Đề kiểm tra học kì II môn Địa lí 6 - Năm học 2020-2021 - Đề 3 (Có đáp án)

Câu 6: Khí áp là

A. sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.

B. sự chuyển động của không khí.

C. sức ép của không khí lên lớp vỏ Trái Đất.

D. sự chuyển động của không khí từ khu khí áp cao về khu khí áp thấp.

Câu 7: Nguyên nhân nào sinh ra gió ?

A. Do sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai vùng.

B. Do sự khác nhau về độ cao.

C. Do sự chênh lệch khí áp cao và khí áp thấp giữa hai vùng.

D. Do sự khác nhau về vĩ độ.

Câu 8: Các loại gió chính trên Trái Đất là

A. gió Tín phong và gió Đông cực.

B. gió Tín phong và gió Tây ôn đới.

C. gió Tây ôn đới và gió Đông cực.

D. gió Tín phong, gió Tây ôn đới và gió Đông cực.

 

doc 6 trang phuongnguyen 20/07/2022 18600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Địa lí 6 - Năm học 2020-2021 - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Địa lí 6 - Năm học 2020-2021 - Đề 3 (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì II môn Địa lí 6 - Năm học 2020-2021 - Đề 3 (Có đáp án)
Giáo viên: .
Đơn vị công tác: Trường THCS
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: ĐỊA LÝ 6
MA TRẬN ĐỀ
 Cấp độ 
 Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Khoáng sản
- Biết được khái niệm khoáng sản.
- Nhận biết các loại khoáng sản theo công dụng.
Số câu:2
Số điểm:0.5
Tỉ lệ:5 %
2 TN
0.5
5 %
Lớp vỏ khí
- Nắm được thành phần của không khí.
- Nhận biết được các vành đai nhiệt và các đới khí hậu trên Trái Đất.
- Kể tên các loại gió chính trên Trái Đất.
- Trình bày được khái niệm khí áp. Tại sao có khí áp.
- Hiểu được nguyên nhân sinh ra gió.
- Trình bày được đặc điểm của tầng đối lưu.
- Hiểu được căn cứ để phân chia các khối khí nóng- lạnh, đại dương- lục địa.
Số câu:8TN
Số điểm:2
Tỉ lệ:20%
3 TN
0.75
7,5%
5 TN
1,25
12,5%
Lớp nước
-Biết được các hình thức vận động của biển và đại dương.
-Nắm được thế nào là sóng, sông, gió?
- Biết nguyên nhân sinh ra sóng. 
- Hiểu được nguyên nhân sinh ra thủy triều.
- Hiểu được thế nào là hệ thống sông? Kể tên 1 số hệ thống sông lớn của nước ta.
- Tính được tổng lượng nước của sông Hồng và sông Cửu Long trong mùa cạn và mùa lũ.
- So sánh và giải thích sự khác nhau về tổng lượng nước của hai sông. 
Số câu:8TN,1TL
Số điểm:5
Tỉ lệ:50 %
5TN
1.25
12,5%
3 TN
0.75
7,5%
1/2 TL
2.0
20%
1/2 TL
1.0
10%
Lớp đất và lớp vỏ sinh vật
-Nêu được các thành phần của đất, sự phân bố của sinh vật.
-Giải thích sự khác nhau về khả năng chịu ảnh hưởng của khí hậu giữa động vật và thực vật.
Trình bày được các nhân tố quan trọng nhất hình thành đất.
Số câu:2TN,1TL
Số điểm:2,5
Tỉ lệ 25%
2 TN, 
0,5
5%
1/2 TL
0,75
7,5%
1/2 TL
1,25
12,5%
Tổng số câu 20TN,2TL
Tổng số điểm:10
Tỉ lệ:100 %
12 TN
3.0
30 %
8 TN, 1/2 TL
2,75
27,5%
1 TL
3,25
32,5%
1/2 TL
1
10%
ĐỀ KIỂM TRA
TRẮC NGHIỆM: 5 điểm
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng:
Câu 1: Khoáng sản là
A. những tích tụ tự nhiên khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng.
B. những tích tụ vật chất trong lòng đất, được con người khai thác và sử dụng.
C. những nơi tập trung các loại nguyên tố hóa học trong lớp vỏ Trái Đất.
D. những nguồn nhiên liệu và nguyên liệu của ngành công nghiệp.
Câu 2: Phân theo công dụng, dầu mỏ thuộc loại khoáng sản nào?
A.Kim loại đen
B. Phi kim loại.
C. Nhiên liệu.
D. Kim loại màu.
Câu 3. Thành phần nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong không khí?
A. Khí Ôxi.
B. Khí Nitơ.
C. Khí Cacbon.
D. Khí Hiđrô.
Câu 4: Ranh giới của các vành đai nhiệt trên Trái Đất là
A. các chí tuyến và vòng cực.
B. các đường chí tuyến.
C. các vòng cực.
D. đường xích đạo.
Câu 5: Trên Trái Đất có mấy đới khí hậu?
A. 2 đới.
B. 3 đới.
C. 4 đới.
D. 5 đới.
Câu 6: Khí áp là
A. sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.
B. sự chuyển động của không khí.
C. sức ép của không khí lên lớp vỏ Trái Đất.
D. sự chuyển động của không khí từ khu khí áp cao về khu khí áp thấp.
Câu 7: Nguyên nhân nào sinh ra gió ?
A. Do sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai vùng.
B. Do sự khác nhau về độ cao.
C. Do sự chênh lệch khí áp cao và khí áp thấp giữa hai vùng.
D. Do sự khác nhau về vĩ độ.
Câu 8: Các loại gió chính trên Trái Đất là
A. gió Tín phong và gió Đông cực.
B. gió Tín phong và gió Tây ôn đới.
C. gió Tây ôn đới và gió Đông cực.
D. gió Tín phong, gió Tây ôn đới và gió Đông cực.
Câu 9: Căn cứ để phân chia khối khí nóng và khối khí lạnh là gì?
A.Độ cao.
B. Vĩ độ.
C. Nhiệt độ.
D. Kinh độ.
Câu 10: Loại gió nào thổi thường xuyên trong đới nóng (đới nhiệt đới)?
A. Gió Đông cực.
B. Gió Tín phong.
C. Gió Đông Bắc.
C. Gió Đông Nam.
Câu 11: Các hình thức vận động của nước biển và đại dương là
A. sóng, thủy triều và dòng biển.
B. sóng và các dòng biển.
C. sóng và thủy triều.
D. thủy triều và các dòng biển.
Câu 12: Sóng là gì?
A.Là sự chuyển động của nước biển.
B. Là sự dao động tại chỗ của các hạt nước biển và đại dương.
C. Là sự chuyển động của nước do gió tạo ra.
D. Là sự dao động của nước biển do động đất sinh ra.
Câu 13: Sông chính, phụ lưu và chi lưu hợp lại với nhau tạo thành
A.mạng lưới sông.
B. lưu vực sông.
C. hệ thống sông.
D. dòng sông.
Câu 14: Nguyên nhân nào sinh ra thủy triều?
A. Do sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
B. Do Trái Đất có sức hút.
C. Do sự vận động của nước biển và đại dương.
D.Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
Câu 15: Sông là gì?
A. Là dòng chảy của nước từ nơi địa hình cao về nơi địa hình thấp.
B. Là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
C. Là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
D. Là dòng chảy của nước trên bề mặt lục địa.
Câu 16: Căn cứ để phân chia ra khối khí lục địa và khối khí đại dương là
A. vĩ độ.
B. kinh độ.
C. bề mặt tiếp xúc.
D. nơi xuất phát.
Câu 17: Hai hệ thống sông lớn nhất của Việt Nam là 
A. sông Hồng và sông Cửu Long.
B. sông Hồng vàsông Đồng Nai.
C. sông Thái Bình và sông Cửu Long.
D. sông Thái Bình và sông Đồng Nai.
Câu 18: Hai thành phần chính của đất là gì?
A. Chất khoáng và chất hữu cơ.
B. Chất mùn và không khí.
C. Nước và không khí.
D. Chất hữu cơ và nước.
Câu 19: Sinh vật có mặt ở đâu trên Trái Đất?
A. Các lớp đất đá, khí quyển.
B. Các lớp đất đá và thủy quyển.
C. Các lớp đất đá, khí quyển, thủy quyển D. Khí quyển và thủy quyển
Câu 20: Gió là 
A. sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.
B. sự chuyển động theo chiều thẳng đứng của không khí.
C. sự chuyển động của không khí từ biển vào đất liền.
D. sự chuyển động của không khí từ đất liền ra biển.
II. TỰ LUẬN: 5 điểm
Câu 1(3 điểm): Cho bảng số liệu: Lưu vực và lưu lượng nước của sông Hồng và sông Mê Công
Sông Hồng
Sông Mê Công
Lưu vực (km2)
170.000
795.000
Tổng lượng nước (Tỉ m3/ năm)
120
507
Tổng lượng nước mùa cạn (%) 
25
20
Tổng lượng nước mùa lũ (%) 
75
80
Tính tổng lượng nước (bằng m3) trong mùa cạn và mùa lũ của sông Hồng và sông Cửu Long.
So sánh tổng lượng nước của sông Hồng và sông Cửu Long. Vì sao có sự chênh lệch đó.
Câu 2 (2 điểm): 
a. Khả năng chịu ảnh hưởng của khí hậu giữa động vật và thực vật khác nhau như thế nào?
	b. Em hãy trình bày các nhân tố quan trọng hình thành đất?
HƯỚNG DẪN CHẤM
I.TRẮC NGHIỆM: 0.25đ/câu.
CÂU
ĐÁP ÁN
CÂU
ĐÁP ÁN
CÂU
ĐÁP ÁN
CÂU
ĐÁP ÁN
1
A
6
A
11
A
16
C
2
C
7
C
12
B
17
A
3
B
8
D
13
C
18
A
4
A
9
C
14
D
19
C
5
D
10
B
15
B
20
A
II. TỰ LUẬN: 5 điểm
Câu 1: 3 điểm.
a. 2.0đ
Sông Hồng
Sông Mê Công
Lưu vực (km2)
170.000
795.000
Tổng lượng nước (Tỉ m3/ năm)
120
507
Tổng lượng nước mùa cạn ( tỉ m3) 
30
101,4
Tổng lượng nước mùa lũ (tỉ m3) 
90
405,6
b. 1.0 đ
- Tổng lượng nước của sông Mê Công lớn hơn tổng lượng nước của sông Hồng.
- Do sông Mê Công có diện tích lưu vực lớn hơn sông Hồng.
Câu 2: 2 điểm.
a.(0,75 đ): Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật vì động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
b. (1,25 đ):
- Các nhân tố quan trọng nhất hình thành đất là: đá mẹ, sinh vật và khí hậu. (0,5 đ)
- Trong đó: + Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng. (0,25đ).
	+ Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất. (0,25 đ).
	+ Khí hậu là môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất (0,25 đ).

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_dia_li_6_nam_hoc_2020_2021_de_3_co.doc