Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 2 (Có đáp án)

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU:

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:

Con cò bay lả bay la

Theo câu quan họ bay ra chiến trường

Nghe ai hát giữa núi non

Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây

Nghìn năm trên dải đất này

Cũ sao được cánh cò bay la đà

Cũ sao được sắc mây xa

Cũ sao được khúc dân ca quê mình!

(Khúc dân ca – Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)

1.Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn trích trên?

2. Tìm ít nhất 1 từ láy và một từ ghép đẳng lập có trong đoạn thơ?

3. Tìm biện pháp nghệ thuật nổi bật và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 4 câu cuối đoạn trích trên.

4.Nội dung của đoạn thơ?

 

doc 3 trang phuongnguyen 20/07/2022 22460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 2 (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022 - Đề 2 (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT .
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm 01 trang)
TRƯỜNG THCS .
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2021 – 2022
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU:
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:
Con cò bay lả bay la
Theo câu quan họ bay ra chiến trường
Nghe ai hát giữa núi non
Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây
Nghìn năm trên dải đất này
Cũ sao được cánh cò bay la đà
Cũ sao được sắc mây xa
Cũ sao được khúc dân ca quê mình!​
(Khúc dân ca – Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)
1.Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn trích trên?
2. Tìm ít nhất 1 từ láy và một từ ghép đẳng lập có trong đoạn thơ?
3. Tìm biện pháp nghệ thuật nổi bật và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 4 câu cuối đoạn trích trên.
4.Nội dung của đoạn thơ?
PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)
Cảm nghĩ của em về bài thơ: Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan.
-------------------------Hết------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
 ĐỌC HIỂU
3.0
1
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: biểu cảm; Thể thơ: lục bát
0.5
2
Một từ láy: la đà; từ ghép đẳng lập: núi non
1
3
- BP nghệ thuật nổi bật:
+ điệp ngữ: cũ sao
- Hiệu quả của biện pháp nghệ thuật:
+ Nhấn mạnh những câu hát dân ca không bao giờ lạc hậu, xưa cũ.
+ Thể hiện niềm tin vào sức sống bền bỉ mãnh liệt của dân ca nói riêng và giá trị văn hóa truyền thống nói chung
0.5
0.5
4
Nội dung: Giá trị của ca dao trong đời sống người Việt
0.5
II
 LÀM VĂN
7.0
1
Viết bài văn cảm nghĩ về tác phẩm văn học
7,0
a. Đảm bảo thể thức của một bài văn
1.25
b. Xác định đúng kiểu bài và đúng đối tượng biểu cảm: bài thơ Qua đèo Ngang.
0.5
Mở bài 
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm 
 – Bà Huyện Thanh Quan là nhà thơ nữ xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam. Qua đèo Ngang là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trầm buồn của Bà.
Thân bài 
Hai câu đề: Khung cảnh hoang sơ, quạnh vắng nơi Đèo Ngang: 
 + Không gian núi rừng hoang vu, hiu quạnh 
+ Thời gian: hoàng hôn, xế chiều 
 Gợi tâm trạng cô đơn, buồn man mác Thiên nhiên hoang sơ: cỏ cây, hoa lá 
Hai câu thực: Cuộc sống con người thưa thớt, ảm đạm: Nghệ thuật đối 
Tính từ giàu sức gợi 
Hai câu luận: Nỗi nhớ nước, nhớ nhà qua âm thanh tiếng chim cuốc, chim đa đa 
Hai câu kết: Nỗi buồn lên đến đỉnh điểm: “ta với ta” là một sự cô đơn tuyệt đối 
3. Kết bài: Nêu cảm nhận về bài thơ – Giọng điệu da diết, thủ pháp đối, đảo lộn trật tự câu, hình ảnh, âm thanh giàu sức gợi – Thiên nhiên hoang sơ nơi đèo Ngang và tâm trạng cô đơn của con người.
 4.0
c. Sử dụng được yếu tố tự sự và miêu tả trong bài.
1
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
0.25

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2021_2022_de.doc