Bài tập ôn tập kỹ năng biểu đồ môn Địa lí

Câu 1. Để thể hiện sự thay đổi về quy mô của các đối tượng cùng nằm trong một tổng thể thì biểu đồ thích hợp nhất là

A.biểu đồ cột. B.biểu đồ kết hợp. C.biểu đồ cột chồng. D.biểu đồ đường.

Câu 2. Để thể hiện tình hình phát triển của một (hay nhiều) đối tượng địa lí kinh tế – xã hội, nhưng chỉ có một đơn vị đo thì biểu đồ thích hợp nhất là

A.biểu đồ tròn và biểu đồ kết hợp. B. biểu đồ tròn và biểu đồ miền.

C. biểu đồ đường và biểu đồ cột. D.Tất cả các ý trên

Câu 3 . Để thể hiện sự chuyển dịch (thay đổi) cơ cấu của một đối tượng địa lí kinh tế – xã hội thì biểu đồ thích hợp nhất là

A. biểu đồ cột. B.biểu đồ đường. C.biểu đồ miền. D.biểu đồ kết hợp.

câu 4. Để thể hiện quy mô và cơ cấu của cùng đối tượng địa lí kinh tế – xã hội thì biểu đồ thích hợp nhất là

A.biểu đồ cột. B.biểu đồ miền. C.biểu đồ tròn. D.biểu đồ đường.

 

doc 18 trang quyettran 12/07/2022 11042
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập kỹ năng biểu đồ môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập ôn tập kỹ năng biểu đồ môn Địa lí

Bài tập ôn tập kỹ năng biểu đồ môn Địa lí
KỸ NĂNG BIỂU ĐỒ
Câu 1. Để thể hiện sự thay đổi về quy mô của các đối tượng cùng nằm trong một tổng thể thì biểu đồ thích hợp nhất là
A.biểu đồ cột.	B.biểu đồ kết hợp.	C.biểu đồ cột chồng.	D.biểu đồ đường.
Câu 2. Để thể hiện tình hình phát triển của một (hay nhiều) đối tượng địa lí kinh tế – xã hội, nhưng chỉ có một đơn vị đo thì biểu đồ thích hợp nhất là
A.biểu đồ tròn và biểu đồ kết hợp.	B. biểu đồ tròn và biểu đồ miền.
C. biểu đồ đường và biểu đồ cột.	D.Tất cả các ý trên
Câu 3 . Để thể hiện sự chuyển dịch (thay đổi) cơ cấu của một đối tượng địa lí kinh tế – xã hội thì biểu đồ thích hợp nhất là
A. biểu đồ cột.	B.biểu đồ đường.	C.biểu đồ miền.	D.biểu đồ kết hợp.
câu 4. Để thể hiện quy mô và cơ cấu của cùng đối tượng địa lí kinh tế – xã hội thì biểu đồ thích hợp nhất là
A.biểu đồ cột.	B.biểu đồ miền.	C.biểu đồ tròn.	D.biểu đồ đường.
câu 5. Để thể hiện tốc độ tăng trưởng của nhiều đối tượng địa lí kinh tế – xã hội thì biểu đồ thích hợp nhất là
A.biểu đồ đường.	B.biểu đồ cột.	C.biểu đồ miền.	D. biểu đồ tròn.
Câu 6. Để thể hiện tình hình phát triển của đối tượng địa lí kinh tế – xã hội với hai đơn vị đo thì biểu đồ thích hợp nhất là
A. biểu đồ đường.	B.biểu đồ miền.	C.biểu đồ kết hợp (giữa đường và cột).
D. biểu đồ kết hợp (giữa biểu đồ cột và biểu đồ tròn).
Câu 7. C ho biểu đồ dưới đây:
Quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc phân theo các ngành kinh tế nước ta năm 2000 và năm 2014 (đơn vị: %)
Câu 1.7 Biểu đồ đã cho được gọi là
A. biểu đồ đường.	B biểu đồ tròn.	C.biểu đồ miền.	D.biểu đồ kết hợp.
2.
Câu 2.7 So với diện tích hình tròn thể hiện quy mô số lao động đang làm việc năm 2000, diện tích hình tròn thể hiện năm 2014 lớn hơn gấp
A.1,20 lần.	B. 1,52 lần.	c. 1,10 lần.	D. 1,37 lần.
Câu 3.7 Trong giai đoạn 2000 – 2014, cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta có sự chuyển dịch theo hướng:
A. khu vực công nghiệp – xây dựng tăng tỉ trọng lao động nhiều nhất, khu vực dịch vụ tăng tỉ trọng lao động nhiều thứ hai, khu vực nông – lâm – thuỷ sản tỉ trọng không đổi.
B. tăng tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng lao động khu vực nông – lâm – thuỷ sản.
C. khu vực dịch vụ tỉ trọng lao động tăng, khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực nông – lâm – thuỷ sản tỉ trọng lao động giảm.
D. tăng tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng, giảm tỉ trọng lao động khu vực dịch vụ và khu vực nông – lâm – thuỷ sản.
Câu 8. Cho biểu đồ dưới đây:
Diện tích gieo trồng và giá trị sản xuất của cây lương thực ở nước ta giai đoạn 1990 – 2014
Câu 8.1 Biểu đồ đã cho được gọi là
A. biểu đồ cột.	B. biểu đồ đường.	C. biểu đồ miền.	D.biểu đồ kết hợp.
5.
Câu 8.2. Diện tích gieo trồng cây lương thực của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014 tăng nhanh chủ yếu là do
A. nhu cầu lương thực trong nước tăng.	B. nhu cầu xuất khẩu.
C. chuyển đổi cơ cấu cây trồng.	D. thâm canh tăng vụ và khai hoang.
Câu 8.3 Giá trị sản xuất cây lương thực ở nước ta từ năm 1990 đến năm 2014 tăng gấp
A. hơn 2,4 lần.	B. gần 3,5 lần.	C.gần 2,0 lần.	D. hơn 3,0 lần.
Câu 8.4. Cho biết năm nào ở biểu đồ, cây lúa có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu diện tích cây lương thực của nước ta?
A.Năm 2014.	B, Năm 2000.	C. Năm 1990.	D. Năm 2005.
Câu 9. Cho biểu đồ dưới đây:
Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng ở nước ta giai đoạn 2000 – 2014
Câu 9.1. Trong giai đoạn 2000 – 2014, giá trị xuất khẩu hàng dệt, may tăng bao nhiêu %?
A. 1,06%.	B.10,6%.	C.962,0%.	D.106,2%.
9.
Câu 9.2. Nhìn vào biểu đồ đã cho, trong giai đoạn 2000 – 2014, mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng lớn nhất là
A.Tất cả các mặt hàng.	B.hàng điện tử.	C.hàng thuỷ sản.	D.hàng dệt, may.
Câu 9.3. Trong giai đoạn 2000 – 2014, giá trị xuất khẩu hàng điện tử có tốc độ tăng trưởng cao nhất không phải do
A.tác động của các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu.
B.nước ta có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng và phong phú.
C.nhu cầu của thị trường thế giới đối với mặt hàng này tăng mạnh.
D.sự xuất hiện của nhiều tập đoàn điện tử lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam.
Câu 9.4. Trong giai đoạn 2000 – 2014, giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản của nước ta tăng khá nhanh chủ yếu là do
A.kĩ thuật nuôi trồng thuỷ sản được cải thiện giúp tạo ra sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của nhiều quốc gia.
B.nhu cầu của thị trường tăng nhanh, chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đáp ứng được nhiều thị trường khu vực và thế giới.
C. hoạt động khai thác thuỷ sản xa bờ được đẩy mạnh.
D.nguồn lao động đông đảo, chất lượng lao động ngày càng được cải thiện.
Câu 9.5. Trong giai đoạn 2000 – 2014, giá trị xuất khẩu hàng dệt, may của nước ta tăng khá nhanh không phải do
A. lực lượng lao động đông đảo.	B.nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào.
C.. thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.
D. nhận được nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ do đem lại hiệu quả cao.
Câu 10. Cho biểu đồ dưới đây:
Sản lượng than, dầu thô và điện ở nước ta giai đoạn 1995 – 2014
Câu 10.1. Trong giai đoạn 1995 – 2014, sản lượng điện ở nước ta tăng
A.116,6 tỉ kWh (9,5 lần).	B.126,6 tỉ kWh (9,6 lần).
C. 106,6 tỉ kWh (9,2 lần).	D. 136,6 tỉ kWh (9,7 lần).
14.
Câu 10.2. Ngoài cách thể hiện như biểu đồ đã cho, để thể hiện sản lượng than và dầu thô thì có thể sử dụng
A.biểu đồ kết hợp (đường và cột).	B.biểu đồ đường.	C.biểu đồ tròn.	D.biểu đồ miền.
15.
Câu 10.3. Trong giai đoạn 1995 – 2014, tốc độ tăng trưởng sản lượng than (lấy năm 1995 = 100%) là
A.499,3%.	B.509,3%.	C.479,3%.	D. 489,3%.
16.
Câu 10.4. Sản lượng dầu thô trong giai đoạn 2005 – 2014 giảm là do
A.sự chủ động điều tiết sản lượng khai thác nhằm phù hợp với thị trường xuất khẩu và dự trữ dầu trong tương lai.
B.điều kiện khai thác ngày càng khó khăn trong khi kĩ thuật khai thác chưa theo kịp.
C. biến động của thị trường dầu thô.
D. chính sách khai thác tiết kiệm tài nguyên.
Câu 15. Cho biểu đồ dưới đây:
Diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1990 – 2014
Câu 15.1. Biểu đồ đã cho được gọi là
A.biểu đồ kết hợp.	B. biểu đồ cột chồng.	C.biểu đồ cột ghép.	D. biểu đồ cột.	
Câu 15.2. Năm 2014, tổng diện tích cây công nghiệp của nước ta là
A.2444 nghìn ha. B.2044 nghìn ha.	C. 2844 nghìn ha.	D.2244 nghìn ha.
19.
Câu 15.3. Trong giai đoạn 1990 – 2014, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng gấp
A. 3,25 lần.	B.3,02 lần.	C.2,35 lần.	D.2,53 lần.
20.
Câu 15.4. Trong giai đoạn 1990 – 2014, tỉ trọng diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm là
A. 186 nghìn ha.	 	B.20,2%.	C.22,0%.	D.168 nghìn ha.
Câu 15.5. Trong giai đoạn 2000 – 2014, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng mạnh chủ yếu là do
A.nhu cầu của thị trường xuất khẩu tăng mạnh, quỹ đất dự trữ cho mở rộng diện tích vẫn còn khá lớn, hình .thành các vùng chuyên canh với quy mô lớn.
B.. đẩy mạnh khai hoang mở rộng diện tích ở vùng đồi núi, đặc biệt là ở các vùng chuyên canh như Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. nhu cầu của thị trường xuất khẩu tăng cùng với việc đầu tư cho công nghiệp chế biến ngày càng hiện đại.
D. đẩy mạnh tiến hành thâm canh, tăng vụ ở những nơi có điều kiện thuận lợi như các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Câu 15.6. Ngoài cách thể hiện như biểu đồ đã cho, để thể hiện tình hình phát triển diện tích các loại cây công nghiệp thì có thể sử dụng
A.biểu đồ cột chồng hoặc biểu đồ đường.	B. biểu đồ tròn.
C. biểu đồ miền.	D. biểu đồ ô vuông.
23.
Câu 15.7 Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích các loại cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014 thì dạng biểu đồ thích hợp nhất là
A.biểu đồ cột chồng.	B. biểu đồ đường (xử lí số liệu ra đơn vị %).
C. biểu đồ miền (xử lí số liệu ra đơn vị %).	D. biểu đồ kết hợp (đường và cột).
Câu 15.7. Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích các loại cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014 thì dạng biểu đồ thích hợp nhất là
A. biểu đồ đường (xử lí số liệu ra đơn vị %).	B.biểu đồ tròn.
C. biểu đồ kết hợp.	D. biểu đồ miền (xử lí số liệu ra đơn vị %).
Câu 15.8. Trong giai đoạn 1990 – 2014,
A.diện tích cây công nghiệp hàng năm tuy tăng liên tục nhưng vẫn chậm hơn so với diện tích cây công nghiệp lâu năm.
B.diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh và liên tục trong khi diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng giảm thiếu ổn định.
C.diện tích cây công nghiệp hàng năm luôn luôn thấp hơn diện tích cây công nghiệp lâu năm song lại tăng rất ổn định.
D.tổng diện tích cây công nghiệp cũng như diện tích từng loại cây công nghiệp đều tăng liên tục.
Câu 26 - 29. Cho biểu đồ dưới đây:
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 – 2014
Câu 26. Trong giai đoạn 1990 – 2014, khu vực có tỉ trọng GDP tăng được nhiều nhất là
A.công nghiệp – xây dựng (12,2%).	B.dịch vụ (14,8%).
C.công nghiệp – xây dựng (14,2%).	D.dịch vụ (4,8%).
Câu 27. Trong giai đoạn 1990 – 2014, tỉ trọng khu vực nông – lâm – thuỷ sản giảm
A.20,0%.	B.17,0%.	C. 19,0%.	D. 18,0%.
Câu 28. Trong giai đoạn 1990 – 2014, tỉ trọng GDP của khu vực dịch vụ
A.cao nhất nhưng tăng – giảm chưa ổn định.
B.đứng hàng thứ hai nhưng có xu hướng tăng.
C.có năm cao nhất, có năm đứng thứ hai nhưng có xu hướng ngày càng tăng.
D.cao nhất và tăng liên tục.
Câu 29. Trong giai đoạn 1990 – 2014, tỉ trọng GDP của khu vực công nghiệp – xây dựng
A.tăng thứ bậc từ thấp nhất lên thứ hai và có sự tăng – giảm thiếu ổn định.
B.có năm cao nhất, có năm đứng thứ ba nhưng có xu hướng tăng.
C.luôn luôn ở vị trí cao thứ hai và có xu hướng tăng.
D.tăng thứ bậc từ thấp nhất lên thứ hai và tăng liên tục.
Câu: Cho biểu đồ dưới đây:
Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo thị trường của nước ta trong hai năm (đơn vị: %)
Câu 30. Biểu đồ đã cho được gọi là
A.Biểu đồ kết hợp.	B.biểu đồ tròn.	C.biểu đồ đường.	D. biểu đồ miền.
Câu 31. So với diện tích hình tròn thể hiện quy mô giá trị xuất khẩu năm 2000, diện tích hình tròn thể hiện năm 2014 lớn hơn khoảng
A.10,4 lần.	B.3,4 lần.	C.9,4 lần.	D. 3,2 lần.
Câu 32. Đối với biểu đồ đã cho, để thể hiện được quy mô giá trị xuất khẩu hàng hoá của hai năm 2000 và 2014 thì cần phải tính
A.bán kính của hai đường tròn dựa vào tổng giá trị xuất khẩu của hai năm 2000 và 2014.
B.khoảng cách năm.
C.bán kính của đường tròn thể hiện năm 2014.
D.bán kính của đường tròn thể hiện năm 2000.
Câu 33. Từ năm 2000 đến năm 2014, các thị trường có tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng là
A.Bắc Mĩ và các khu vực khác.	B. EU và Bắc Mĩ.
C. Đông Bắc Á và Đông Nam Á.	D. Bắc Mĩ và Đông Bắc Á.
Câu 34. Từ năm 2000 đến năm 2014, thị trường có tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm nhiều nhất là
A. Đông Nam Á, giảm 5,4%.	B.Bắc Mĩ, giảm 5,4%.
C.EU, giảm 8,7%.	D. Đông Bắc Á, giảm 8,7%.
Câu 35. Trong cả hai năm 2000 và 2014, tỉ trọng giá trị xuất khẩu của khu vực Đông Bắc Á
A.dẫn đầu nhưng tỉ trọng giảm.	B.luôn đứng ở vị trí thứ hai.
C.Luôn dẫn đầu.	D. luôn dẫn đầu và có xu hướng ngày càng tăng.
Câu 36. Trong giai đoạn 2000 – 2014, tỉ trọng giá trị xuất khẩu sang thị trường Bắc Mĩ tăng mạnh chủ yếu do
A.đây là thị trường tương đối dễ tính, có dân số đông nên nhu cầu tiêu thụ hàng hoá lớn.
B.tác động của các hiệp định hợp tác thương mại giữa Việt Nam với Hoa Kì.
C.hàng hoá của Việt Nam không ngừng gia tăng quy mô cũng như cải tiến về mẫu mã, chất lượng sản phẩm.
D.tác động của việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.
LÀM VIỆC VỚI BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Câu: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH, DÂN SỐ THEO CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2014
Vùng
Diện tích (km2)
Dân số (nghìn người)
Cả nước
330 966
90 728,9
Trung du và miền núi Bắc Bộ
101 368
12 866,9
Đồng bằng sông Hồng
14 958
19 505,8
Bắc Trung Bộ
51 454
10 405,2
Duyên hải Nam Trung Bộ
44 378
9 117,5
Tây Nguyên
54 641
5 525,8
Đông Nam Bộ
23 590
15 790,3
Đồng bằng sông Cửu Long
40 576
17 517,6
1.Mật độ dân số trung bình của nước ta năm 2014 là
A.374 người/km2.	B.274 người/km2.	C.224 người/km2.	D.250 người/km2.
2.Tỉ trọng diện tích của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nước (năm 2014) là
A.35,6%.	B.20,6%.	C. 15,6%.	D.30,6%.
3.Tỉ trọng dân số của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước (năm 2014) là
A.22,3%.	B.16,3%.	C.19,3%.	D. 25,3%.
4.Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta (năm 2014) là
A.Bắc Trung Bộ.	B.Tây Nguyên.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.	D.Duyên hải Nam Trung Bộ.
5.Xét về mật độ dân số, vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta so với vùng có mật độ dân số thấp nhất gấp
A.10,0 lần.	B.11,0 lần.	C.12,9 lần.	D.8,9 lần.
6.Sau khi đã xử lí số liệu, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu về diện tích và dân số của nước ta phân theo vùng năm 2014 là biểu đồ
A.cột chồng.	B.tròn.	C.kết hợp.	D.miền.
7. Sau khi đã xử lí số liệu, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện mật độ dân số 7 vùng ở nước ta năm 2014 là biểu đồ
A>cột hoặc thanh ngang.	B. kết hợp.	C. miền hoặc tròn.	D. đường.
8.Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta (năm 2014) đạt
A.1304 người/km2.	B.1340 người/km2.	C.1204 người/km2.	D.1104 người/km2.
Căn cứ vào bảng số liệu (hoặc số liệu đã được xử lí) để trả lời các câu hỏi sau:
Cho bảng số liệu :
SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 - 2014
(Đơn vị : nghìn tấn)
Năm
Tổng số
Khai thác
Nuôi trồng
1995
1 584
1 195
389
2000
2 251
1 661
590
2005
3 467
1 988
1 479
2010
5 142
2 414
2 728
2012
5 820
2 705
3 115
2014
6 333
2 920
3 413
9.Tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2014 (lấy năm 1995 = 100%) là
A.244,4%.	B.450,0%.	C.399,8%.	d.199,8%.
10.Tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản năm 2012 (lấy năm 1995 = 100%) là
A.300,4%.	B. 367,4%.	C.267,4%.	D. 337,4%.
11.Trong cơ cấu sản lượng thuỷ sản năm 2010, tỉ trọng của hoạt động khai thác là
A.45,6%.	B. 40,7%.	C. 35,0%.	D.46,9%.
12. Trong cơ cấu sản lượng thuỷ sản năm 2014, tỉ trọng của hoạt động nuôi trồng là
A.53,9%.	B.50,6%.	C. 45,0%.	D.40,5%.
13.So với năm 1995, sản lượng thuỷ sản nước ta năm 2014 tăng gấp
A.2,5 lần.	B.3,1 lần.	C.5,2 lần.	D. 4,0 lần.
14. Sau khi đã xử lí số liệu, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thuỷ sản của nước ta phân theo các hoạt động khai thác và nuôi trồng trong giai đoạn 1995 – 2014 là biểu đồ
A. tròn.	B.cột chồng.	C.kết hợp.	D.miền.
15. Sau khi đã xử lí số liệu năm 1995 và năm 2014, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi quy mô và cơ cấu sản lượng thuỷ sản của nước ta phân theo các hoạt động khai thác và nuôi trồng trong hai năm nói trên là biểu đồ
A.cột chồng.	B.tròn.	C.miền.	D. kết hợp.
16. Để thể hiện sự biến động về sản lượng thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014, chỉ có thể sử dụng biểu đồ
A. đường hoặc cột.	B.tròn hoặc kết hợp.	C. miền hoặc tròn.	D. kết hợp hoặc miền.
17.Sau khi đã xử lí số liệu, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thuỷ sản cũng như sản lượng thuỷ sản khai thác và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014 là biểu đồ
A.cột.	B.kết hợp.	C.miền.	D. đường.
Căn cứ vào bảng số liệu (hoặc số liệu đã được xử lí) để trả lời các câu hỏi sau:
Cho bảng số liệu:
GDP NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NĂM 2000 VÀ NĂM 2014
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Tổng số
Nông – lâm – thuỷ sản
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
2000
441 646
108 356
162 220
171 070
2014
3 542 101
696 969
1 307 935
1 537 197
(Năm 2014 không tính thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm)
18.So với năm 2000, GDP của nước ta năm 2014 tăng gấp
A.	7,9 lần.	B.8,9 lần.	C. 9,5 lần.	D. 8,02 lần.
19. Trong cơ cấu GDP của nước ta năm 2000, tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng là
A. 36,7%.	B.40,2%.	.c 27,5%.	D.25,7%.
20.Trong cơ cấu GDP của nước ta năm 2014, tỉ trọng của khu vực dịch vụ là
A.43,4%.	B.38,1%.	C.40,1%.	D. 51,2%.
21.Từ năm 2000 đến năm 2014, GDP của khu vực nông – lâm – thuỷ sản ở nước ta tăng lên
A. 7,54 lần.	B. cả đáp án B và C đều đúng.	C.588 613 tỉ đồng.	D. 508 613 tỉ đồng.
22.Từ năm 2000 đến năm 2014, tỉ trọng GDP khu vực nông – lâm – thuỷ sản của nước ta giảm
A. 5,9%.	B. 3,9%.	C. 4,0%.	D.4,8%.
23. Sau khi đã xử lí số liệu, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi quy mô và cơ cấu GDP nước ta phân khu vực kinh tế trong hai năm 2000 và 2014 là biểu đồ
A.tròn.	B. kết hợp.	C.cột chồng.	D. miền.
24.Nếu vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế trong hai năm 2000 và 2014 thì tương quan bán kính của hai đường tròn (r2000 và r2014) là
A.r2000 = r2014.	B. r2000 > r2014.	C.tùy ý người vẽ.	D. r2000 < r2014.
25.Nếu chọn bán kính đường tròn thể hiện năm 2000 là r2000 = 1,0 đơn vị bán kính thì bán kính đường tròn thể hiện năm 2014 (r2014) là
A.1,5 đơn vị bán kính.	B. 2,8 đơn vị bán kính.
C. 2,1 đơn vị bán kính.	D. 1,2 đơn vị bán kính.
26.Sau khi đã xử lí số liệu, biểu đồ không thể hiện được cơ cấu GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế năm 2014 là biểu đồ
A. cột chồng.	B.ô vuông.	C.tròn.	D. đường.
Căn cứ vào bảng số liệu (hoặc số liệu đã được xử lí) để trả lời các câu hỏi sau:
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT – NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2014
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm
Tổng số
Xuất khẩu
Nhập khẩu
2000
30,1
14,5
15,6
2005
69,2
32,4
36,8
2010
157,0
72,2
84,8
2012
228,3
114,5
113,8
2014
298,0
150,2
147,8
27. Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị kim ngạch xuất – nhập khẩu hàng hoá của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014 (lấy năm 2000 = 100%) là	
A. 990,0%.	B.550,0%.	C.	1050,0%.	D. 750,0%.
28. Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014 (lấy năm 2000 = 100%) là
A.1000,0%.	B.850,0%.	C.900,5%.	D. 1035,9%.
29. Năm 2014 cán cân xuất – nhập khẩu của nước ta là
A. – 2,4 tỉ USD.	B.+ 2,4 tỉ USD.	C. – 4,2 tỉ USD.	D. + 4,2 tỉ USD.
30. Sau khi đã xử lí số liệu, các năm nước ta trong tình trạng nhập siêu là:
A.2005, 2010.	B.2000, 2014.	C. 2000, 2005.	D. 2000, 2005, 2010.
31. Trong cơ cấu giá trị xuất – nhập khẩu hàng hoá của nước ta năm 2014, tỉ trọng của giá trị xuất khẩu là
A. 44,6%.	B.50,4%.	C. 55,8%.	D.52,2%.
32. So với năm 2000, giá trị kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của nước ta năm 2014 tăng gấp
A.6,0 lần.	B.9,5 lần.	C.4,5 lần.	D.7,5 lần.
33.Sau khi đã xử lí số liệu, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi quy mô và cơ cấu giá trị kim ngạch xuất – nhập khẩu hàng hoá của nước ta trong hai năm 2000 và 2014 là biểu đồ
A. tròn.	B. miền.	C.kết hợp.	D. cột chồng.
34. Sau khi đã xử lí số liệu, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị kim ngạch xuất – nhập khẩu hàng hoá của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014 là biểu đồ
A. tròn.	B.miền.	C.kết hợp.	D. cột chồng.
35. Để thể hiện sự biến động về giá trị kim ngạch xuất – nhập khẩu hàng hoá của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014, chỉ có 	thể sử dụng biểu đồ
A. tròn hoặc miền.	B. đường hoặc miền.	C. tròn hoặc kết hợp.	D. đường hoặc cột.
36. Nếu vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị kim ngạch xuất – nhập khẩu của nước ta trong hai năm 2000 và 2014 thì tương quan bán kính của hai đường tròn (r2000 và r2014) là
A. r2014 lớn gấp r2000 khoảng 2,1 lần.	B.r2014 lớn gấp r2000 khoảng 9,9 lần.
C. r2000 = r2014.	D.r2014 lớn gấp r2000 khoảng 3,1 lần.
37. Biểu đồ không thể hiện được sự biến động về giá trị kim ngạch xuất – nhập khẩu hàng hoá của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014 là biểu đồ
A. tròn.	B.cột.	C. đường.	D. cả đường và cột.
Căn cứ vào bảng số liệu (hoặc số liệu đã được xử lí) để trả lời các câu hỏi sau:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM
Vùng
Diện tích năm 2000 (nghìn ha)
Diện tích năm 2014 (nghìn ha)
Sản lượng năm 2000 (nghìn tấn)
Sản lượng năm 2014 (nghìn tấn)
Đồng bằng sông Hồng
1 212,6
1 079,6
6 586,6
6 548,5
Đồng bằng sông Cửu Long
3 945,8
4 249,5
16 702,7
25 245,6
Cả nước
7 666,3
7 816,2
32 529,5
44 974,6
38. So với năm 2000, diện tích và sản lượng lúa cả năm của nước ta năm 2014 tăng lần lượt là
A.1,20 lần và 1,58 lần.	B. 1,20 lần và 1,38 lần.
C. 1,02 lần và 1,08 lần.	D. 1,02 lần và 1,38 lần.
39. Năm 2000, tỉ trọng diện tích lúa của vùng Đồng bằng sông Hồng so với cả nước là
A. 12,8%.	B. 10,8%.	C.15,8%.	D. 17,8%.
40.Năm 2014, tỉ trọng sản lượng lúa của hai vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước là
A. 72,5%.	B. 70,1%.	C.75,5%.	D.70,7%.
41.Năm 2000, năng suất lúa cả năm trung bình của cả nước là
A. 4,24 tạ/ha.	B.42,4 tạ/ha.	C.60,7 tạ/ha.	D.57,5 tạ/ha.
42.Năm 2014, năng suất lúa cả năm của vùng Đồng bằng sông Hồng cao hơn so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. 3 tạ/ha.	B.1,3 tấn/ha.	C.1,3 tạ/ha.	D.13 tạ/ha.
43.Trong giai đoạn 2000 – 2014, năng suất lúa cả năm của vùng Đồng bằng sông Hồng tăng là
A.3,0 tạ/ha.	B. 5,0 tạ/ha.	C.6,4 tạ/ha.	D.6,4 tấn/ha.
44. Trong giai đoạn 2000 – 2014, tỉ trọng về diện tích lúa cả năm của hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước thay đổi theo xu hướng
A. đều giảm.
B. tỉ trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng tăng, tỉ trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long giảm.
C.tỉ trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng, tỉ trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng giảm.
D. đều tăng.
45. Sau khi đã xử lí số liệu, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích lúa cả năm của nước ta phân theo vùng trong năm 2000 và năm 2014 là biểu đồ	
A. miền.	B.cột chồng.	C.tròn.	D.kết hợp.
46.Nếu vẽ biểu đồ tròn thể hiện sự thay đổi quy mô và cơ cấu sản lượng lúa cả năm của nước ta phân theo vùng năm 2000 và năm 2014 thì tương quan bán kính của hai đường tròn (r2000 và r2014) là
A. r2014 lớn gấp r2000 khoảng 2,0 lần.	B.r2000 = r2014.
c. r2014 lớn gấp r2000 khoảng 1,4 lần.	D.r2014 lớn gấp r2000 khoảng 1,2 lần.
Căn cứ vào bảng số liệu (hoặc số liệu đã được xử lí) để trả lời các câu hỏi sau:
Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2014
(Đơn vị: triệu người)
Năm
1995
2000
2005
2010
2014
Tổng số dân
72,0
77,6
82,4
86,9
90,7
Số dân thành thị
14,9
18,7
22,3
26,5
30,0
47. Tốc độ tăng trưởng số dân thành thị của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014 (lấy năm 1995 = 100%) là
A. 210,3%.	B. 101,3%.	C. 190,3%.	D.201,3%.
48. So với năm 1995, tổng số dân của nước ta năm 2014 tăng gấp
A.1,56 lần	B.1,26 lần.	C. 1,06 lần.	D. 2,26 lần.
49. Số dân nông thôn của nước ta năm 2014 là
A.55,7 triệu người.	B. 50,7 triệu người.	C. 60,7 triệu người.	D.66,7 triệu người.
50. Tỉ lệ dân thành thị của 	nước ta năm 2014 là
A. 33,1 %.	B.30,1 %.	C. 36,1 %.	D. 39,1 %.
51. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi tình hình dân số của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014 là biểu đồ
A.miền.	B.đường.	C. cột chồng.	D. kết hợp.
52.Sau khi đã xử lí số liệu, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị – nông thôn của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014 là biểu đồ
A.tròn.	B.kết hợp.	C.cột chồng.	D.miền.
53.Sau khi đã xử lí số liệu, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014 là biểu đồ
A.cột.	B.kết hợp.	C.miền.	D.đường.
54.Nếu vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu dân số phân theo thành thị – nông thôn của nước ta trong hai năm 1995 và 2014 thì tương quan bán kính của hai đường tròn (r1995 và r2014) là
A. r2014 lớn gấp r1995 khoảng 1,26 lần.	B.	r1995 = r2014.
C.r2014 lớn gấp r1995 khoảng 1,12 lần.	D.r2014 lớn gấp r1995 khoảng 1,20 lần.
55. Trong giai đoạn 1995 – 2014, tỉ lệ dân số thành thị của nước ta tăng
A.15,4%.	B.12,4%.	C.18,4%.	D. 10,4%.
Căn cứ vào bảng số liệu (hoặc số liệu đã được xử lí) để trả lời các câu hỏi sau:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN VÀ DIỆN TÍCH RỪNG NĂM 2005 VÀ NĂM 2014 (Đơn vị: nghìn ha)
Vùng
Diện tích tự nhiên
Diện tích rừng
Năm 2005
Năm 2014
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
10143,8
4360,8
5386,2
Vùng Bắc Trung Bộ
5152,2
2400,4
2914,3
Vùng Tây Nguyên
5464,1
2995,9
2567,1
Các vùng còn lại
12345,0
2661.4
2928.9
Cả nước
33105,1
12418,5
13796,5
56. Trong giai đoạn 2005 – 2014, tổng diện tích rừng của nước ta tăng
A.1078 nghìn ha.	B.1378 nghìn ha.	C.1178 nghìn ha.	D.1578 nghìn ha.
57.Vùng có diện tích rừng lớn nhất ở nước ta năm 2014 là
A.Trung du và miền núi Bắc Bộ, chiếm 35,5% cả nước.
B.Trung du và miền núi Bắc Bộ, chiếm 39,0% cả nước.
C.Tây Nguyên, chiếm 35,5% cả nước.	D.Tây Nguyên, chiếm 39,0% cả nước.
58.Sau khi đã xử lí số liệu từ bảng trên, trong giai đoạn 2005 – 2014, vùng có diện tích rừng giảm là
A.Bắc Trung Bộ.	B.	Tây Nguyên.	.C.Các vùng còn lại.	D.Trung du và miền núi Bắc Bộ.
59.Độ che phủ rừng của vùng Bắc Trung Bộ vào năm 2005 là
A.30,1 %.	B.36,1 %.	C.46,6 %.	D.39,1 %.
60.Độ che phủ rừng của Trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2014 là
A.39,0 %.	B.46,6 %.	C.43,1 %.	D.53,1 %.
61. Vào năm 2014, vùng có độ che phủ rừng lớn nhất ở nước ta là
A.Tây Nguyên.	B.Trung du và miền núi Bắc Bộ.	C.Các vùng còn lại.	D.Bắc Trung Bộ.
62.Sau khi đã xử lí số liệu, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và sự chuyển dịch cơ cấu diện tích rừng phân theo vùng của nước ta trong năm 2005 và năm 2014 là biểu đồ
A.miền.	B.đường.	C.cột chồng.	D.tròn.
63.Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi diện tích rừng của các vùng ở nước ta trong hai năm 2005 và 2014 là biểu đồ
A.kết hợp.	B.đường.	C.cột ghép.	D.miền.	
64.Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích rừng lớn nhất ở nước ta chủ yếu là do
A.chủ trương của Nhà nước về phát triển rừng trồng đi đôi với bảo vệ rừng tự nhiên được triển khai hiệu quả.
B.người dân nơi đây có ý thức bảo vệ tài nguyên rừng.
C. đây là vùng có diện tích rộng nhất cả nước và phần lớn là đồi núi.
D. lâm nghiệp là hoạt động kinh tế chính của nhiều tỉnh trong vùng nên diện tích rừng không ngừng được mở rộng.
65. Nếu vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích rừng phân theo vùng của nước ta trong hai năm 2005 và 2014 thì tương quan bán kính của hai đường tròn (r2005 và r2014) là
A.r2005 = r2014.	B.r2014 lớn gấp r2005 khoảng 1,11 lần.
C.r2014 lớn gấp r2005 khoảng 1,05 lần.	D. r2014 lớn gấp r2005 khoảng 1,26 lần.
66. Trong giai đoạn 2005 – 2014, tỉ lệ che phủ rừng ở Tây Nguyên giảm chủ yếu là do
A.dân số của vùng gia tăng quá nhanh tạo sức ép lớn lên tài nguyên rừng.
B.chính sách chuyển đổi một phần diện tích rừng thành diện tích trồng cây công nghiệp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
C. diện tích rừng bị cháy lớn do có mùa khô kéo dài.	D. nạn phá rừng còn phổ biến.
67. Trong giai đoạn 2000 – 2014, độ che phủ rừng của cả nước tăng được
A.4,2%.	B.5,4%.	C. 4,5%.	D. 2,4%.
SỬ DỤNG ÁT LÁT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
Câu 37. Trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc không có tỉnh (Atlat trang 4 – 5)
A.Sơn La.	B.Cao Bằng.	C. Lạng Sơn.	D. Hà Giang.
Câu 38. Khu vực chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng rõ nét nhất ở Việt Nam là (Atlat trang 9)
A.Duyên hải Nam Trung Bộ.	B.Bắc Trung Bộ.	C. Đồng bằng sông Hồng.	D.Tây Bắc.	
Câu 39. Khu vực có khí hậu khô hạn nhất ở Việt Nam (với lượng mưa trung bình năm dưới 800 mm) thuộc tỉnh (Atlat trang 9)
A.Ninh Thuận.	B.Nghệ An.	C. Bà Rịa – Vũng Tàu.	D. Sơn La.
Câu 40. Ở Việt Nam, khu vực chịu tác động của bão với tần suất lớn nhất là (Atlat trang 9)
A.ven biển Nam Trung Bộ.	B. ven biển Bắc Bộ.
C. ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.	D. ven biển các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An.
Câu 41. Hệ thống sông ở nước ta có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất là (Atlat trang 10)
A.sông Thu Bồn.	B.sông Mê Công (ở Việt Nam).	C.sông Hồng.	D. sông Đồng Nai.
Câu 42. Các sông có đặc điểm nhỏ, ngắn, chảy theo hướng tây – đông ở nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực (Atlat trang 10)
A.Duyên hải miền Trung.	B.Đông Nam Bộ.	
C.Trung du và miền núi Bắc Bộ.	D.Đồng bằng sông Hồng.
Câu 43. Đất feralit trên đá ba dan tập trung nhiều nhất ở (Atlat trang 11)
A.Bắc Trung Bộ.	B.Tây Nguyên. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.	D.Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 44. Phần lớn diện tích đất mặn ở nước ta tập trung ở vùng (Atlat trang 11)
A.Đồng bằng sông Cửu Long.	B.Đồng bằng sông Hồng. C.Đông Nam Bộ.	 D.Duyên hải miền Trung.
Câu 45. Hai vùng có diện tích đất cát biển lớn nhất nước ta là (Atlat trang 11):
A. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.	B.Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ.	C. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 46. Thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở (Atlat trang 12)
A.Tây Nguyên.	B.Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ.	D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 47. Phần lớn dân cư thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo tập trung ở vùng (Atlat trang 16)
A.Đồng bằng sông Cửu Long.	B.	Duyên hải Nam Trung Bộ.
C.Tây Nguyên.	D.Đông Nam Bộ.
Câu 48. Khu kinh tế ven biển không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long là (Atlat trang 17)
A. Vân Phong.	B.Phú Quốc.	C.Định An.	D.Năm Căn.
Câu 49. Khu kinh tế cửa khẩu không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là (Atlat trang 17)
A.Cầu Treo.	B. Tà Lùng.	C.Thanh Thuỷ.	D. Tây Trang.
Câu 50. Các tỉnh có cả khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển ở nước ta là (Atlat trang 17):
A. Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, An Giang.	B. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kiên Giang.
C. Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kiên Giang.	D. Quảng Ninh, Hà Tĩnh, An Giang, Kiên Giang.
Câu 51. Phần lớn diện tích đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm của nước ta tập trung ở hai vùng (Atlat trang 18):
A. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
Câu 52. Phần lớn diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả của nước ta tập trung ở vùng (Atlat trang 18)
A.Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.	B.Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
.C.Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.	D.Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 53. Phần lớn diện tích đất mặt nước nuôi trồng th	uỷ sản của nước ta tập trung ở vùng (Atlat trang 18)
A.Đồng bằng sông Hồng.	B.Đông Nam Bộ.	
C.Đồng bằng sông Cửu Long.	D.Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 54. Các vùng trồng điều tập trung ở nước ta là (Atlat trang 19):
A.Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.	B.Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.	D. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
Câu 55. Phần lớn diện tích trồng chè ở Tây Nguyên tập trung tại tỉnh (Atlat trang 19)
A.Gia Lai.	B. Kon Tum.	.C.Đắk Lắk.	D. Lâm Đồng.
Câu 56. Ngành công nghiệp không xuất hiện trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệ

File đính kèm:

  • docbai_tap_on_tap_ky_nang_bieu_do_mon_dia_li.doc