Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 2 (Có đáp án)
1. Chủ đề 1. Chuyển động cơ (6 câu)
Câu 1:(NB)Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi
A. vật đó không chuyển động.
B. vật đó không dịch chuyển theo thời gian.
C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.
D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi.
Câu 2: (TH)Một chiếc thuyền chuyển động trên sông, câu nhận xét nào dưới đâykhông đúng?
A. Thuyền chuyển động so với người lái thuyền.
B. Thuyền chuyển động so với bờ sông.
C. Thuyền đứng yên so với người lái thuyền.
D. Thuyền chuyển động so với cây cối trên bờ.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 2 (Có đáp án)
THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA NĂM 2021 - 2022 TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (Đề kiểm tra HK I, lớp 8, thời gian 45 phút) 1. Xác định mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra (các chủ đề) Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Học kì I, môn Vật lí lớp 8 trongchương trình giáo dục phổ thông. (Xem tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Vật lí lớp 8. NXBGDVN). 2. Xác định hình thức kiểm tra: - Đề kiểm tra học kì I, hình thức trắc nghiệm gồm 25 câu. - Bảng trọng số đề kiểm tra: Dựa vào Khung PPCT để lập bảng trọng số, số câu và điểm số của đề kiểm tra. Nội dung Tổng số tiết TS tiết lý thuyết Số tiết quy đổi Số câu Điểm số BH VD BH VD BH VD 1. Chuyển động cơ học 4 3 2,1 1,9 3 3 1,2 1,2 2. Lực cơ 3 3 2,1 0,9 3 1 1,2 0,4 3. Áp suất 9 6 4,2 4,8 7 8 2,8 3,2 Tổng 16 12 8,4 7,6 13 12 5,2 4,8 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các mức độ nhận thức của học sinh theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng mức độ nhận thức. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ, HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. Môn: Vật lí 8. Phạm vi kiểm tra: Học kì I.Thời gian kiểm tra: 45 phút. Tên Chủ đề Nhận biết (Mức độ 1) Thông hiểu (Mức độ 2) Vận dụng (Mức độ 3) Vận dụng cao (Mức độ 4) Chủ đề 1:Chuyển động cơ a) Chuyển động cơ. Các dạng chuyển động cơ b) Tính tương đối của chuyển động cơ c) Tốc độ 1. Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. 2. Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. 3. Nêu được đơn vị đo của tốc độ. 4. Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình. 1. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ. 2. Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ. 3. Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm vận tốc. 1. Vận dụng được công thức tính tốc độ . 2. Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều. Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm. Số câu 1 câu 2 câu 2 câu 1 câu Số câu (điểm) Tỉ lệ % 3 (1,2 đ) 12% 3 (1,2 đ) 12% 2. Chủ đề 2. Lực cơ a) Lực. Biểu diễn lực b) Quán tính của vật c) Lực ma sát 1. Nêu được lực là một đại lượng vectơ. 2. Nêu được quán tính của một vật là gì? 1.Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật. 2.Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động. 3. Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, ma sát trượt, ma sát lăn. 1. Biểu diễn được lực bằng véc tơ. 2. Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính. 3. Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật. Số câu 1 câu 2 câu 1 câu 0 câu Số câu (điểm) Tỉ lệ % 3 (1,2 đ) 12% 1 (0,4 đ) 4% Chủ đề 3. Áp suất a) Khái niệm áp suất b) Áp suất của chất lỏng. Máy nén thuỷ lực c) Áp suất khí quyển d) Lực đẩy Ác-si-mét. Vật nổi, vật chìm 1. Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì. 2. Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao. 3. Nêu được điều kiện nổi của vật. 1. Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng. 2. Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng. 3. Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng. 4. Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển. 5. Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét 1. Vận dụng công thức 2. Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng. 3. Vận dụng được công thức về lực ẩy Ác-si-mét F = V.d. Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét Số câu 3 câu 4 câu 4 câu 4 câu Số câu (điểm) Tỉ lệ % 4 (2,8 đ) 28% 8 (3,2 đ) 32% TS số câu (điểm) Tỉ lệ % 13 (5,2 đ) 52 % 12 (4,8 đ) 48 % ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, MÔN VẬT LÍ, LỚP 8 (Thời gian làm bài: 45 phút, 25 câu ) 1. Chủ đề 1. Chuyển động cơ (6 câu) Câu 1:(NB)Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi A. vật đó không chuyển động. B. vật đó không dịch chuyển theo thời gian. C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc. D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi. Câu 2: (TH)Một chiếc thuyền chuyển động trên sông, câu nhận xét nào dưới đâykhông đúng? A. Thuyền chuyển động so với người lái thuyền. B. Thuyền chuyển động so với bờ sông. C. Thuyền đứng yên so với người lái thuyền. D. Thuyền chuyển động so với cây cối trên bờ. Câu 3: (TH)Tìm trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào là chuyển động không đều? A. Chuyển động của một quả bóng đá lăn xuống dốc. B. Chuyển động quay của Trái Đất xung quanh trục của nó. C. Chuyển động của xe máy trên đoạn đường nhất định, khi ta nhìn thấy kim đồng hồ đo tốc độ luôn chỉ 40 km/h. D. Chuyển động của kim phút đồng hồ. Câu 4: (VD):Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 5m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 0,2 km là A. 50s B. 25s C. 10s D. 40s Câu 5: (VD)Một vật chuyển động thẳng đều, thời gian để vật chuyển động hết quãng đường dài 4,8 km là 10 phút. Tốc độ chuyển động vật là: A. 4,8 m/s B. 8 m/s C. 48 m/s D. 6m/s Câu 6: (VDC). Một người đi xe đạp trong một nửa quãng đường đầu với tốc độ v1 = 12km/h và nửa quãng đường còn lại với tốc độ v2 = 20km/h. Tốc độ trung bình của người đó trên cả quãng đường là A. 16 km/h B. 15 km/h C. 14 km/h D. 11 km/h. Chủ đề 2. Lực cơ (4 câu) Câu 7: (NB) Khi nói lực là đại lượng véctơ, bởi vì A. lực có độ lớn, phương và chiều B. lực làm cho vật bị biến dạng C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ D. lực làm cho vật chuyển động Câu 8: (TH)Khi nói về quán tính của một vật, trong các kết luận dưới đây, kết luận nào khôngđúng? A. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính. B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được. C. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính nhỏ và ngược lại. D. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính lớn và ngược lại. Câu 9: (TH) Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì A. vật chuyển động với tốc độ tăng đần. B. vật chuyển động với tốc độ giảm dần. C. hướng chuyển động của vật thay đổi. D. vật giữ nguyên tốc độ. Câu 10. (VD) Trong các phương án sau, phương án nào không giảm được ma sát? A. tra dầu mỡ, bôi trơn mặt tiếp xúc. B. tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. C. tăng độ ráp của mặt tiếp xúc D. thay ma sát trượt bằng ma sát lăn. Chủ đề 3. Áp suất (15 câu) Câu 11: (NB) Áp lực là A. lực tác dụng lên mặt bị ép. B. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. C. trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng. D. lực tác dụng lên vật. Câu 12: (NB) Áp suất không có đơn vị đo là A. Paxcan B. N/m2 C. N/cm2 D. Niu tơn Câu 13: (NB)Kết luận nào dưới đây không đúng? A. Trong cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang đều bằng nhau. B. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng giảm. C. Bình thông nhau là bình ít nhất có hai nhánh. D. Chân đê, chân đập phải làm rộng hơn mặt đê, mặt đập. Câu 14: (TH) Nguyên tắc cấu tạo của máy nén thủy lực dựa vào A. sự truyền áp suất trong lỏng chất lỏng B. sự truyền áp suất trong lòng chất khí C. sự truyền lực trong lòng chất lỏng D. nguyên tắc bình thông nhau. Câu 15: (TH) Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không mô tả sự tồn tại của lực đẩy Acsimét? A. Nâng một vật dưới nước ta thấy nhẹ hơn nâng vật ở trên không khí. B. Nhấn quả bóng bàn chìm trong nước, rồi thả tay ra, quả bóng lại nổi lên mặt nước. C. Ô tô bị xa lầy khi đi vào chỗ đất mềm, mọi người hỗ trợ đẩy thì ô tô lại lên được. D. Thả một trứng vào bình đựng nước muối mặn, quả trứng không chìm xuống đáy bình. Câu 16: (TH) Khi nói về bình thông nhau, trong các kết luận dưới đây, kết luận nàokhông đúng? A. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau. B. Trong bình thông nhau có thể chứa một hoặc nhiều chất lỏng khác nhau. C. Bình thông nhau là bình có hai hoặc nhiều nhánh thông đáy với nhau. D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao. Câu 17: (TH)Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng, vật nổi lên khi A. Trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng. B. Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng. C. Trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của chất lỏng. D. Trọng lượng của vật bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 18: (VD)Một vật trọng lượng 60N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích mặt tiếp xúc của vật với mặt bàn là 40cm2. Áp suất tác dụng lên mặt bàn là: A. 1,5 N/m2. B. 150 N/m2. C. 1500 N/m2. D. 15000 N/m2. Câu 19 (VD) Một bình hình trụ chứa một lượng nước, chiều cao của cột nước là 3m, trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m2. Áp suất của nước tại những điểm cách mặt thoáng 1,8m là: A. 18000N/m2 B. 10000N/m2 C. 12000N/m2 D. 30000N/m2 Câu 20: (VD)Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 0,2km. Biết rằng trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300N/m3. Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu? A. 2060N/m2. C. 206000N/m2. B. 20600N/m2. D. 2060000N/m2. Câu 21: (VD)Thả một miếng gỗ vào trong một chất lỏng thì thấy phần thể tích gỗ ngập trong chất lỏng bằng 1/2 thể tích miếng gỗ, biết dgỗ = 6000N/m3. Trọng lượng riêng của chất lỏng sẽ là: A. 12000N/m3. C. 180000N/m3. B. 18000N/m3. D. 3000N/m3. Câu 22: (VDC) Một vật đượctreo vào lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật trong nước, lực kế chỉ 1,83N, biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Thể tích của vật là A. 213cm3. C. 396cm3. B. 183cm3. D. 30cm3. Câu 23: (VDC) Một khối kim loại có khối lượng 468g được thả chìm hoàn toàn trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3; khối lượng riêng của khối kim loại là 7,8g/cm3. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối kim loại là. A. 0,6 N B. 0,468 N C. 7,8 N D. 10 N Câu 24: (VDC)Một cục nước đá có thể tích 360cm3 nổi trên mặt nước; biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm3, trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Thể tích của phần cục đá ló ra khỏi mặt nước là A. 28,8cm3 B. 331,2 cm3 C. 360 cm3 D. 288 cm3 Câu 25: (VDC). Bạn Hà nặng 45kg đứng thẳng hai chân trên mặt sàn lớp học, biết diện tích tiếp xúc với mặt sàn của một bàn chân là 0,005m2. Áp suất mà bạn Hà tác dụng lên mặt sàn là: A. 45000 N/m2 B. 450000 N/m2 C. 90000 N/m2 D. 900000 N/m2
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_ly_8_nam_hoc_2021_2022_de_2_co.doc