Đề kiểm tra giữa kì II môn Địa lý 6 - Năm học 2021-2022

ĐỀ KIỂM TRA

Câu 1. Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là

A. sinh vật. B. biển và đại dương. C. sông ngòi. D. ao, hồ.

Câu 2. Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì

A. hình thành độ ẩm tuyệt đối. C. sẽ diễn ra hiện tượng mưa.

B. tạo thành các đám mây. D. diễn ra sự ngưng tụ.

Câu 3. Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là

A. con người đốt nóng. C. các hoạt động công nghiệp.

B. ánh sáng từ Mặt Trời. D. sự đốt nóng của Sao Hỏa.

Câu 4. Nhận định nào sau đây đúng về sự phân bố lượng mưa không đều trên Trái Đất theo vĩ độ?

A. Mưa nhiều ở cực và cận cực; mưa nhỏ ở vùng nhiệt đới và xích đạo.

B. Mưa nhất nhiều ở ôn đới; mưa ít ở vùng cận xích đạo, cực và cận cực.

C. Mưa rất lớn ở vùng nhiệt đới; không có mưa ở vùng cực và cận cực.

D. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.

 

docx 4 trang phuongnguyen 21960
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Địa lý 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kì II môn Địa lý 6 - Năm học 2021-2022

Đề kiểm tra giữa kì II môn Địa lý 6 - Năm học 2021-2022
Ngày soạn: 3/3/2022
Ngày kiểm tra:
 KIỂM TRA GIỮA KÌ II ĐỊA 6
Năm học 2021-2022
MA TRẬN ĐỀ 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
Nhiệt độ không khí. Mây và mưa
- Biết nguồn cung cấp hơi nước chính.
- Biết nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất.
- Trình bày được sự ngưng tụ hơi nước
- Trình bày đặc điểm phân bố lượng mưa trên TĐ theo vĩ độ.
- Tính nhiệt độ trung bình ngày của 1 địa điểm
Số điểm 1 =10 %
TN 2câu
TN 2 câu
TN 1 câu
Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu
- Nêu được biểu hiện của biến đổi khí hậu
- Kể tên các đới khí hậu trên TĐ
-Trình bày khái niệm về khí hậu
-Trình bày hệ quả sự nóng lên của TĐ
- Xác định Việt Nam thuộc đới khí hậu nhiệt đới
- ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu
- Đề xuất một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
Số điểm 1,4= 14 %
TN 2 câu
TN 2 câu
TN 2 câu
TN 1 câu
Thủy quyển. Vòng tuần hoàn lớn của nước
.- Nước phân bố chủ yếu trên TĐ là ở biển, đại dương
- Kể tên các thành phần của nước ngọt
- Trình bày đặc điểm di chuyển của lớp nước
- Các giai đoạn vòng tuần hoàn nhỏ của nước
Số điểm 0,8 = 8%
TN 2 câu
TN 2 câu
Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà
- Biết được vai trò của nước ngầm
- Biết con sông có chiều dài lớn nhất thế giới
- Trình bày được một số giá trị của nước sông, hồ
- Trình bày được vai trò của băng hà
- Quan sát hình ảnh, xác định các bộ phận của một dòng sông lớn
- Đề xuất một số biện pháp bảo vệ nước sông, hồ
Số điểm 1,2 = 12%
TN 2 câu
TN 2 câu
TN 1 câu
TN 1 câu
Biển và đại dương
- Biết được nguyên nhân sinh ra sóng là gió 
- Trình bày được nguyên nhân sinh ra các dòng biển
- Giải thích vì sao nước biển, đại dương có vị mặn
Số điểm 0,6 = 6% 
TN 1 câu
TN 1 câu
TN 1 câu
Tổng 5 = 50%
1,8 điểm = 18%
1,8 điểm = 18%
1 điểm = 10 %
0,4 điểm = 4%
ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1. Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là
A. sinh vật.  B. biển và đại dương. C. sông ngòi.  D. ao, hồ.
Câu 2. Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì
A. hình thành độ ẩm tuyệt đối. C. sẽ diễn ra hiện tượng mưa.
B. tạo thành các đám mây. D. diễn ra sự ngưng tụ.
Câu 3. Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là
A. con người đốt nóng. C. các hoạt động công nghiệp.
B. ánh sáng từ Mặt Trời. D. sự đốt nóng của Sao Hỏa.
Câu 4. Nhận định nào sau đây đúng về sự phân bố lượng mưa không đều trên Trái Đất theo vĩ độ?
A. Mưa nhiều ở cực và cận cực; mưa nhỏ ở vùng nhiệt đới và xích đạo.
B. Mưa nhất nhiều ở ôn đới; mưa ít ở vùng cận xích đạo, cực và cận cực.
C. Mưa rất lớn ở vùng nhiệt đới; không có mưa ở vùng cực và cận cực.
D. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.
Câu 5. Giả sử có một ngày ở thành phố A, người ta đo được nhiệt độ lúc 1 giờ được 170C, lúc 5 giờ được 260C, lúc 13 giờ được 370C và lúc 19 giờ được 320C. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?
A. 260C. B. 290C. C. 270C. D. 280C.
Câu 6. Khí hậu là hiện tượng khí tượng
A. xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi.
B. lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó.
C. xảy ra trong một ngày ở một địa phương.
D. xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.
Câu 7. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào trên Trái Đất?
A. Cận nhiệt. B. Nhiệt đới. C. Cận nhiệt đới. D. Hàn đới.
Câu 8. Một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu là
A. quy mô kinh tế thế giới tăng. C. thiên tai bất thường, đột ngột.
B. dân số thế giới tăng nhanh. D. thực vật đột biến gen tăng.
Câu 9. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là
A. tiết kiệm điện, nước. C. giảm thiểu chất thải.
B. trồng nhiều cây xanh. D. khai thác tài nguyên.
Câu 10. Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây?
A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.
B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.
C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
Câu 11. Nước trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở
A. biển và đại dương. C. ao, hồ, vũng vịnh.
B. các dòng sông lớn. D. băng hà, khí quyển.
Câu 12. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có 
A. nước ngầm, nước biển, nước sông và băng.
B. nước mặt, nước biển, nước ngầm và băng.
C. nước ngầm, nước ao hồ, sông suối và băng.
D. nước mặt, nước khác, nước ngầm và băng.
Câu 13. Nước luôn di chuyển giữa
A. đại dương, các biển và lục địa. C. lục địa, biển, sông và khí quyển.
B. đại dương, lục địa và không khí. D. lục địa, đại dương và các ao, hồ.
Câu 14. Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông?
A. Hơi nước. B. Nước ngầm. C. Nước hồ. D. Nước mưa.
Câu 15. Sông nào sau đây có chiều dài lớn nhất thế giới?
A. Sông I-ê-nit-xây. C. Sông Nin.
B. Sông Mis-si-si-pi. D. Sông A-ma-dôn.
Câu 16. Nước ở sông và hồ không có giá trị nào sau đây?
A. Thủy sản. B. Giao thông. C. Du lịch. D. Khoáng sản.
Câu 17: Để bảo vệ nguồn nước sông, hồ chúng ta cần
A. sử dụng hợp lí, tiết kiệm
B.vứt rác xuống sông, hồ
C. xử lí nước thải công nghiệp trước khi đưa ra môi trường.
D. tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường
Câu 18. Ở nước ta, vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu?
A. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 19. Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho
A. băng hai cực tăng. C. sinh vật phong phú.
B. mực nước biển dâng. D. thiên tai bất thường
Câu 20. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do
A. gió thổi. B. núi lửa. C. thủy triều. D. động đất.
Câu 21. Nước biển và đại dương có vị mặn (độ muối) là do
A. hoạt động sống các loài sinh vật trong biển và đại dương tiết ra.
B. các hoạt động vận động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra.
C. nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
D. các trận động đất, núi lửa ngầm dưới đấy biển, đại dương tạo ra.
Câu 22: Quan sát hình ảnh sau, cho biết một dòng sông lớn bao gồm những bộ phận nào?
A. ranh giới lưu vực, dòng chính 
B. chi lưu, phụ lưu 
C. phụ lưu, chi lưu, dòng chính
D. phụ lưu, chi lưu, dòng chính, ranh giới lưu vực 
Câu 23 .Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là do
A. tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở vùng vĩ độ thấp, trung bình.
B. sư chuyển động tự quay của Trái Đất và hướng chuyển động của Trái Đất.
C. sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng ngày càng lớn dần vào đầu, cuối tháng.
D. sự khác biệt về nhiệt độ và tỉ trọng của các lớp nước trong biển, đại dương.
Câu 24. Ý nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của băng hà?
A. cung cấp hơi nước cho khí quyển.
B. là nguồn nước thay thế khi nước sông bị ô nhiễm.
C. điều hòa nhiệt độ, cung cấp nước cho các dòng sông.
D. tham gia vòng tuần hoàn lớn của nước.
Câu 25. Vòng tuần hoàn nhỏ của nước bao gồm những giai đoạn nào sau đây?
A. Bốc hơi và nước rơi.
B. Bốc hơi và dòng chảy.
C. Thấm và nước rơi.
D. Nước rơi và dòng chảy.
ĐÁP ÁN
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
Đáp án
B
D
B
D
D
B
B
C
D
A
A
D
B
B
C
D
B
A
C
A
C
D
A
C
A

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_dia_ly_6_nam_hoc_2021_2022.docx