Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 6 (Có đáp án)
C. ĐỀ KIỂM TRA
I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (.) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)
1. ?
Câu 1 (1 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. (1 điểm): Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản?
Câu 3 (1 điểm): Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 6 (Có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II Bộ môn: Ngữ văn 6 A. BẢNG MÔ TẢ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Đọc – hiểu văn bản - Nhận ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. - Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn. - Hiểu được nội dung của đoạn văn. Vận dụng kiến thức phần đọc – hiểu văn bản để nói nên sự trả nghĩa của người con cho đấng sinh thành. Tạo lập văn bản Tạo lập văn bản miêu tả tả cảnh giờ ra chơi. B. BẢNG MA TRẬN Cấp độ Chủ đề (Nội dung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Chủ đề 1: Đọc – hiểu văn bản - Nhận ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. - Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn. - Hiểu được nội dung của đoạn văn. Vận dụng kiến thức phần đọc – hiểu văn bản để nói nên sự trả nghĩa của người con cho đấng sinh thành. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10 % Số câu: 1 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10 % Số câu: 4 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40 % Chủ đề 2: Tạo lập văn bản Tạo lập văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 0% Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỉ lệ: 60 % Số câu: 2 Số điểm: 6 Tỉ lệ: 60 % Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % Số câu: 1 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10 % Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10 % Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỉ lệ: 60 % Số câu: 5 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % C. ĐỀ KIỂM TRA I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt. (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang) ? Câu 1 (1 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. (1 điểm): Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? Câu 3 (1 điểm): Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? Câu 4. (0,5 điểm): Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm) Câu 5 : Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em. D. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Câu 1 (1 điểm) - Phương thức biểu đạt chính của văn bản: miêu tả. Câu 2 (1 điểm) Học sinh chỉ ra được một trong những biện pháp tu từ sau: - Nhân hóa: -> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất. -> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. -> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. So sánh -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt. Câu 3 (1 điểm) - Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. - Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. - Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Câu 4 (1 điểm) - Chăm chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập. - Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 5 (6 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn tả cảnh. Bài làm có bố cục rõ ràng, * Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau: 1. Mở bài: Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị. Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình. 2. Thân bài * Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi - Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn. - Không gian chim chóc, nắng vàng - Tiếng chuông reo vang lên báo hiệu giờ ra chơi - Thầy cô kết thúc tiết học các bạn ùa ra sân chơi. * Trong giờ ra chơi: - Học sinh ùa ra sân, thầy cô vào phòng giáo viên nghi ngơi. - Sân trường rộn rã tiếng cười, mỗi nhóm học sinh chơi những trò chơi khác nhau: bóng rổ, cầu lông, đá bóng - Ghế đá có vài bạn ngồi trao đổi bài, nói chuyện cười rúc rích - Những chú chim trên cành hót ríu rít. - Những con gió. - Khôn mặt các bạn đã lấm tấm mồ hôi * Sau giờ ra chơi: - Tiếng chuông reo kết thúc giời ra chơi - Các bạn học sinh nhanh chân vào lớp học. - Sân trường vắng vẻ trở lại 3. Kết bài: - Suy nghĩ của em về giờ ra chơi. * Cách cho điểm: - Điểm 6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. - Điểm 4 - 5: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, tri thức trong bài khách quan, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt. - Điểm 3: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ. - Điểm 1 - 2: Trình bày sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_6_co_dap_an.docx