Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021
Phần I: Đọc hiểu văn bản
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái, những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chầm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước”.
(Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1(1.0 điểm): Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản?
Câu 2 (1.0 điểm) : Nội dung chính của đoạn văn trên? Đoạn văn cho biết vị trí quan sát của người miêu tả ở đâu?
Câu 3 (2.0 điểm): Đọc kĩ câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước”.
a) Xác định biện pháp tu từ được dùng trong câu.
b) Hãy chỉ ra những từ ngữ biểu hiện biện pháp tu từ đó và cho biết việc sử dụng biện pháp tu từ giúp em cảm nhận thế nào về cảnh được tả?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021
UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS VĂN YÊN & KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN: NGỮ VĂN 6 ( Thời gian 90 phút - không kể giao đề ) MA TRẬN Cấp độ Tên chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp cao Chủ đề 1: Truyện kí - Nắm được các kiến thức về tên tác phẩm, tên tác giả, phương thức biểu đạt , thể loại. - Cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông Thu Bồn; nội dung chính của đoạn văn, trình tự miêu tả. Nêu giải pháp về bảo vệ môi trường sông hồ. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: - Số câu: 1 Câu 1 - Số điểm:1 - Tỉ lệ:10% - Số câu: 2 Câu 2,4 - Số điểm:1 - Tỉ lệ:10% - Số câu: 1 Câu 4 - số điểm 1 - Tỉ lệ: 10% Chủ đề 2: Tiếng Việt. - Từ loại - Biện pháp tu từ -Tìm bptt và chỉ ra từ ngữ biểu thị, - Tác dụng của bptt. - Từ loại -Số câu: 2 Câu 2,3 - Số điểm: 2đ - Tỉ lệ: 20% Chủ đề 3: Tập làm văn Văn miêu tả. Bố cục bài văn tả cảnh. Viết thành câu rõ ràng, tái hiện sinh động vẻ đẹp của con đường đến trường vào buổi sáng đẹp trời. Vận dụng các bptt, trong bài văn. Các câu có sự mạch lạc, liên kết, văn phong trôi chảy, giầu hình ảnh. Các câu văn có sự kết hợp nhuần nhuyễn của các phương thức biểu đạt: Tự sự, bộc lộ cảm xúc... -Số câu: 1 Câu 5 - Số điểm: 1 - Tỉ lệ:10% - Số câu: 1 Câu 5 - Số điểm:0,5 - Tỉ lệ: 5 % - Số câu: 1 Câu 5 - Số điểm:2 - Tỉ lệ: 20 % - Số câu: 1 Câu 5 Số điểm:1,5 - Tỉ lệ: 15 % Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 2 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Số câu: 4 Số điểm: 3,5 Tỉ lệ: 35% Số câu:1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu:1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 10% Số câu: 5 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS VĂN YÊN & KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN: NGỮ VĂN 6 ( Thời gian 90 phút - không kể giao đề ) Phần I: Đọc hiểu văn bản Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái, những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chầm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước”. (Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1(1.0 điểm): Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản? Câu 2 (1.0 điểm) : Nội dung chính của đoạn văn trên? Đoạn văn cho biết vị trí quan sát của người miêu tả ở đâu? Câu 3 (2.0 điểm): Đọc kĩ câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước”. Xác định biện pháp tu từ được dùng trong câu. Hãy chỉ ra những từ ngữ biểu hiện biện pháp tu từ đó và cho biết việc sử dụng biện pháp tu từ giúp em cảm nhận thế nào về cảnh được tả? Câu 4 (1.0 điểm): Trong văn bản có chứa đoạn văn trên, nhà văn đã đưa người đọc đến với một khung cảnh thiên nhiên dòng sông Thu Bồn mang vẻ đẹp vừa thơ mộng, hiền hòa vừa hùng vĩ, dữ dội khiến chúng ta thêm hiểu và yêu thiên nhiên. Nhưng thực tế hiện nay rất nhiều sông hồ đã bị ô nhiễm. Với cương vị là chủ nhân tương lai của đất nước em sẽ đưa ra những cách (giải pháp) gì để bảo vệ môi trường sông hồ? Hãy viết lại suy nghĩ của em bằng một đoạn văn (5- 7 câu). Phần II: Tập làm văn ( 5.0 điểm) Hàng ngày đến trường, em vẫn đi trên con đường quen thuộc. Hãy tả lại con đường từ nhà đến trường vào một buổi sáng đẹp trời. Trong bài viết sử dụng ít nhất một phép so sánh, một phép nhân hóa. (Gạch chân và chú thích rõ). ----------------Hết-------------- (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung Điểm Phần I (5 điểm) Câu 1 (1 điểm) - Đoạn trích trên trích trong văn bản “Vượt thác”: 0,5 điểm - Tác giả: Võ Quảng - Thể loại: truyện dài - Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (1 điểm) - Nội dung chính: tả cảnh dòng sông Thu Bồn ở vùng đồng bằng hạ lưu (đoạn chưa có thác dữ). - Vị trí quan sát: người kể ngồi trên một con thuyền ngược dòng sông. 0,5 0,5 Câu 3 (2 điểm) - BPTT: nhân hóa - Những từ ngữ: dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn xuống nước. (tìm được 2/3 cụm từ được 0,5đ) - Tác dụng với cảnh được tả: + Tái hiện chân thực, sinh động hình ảnh những cây cổ thụ ven bờ sông Thu Bồn. + Những chòm cổ thụ gắn bó với cuộc sống của con người vừa già nua, vừa vững vàng, từng trải như những người cao niên. + Những chòm cổ thụ như những người già từng trải, lo lắng, dõi theo, nhắn nhủ, ngầm báo những con thuyền đi qua phải bình tĩnh, cẩn trọng, chuẩn bị kĩ lưỡng sức lực và tinh thần cho những hiểm nguy đang đợi chờ phía trước. 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 Câu 4 (1 điểm) - HS có thể đưa ra các giải pháp (ít nhất được 3 giải pháp): + Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn. + Không xả nước thải, vứt rác bừa bãi, xác động vật, vật liệu xây dựng, hóa chất xuống sông hồ. + Cải tạo, nạo vét lòng sông hồ để khơi thông dòng chảy; nhặt rác trên bờ. + Nghiêm cấm đánh bắt thủy sản bằng điện, hóa chất. . - Đúng hình thức đoạn văn, số câu quy định. 0,75 0,25 Phần II 5 điểm PHẦN II Hàng ngày đến trường, em vẫn đi trên con đường quen thuộc. Hãy tả lại con đường từ nhà đến trường vào một buổi sáng đẹp trời. Trong bài viết sử dụng ít nhất một phép so sánh, một phép nhân hóa. (Gạch chân và chú thích rõ). 5 điểm 1.Hình thức: - Đúng bài văn miêu tả cảnh - Trình bày sạch đẹp. Bố cục cân đối, hài hòa. - Không sai lỗi chính tả - Có sử dụng biện pháp tu từ và gạch chân, chú thích rõ. 2.Nội dung: Dàn ý * Mở bài: Giới thiệu chung con đường từ nhà đến trường, vị trí của con đường trong cảm nhận của em. * Thân bài: a. Tả bao quát Đường gì? (Tên đường). Dài bao nhiêu cây số? b. Tả chi tiết con đường vào buổi sáng sớm - Lòng đường: Rộng hẹp ra sao? Đá đỏ hay rải nhựa. - Lề đường: Cây cối, thảm cỏ, cột đèn, sân bóng, sân chơi - Nét riêng biệt của con đường vào lúc sáng sớm (không khí buổi sáng, lượng người, xe cộ) + Không khí trong lành, bầu trời xanh trong, cao vời vợi, chim chóc hót líu lo, rộn ràng. + Cảnh hai bên đường: nhà tầng, nhà trệt, phố xá, cửa hàng, cơ quan, xí nghiệp như thế nào. Các quán ăn sáng, quán cà phê mở cửa; xe cộ dập dìu người lại qua tấp nập. + Cảnh học sinh đi học: từng nhóm nhỏ đi bộ hay bố mẹ chở đi, cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ. + Cảnh người đi làm: hối hả, vội vã hay thong dong, bình tĩnh; cách ăn mặc, dáng điệu, lời nói. + Cảnh các cụ già tập thể dục, đi bách bộ trên vỉa hè. - Càng gần đến cổng trường đường càng đông vui, ngập tràn sắc trắng đồng phục từ các ngõ phố kéo về. 3. Kết bài - Tình cảm của em đối với con đường. - Cảm xúc, suy nghĩ của bản than. ( VD: - Em rất yêu con đường phố quê em. - Em thầm biết ơn các bác công nhân vệ sinh đã ngày đêm quét rác cho con đường luôn sạch đẹp). 0,5 0,5 0.5 0.5 2.0 0.5 0.5
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2020_2021.docx