Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Đề 5 (Có đáp án)

IV. Biên soạn đề kiểm tra;

 Đề bài:

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1)Chúng ta khiến cho Trái đất chịu tổn hại nặng nề: ô nhiễm sông ngòi, biển cả và không khí, chúng ta chen chúc chung một chỗ, dùng sắt thép và xi măng xây nên những kiến trúc cổ quái kỳ lạ, gọi những nơi này bằng cái tên đẹp đẽ là thành phố, chúng ta ở trong thành phố như vậy phóng túng dục vọng của bản thân mình, chế tạo nên các loại rác khó mà phân hủy được.

(2)Trái đất bốc khói khắp nơi, toàn thân run rẩy, biển lớn gào thét, bão cát mù trời, hạn hán lũ lụt, cũng như các triệu chứng ác liệt khác đều có liên quan chặt chẽ với phát triển khoa học kỹ thuật dưới sự thúc đẩy bởi dục vọng tham lam của các nước phát triển.

(Trích: nhasilk.com. Covid -19 và thông điệp mà con người phải thức tỉnh vì sự vô cảm của mình, ngày 18/03/2020 – Phương Thanh)

Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 2: Hãy chỉ ra những tổn hại do con người gây nên trong đoạn văn (1), và nêu nguyên nhân của những tổn hại đó?

 

doc 4 trang phuongnguyen 23/07/2022 6780
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Đề 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Đề 5 (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Đề 5 (Có đáp án)
SỞ GD VÀ ĐT ĐỀ HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 
	NĂM HỌC 2020-2021
 (Nghị luận văn học – Thời gian: 90 phút)
(1)
I. Mục tiêu kiểm tra
1. Về kiến thức:
- Thu thập thông tin kiến thức để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học trong chương trình Ngữ Văn lớp 10.
- Khảo sát một số kiến thức, kĩ năng trọng tâm theo hai nội dung kiến thức văn học và làm văn với mục đích đánh giá khả năng hiểu biết và tạo lập văn bản của học sinh
- Cụ thể, kiểm tra đánh giá trình đọc học sinh theo chuẩn về mức độ
+ Nhận diện tác phẩm văn học đã được tìm hiểu
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng để tạo lập một văn bản nghị luận về tác phẩm Đại Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi.
2. Về kĩ năng sống
- Giải quyết vấn đề, xác định các lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, câu thơ, lối diễn đạt sao cho hấp dẫn người đọc. 
- Tự nhận thức, xác định giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi con người cần rèn luyện, hướng tới.
* Từ đó học sinh có thể hình thành những năng lực sau:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến các vấn đề xã hội.
- Năng lực giải quyết vấn đề liên quan đến các giá trị sống và các hiện tượng đời sống trong xã hội.
- Năng lực tự nhận thức về các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi con người cần rèn luyện, hướng tới.
II. Hình thức kiểm tra: Làm trên lớp
III. Thiết lập ma trận
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Đọc hiểu
Nhận biết cách diễn đạt của văn bản
Hiểu cách sử dụng từ ngữ diễn đạt trong văn bản và chữa được lỗi của văn bản
20% = 2 điểm
2. Làm văn
Xác định nội dung đề bài yêu cầu
Ý nghĩa tư tưởng của văn bản Bình Ngô đại cáo
Vận dụng kiến thức kĩ năng để lập dàn ý cho bài văn nghị luận văn học.
- Vận dụng kiến thức kĩ năng để làm một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh.
- Vận dụng những hiểu biết về lịch sử, từ ngữ, hình ảnh được dùng trong văn bản để diễn đạt một cách hấp dẫn.
80%= 8 điểm
Tổng
100%= 10 điểm
IV. Biên soạn đề kiểm tra;
 Đề bài:
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1)Chúng ta khiến cho Trái đất chịu tổn hại nặng nề: ô nhiễm sông ngòi, biển cả và không khí, chúng ta chen chúc chung một chỗ, dùng sắt thép và xi măng xây nên những kiến trúc cổ quái kỳ lạ, gọi những nơi này bằng cái tên đẹp đẽ là thành phố, chúng ta ở trong thành phố như vậy phóng túng dục vọng của bản thân mình, chế tạo nên các loại rác khó mà phân hủy được.
(2)Trái đất bốc khói khắp nơi, toàn thân run rẩy, biển lớn gào thét, bão cát mù trời, hạn hán lũ lụt, cũng như các triệu chứng ác liệt khác đều có liên quan chặt chẽ với phát triển khoa học kỹ thuật dưới sự thúc đẩy bởi dục vọng tham lam của các nước phát triển.
(Trích: nhasilk.com. Covid -19 và thông điệp mà con người phải thức tỉnh vì sự vô cảm của mình, ngày 18/03/2020 – Phương Thanh)
Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 2: Hãy chỉ ra những tổn hại do con người gây nên trong đoạn văn (1), và nêu nguyên nhân của những tổn hại đó?
Phần II. Làm văn
Câu 1 (3 điểm) 
Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn 9-11 câu trình bày suy nghĩ về việc con người sống hòa hợp với thiên nhiên.
Câu 2: Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, SGK Ngữ Văn lớp 9 – tập 2)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
NĂM HỌC 2020-2021
CÂU
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
Phần I
ĐỌC – HIỂU
2.0
Câu 1
- Biện pháp tu từ: Liệt kê:
- Tác dụng: Nhấn mạnh những hiện tượng thiên tai, những tổn hại ô nhiễm thiên nhiên, đất đai sông ngòi. Cần có những hành động thích dáng để bảo vệ thiên nhiên.
 1.0
Câu 2
- Những tổn hại do con người gây ra: ô nhiễm sông ngòi, biển cả và không khí, sự phát triển nhanh chóng của các thành phố, chế tạo nên các loại rác khó mà phân hủy được.
- Con người xả rác và các chất thải bừa bãi ra sông ngòi, biển cả, các chất thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí và khó phân hủy, 
1.0
Phần II
LÀM VĂN
7.0
Câu 1
* Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, bố cục chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dừng từ, đặt câu,..
* Yêu cầu về nội dung:
 Nêu vấn đề cần nghị luận: con người cần sống hòa hợp với thiên nhiên
0.5
1 Giải thích:
 - Sống hoà hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
0.5
2. Bàn luận: 
- Con người không thể sống tách mình ra khỏi thiên nhiên. Thiên nhiên luôn có mặt trong đời sống con người. Mọi nguồn sống của con người đều lấy từ thiên nhiên. Có thể nói, con người và thiên nhiên có mối quan hệ không thể tách rời: giúp tinh thần ta được bình yên, sức khỏe được phục hồi và sẵn sàng cho công việc:cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu cho con người: không có thiên nhiên, con người không thể tồn tại được.Nếu thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống con người, trái đất sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
 Phần này học sinh tự đưa ra điều cần làm của bản thân mình và lí giải hợp lí, thuyết phục
1.0
3. Phản đề
 Phê phán những hành động thờ ơ hủy hoại thiên nhiên
0.5
4. Bài học:
- Sống hòa hợp với thiên nhiên là lối sống đáng được đề cao, trân trọng. Thiên nhiên là ngôi nhà chung của con người. Bởi thế, bảo vệ thiên nhiên là trách nhiệm của tất cả chúng ta.
- Bắt tay thực hiện ngay bằng những hành động cụ thể
0.5
Câu 2: 
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 
 - Hành văn mạch lạc, trong sáng, không mắc các lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ.
*Yêu cầu về kiến thức
1/ Khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung đoạn thơ
2/ Ý nghĩa nhan đề:
- Mùa đầu tiên trong một năm, với sự tươi đẹp, tràn trề sức sống của đất trời
- Nghĩa bóng chỉ phần tuổi trẻ đẹp đẽ nhất của mỗi con người, hoặc cũng là để chỉ phần đẹp đẽ nhất trong tâm hồn con người. Hai từ “mùa xuân” đứng bên cạnh từ “nho nhỏ” thể hiện thái độ khiêm nhường, và vô cùng chân thành của nhà thơ.
0.5
0.75
3/ Khổ thơ đầu: mùa xuân của thiên nhiên
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, thanh mát với những gam màu sắc hài hòa cộng hưởng với âm thanh vang vọng rộn rã báo hiệu một mùa xuân rất sống động, trẻ trung.
- “Dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc” => Bút pháp chấm phá cổ điển, gợi mà không tả, mở ra khung cảnh mùa xuân xinh đẹp, thanh bình, tươi sáng vô cùng.
- Tiếng chim chiền chiện, thể hiện sự chuyển động linh hoạt, cùng sự náo nhiệt trong khung cảnh mùa xuân.
1.25
4. Khổ thơ thứ 2 và 3: Mùa xuân của đất nước
- Mùa xuân của đất nước được tạo nên từ hai nhiệm vụ cơ bản ấy là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của “mùa xuân người cầm súng” và nhiệm vụ xây dựng đất nước của “mùa xuân người ra đồng”.
- Hình ảnh “lộc”: tượng trưng cho những thành quả tốt đẹp, với người lính là sự tự do, độc lập, hạnh phúc của dân tộc, thì thành quả gắn với người lao động chính là sự ấm no, sung túc, giàu có, là sự đổi mới là sức xuân đang dâng trào mãnh liệt trên quê hương.
- Mùa xuân của đất nước đã được dựng lên từ cuộc đời, từ mùa xuân của biết bao nhiêu thế hệ đi trước, có vất vả, có gian lao.
- Phép so sánh “Đất nước như vì sao” còn thể hiện lòng tự hào, yêu thương của Thanh Hải với dải đất hình chữ S, nâng tầm Tổ quốc sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, đẹp đẽ, rực rỡ và vĩ đại, khiến người người thiết tha ngưỡng mộ, tự hào. 
1.25
*Nhận xét, đánh giá
0.5
Nội dung: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên của đất trời. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước sau chiến tranh, đất nước hòa bình và xây dựng cuộc sống mới.
Nghệ thuật: đảo trật tự cú pháp, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp cấu trúc
Chính tả, dùng từ đặt câu
Đảmbảo quy tắc chính tả, dung từ đặt câu
0.25
- Sáng tạo:
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
0.5
Tổng điểm toàn bài: 10.0

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020_2021_de.doc