Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)

ĐỀ BÀI

Phần I: Phần đọc- hiểu (4 điểm)

 Câu 1 (4 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu sau:

 Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

 Đất nước như vì sao

 Cứ đi lên phía trước.

a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? (0,5điểm)

b. Tìm biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp đó? (1,5 điểm)

c. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Liên hệ thực tế về sự phát triển của đất nước ta. (2 điểm)

 

doc 3 trang phuongnguyen 21620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC KÌ II MÔN:NGỮ VĂN - LỚP 9
NĂM HỌC 2020 - 2021
THỜI GIAN: 90’
I. Mục tiêu kiểm tra:
1. Kiến thức: Qua bài viết nhằm đánh giá học sinh ở những phương diện:
- Biết cách vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào bài viết, đủ ba mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
 - Có cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt phương pháp nghị luận về một nhân vật văn học trong quá trình làm bài.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện, viết đoạn văn, tạo lập văn bản . 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức kỉ luật, tự giác khi làm bài.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
 Năng lực giải quyết vấn đề, tự học, tư duy sáng tạo, trau dồi ngôn ngữ
II. Hình thức ra đề: Tự luận 
III. Thiết lập ma trận:
 Mức độ
Chủ đề
 Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
 Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Phần I:
Đọc - hiểu 
Nhớ được tác giả, tác phẩm đoạn trích 
Hiểu được phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ
 Viết được đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về đoạn thơ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,5
5%
2
1,5
15%
1
2
20%
4
4
40%
Phần II: 
Làm văn
(Nghị luận về tác phẩm truyện)
Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận về nhân vật văn học.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
6
60%
1
6
60%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2
1
10%
1
1
10%
1
2
20%
1
6
60%
5
10
100%
ĐỀ BÀI
Phần I: Phần đọc- hiểu (4 điểm)
 	Câu 1 (4 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu sau: 
 Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
 Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước.
Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? (0,5điểm)
Tìm biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp đó? (1,5 điểm)
c. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Liên hệ thực tế về sự phát triển của đất nước ta. (2 điểm)
Câu 2 (6 điểm). Nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê gợi cho em suy nghĩ gì? 
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (4 điểm). Học sinh thực hiện được:
a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản “ Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải (0,5 điểm)
b. Chỉ ra được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp đó
+ Phép nhân hóa: Đất nước “vất vả”,“gian lao”-> Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang dáng vóc tảo tần, cần cù của người mẹ, người chị. (0,5 điểm)
+ Phép so sánh: Đất nước với “...vì sao, cứ đi lên phía trước”-> nhà thơ sáng tạo hình ảnh đất nước khiêm nhường nhưng cũng rất tráng lệ: Là một vì sao nhưng ở vị trí lên trước dẫn đầu, đó cũng là hình ảnh của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử.(0,5 điểm)
+ Điệp từ “đất nước”, cùng phép so sánh, nhân hóa góp phần làm nổi bật và gợi ấn tượng sâu sắc về hình ảnh đất nước với niềm yêu mến, tự hào của tác giả. (0,5 điểm)
c. HS viết đoạn văn nghị luận đảm baỏ bố cục rõ ràng có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, lời văn mạch lạc...
- Nội dung
* Mở đoạn: giới thiệu vị trí đoạn thơ, khái quát nội dung khổ thơ (0,25đ)
* Thân đoạn: Phân tích các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu trong khổ thơ làm rõ nội dung ca ngợi đất nước Việt Nam anh hùng, gian nan, vất vả nhưng rất đỗi gần gũi, yêu thương và đáng tự hào. “Đất nước như vì sao” khiêm nhường mà tráng lệ “cứ đi lên” sánh vai cùng các cường quốc năm châu (1đ)
*Kết đoạn: Suy nghĩ của bản thân về đất nước (0,25đ) 
* Liên hệ: Cho dù còn nhiều khó khăn nhưng đất nước ta vẫn đang ngày càng phát triển đi lên, hội nhập cùng sự phát triển của Quốc tế, đạt nhiều thành tựu tiến bộ trên mọi mặt....(0,5đ)
Câu 2 (6 điểm)
 PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Ý 
Kiến thức, kĩ năng cần đạt được
Điểm
a
Đảm bảo cấu trúc bài văn: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu cảnh được tả; Thân bài Tả quang cảnh, cảnh vật chi tiết theo thứ tự; Kết bài :Phát biểu cảm tưởng về quang cảnh , cảnh vật đó.
0,25
b
Xác định đúng yêu cầu của đề: Tả một người thân yêu nhất với em
0,25
c
 Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về câu chuyện
Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
0,25
0,25
* Phần mở bài: 
- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm .
- Khái quát được nét đẹp về nhân vật Phương Định.
0,5
Phần thân bài: 
Vẻ đẹp của Phương Định
- Tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, hồn nhiên tươi trẻ.
- Tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh, vượt lên mọi nguy hiểm. 
- Có tình cảm đồng chí, đồng đội nồng ấm.
( Các ý có kết hợp phân tích dẫn chứng trong tác phẩm)
2
- Qua nhân vật Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã gợi cho người đọc về tấm gương thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời chống Mỹ. 
1
Nghệ thuật
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất, thể hiện chân thực tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật; 
- Ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với diễn biến của chiến trường ác liệt.
1
*Phần kết bài:
 - Khẳng định những nét đẹp của nhân vật và giá trị của tác phẩm.
 - Liên hệ với thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
0,5
 * Lưu ý : Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập phân.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_danh_gia_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_202.doc