) Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta? Hãy trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5-6 dòng).
Câu 2 (5 điểm): Truyện cổ tích Thạch Sanh là bài ca về những chiến công. Trong vai chàng dũng sĩ Thạch Sanh hãy kể lại 2 chiến công mà em nhớ nhất.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_6_truong_thcs_hoa_hong.docx