Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021

Phần I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm):

 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

 “ Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất hùng dũng”

 (Ngữ Văn 6 – Tập 2)

 Câu 1(0,5 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn?

Câu 2(0,5 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên?

 Câu 3(1,0 điểm). Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn trên?

Câu 4(1,0 điểm). Từ đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về thói kiêu căng, tự phụ khái quát bằng 1-2 câu văn?

 

docx 7 trang phuongnguyen 02/08/2022 4080
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021
TRƯỜNG THCS CỘNG HÒA
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn: NGỮ VĂN 6 
Thời gian làm bài: 90 phút
 Cấp độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
Cộng
Phần I: Đọc – hiểu văn bản
- Nhận ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
- Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn.
- Hiểu được ý nghĩa tác dụng của BPNT với nội dung của đoạn văn.
Vận dụng kiến thức phần Đọc hiểu văn bản để chỉ ra ý nghĩa nội dung của đoạn văn.
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: 
Số câu: 2 
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 1
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 4
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
Phần II: Tạo lập văn bản
Viết một đoạn văn cảm nhận
 Tạo lập văn bản: Viết một bài văn miêu tả
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: 
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: 0%
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: 0%
Số câu: 01
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 70 %
Số câu: 2
Số điểm: 7 
Tỉ lệ: 70 %
Tổng số câu: 
Tổng số điểm:
Tỉ lệ: 
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 1
Số điểm:1 
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 2
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50 %
Số câu: 6
Số điểm: 10 
Tỉ lệ: 100 %
TRƯỜNG THCS CỘNG HÒA
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm):
 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“ Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất hùng dũng”
	(Ngữ Văn 6 – Tập 2)
 Câu 1(0,5 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn?
Câu 2(0,5 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên?
 Câu 3(1,0 điểm). Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn trên?
Câu 4(1,0 điểm). Từ đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về thói kiêu căng, tự phụ khái quát bằng 1-2 câu văn?
Phần II. Tập làm văn (7,0 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm) 
 	Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 câu) nêu cảm nhận của em về một nhân vật mà em yêu thích nhất trong các văn bản đã học môn Ngữ Văn học kì II 
Câu 2: (5,0 điểm) 
 Cơn mưa phùn đầu xuân.
———- HẾT ——
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
TRƯỜNG THCS CỘNG HÒA
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 
GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
I. Hướng dẫn chung
1. Giáo viên cần nắm vững đáp án để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. Khi chấm bài GV cần bàn bạc, thống nhất trong tổ, nhóm để cho điểm một cách linh hoạt và phù hợp. 
2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên không quá cứng nhắc, cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo .
3.Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm của thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
II. Đáp án và thang điểm
Phần
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Phần I. Đọc hiểu:
(3,0 điểm)
1
Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” - Tô Hoài
Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả
0,25
0,25
2
Phép tu từ được sử dụng: Nhân hóa: đi bách bộ, đầu, râu, bướng 
0,25
Biện pháp tu từ so sánh: Hai cái răng đen, nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy
0,25
3
 Sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa có tác dụng làm cho đoạn văn thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm. Nó vừa tô đậm ấn tượng về ngoại hình mà vừa gợi ra tính cách của Dế Mèn. Trước mắt ta là hình ảnh của một chú dế khỏe mạnh, cường tráng nhưng lại kiêu căng, tự phụ, xốc nổi. Từ đó, tác giả muốn nhắn nhủ mỗi chúng ta cần hạn chế sự tự cao, tự đại ở bản thân để hoàn thiện mình. 
1,0
4
Tự phụ, kiêu căng là không coi ai ra gì, luôn luôn cho rằng mình giỏi hơn tất cả và luôn luôn khinh thường người khác, tầm nhìn thì hạn hẹp mà luôn luôn tỏ ra thông thái và biết tất cả mọi thứ. Kiêu ngạo, tự cao như một chất axit ăn mòn nhân cách và huỷ hoại cuộc sống của con người.
1,0
Phần II. Tập làm văn:
(7,0 điểm)
Câu 1
(2,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 câu) nêu cảm nhận của em về một nhân vật mà em yêu thích nhất trong các văn bản đã học của Học kì II 
a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn: 
 Đoạn văn từ 7 đến 10 câu, trình bày sạch đẹp, không mắc các lỗi chính tả, không sai về câu, từ, diễn đạt theo quy định. 
b. Xác định đúng vấn đề: nêu cảm nhận của em về một nhân vật trong Văn bản đã học của học kì II
c. Nội dung: Có thể viết đoạn văn theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý:
Đoạn văn có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc và nêu được những ý cơ bản sau:
- Câu 1: Giới thiệu được nhân vật, tác phẩm, cảm nhận chung về nhân vật
- Câu 2- 8: Lần lượt tình bày cảm nhận về hành động, phẩm chất của nhân vật.
- Câu 9-10: Khẳng định lại ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm và trong lòng người đọc.
d. Sáng tạo: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc.
e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt, trình bày sạch đẹp không sai quá 02 lỗi.
Ví dụ:
(1) Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của tác giả Tô Hoài, nhân vật chú Dế Choắt đã để lại trong lòng độc giả nhiều suy nghĩ. (2) Trái ngược với Dế Mèn, Dế Choắt hiện lên với ngoại hình tội nghiệp, đáng thương. (3) Người gầy gò, dài lêu nghêu “như một gã nghiện thuốc phiện”, mặc dù đã tới tuổi thanh niên nhưng cánh vẫn chưa dài, “ngắn củn đến giữa lưng”, hở cả mạng sườn “như người cởi trần mặc áo gi-lê”. (4) Dế Choắt không thể đào nổi một cái hang đủ sâu cho mình trú ngụ. (5) Vẻ ngoài xấu xí lại thêm ốm yếu, chậm phát triển nên dưới con mắt của Dế Mèn, Dế Choắt lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. (6) Dù cho Dế Mèn có chê trách, chê bai hay rủa cho vui miệng thì Dế Choắt cũng đành chịu, đành than thở sức mình hèn kém. (7) Rồi vì trò đùa tai hại của Dế Mèn, Choắt đã thiệt mạng một cách oan uổng. (8) Trong lúc thoi thóp thở những hơi cuối cùng, Dế Choắt không hề trách móc Dế Mèn, ngược lại chỉ chấp nhận sự ốm yếu của mình, đưa ra lời khuyên cho Dế Mèn, để Dế Mèn tránh được hậu quả về sau. (9) Từ một chú dế hung hăng, kiêu căng, không coi ai ra gì, Dế Mèn đã nhận ra được bài học thấm thía sau cái chết của Dế Choắt. (10) Sự xuất hiện của Dế Choắt vừa làm rõ bản tính của Dế Mèn, lại như một tấm gương để những người hung hăng, xốc nổi như Mèn soi vào, nhận ra được thói xấu của mình, thay đổi suy nghĩ và sống tốt hơn.
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
Câu 2
(5,0 điểm)
Cơm mưa phùn đầu xuân
1-Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức và kĩ năng làm bài văn tả cảnh.
2-Kiến thức: 
* Về hình thức: 
- Bài viết có đủ bố cục ba phần: mở bài- thân bài- kết bài. 
- Trình bày bài mạch lạc, diễn đạt trong sáng, có cảm xúc. 
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, lỗi về từ, câu, diễn đạt.
* Về nội dung: 
- Xác định đúng đối tượng miêu tả: Cơn mưa phùn đầu mùa xuân. 
- Biết chọn những hình ảnh tiêu biểu đặc sắc để tả. 
- Biết sử dụng những từ ngữ gợi tả, dùng phép so sánh, liên tưởng, tưởng tượng. ... và bộc lộ cảm xúc để miêu tả.
-Có nhiều cách trình bày nội dung, nhưng cơ bản đảm bảo được các ý sau:
a. Mở bài: 
 Giới thiệu được đối tượng miêu tả (Cơn mưa phùn đầu mùa xuân)
0,5 
b.Thân bài:
* Miêu tả đặc điểm của cơn mưa xuân: về thời gian, mức độ...(so sánh với mưa rào mùa hạ, mưa phùn gió bấc mùa đông để làm nổi bật được đặc điểm của mưa xuân)
Ví dụ: mưa bụi ... hạt mỏng tang, nhỏ xíu; rơi lất phất, nghiêng nghiêng ... bụi nước li ti màu trắng đục, bay vẩn vơ ....mưa xuân đọng dọc theo nhánh lá cỏ cây sáng lấp lánh
* Miêu tả cảnh vật dưới dưới mưa xuân và hoạt động của con người
- Cây cối (VD: Chồi non bắt đầu nhú ra...., Vạn vật được bao phủ trong một màn sương khói huyền ảo, ...
- Con người: (VD: Mưa đọng trên tóc lấm tấm như những hạt muối tiêu , Người dân ra đồng mang theo niềm vui xuân trên cánh đồng...)
1.5
1.5
c. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em (yêu mến mưa xuân bởi nó là nét đặc trưng, độc đáo của mùa xuân Bắc Bộ)
( Có thể lựa chọn một vài hình ảnh tiêu biểu để tả kĩ. Chú ý nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh, so sánh, nhân hóa...)
0,5 
d. Tính sáng tạo: 
- Có quan điểm riêng thể hiện sự cách nhìn nhận mới mẻ, hợp lí mang tính cá nhân về vấn đề được tả trong bài văn. 
- Có liên hệ mở rộng vấn đề một cách linh hoạt, hợp lí...
0,5
e. Chính tả, ngữ pháp: 
- Viết đúng chính tả, từ ngữ diễn đạt trong sáng.
0,5
3. Hướng dẫn chấm:
-Điểm 5: Văn viết lưu loát, giàu cảm xúc, có sáng tạo, đảm bảo đầy đủ sâu sắc các yêu cầu trên. Diễn đạt đúng, chữ viết sạch, đẹp, không sai lỗi chính tả.
-Điểm 4: Nội dung đúng, đảm bảo cơ bản các yêu cầu trên
-Điểm 3: Đáp ứng 2/3 nội dung trên song diễn đạt vụng về, cảm xúc nghèo nàn.... , còn sai ít lỗi chính tả.
-Điểm 2: Bài viết quá sơ sài, lủng củng, diễn đạt yếu, sai nhiều lỗi chính tả...
-Điểm 1: Bài quá yếu.....
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề, diễn đạt kém hoặc bỏ giấy trắng.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2020_2021.docx