100 Câu trắc nghiệm Văn 6 (Chân trời sáng tạo)

Câu 1. Truyền thuyết Thánh Gióng kể về sự việc gắn với đời vua Hùng Vương thứ bao nhiêu?

 A. 6 B. 7 C. 8 D. 9

Câu 2. Hội Gióng diễn ra hàng năm ở đâu?

A. Gia Lâm B. Sóc Sơn C. Sơn Tây D. Đông Anh

Câu 3. Hội Gióng được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể năm bao nhiêu?

A. 2010 B. 2009 C. 2011 D. 2012

Câu 4. Mẹ Gióng thụ thai bao nhiêu tháng rồi sinh ra cậu bé?

A. 9 B. 11 C. 12 D. 10

Câu 5. Nhân vật Em bé thông minh trải qua mấy lần thử thách?

A. 3 B. 4 C. 5 C. 6

Câu 6. Chi tiết nào khái quát đúng nhất về sự ra đời của nhân vật Sọ Dừa?

A. Bà mẹ uống nước mưa trong ống tre rồi bà có mang.

B. Bà mẹ uống nước mưa trong bầu nước rồi bà có mang.

C. Bà mẹ uống nước mưa trong lu nước rồi bà có mang.

D. Bà mẹ uống nước mưa trong cái sọ dừa rồi bà có mang.

 

docx 17 trang phuongnguyen 29/07/2022 4520
Bạn đang xem tài liệu "100 Câu trắc nghiệm Văn 6 (Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 100 Câu trắc nghiệm Văn 6 (Chân trời sáng tạo)

100 Câu trắc nghiệm Văn 6 (Chân trời sáng tạo)
100 câu trắc nghiệm văn 6 ( CTST)
Câu 1. Truyền thuyết Thánh Gióng kể về sự việc gắn với đời vua Hùng Vương thứ bao nhiêu?
 A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
Câu 2. Hội Gióng diễn ra hàng năm ở đâu?
A. Gia Lâm B. Sóc Sơn C. Sơn Tây D. Đông Anh
Câu 3. Hội Gióng được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể năm bao nhiêu?
A. 2010 B. 2009 C. 2011 D. 2012
Câu 4. Mẹ Gióng thụ thai bao nhiêu tháng rồi sinh ra cậu bé? 
A. 9 B. 11 C. 12 D. 10
Câu 5. Nhân vật Em bé thông minh trải qua mấy lần thử thách?
A. 3 B. 4 C. 5 C. 6
Câu 6. Chi tiết nào khái quát đúng nhất về sự ra đời của nhân vật Sọ Dừa?
A. Bà mẹ uống nước mưa trong ống tre rồi bà có mang.
B. Bà mẹ uống nước mưa trong bầu nước rồi bà có mang.
C. Bà mẹ uống nước mưa trong lu nước rồi bà có mang.
D. Bà mẹ uống nước mưa trong cái sọ dừa rồi bà có mang.
Câu 8. Thanh gươm thần giúp Lê Lợi đánh thắng giặc nào?
A. Minh B. Thanh C. Tống D. Ngô
Câu 9. Hội thi nào không có trong các hội thi ở làng Đồng Vân?
A. Rước nước B. Hát chèo C. Rối nước D. Thổi cơm thi
Câu 10: Trong truyện Sự tích Hồ Gươm, ai là người trực tiếp nhận được gươm thần?
A. Lê Lợi B. Nguyễn Trãi C. Lê Thận D. Nghĩa quân Lam Sơn
Câu 11: Trong truyện Sự tích Hồ Gươm, gươm thần đã về tay nghĩa quân Lam Sơn bằng cách nào?
A. Long Quân tặng gươm thần cho Lê Thận, Lê Thận tặng lại nghĩa quân Lam Sơn.
B. Lê Thận vớt được gươm từ dưới sông lên, Lê Lợi lấy được chuôi gươm từ ngọn cây xuống, về sau, chắp lại vừa như in, thành gươm báu.
C. Lê Lợi vớt được gươm từ sưới sông lên, Lê Thận lấy được chuôi gươm từ ngọn cây xuống, về sau, chắp lại vừa như in, thành gươm báu.
D. Lê Lợi viết sớ cầu xin Long Quân cho mượn gươm báu về đánh giặc
Câu 12: “Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn” được tổ chức vào ngày, tháng nào?
A. Ngày rằm tháng giêng B. Ngày rằm tháng hai
C. Ngày rằm tháng sáu D. Ngày rằm tháng mười
Câu 13: Trong truyện Thánh Gióng, chi tiết nào không đúng khi nói về sự ra đời của Gióng?
A. Bà mẹ thấy một vết chân to, liền đặt chân vào ướm thử, không ngờ về nhà bà thụ thai.
B. Mang thai 12 tháng mới sinh Gióng.
C. Lên ba tuổi vẫn không biết đi, không biết nói cười
D. Mẹ Gióng mang thai, 9 tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, tuấn tú
Câu 14: Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích điều gì ?
A. Tên gọi Hồ Gươm nhưng cũng nói lên khát vọng của nhân dân ta muốn sống trong hào bình, hạnh phúc, không phải dùng vũ khí chiến tranh.
B. Về việc mượn gươm và trả gươm ở Hồ Gươm
C. Về mối quan hệ giữa Lê Lợi và Lê Thận
D. Hiện tượng kỳ lạ và thần kỳ của thanh gươm
Câu 15: Thành ngữ “chết như rạ” có nghĩa là:
A.Chết rất nhiều B. Chết do bị bắn
C. Chết không sống sót một ai D. Chết cháy do đốt rạ
Câu 16: Trong truyện Thánh Gióng, sau khi gặp sứ giả, Gióng đã có những thay đổi như thế nào?
A. Yêu đời, thích ca hát B. Gióng lớn nhanh như thổi
C. Gióng học võ D. Gióng trở thành một thanh niên khôi ngô, tuấn tú
Câu 17: Tại sao lại khẳng định Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết?
A. Vì có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo
B. Vì có sự xuất hiện của Rùa Vàng
C. Vì câu chuyện lịch sử về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể lại bằng trí tưởng tượng phong phú có màu sắc kỳ ảo, bằng sự sáng tạo của nhân dân.
D. Vì có sự xuất hiện của thanh gươm thần
Câu 18: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ ghép?
A. Xuân xanh B. Hoan hỉ C. Đi đứng D.Lả lướt
Câu 19: Thành ngữ “Vui như Tết” có nghĩa là?
A. Cảnh vui nhộn nhịp, tưng bừng, đầy khí thế
B. Vui vẻ, hồn nhiên, hay nhảy nhót, nói cười
C. Có cảm giác dễ chịu, phấn khởi vì được vừa ý
D. Vui vì thấy cảnh vật có sự thay đổi
Câu 20: Trong các từ sau: khanh khách ; lộp độp ; tươi tốt ; lanh chanh từ nào không phải từ láy?
A. Khanh khách
B. Lộp độp
C. Tươi tốt
D. Lanh chanh
Câu 21: Trong câu : “ Trong trời đất , không gì quí bằng hạt gạo .” có mấy từ ghép ?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 22: Chi tiết bà con làng xóm vui mừng góp gạo nuôi  Gióng trong văn bản “Thánh Gióng” có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện sự thương cảm với gia đình Thánh Gióng
B. Thể hiện mong muốn cậu bé lớn nhanh hơn nữa
C. Thể hiện sự quan niệm “ hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau”
D. Thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta
Câu 23: Văn bản “Thánh Gióng” liên quan đến hội thi nào ?
A.Hội thi học sinh thanh lịch
B. Hội thi sáng tác văn học trẻ
C. Hội khoẻ Phù Đổng
D. Hội thi tài năng trẻ
Câu 24: Trong văn bản “Sự tích Hồ Gươm”, lưỡi gươm và chuôi gươm mà  Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn nằm ở địa danh nào ?
Thanh Hoá
Hà Nội
Nghệ An
Lai Châu
Câu 25: Yếu tố  “thiên” trong  “Thuận Thiên” khắc ở lưỡi gươm mà Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn có nghĩa là gì ?
Nghìn
Nghiêng
Trời
Cả A ,B ,C đều sai
Câu 26: Trong văn bản “ Em bé thông minh”  hình thức nào đã được dùng  để thử tài nhân vật chính ?
Thực hành một công việc lao động
Thử làm một bài thơ
Thử làm một bài toán
Câu đố
Câu 27: Dòng nào nói đúng nhất mục đích chính của truyện “Em bé thông minh” ?
 A. Tạo tiếng cười vui vẻ , hồn nhiên trong đời sống lao động hàng ngày
 B. Ca ngợi tài dùng người tài giỏi của nhà vua
Phê phán bọn vua quan ngốc nghếch
Ca ngợi sự thông minh và tài trí của nhân dân lao động
Câu 28: Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích:
nhân vật mồ côi, bất hạnh;
nhân vật dũng sĩ, có tài năng kì lạ;
Nhân vật thông minh, tài giỏi;
Nhân vật có phẩm chất tốt đẹp dưới hình thức bề ngoài xấu xí.
Câu 29: Văn bản Thánh Gióng thuộc thể loại nào?
Truyền thuyết b. Cổ tích c. Ngụ ngôn d. Truyện cười
Câu 30: Nhân vật trung tâm trong truyền thuyết Thánh Gióng là ai?
Mẹ của Gióng b. Gióng c. Sứ giả d. Nhà vua
Câu 31: Dòng nào nói đúng về truyền thuyết Thánh Gióng?
Truyện Thánh Gióng sử dụng ngôi kể thứ nhất.
Truyện Thánh Gióng là truyện trung đại Việt Nam.
Truyện Thánh Gióng sử dụng ngôi kể thứ ba.
Truyện Thánh Gióng là truyện cổ dân gian Việt Nam.
Câu 32: Chi tiết nào không xuất hiện trong truyện Thánh Gióng?
Thời gian vào đời Hùng Vương thứ sáu.
Sự việc giặc Ân xâm lược nước ta.
Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi.
Câu 33: Đâu không phải là chi tiết kì ảo của truyện Thánh Gióng?
Gióng bay về trời.
Gióng biến thành tráng sĩ.
Gióng lớn nhanh như thổi.
Dân lập đền thờ ở làng Phủ Đổng.
Câu 34: Gióng đã làm gì khi roi sắt gãy?
Lên đỉnh núi Sóc, cởi áo giáp, bay về trời.
Lên đỉnh núi Sóc, bay theo đuổi đánh đám tàn quân.
Đứng dưới chân núi Sóc, tạm biệt dân làng.
Lên đỉnh núi Sóc, cởi áo giáp, tạm biệt dân làng.
Câu 35: Tên gọi làng Cháy bắt nguồn từ đâu?
Làng bị cháy vì ngựa thét lửa trong lúc Gióng đánh giặc.
Làng bị cháy vì giặc Ân đốt.
Làng bị cháy vì ngựa thét lửa trong lúc Gióng đi ngang qua.
Câu 36: Thánh Gióng đòi nhà vua phải sắm cho mình những vật dụng gì để đi đánh giặc?
Một đội quân bằng sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt.
Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt.
Một cây tre sắt, một áo giáp sắt và một cái nón sắt.
Một con ngựa sắt, một đội quân bằng sắt và một áo giáp sắt.
Câu 37: Tại sao gọi là "gươm thần"?
Vì gươm do Đức Long Quân cho mượn và có sức mạnh phi thường.
Vì gươm có đôi mắt của thần.
Vì các thần đều có một chiếc gươm.
Câu 38: [NB] Xây dựng hình ảnh "gươm thần" đã thể hiện đặc điểm gì của thể loại truyền thuyết trong tác phẩm?
a.Truyền thuyết thường sử dụng các chi tiết kì ảo.
b. Truyền thuyết kể về chiến công của nhân vật lịch sử .
c. Truyền thuyết thường có các đồ vật phi thường.
d. Truyền thuyết thường dấu tích lưu lại ở cốt truyện.
Câu 39: Chi tiết Lê Lợi nhận lưỡi và chuôi gươm từ ai nơi khác nhau thể hiện điều gì?
Thể hiện sự đồng lòng đánh giặc của toàn dân.
Thể hiện tác giả dân gian muốn kéo dài nội dung câu chuyện.
Thể hiện tác phẩm truyền thuyết có nhiều tình tiết hấp dẫn
Thể hiện dung lượng của tác phẩm rất đồ sộ.
Câu 40: [TH] Hội thi Đồng Vân là dịp để các chàng trai trong làng thể hiện điều gì?
Sự khỏe mạnh và thông minh.
Sự chăm chỉ và khéo léo.
Sự kiên trì và bất khuất.
Sự khéo léo và bền bỉ.
Câu 41: [TH] Qua hội thi, con người Việt Nam hiện lên như thế nào?
Là những người vô cùng khéo léo, khỏe mạnh, thông minh, đoàn kết và có ý thức đồng đội.
Là những người vô cùng khỏe mạnh, anh hũng và kiên cường.
Là những người vô cùng trung thực, bất khuất và dũng cảm.
Là những người vô cùng chăm chỉ, thông minh và tỉ mỉ.
Câu 42: Tác phẩm nào sau đây không thuộc thể loại truyền thuyết?
Bánh chưng, bánh giầy.
Thành Gióng.
Sự tích Hồ Gươm.
Sự tích hoa đào.
Câu 43: Chi tiết nào sau đây không có trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?
Lang Liêu lên ngôi vua.
Lang Liêu làm bánh chưng, bánh giầy.
Lang Liêu nằm mộng thấy vị thần.
Lang Liêu gặp khó khăn trong quá trình làm bánh chưng, bánh giầy
Câu 44: Việc Lang Liêu gặp được vị thần trong giấc mơ có ý nghĩa gì?
Lang Liêu lên ngôi vua là thuận với ý trời, ý người.
Lang Liêu có đời sống tâm linh phong phú.
Lang Liêu là người có phẩm chất tốt đẹp.
Câu 45: Sự kiện nào là mấu chốt khởi đầu cho các sự việc trong truyện Bánh chưng, bánh giầy?
Vua Hùng tổ chức cuộc thi để tìm người nối ngôi.
Các hoàng tử thi nhau tìm của ngon vật lạ.
Vua Hùng nếm thử bánh của Lang Liêu.
Lang Liêu nằm mơ thấy vị thần.
Câu 46: Đáp án nào sau đây chính xác về khái niệm 'từ đơn'?
Từ đơn là từ gồm có một tiếng.
Từ đơn là từ có nhiều hơn hai tiếng.
Từ đơn là từ gồm hai tiếng trở lên.
Từ đơn là từ có ít nhất một tiếng.
Câu 47: Câu nào dưới đây đúng về đặc điểm nghĩa của từ láy?
Có thể tăng hay giảm về mức độ, tính chất hoặc thay đổi sắc thái nghĩa so với tiếng gốc tạo ra nó.
Có thể rộng hoặc hẹp hơn so với nghĩa của tiếng gốc tạo ra nó.
Không thay đổi về sắc thái nghĩa so với tiếng gốc tạo ra nó.
Có sự thay đổi linh hoạt so với nghĩa gốc tạo ra nó.
Câu 48: Tài năng của Sọ Dừa được nhắc đến trong truyện là gì?
Thổi sáo.
Biến hóa.
Phân xử.
Chăn bò.
Câu 49: Chi tiết Sọ Dừa đội lốt vật có thể biến thành người có tác dụng gì trong truyện?
Tạo nên sự sinh động, hấp dẫn cho câu chuyện.
Bộc lộ những nét tính cách của nhân vật.
Tạo nên những ý nghĩa, bài học sâu sắc mà nhân dân muốn gửi gắm.
Câu 50: Phẩm chất nào sau đây của nhân vật Sọ Dừa không được đề cập trong tác phẩm?
Kiên định, thông minh.
Tinh tế, vị tha.
Lo xa, biết nhìn người.
Dũng cảm, bất khuất.
Câu 51: Đâu là giải thích hợp lí cho việc tác giả dân gian xây dựng nhân vật Sọ Dừa?
Ước mơ vượt qua hoàn cảnh khó khăn, xã hội công bằng
Ước mơ về cuộc sống không còn phân biệt giàu nghèo.
Ước mơ có những người tài giỏi giúp dân, giúp nước.
Câu 52: Câu tục ngữ nào phù hợp với nghệ thuật tương phản trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Sọ Dừa?
Đừng trông mặt mà bắt hình dong.
Đẹp như tiên.
Cái nết đánh chết cái đẹp.
Khẩu xà tâm phật.
Câu 53: Nhân vật cô út trong truyện Sọ Dừa nổi bật với phẩm chất nào?
Thương người, hiền lành.
Thật thà, chất phác.
Đảm đang, tháo vác.
Lạc quan, yêu đời.
Câu 54: Ở thử thách thứ 2,  phẩm chất nào của em bé không được thể hiện rõ nét?
Dũng cảm, gan dạ.
Tự tin, có trách nhiệm.
Thông minh, tài trí.
Nhẫn nại, kiên trì.
Câu 55: Ở thử thách thứ 4, em bé thông minh đã sử dụng kiến thức nào để giải đố?
Kiến thức từ sách vở sau thời gian miệt mài học tập.
Từ chính sự thông minh kì lạ, vốn có của em bé.
Kiến thức từ đời sống, kinh nghiệm dân gian.
Kiến thức từ sự dạy bảo của người cha. 
Câu 56: Điểm giống nhau của nhân vật trong truyện cổ tích và truyền thuyết?
Đều có cốt lõi sự thật lịch sử.
Đều được bộc lộ phẩm chất qua hành động.
Đều được xây dựng bằng yếu tố kì ảo.
Đều được bộc lộ tính cách qua lời kể của nhân vật khác.
Câu 57: Nhờ vào đâu Em bé thông minh được hưởng vinh hoa phú quý?
Nhờ vào sự thông minh, tài trí, am hiểu sâu rộng.
Nhờ vào sự giúp đỡ của bà con dân làng.
Nhờ vào sự yêu mến của nhà vua dành cho em.
Nhờ vào sực giúp sức của thần linh.
Câu 58: Đâu là lưu ý khi tìm hiểu một nhân vật cổ tích?
Đặt nhân vật trong chỉnh thể tác phẩm.
Kết hợp với với việc tìm hiểu một nhân vật khác.
Tác nhân vật ra tác phẩm để tập trung phân tích.
Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trước.
Câu 59: Tác phẩm Chuyện cổ nước mình do ai sáng tác?
Lâm Thị Mỹ Dạ.
Lâm Vĩ Dạ.
Tác giả dân gian.
Câu 60: Tác phẩm Chuyện cổ nước mình thuộc thể loại nào?
Thơ lục bát. b. Thơ song thất lục bát.
c.Truyện thơ Nôm. d.Thơ tự do.
Câu 61: Theo tác giả, truyện cổ dân gian có những giá trị nào?
Bài học về lẽ sống, gắn liền với tuổi thơ, nhớ về nguồn cội.
Bài học về lẽ sống, gắn liền với tuổi thơ, niềm tin vào tương lai.
Bài học về lẽ sống, tình thương ở con người, niềm tin vào tương lai.
Câu 62: Trong câu thơ sau, tác giả rút ra được bài học gì từ cổ tích?
"Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì"
                             (Lâm Thị Mỹ Dạ)
Cần kiên định, bản lĩnh vững vàng.
Cần tự tin, bản lĩnh vững vàng.
Cần nỗ lực, phấn đấu hết mình.
Câu 63: Cổ tích Non-bu và Heng-bu của nước nào?
Hàn Quốc.
Trung Quốc.
Việt Nam.
Nhật Bản.
Câu 64: Chi tiết nào sau đây không có trong truyện Non-bu và Heng-bu?
Heng-bu sang nhà anh nhờ giúp đỡ.
Non-bu theo chim nhạn đi lấy hạt bầu.
Non-bu bẻ gãy chân chim nhạn.
Heng-bu có những quả bầu chứa nhiều ngọc ngà, châu báu.
Câu 65: Mối quan hệ từ sự việc thứ nhất đến sự việc thứ hai là gì?
Sự việc 1: Heng-bu giúp chim nhạn thoát khỏi con trăn và điều trị vết thương.
Sự việc 2: Heng-bu được chim nhạn cho hạt bầu và trở nên giàu có.
Quan hệ nguyên nhân - kết quả.
Quan hệ tương phản.
Quan hệ tăng tiến.
Quan hệ giả thuyết - kết quả.
Câu 66: Có thể phân loại trạng ngữ dựa vào cơ sở nào?
Vị trí của trạng ngữ trong câu.
Các nội dung mà trạng ngữ biểu thị.
Chức năng liên kết câu của trạng ngữ.
Cấu tạo của trạng ngữ.
Câu 67: Đâu là dấu hiệu về hình thức để phân biệt trạng ngữ với các thành phần khác trong câu?
Trạng ngữ thường được tách với các thành phần khác bằng dấu phẩy.
Trạng ngữ thường đứng ở đầu, giữa hoặc cuối câu.
Trạng ngữ thường bổ sung ý nghĩa cho các sự việc trong câu.
Câu 68: Trạng ngữ được gạch chân trong câu văn sau bổ sung ý nghĩa gì?
Theo lời thần dặn, chàng chọn gạo nếp thật dẻo thơm làm những chiếc bánh vuông vức, có nhân thịt đậu, để tượng hình đất.
(Bánh chưng, bánh giầ
Xác định thời gian.
Xác định nơi chốn.
Xác định mục đích.
Xác định cách thức.
Câu 69: Dòng nào sau đây có xuất hiện trạng ngữ?
Cổ tích - một thể loại văn học dân gian mang lại nhiều bài học ý nghĩa.
Với cổ tích, một thể loại văn học dân gian mang nhiều bài học ý nghĩa.
Bằng việc mang lại nhiều bài học ý nghĩa, cổ tích là một thể loại văn học dân gian đặc sắc.
Câu 70: Trạng ngữ trong câu văn sau bổ sung ý nghĩa gì?
Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau.
(Em bé thông minh)
Xác định thời gian.
Xác định mục đích.
Xác định nguyên nhân.
Xác định cách thức.
Câu 71: Đâu là thành ngữ?
Ăn trắng mặc trơn.
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Câu 72: Dòng nào sau đây nói không đúng về thể thơ lục bát?
Một bài thơ lục bát bao gồm 2 câu: câu 6 tiếng và câu tám tiếng.
Một bài thơ lục bát không giới hạn về số câu.
Thể thơ lục bát có mặt từ lâu đời, của người dân Việt Nam.
Câu 73: Chọn cách ngắt nhịp đúng cho câu ca dao sau.
   "Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn."
4/2; 2/2/2.
4/2; 4/4.
2/2/2; 2/2/2/2.
3/3; 4/4.
Câu 74: Dấu gạch đầu dòng trong bài ca dao số 2 có tác dụng gì?
Trích dẫn lời nói của nhân vật trữ tình.
Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của tác giả
Hình thức mới mẻ, sáng tạo của tác giả.
Câu 75: Từ "ngàn" trong câu thơ "Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra" có nghĩa là gì?
Rừng. b. Nghìn. c.Nước. d. Máu.
Câu 76: Con người ở Bình Định được nhắc đến trong bài ca dao số 3 hiện lên như thế nào?
Bình Định có núi Vọng Phu,
Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.
  Em về Bình Định cùng anh,
     Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.
Nhiệt tình, chân thành, hiếu khách.
Kiên cường, bất khuất, dũng cảm.
Phi thường, mạnh mẽ, anh hùng.
Câu 77: Hình ảnh "cá tôm", "lúa trời" có ý nghĩa gì trong câu ca dao sau?
  Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
Chỉ những sản vật có ở Tháp Mười.
Chỉ sự trù phú của sản vật ở Tháp Mười.
Chỉ những sản vật nổi tiếng ở Tháp Mười.
Câu 78: Văn bản "Việt Nam quê hương ta" trích từ tác phẩm nào?
Bài thơ Hắc Hải.
Bài thơ Bắc Hải.
Trường ca Bài thơ Hắc hải.
Câu 79: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
"Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ."
                                                                 (Việt Nam quê hương ta, Nguyễn Đình Thi)
So sánh.
Hoán dụ.
Phép điệp.
Câu 80: Nội dung chính của đoạn thơ sau là gì?
       "Đất nghèo nuôi những anh hùng
   Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
  Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa."
                                                (Việt Nam quê hương ta, Nguyễn Đình Thi)
Bức chân dung của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất.
Bức chân dung của con người Việt Nam chịu thương, chịu khó.
Bức chân dung của con người Việt Nam nỗ lực, kiên trì.
Câu 81: Hình ảnh "áo nâu" trong câu thơ "Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn" có ý nghĩa gì?
Chỉ những người nông dân vất vả, chịu thương chịu khó.
Chỉ những người thuộc lớp trẻ phải vất vả, chịu thương chịu khó.Chỉ những người già yếu phải vất vả, chịu thương chịu khó.
Câu 82: Câu thơ sau nêu lên vẻ đẹp phẩm chất nào của con người Việt Nam?
"Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung"
(Việt Nam quê hương ta, Nguyễn Đình Thi)
Xinh đẹp, hiền diệu.
Thủy chung, son sắt.
Trong sáng, thướt tha.
Đảm đang, tháo vác.
Câu 83: Câu thơ sau cho thấy bản chất gì của con người Việt Nam?
"Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa."
                                                       (Việt Nam quê hương ta, Nguyễn Đình Thi)
Hiền lành, luơng thiện.
Khoan dung, độ lượng.
Công bằng, phân minh.
Câu 84: Câu thơ sau có ý nghĩa gì?
"Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem"
                                           (Việt Nam quê hương ta, Nguyễn Đình Thi)
Việt Nam nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống.
Việt Nam nổi tiếng khi có nhiều vùng đất đẹp.
Việt Nam nổi tiếng khi có nhiều điều kì thú.
Câu 85: Văn bản "Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng..." của tác giả nào?
Bùi Mạnh Nhị. b.Tác giả dân gian. c. Tô Hoài.
Câu 86: Trong câu thơ sau, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
So sánh. b. Nhân hóa. c.Hoán dụ.
Câu 87: Theo cảm nhận của tác giả Bùi Mạnh Nhị, hình ảnh "chẽn lúa đòng đòng" có ý nghĩa gì?
Nhánh lúa sắp trổ bông, tràn đầy sức sống.
Nhánh mạ non, tràn đầy sức sống.
Nhánh lúa đang chín rộ, tràn đầy sức sống.
Câu 88: Trong văn bản "Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng...", tác giả Bùi Mạnh Nhị đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc nào?
Tình yêu quê hương, ca ngợi vẻ đẹp con người.
Nỗi nhớ quê hương, ca ngợi vẻ đẹp con người.
Ngưỡng mộ sự hi sinh của con người, thông cảm với thân phận người phụ nữ.
Câu 89: Bài thơ Hoa bìm của tác giả nào?
Nguyễn Đức Mậu.
Nguyễn Đình Thi.
Nguyễn Tuân.
Nguyễn Công Trứ.
Câu 90: Tập thơ "Thơ lục bát" được ra mắt vào năm nào?
2007. b. 2017 c. 2018 d. 2006
Câu 91: Bài thơ Hoa bìm được viết theo thể loại nào?
Lục bát. b.Song thất lục bát. c.Tự do. d. Tám chữ.
Câu 91: Từ "rung rinh" trong câu thơ "Rung rinh bờ giậu hoa bìm" là từ loại gì?
Từ láy.
Từ ghép đẳng lập.
Từ ghép chính phụ.
Câu 92: Hình ảnh nào không được nhắc đến trong bài thơ Hoa bìm?
Hoa dâm bụt.
Tàn sen.
Bờ lau.
Nhành gai.
Câu 93: Trong hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Hoa bìm tim tím đong đưa
Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về...?
                       (Hoa bìm, Nguyễn Đức Mậu)
Câu hỏi tu từ.
So sánh.
Nhân hóa.
Ẩn dụ.
Câu 94: Thế nào là từ đồng nghĩa?
Là những từ có nghĩa giống nhau, được dùng như nhau và thay thế được cho nhau khi nói hoặc viết.
Là những từ có nghĩa gần giống nhau, được dùng như nhau và thay thế được cho nhau khi nói hoặc viết.
Là những từ có nghĩa giống nhau, khi nói hoặc viết cần cân nhắc lựa chọn cho phù hợp với ngữ cảnh.
Câu 95: Có thể thay từ "chăm chỉ" trong câu sau bằng từ nào sau đây?
Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.
                                                                                                            (Thánh Gióng)
cần mẫn.
chăm chú.
tỉ mỉ.
Câu 96: Đâu là từ trái nghĩa với "nhược điểm"?
Ưu điểm.
Yếu điểm.
Khuyết điểm.
Nhu nhược.
Câu 97: Dòng nào sau đây toàn bộ đều là từ láy?
Bình minh, hào hiệp, xinh xắn.
Bình minh, hào hiệp, buôn bán.
Bình minh, hào hiệp, bạn bè.
Bình minh, hào hiệp, chùa chiền.
Câu 98: Bài ca dao sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
- Trâu ơi ta bảo trâu này
   Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
         Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đó ai mà quản công.
So sánh.
Nhân hóa.
Ẩn dụ.
Hoán dụ.
Câu 99: Khi người viết xưng "tôi" tức đang sử dụng ngôi kể nào?
Người kể ngôi thứ nhất số ít.
Người kể ngôi thứ nhất số nhiều.
Người kể ngôi thứ ba số ít.
Người kể ngôi thứ ba số nhiều.
Câu 100: Nội dung chính của hai câu thơ sau là gì?
Nhớ quê lòng dạ bồn chồn
Mỗi lần ngắm cảnh hoàng hôn... xa nhà.
                                 (Quê hương, Đức Trung)
Nỗi nhớ quê da diết của một người xa nhà.
Niềm tự hào to lớn về quê hương của một người xa nhà.
Niềm hạnh phúc khi được trở về quê hương của một người xa nhà.

File đính kèm:

  • docx100_cau_trac_nghiem_van_6_chan_troi_sang_tao.docx