Đề kiểm tra học kì II môn Giáo dục công dân Khối 6 - Năm học 2020-2021 - Đề 2 (Có đáp án)
Câu 1: Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập? (2đ)
Câu 2: Những trẻ em bị khuyết tật như khiếm thị, khiếm thính, tàn tật và trẻ em lang thang, cơ nhỡ có quyền và nghĩa vụ học tập không? Những trẻ em đó thực hiện quyền nghĩa vụ học tập như thế nào? (2đ)
Câu 3: Nêu nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ? (2đ)
Câu4: Em sẽ làm gì khi nhặt được thư của người khác? (1đ)
Câu 5: An và Đức học cùng lớp, ngồi cạnh nhau. Một hôm, Đức bị mất một chiếc bút máy rất đẹp vừa mới mua. Tìm mãi không thấy, Đúc đổ tội cho An lấy cắp. An và Đức to tiếng, An đã xông vào đánh Đức chảy cả máu mũi. Cô giáo đã kịp thời mời hai bạn lên văn phòng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Giáo dục công dân Khối 6 - Năm học 2020-2021 - Đề 2 (Có đáp án)
Trường THCS.. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN GDCD 6 – Năm học 2020 - 2021 Thời gian: 45 phút. I. MA TRẬN ĐỀ THI: Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề1 Quyền và nghĩa vụ học tập. Biết được quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập. Hiểu được quyền và nghĩa vụ học tập của trẻ em khuyết tật, lang thang cơ nhỡ. Số câu Điểm % 1 câu 2đ 1 câu 2đ 2 câu 4 đ (40%) Chủ đề 2 Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Nhận xét và dưa ra cách ứng xử trong tình huống có liên quan đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Số câu Điểm % 1 câu 3đ 1 câu 3 đ (30%) Chủ đề 3 Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Biết được những quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Hiểu được những hành vi xâm phạm đến chỗ ở của người khác. Số câu Điểm % 1 câu 1đ 1 câu 1đ 2 câu 2 đ (20%) Chủ đề 4 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín Biết đưa ra cách ứng xử trong trường hợp liên quan đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín Số câu Điểm % 1 câu 1đ 1 câu 1 đ (10%) Tổng số câu Tổng điểm % 2 câu 3đ (30%) 2câu 3đ (30%) 1 câu 1đ (10%) 1 câu 3đ (30%) 6 câu 10 đ (100%) II. ĐỀ THI Câu 1: Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập? (2đ) Câu 2: Những trẻ em bị khuyết tật như khiếm thị, khiếm thính, tàn tậtvà trẻ em lang thang, cơ nhỡ có quyền và nghĩa vụ học tập không? Những trẻ em đó thực hiện quyền nghĩa vụ học tập như thế nào? (2đ) Câu 3: Nêu nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ? (2đ) Câu4: Em sẽ làm gì khi nhặt được thư của người khác? (1đ) Câu 5: An và Đức học cùng lớp, ngồi cạnh nhau. Một hôm, Đức bị mất một chiếc bút máy rất đẹp vừa mới mua. Tìm mãi không thấy, Đúc đổ tội cho An lấy cắp. An và Đức to tiếng, An đã xông vào đánh Đức chảy cả máu mũi. Cô giáo đã kịp thời mời hai bạn lên văn phòng. Em hãy nhận xét cách ứng xử của hai bạn? Nếu là một trong hai bạn thì em sẽ ứng xử như thế nào? Nếu là bạn cùng với An và Đức thì em sẽ làm gì? (3đ) III. ĐÁP ÁN Câu 1: Quyền và nghĩa vụ học tâp: a.Quyền học tập: (1đ) + Học không hạn chế + Học bằng nhiều hình thức. b.Nghĩa vụ học tập: (1đ) + Hoàn thành bậc giáo dục theo quy định. + Gia đình có nghĩa vụ tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập. Câu 2: Những trẻ em khuyết tật và lang thang cơ nhỡ cũng có quyền và nghĩa vụ học tập. (0.5đ) Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập: (1.5đ) + Trẻ em khuyết tật có thể học ở những trường giành riêng cho họ như trường cho trẻ em mù Nguyễn Đình Chiểu, trường cho trẻ câm điếc + Với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có thể học ở trung tâm vừa học vừa làm, học ở lớp học tình thương Câu 3: - Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: (1đ) Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp nhà nước cho phép. -Những hành vi vi phạm: Tự ý vào chỗ ở của người khác, khám xét nhà của người khác khi không được pháp luật cho phép. (1đ) Câu 4: Khi nhặt được thư của người khác không được mở ra xem mà tìm cách trả lại cho người nhận. (1đ) Câu 5: a. Cả hai bạn đều sai. Đức sai, vì chưa có chứng cứ mà đã khẳng định là An ăn cắp, như vậy là Đức đã xâm hại đến danh dự và nhân phẩm của An. Còn An cũng sai vì không khéo léo giải quyết mà đã đánh Đức, như vậy là An đã xâm hại đến thân thể và sức khỏe của Đức. (1đ) b.Nếu em là Đức thì em sẽ nhẹ nhàng hỏi bạn chứ không vội vàng đổ lỗi cho bạn. Còn nếu em là An thì em sẽ bình tĩnh nói cho bạn rõ và không nên đánh bạn. (1đ) c.Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ can ngăn hai bạn từ đầu, cùng Đức tìm bút, báo cho cô giáo biết (1đ)
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_khoi_6_nam_hoc_2.doc