Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề:
Cái chàng dế choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo ghi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy tính nết lại ăn xổi ở thì ( thật chỉ vì ốm đau luôn, không làm gì được), có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.
(Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1. (1,0 điểm)
Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (1,0 điểm)
Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG TH&THCS . MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: ........ Lớp: Điểm bằng số Điểm bằng chữ Nhận xét và chữ ký của giám khảo Chữ ký của giám thị I. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề: Cái chàng dế choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo ghi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy tính nết lại ăn xổi ở thì ( thật chỉ vì ốm đau luôn, không làm gì được), có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi. (Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. (1,0 điểm) Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của đoạn trích. Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và ghi lại các câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa. Câu 4. (1,0 điểm) Nêu nội dung của đoạn trích trên. Câu 5. (1,0 điểm) Em rút ra bài học ứng xử gì cho bản thân qua câu chuyện của dế Mèn trong văn bản chứa đoạn trích trên? II. TẠO LẬP VĂN BẢN ( 5,0 điểm) Hãy viết bài văn tả quang cảnh trường em giờ ra chơi. Bài làm PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6 TRƯỜNG TH&THCS . KIỂM TRA GIỮA KỲ II - NĂM HỌC 2020-2021 A. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo. 2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong Tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài. 3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm lẻ toàn bài tính theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Nội dung Điểm I. Đọc hiểu văn bản (5.0đ) Câu 1: HS xác định đúng tên văn bản, tác giả 1,0 - Tên văn bản: Bài học đường đời đầu tiên - Tác giả: Tô Hoài 0,5 0,5 Câu 2: Học sinh xác định đúng thể loại và phương thức biểu đạt 1,0 - Thể loại: truyện - Phương thức biểu đạt: miêu tả 0,5 0,5 Câu 3: Học sinh xác định đúng và chỉ ra hai biện pháp tu từ: so sánh 1,0 - So sánh: + Cái chàng dế choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện + Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo ghi-lê. ( Xác định được một hình ảnh so sánh vẫn ghi điểm tối đa) - Nhân hóa: cái chàng dế Choắt 0,5 0,5 Câu 4: HS nêu đúng nội dung của đoạn trích 1,0 - Mức 1: miêu tả ngoại hình của Dế Choắt . - Mức 2: Nêu được nội dung nhưng chưa rõ ràng, cụ thể. - Mức 3: Có nêu nhưng không đúng hoặc không nêu. 1,0 0,5 0,0 Câu 5: Học sinh đưa ra được bài học ứng xử cho bản thân qua câu chuyện của dế Mèn 1.0 - Mức 1: Học sinh nêu được bài học rút ra cho bản thân, tùy vào cách suy nghĩ của các em nhưng có thể rút ra một trong những bài học như: + Không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình, không hống hách, hung hăng bậy bạ. + Không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ớt và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân, không khinh ngưòi, nhất là những kẻ yếu hơn mình - Mức 2: Có nêu được bài học nhưng chưa rõ ràng. - Mức 3: Có nêu bài học nhưng không liên quan đến nội dung yêu cầu hoặc không trả lời. 1.0 0.5 0.0 II. Tạo lập văn bản (5.0 đ) HS tạo lập được văn bản tự sự: Tả quang cảnh trường em giờ ra chơi 5.0 1. Yêu cầu chung: a) Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản miêu tả hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,... - Biết vận dụng kĩ năng tả cảnh một cách hợp lí, hấp dẫn. b) Yêu cầu về kiến thức: Bài văn đảm bảo nội dung văn tả cảnh. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của bài văn miêu tả: Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. b) Xác định đúng đối tượng tự sự: quang cảnh trường em giờ ra chơi. c) Viết bài: Vận dụng tốt cách làm bài văn miêu tả. Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là những yêu cầu có tính định hướng: a. Mở bài: Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm ... b. Thân bài: - Tả bao quát: + Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi (ồn ào, náo nhiệt hẳn lên). + Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh (các trò chơi được bày ra thật nhanh ... ) - Tả chi tiết: + Hoạt động vui chơi của từng nhóm (trai: Đá cầu, rượt bắt, .... nữ: Nhảy dây, chuyền banh .... )Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học. + Âm thanh (hỗn độn, đầy tiếng cười đùa, la hét, cãi vã ....) + Không khí (nhộn nhịp, sôi nổi ...) - Cảnh sân trường sau giờ chơi: Vắng lặng, lác đác vài chú chim sà xuống sân trường nhặt mấy mẩu bánh vụn. c. Kết luận: - Nêu ích lợi của giờ chơi: Giải tỏa nỗi mệt nhọc; thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn. 0.5 0.5 0.5 2.0 0.5 d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ, cảm nhận riêng của mình về quang cảnh. 0.5 e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.5 MA TRÂN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 (Thời gian: 90 phút) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 19 đến tuần 26) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng số I. Đọc - hiểu: Ngữ liệu: Đoạn văn bản, trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai, dài không quá hai trăm chữ. - Tên văn bản, tác giả,thể loại; - Phương thức biểu đạt; - Các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa. - Nội dung đoạn văn bản. - Bài học rút ra từ văn bản - Số câu - Số điểm - Tỉ lệ 3 3.0 30 % 1 1.0 10% 1 1.0 10 % 5 5.0 50% II. Làm văn Viết bài văn tả cảnh. - Số câu - Số điểm - Tỉ lệ 1 5.0 50% 1 5.0 50% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 3 3.0 30% 1 1.0 10% 1 1.0 10% 1 5.0 50% 6 10.0 100%
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2020_2021.doc