Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021

Phần I: Đọc – hiểu :(3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”

(Ngữ văn 6, tập 2, trang 38)

Câu 1: ( 0,5 điểm) Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của tác giả nào?

Câu 2: (0,5 điểm) Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 3: (1 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4: (1 điểm) Từ văn bản chứa đoạn văn trên em cảm nhận như thế nào về hình ảnh con người và thiên nhiên nơi đây?

 

docx 4 trang phuongnguyen 23/07/2022 3440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021
PHÒNG GD&ĐT 
TRƯỜNG TH-THCS 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2020-2021 
MÔN NGỮ VĂN 6
(Thời gian làm bài 90 phút)
Phần I: Đọc – hiểu :(3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”
(Ngữ văn 6, tập 2, trang 38)
Câu 1: ( 0,5 điểm) Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của tác giả nào?
Câu 2: (0,5 điểm) Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 3: (1 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4: (1 điểm) Từ văn bản chứa đoạn văn trên em cảm nhận như thế nào về hình ảnh con người và thiên nhiên nơi đây?
Phần II: Tập làm văn: (7 điểm)
 Câu 1: (2 điểm) Trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh (SGK Ngữ văn 6 - T2), tại sao người anh lại muốn khóc khi đứng trước bức tranh cô em gái vẽ mình? Từ nhân vật người anh trai, em rút ra cho mình bài học gì? 
Câu 2: (5 điểm) Em hãy tả lại quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn.
 *****************************************
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
 Phần I: Đọc – hiểu: (3 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
- Đoạn văn trích trong văn bản: “Vượt thác”.
- Tác giả: Võ Quảng.
Câu 2: (0,5 điểm)
- PTBĐ chính: Miêu tả.
Câu 3: (1 điểm)
- Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: So sánh.
- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó:
+ Làm nổi bật vẻ đẹp của dượng Hương Thư một con người lao động nơi sông nước miền Trung: Khỏe mạnh, quả cảm, dũng mãnh.
Câu 4:(1 diểm):
Từ văn bản chứa đoạn văn trên em có những cảm nhận về hình ảnh con người và thiên nhiên nơi đây:
- Con người lao động khỏe mạnh. Trong cuộc sống đời thường thì hiền lành, bình dị.Trong khó khăn, nguy hiểm thì quả cảm, dũng mãnh.
- Thiên nhiên vừa mang những nét hoang sơ, cổ kính. Vừa hùng vĩ, khoáng đạt.
Phần II: Tập làm văn: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)Yêu cầu học sinh nêu được:
- Tại sao người anh khi đứng trước bức tranh cô em gái vẽ mình lại muốn khóc: 
+ Vì người anh nhận ra sự ích kỉ của mình,cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại cách đối xử của mình với cô em gái khi tài năng của cô em gái được phát hiện. Người anh đã tỏ ra ghen tị, xa lánh em. (0,5 điểm)
+Vì người anh vô cùng cảm động trước tấm lòng bao dung, độ lượng mà cô em gái dành cho mình. Chính tấm lòng nhân hậu của cô em gái đã giúp người anh nhận ra lỗi lầm của mình và vươn lên hoàn thiện bản thân. (0,5 điểm) 
- Từ nhân vật người anh trong truyện “Bức tranh của em gái tôi’’ - Tác giả Tạ Duy Anh, em rút ra cho mình bài học: 
- Không nên ghen tị và đố kỵ với tài năng của người khác. Đây chính là biểu hiện của sự ích kỷ, nhỏ nhen. (0,5 điểm) 
- Anh chị em trong một nhà phải yêu thương, quý mến nhau. Biết cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. (0,5 điểm) 
Câu 2 :(5 điểm)
* Tiêu chí về nội dung phần bài viết : 
 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn miêu tả: có đầy đủ ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
0,25
 b. Xác định được đối tượng miêu tả .
0,25
c. Triển khai vấn đề: Miêu tả quang cảnh giờ viết tập làm văn (Học sinh có thể miêu tả theo một trình tự hợp lí):
 * Mở bài :(0,5 điểm)
Giới thiệu đối tượng miêu tả: Quang cảnh giờ viết tập làm văn.
* Thân bài :(3,5 điểm) 
Lần lượt miêu tả theo trình tự sau:
- Mở đầu tiết tập làm văn (1 điểm)
+ Khi giờ học bắt đầu cô giáo nhanh nhẹn bước vào lớp (Có thể kết hợp tả một vài nét về trang phục,vẻ mặt của cô) 
+ Cô giáo nhắc lại những yêu cầu trong quá trình viết, rồi viết đề lên bảng.
+ Các bạn học sinh ở dưới chăm chú chép đề vào vở, một số bạn vẫn còn loay hoay xếp nốt bút, vở lên bàn.
+ Sau khi cô giáo viết xong đề, ra hiệu tiết viết bài bắt đầu, cả lớp liền bắt đầu nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ.
- Miêu tả khi các bạn làm bài tập làm văn:((1,5 điểm)
+ Cô giáo:
 Dịu dàng quan sát cả lớp làm bài.
Có lúc cô nghiêm túc nhắc nhở một số bạn không được thảo luận khi làm bài.
+ Học sinh:
Chăm chú làm bài.
Có bạn đăm chiêu suy nghĩ, có bạn cắm cúi viết liên tục.
Có bạn thì ngơ ngẩn ngồi nhớ về lời cô đã giảng.
Có bạn thì cố gắng thảo luận với bạn ngồi bên cạnh về một chi tiết nào đó.
+ Khung cảnh lớp học:
Cả lớp học yên tĩnh, chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút đưa đi, đưa lại trên những trang giấy. 
Thỉnh thoảng có một vài chú chim nhỏ ríu rít trên cành bàng ngoài cửa sổ như động viên các bạn học trò làm bài thật tốt, nhưng chỉ một lát sau nó đã vội bay đi.
- Khi tiết học kết thúc:(1 điểm)
Cô giáo yêu cầu các bạn học sinh dừng bút để nộp bài.
Các bạn học sinh lần lượt đem bài nộp cho cô giáo, một số bạn còn cố gắng tranh thủ viết thêm vài chữ nữa.
Trên khuôn mặt các bạn là sự nhẹ nhàng sau khi hoàn thành bài tập làm văn.
Có bạn vui vì viết được bài hay, có bạn buồn vì chưa viết được như ý.
Các bạn xúm lại xì xào bàn tán về bài viết và an ủi nhau.
* Kết bài:(0,5 điểm)
 -Nêu cảm nghĩ về tiết tập làm văn.
4.5
* Tiêu chí cho điểm chung cả bài viết:
- Điểm 5: Đáp ứng được yêu cầu đã nêu. Bài viết có sáng tạo.
- Điểm 4: Bài viết đáp ứng được những yêu cầu trên nhưng chưa có sáng tạo, chưa thật lôi cuốn.
- Điểm 3: Bài viết đáp ứng được những yêu cầu chính song còn hạn chế trong cách diễn đạt hoặc bố cục chưa thật hợp lý.
- Điểm 2: Bài đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên nhưng còn kể lể, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả.
- Điểm 0-1: Bài viết lạc đề, sai phương thức biểu đạt hoặc chỉ đáp ứng được một phần nhỏ yêu cầu trên.
 *****************************************

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2020_2021.docx