Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021
PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỚI
TRƯỜNG THCS LỘC NINH
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN (LỚP 8)
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề này có 2 phần, 6 câu, 1 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
“ Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”
(Ngữ văn 8 - Tập 2)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (0,5 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu 3 (1,0 điểm): Xét theo mục đích nói, câu sau đây thuộc kiểu câu gì và thực hiện hành động nói nào?
“Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021
PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỚI TRƯỜNG THCS LỘC NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: NGỮ VĂN (LỚP 8) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề này có 2 phần, 6 câu, 1 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” (Ngữ văn 8 - Tập 2) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Câu 3 (1,0 điểm): Xét theo mục đích nói, câu sau đây thuộc kiểu câu gì và thực hiện hành động nói nào? “Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!” Câu 4 (1,0 điểm): Tiếng chim tu hú ở cuối đoạn thơ có ý nghĩa gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ) trình bày cảm nhận của mình về tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Câu 2 (5,0 điểm): Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (hoặc di tích lịch sử) ở Quảng Bình quê hương em. -----------------Hết--------------- PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỚI TRƯỜNG THCS LỘC NINH ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN (LỚP 8) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn. - Khuyến khích những bài thể hiện sự sáng tạo mà hợp lý. - Điểm toàn bài tính đến 0,25. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 - Đoạn thơ trích trong bài “Khi con tu hú” - Tác giả: Tố Hữu 0,25 0,25 2 Bài thơ được sáng tác vào tháng 7 - 1939, trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây. 0,5 3 - Câu “Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”: Câu cảm thán - Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc 0,5 0,5 4 Tiếng chim tu hú cuối đoạn thơ là tiếng đời, tiếng gọi tha thiết của tự do, của sự sống đầy quyến rũ của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong cảnh tù đày. 1,0 II LÀM VĂN 1 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ) trình bày cảm nhận của mình về tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. 2.0 a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn: Nội dung chặt chẽ, trình bày được cảm nhận của mình về tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. 0,25 b. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn, đảm bảo một số ý sau: - Âm thanh tiếng chim tu hú gọi hè hay đó chính là tiếng đời, tiếng gọi tha thiết của tự do, của sự sống đầy quyến rũ càng thúc giục người chiến sĩ cách mạng - Tác giả biểu đạt trực tiếp tâm trạng uất ức, đau khổ, ngột ngạt, muốn phá tan xiềng xích của nhà tù để đến với cuộc sống tự do - Thể hiện tình yêu cuộc sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày 0,25 0,5 0,5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ mới mẻ phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hoá và pháp luật. 0,25 2 Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (hoặc di tích lịch sử) ở Quảng Bình quê hương em. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh: Bố cục 3 phần rõ ràng, cân đối. 0,5 b. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 c. HS viết được bài văn thuyết minh theo các ý cơ bản sau: * Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng thuyết minh. * Thân bài: Thuyết minh các đặc điểm cơ bản của đối tượng: - Giới thiệu vị trí địa lí (Ở đâu? Có thể đến đó bằng phương tiện gì?...) - Nguồn gốc, quá trình xây dựng (phát hiện) và những truyền thống lịch sử, văn hóa gắn liền với đối tượng. - Vẻ đẹp nổi bật của đối tượng. - Giá trị thẩm mĩ, văn hoá, lịch sử của đối tượng. * Kết bài: - Khẳng định lại giá trị của đối tượng. - Tình cảm, trách nhiệm của em về việc duy trì và bảo tồn đối tượng. 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 0.25 0,25 d.Sáng tạo: HS có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ; có cách trình bày, diễn đạt ấn tượng; bài viết sâu sắc. 0,5 Hết NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI RA ĐỀ
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2020_2021.docx