Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 6
D.ĐỀ BÀI (Kt giữa kì – Môn Ngữ Văn 6)
Đề 1: Lớp 6B
PHẦN I. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN (2đ)
Đề bài: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
“Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ nhô lên sau lũy tre. Trăng đêm nay sáng quá! Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con đom đóm nhỏ. Ánh trăng tàng dịu mát tỏa xuống, chảy loang lổ trên mặt đất, trên các cành cây ngọn cỏ Không gian mới yên tĩnh làm sao! Chỉ còn tiếng sương đêm rơi lốp bốp trên lá cây và tiếng côn trùng ra rả trong đất ẩm. Chị gió chuyên cần nhẹ nhàng bay làm rung mấy ngọn xà cừ ven đường. thoang thoảng đâu đây mùi hoa thiên lí dịu dàng lan tỏa Đêm trăng thật đẹp và êm đềm.”
(Theo Ngọc Linh)
Câu 1(0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích?
Câu 2 (0,5đ): Đoạn trích miêu tả đối tượng nào? Nêu nội dung của đoạn trích?
Câu 3 (0,5đ): Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu sau:
Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con đom đóm nhỏ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 6
Ma trận đề Kt - Môn : Ngữ Văn 6, Tiết 105-106 KIỂM TRA GIỮA KÌ II MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : 1. Kiến thức: - Nhận biết và hiểu được đoạn trích tác phẩm của các văn bản đã học, hiểu nội dung của đoạn trích. - Nhận biết và hiểu được biện pháp tu từ - Hiểu và cảm nhận được đoạn văn, làm được bài văn miêu tả 2. Năng lực: - Năng lực sử dụng Tiếng Việt; năng lực tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mỹ; năng lực tự học và năng lực thực hành, ứng dụng sáng tạo từ một tình huống cụ thể. .3. Phẩm chất - Giáo dục học sinh những tình cảm cao đẹp, có ý nghĩa nhân văn. B. HÌNH THỨC THỰC HIỆN a. Hình thức : Tự luận, 90 phút. b. Cách tổ chức kiểm tra: tổ chức kiểm tra theo lớp, đề photo. C. KHUNG MA TRẬN Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc hiểu - Ngữ liệu: văn bản trong sgk. - Nhận diện phương thức biểu đạt của đoạn trích. - Đối tượng miêu tả -xác định biện pháp tu từ - Hiểu nội dung của đoạn trích -Nêu tác dụng của biện pháp tu từ Tổng Số câu 2 2 4 Số điểm 1,0 `1,0 2,0 Tỉ lệ 10% 10% 20% II. Làm văn cảm nhận về cảnh vật được khắc họa trong đoạn trích Biết xác định đối tượng miêu tả, lựa chọn các chi tiết, miêu tả theo trình tự Miêu tả theo trình tự thời gian, nắm được bố cục bài miêu tả -Biết viết đoạn văn cảm nhận về cảnh vật được khắc họa trong đoạn trích - Biết viết bài văn tả người Có cách miêu tả độc đáo, sinh động, hấp dẫn, kết hợp các ptbđ, vận dụng các biện pháp tu từ Tổng Số câu 1 1 2 Số điểm 1,0 1,0 4,0 2,0 8 Tỉ lệ 10% 10% 40% 20% 80% Tổng cộng Số câu 3 1 2 4 Số điểm 2,0 2,0 4 2 10 Tỉ lệ 20% 20% 40% 20% 100% D.ĐỀ BÀI (Kt giữa kì – Môn Ngữ Văn 6) Đề 1: Lớp 6B PHẦN I. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN (2đ) Đề bài: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi “Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ nhô lên sau lũy tre. Trăng đêm nay sáng quá! Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con đom đóm nhỏ. Ánh trăng tàng dịu mát tỏa xuống, chảy loang lổ trên mặt đất, trên các cành cây ngọn cỏKhông gian mới yên tĩnh làm sao! Chỉ còn tiếng sương đêm rơi lốp bốp trên lá cây và tiếng côn trùng ra rả trong đất ẩm. Chị gió chuyên cần nhẹ nhàng bay làm rung mấy ngọn xà cừ ven đường. thoang thoảng đâu đây mùi hoa thiên lí dịu dàng lan tỏaĐêm trăng thật đẹp và êm đềm.” (Theo Ngọc Linh) Câu 1(0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích? Câu 2 (0,5đ): Đoạn trích miêu tả đối tượng nào? Nêu nội dung của đoạn trích? Câu 3 (0,5đ): Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu sau: Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con đom đóm nhỏ. Câu 4 (0,5đ): Nêu tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trên? PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1(3,0đ). Viết đoạn văn khoảng (4-6 dòng) nêu cảm nhận của em về cảnh vật được khắc họa trong đoạn văn trên. Câu 2 (5.0đ) “Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha” Bố mẹ luôn là những người yêu thương, lo lắng cho chúng ta từ thủa lọt lòng và họ cũng chính là điểm tựa vững chắc cho mỗi bước đi của ta trên đường đời. Hãy viết một bài văn miêu tả về bố hoặc mẹ của em. Đ. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 1.Hướng dẫn chung: -Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản mang tính định hướng. Giáo viên cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh trong tính chỉnh thể, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; trân trọng những bài có phát hiện riêng, thể hiện một tư duy độc lập. Chấp nhận cả các ý kiến không có trong hướng dẫn chấm nhưng sáng tạo, hợp lí, có sức thuyết phục. -Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 điểm. 2. Hướng dẫn cụ thể -Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản mang tính định hướng. Giáo viên cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh trong tính chỉnh thể, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; trân trọng những bài có phát hiện riêng, thể hiện một tư duy độc lập. Chấp nhận cả các ý kiến không có trong hướng dẫn chấm nhưng sáng tạo, hợp lí, có sức thuyết phục. -Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 điểm. 2. Hướng dẫn cụ thể Phần Câu Nội dung Điểm I II ĐỌC HIỂU 2.0 1 2 - Phương thức biểu đạt: miêu tả. - Đối tượng miêu tả: Trăng - Nội dung của đoạn trích: Miêu tả một đêm trăng đẹp 0.5 3 Biện pháp tu từ được tác giả sử dụng; so sánh. Những ngôi sao lấp lánh được ví với những con đom đóm nhỏ. 0.5 4 Tác dụng: +Giúp người đọc hình dung rõ hơn về vẻ đẹp, sự lấp lánh của những ngôi sao, chúng trở nên gần gũi hơn với con người. + Cho thấy trí tưởng tượng phong phú, tình yêu với thiên nhiên của tác giả. 0,5 PHẦN LÀM VĂN 8.0 1 Hình thức: Đoạn văn gồm có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, khoảng (4-6 dòng), không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả. Trong đoạn có sử dụng 01 câu trần thuật đơn có từ “là” (gạch chân, chú thích). Đoạn văn : Học sinh nêu được cảm nhận về cảnh vậtđược khắc họa trong đoạn văn đã cho, chú ý nhấn mạnh tới vẻ đẹp của đêm trăng đẹp, sự bình yên, êm đềm của cuộc sống nơi làng quê. 0,5 0,5 2,0 2 Hình thức: Đảm bảo cấu trúc của một bài văn miêu tả: bài có đầy đủ 3 phần,mở bài, thân bài, kết bài. + Xác định đúng đối tượng cần miêu tả : bố hoặc mẹ của em. + Nội dung: Miêu tả được các đặc điểm về bố (mẹ) theo một trình tự hợp lí; có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn, biết kết hợp miêu tả và ghi lại cảm xúc. a) Mở bài giới thiệu về đối tượng cần miêu tả : Giới thiệu chung về người em định tả là bố (mẹ)? Quan hệ với em như thế nào? 0.5 0,5 3,0 b) Thân bài: - Tả hình dáng: Những đặc điểm nổi bật (Vóc dáng, khuôn mặt, làn da,trang phục, giọng nói,) - Tả hoạt động, tính tình : Trong các hoạt động đặc trưng cúng như trong những hoạt động đời thường, chú ý miêu tả hành động để làm nổi bật tính cách của đối tượng miêu tả. - Một kỉ niệm đáng nhớ của con với bố (mẹ) - Tình cảm của bố (mẹ) cho em, cho mọi người. c. Kết bài: Cảm xúc của con dành cho bố (mẹ). d,Sáng tạo: Diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh), văn giàu cảm xúc , có dấu ấn cá nhân 0,5 e, Chính tả; dùng từ, đặt câu, đảm bao chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Viêt. 0.5 Đề 2: Lớp 6A PHẦN I. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN (2đ) Đề bài: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi “Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ nhô lên sau lũy tre. Trăng đêm nay sáng quá! Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con đom đóm nhỏ. Ánh trăng tàng dịu mát tỏa xuống, chảy loang lổ trên mặt đất, trên các cành cây ngọn cỏKhông gian mới yên tĩnh làm sao! Chỉ còn tiếng sương đêm rơi lốp bốp trên lá cây và tiếng côn trùng ra rả trong đất ẩm. Chị gió chuyên cần nhẹ nhàng bay làm rung mấy ngọn xà cừ ven đường. thoang thoảng đâu đây mùi hoa thiên lí dịu dàng lan tỏaĐêm trăng thật đẹp và êm đềm.” (Theo Ngọc Linh) Xác định phương thức biểu đạt và nội dung của đoạn văn? Kể tên 2 văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 6, học kì 2 có sử dụng phương thức biểu đạt đó? Chép lại chính xác 5 từ láy có trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của các từ láy đó? Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con đom đóm nhỏ” PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (8đ) Câu (3.đ) Viết đoạn văn khoảng (4-6 dòng) nêu cảm nhận của em về cảnh vật được khắc họa trong đoạn văn trên. Trong đó đoạn văn có sử dụng một từ láy và một phó từ chỉ mức độ ( gạch chân từ láy và phó từ) Câu 2 (5.0đ) Tả hình ảnh của bố (mẹ) khi em mắc lỗi Đ. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. 1.Hướng dẫn chung: -Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản mang tính định hướng. Giáo viên cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh trong tính chỉnh thể, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; trân trọng những bài có phát hiện riêng, thể hiện một tư duy độc lập. Chấp nhận cả các ý kiến không có trong hướng dẫn chấm nhưng sáng tạo, hợp lí, có sức thuyết phục. -Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 điểm. 2. Hướng dẫn cụ thể Phần Câu Nội dung Điểm I II ĐỌC HIỂU 2.0 1 2 - Phương thức biểu đạt: miêu tả. - Nội dung của đoạn trích: Miêu tả một đêm trăng đẹp - Hai văn bản đã học trong chương trình văn 6 kì 2 có sử dụng yếu tố miêu tả là " Bài học đường đời đầu tiên " và " Bức tranh của em gái tôi " 0.5 0.5 3 Năm từ láy : vành vạnh, lấp lánh, đom đóm,lốp bốp,ra rả Tác dụng : làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho đoạn văn 0.5 4 Biện pháp tu từ được tác giả sử dụng; so sánh. Những ngôi sao lấp lánh được ví với những con đom đóm nhỏ Tác dụng: +Giúp người đọc hình dung rõ hơn về vẻ đẹp, sự lấp lánh của những ngôi sao, chúng trở nên gần gũi hơn với con người. + Cho thấy trí tưởng tượng phong phú, tình yêu với thiên nhiên của tác giả. 0,5 PHẦN LÀM VĂN 8.0 1 Hình thức: Đoạn văn gồm có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, khoảng (4-6 dòng), không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả. Trong đoạn có sử dụng 01 từ láy, 01 phó từ (gạch chân, chú thích). Đoạn văn : Học sinh nêu được cảm nhận về cảnh vậtđược khắc họa trong đoạn văn đã cho, chú ý nhấn mạnh tới vẻ đẹp của đêm trăng đẹp, sự bình yên, êm đềm của cuộc sống nơi làng quê. 0,5 0,5 2,0 2 Hình thức: Đảm bảo cấu trúc của một bài văn miêu tả: bài có đầy đủ 3 phần,mở bài, thân bài, kết bài. + Xác định đúng đối tượng cần miêu tả : bố hoặc mẹ của em khi em mắc lỗi + Nội dung: Miêu tả được các đặc điểm về bố (mẹ) theo một trình tự hợp lí; có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn, biết kết hợp miêu tả và ghi lại cảm xúc. a) Mở bài giới thiệu về đối tượng cần miêu tả : - Giới thiệu về một lần em mắc lỗi đáng nhớ nhất. 0.5 0.5 b) Thân bài: Khái quát về lần em mắc lỗi: Hoàn cảnh em mắc lỗi như thế nào? Lỗi em mắc phải là gì? Lỗi của em có mức độ nghiêm trọng như thế nào? - Tả hình ảnh của mẹ khi em mắc lỗi: Vẻ mặt, ánh mắt của mẹ. Thái độ của mẹ: buồn bã, nóng giận hay bình tĩnh. Lời nói của mẹ: quát mắng nặng lời hay nhắc nhở nhẹ nhàng. Hành động của mẹ: phạt em hay ôm em xoa đầu khuyên răn. - Cảm nhận của em về mẹ khi em mắc lỗi Nhận ra lỗi lầm, cảm thấy ân hận vì làm mẹ buồn. Cảm động trước sự khoan dung, dịu dàng của mẹ. c.Kết bài - Bài học rút ra từ lần mắc lỗi đó 3.0 d,Sáng tạo: Diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh), văn giàu cảm xúc , có dấu ấn cá nhân 0,5 e, Chính tả; dùng từ, đặt câu, đảm bao chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Viêt. 0.5 Gv thu bài, dặn dò.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_6.docx