Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2021-2022
I. ĐỌC - HIỂU: (5.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu ạ ! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Tuốc-ghê-nhép)
Câu 1 (1.0 điểm). Xác định ngôi kể, phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (1.0 điểm). Xác định tình thái từ và nêu tác dụng của tình thái từ đó trong câu “- Xin ông đừng giận cháu ạ !”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2021-2022
TRƯỜNG THCS ĐỀ CHÍNH THỨC PHAN CHÂU TRINH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 - NĂM HỌC 2021 - 2022 Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian giao đề) I. ĐỌC - HIỂU: (5.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi. NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu ạ ! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Tuốc-ghê-nhép) Câu 1 (1.0 điểm). Xác định ngôi kể, phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 (1.0 điểm). Xác định tình thái từ và nêu tác dụng của tình thái từ đó trong câu “- Xin ông đừng giận cháu ạ !”. Câu 3 (1.0 điểm). Tìm từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn “Ông nhìn tôi chăm chăm ()” và “Khi ấy, tôi chợt hiểu ra ()”. Câu 4 (1.0 điểm). Nêu nội dung của văn bản. Câu 5 (1.0 điểm). Có tiền mới thể hiện được tình yêu thương. Ý kiến của em như thế nào? II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (5.0 điểm) Kể lại một lần em thể hiện tình yêu thương của mình với một người nào đó (chú ý sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể). -----HẾT----- TRƯỜNG THCS PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. (Một bài làm đạt điểm tối đa có thể vẫn còn có những sai sót nhỏ). - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I.ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung, yêu cầu cần đạt Điểm 1 (1.0 đ) Xác định ngôi kể, phương thức biểu đạt chính của văn bản . -Ngôi kể: Ngôi thứ nhất. 0.5 -Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 0.5 2 (1.0 đ) Xác định tình thái từ và nêu tác dụng của tình thái từ đó trong câu “- Xin ông đừng giận cháu ạ !”. Tình thái từ: ạ 0.5 Tác dụng: Biểu thị sắc thái tình cảm: lễ phép 0.5 3 (1.0 đ) Tìm từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn “Ông nhìn tôi chăm chăm ()” và “Khi ấy, tôi chợt hiểu ra ()”. Khi ấy 1.0 4 (1.0 đ) Nêu nội dung của văn bản. HS trả lời theo ý mình, có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo được ý sau (GV cần linh hoạt ghi điểm, tùy theo ý HS trả lời): Sự đồng cảm, sẻ chia yêu thương giữa những con người nghèo khổ với nhau. 1.0 5 (1.0 đ) Có tiền mới thể hiện được tình yêu thương. Ý kiến của em như thế nào? HS có ý kiến riêng của mình, miễn sao lí giải hợp lí. Tùy theo mức độ trả lời của HS mà GV ghi điểm. Chẳng hạn: -Không đồng ý hoàn toàn. -Tiền là quan trọng song tinh thần (tình cảm) cũng quan trọng không kém. 1.0 II.TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm) Kể lại một lần em thể hiện tình yêu thương của mình với một người nào đó (chú ý sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể). Tiêu chí đánh giá Điểm *Yêu cầu chung: - HS sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, cách kể chuyện hấp dẫn, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với các yếu tố miêu tả và biểu cảm. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu chung được câu chuyện; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau, có mở đầu – diễn biến – kết thúc; phần kết bài: thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của cá nhân. 0.25 b.Xác định đúng câu chuyện cần kể: Kể lại một lần em thể hiện tình yêu thương của mình với một người nào đó (chú ý sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể). 0.25 c.Triển khai câu chuyện: Vận dụng tốt kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: c1. Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc . 0.5 c2. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện: Sự việc mở đầu -> sự việc phát triển -> sự việc cao trào. - Hoàn cảnh xảy ra sự việc: + Thời gian, địa điểm. + Khi đó em đang làm gì? + Em gặp sự việc gì? +Em thấy ai, ở đâu, họ như thế nào? -Sự biểu hiện tình yêu thương của em với người đó: +Em có suy nghĩ gì? +Những biểu hiện yêu thương của em dành cho người đó : Lời nói, cử chỉ, nét mặt, thái độ, hành động. + Sau khi em đã biểu hiện tình yêu thương, em đã giúp được gì cho họ? +Chân dung, tâm trạng của người đó và em sau khi đã thể hiện tình yêu thương như thế nào?) (Chú ý kể có nghệ thuật, sinh động, hấp dẫn; kết hợp miêu tả, biểu cảm hợp lí) 3.0 c3. Kết bài: Kể sự việc kết thúc (có thể nêu cảm nghĩ).. 0.5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, độc đáo, gây ấn tượng để tạo nên sức lay động, truyền cảm cho người đọc. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2021_2022.docx