Đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn - Các văn bản học kì 1

1. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG – NGUYỄN DỮ

Đề bài: Phân tích nhân vật của Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái của Nam Xương” của Nguyễn Dữ

Dàn ý tham kháo

1, Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2, Thân bài

a. Khái quát chung

- Hoàn cảnh ra đời

- Tóm tắt

b. Phân tích

* Luận điểm 1: Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

- Ngay từ đầu truyện Vũ Nương đã được giới thiệu là người phụ nữ đẹp người đẹp nết “tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”.

- Trong xã hội phong kiến, một người phụ nữ đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố: “tam tòng, tứ đức”, “công, dung, ngôn, hạnh”. Trong đó, dung chính là vẻ bề ngoài của nàng mà TS đã xin mẹ “đem 100 lạng vàng cưới về”. Chi tiết này đã tô đậm vẻ đẹp nhan sắc và phẩm chất của nàng.

 

docx 34 trang phuongnguyen 25/07/2022 21420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn - Các văn bản học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn - Các văn bản học kì 1

Đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn - Các văn bản học kì 1
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG – NGUYỄN DỮ
Đề bài: Phân tích nhân vật của Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái của Nam Xương” của Nguyễn Dữ
Dàn ý tham kháo
1, Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2, Thân bài
a. Khái quát chung
- Hoàn cảnh ra đời
- Tóm tắt
b. Phân tích
* Luận điểm 1: Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết
- Ngay từ đầu truyện Vũ Nương đã được giới thiệu là người phụ nữ đẹp người đẹp nết “tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”.
- Trong xã hội phong kiến, một người phụ nữ đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố: “tam tòng, tứ đức”, “công, dung, ngôn, hạnh”. Trong đó, dung chính là vẻ bề ngoài của nàng mà TS đã xin mẹ “đem 100 lạng vàng cưới về”. Chi tiết này đã tô đậm vẻ đẹp nhan sắc và phẩm chất của nàng.
-> Nhân vật Vũ Nương đã được tác giả khắc hoạ với những nét chân dung về người phụ nữ mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất trong xã hội phong kiến.
Song có thể hiểu thật chi tiết về Vũ Nương, chúng ta cần phải đặt nhân vật trong những hoàn cảnh và mối quan hệ khác nhau:
Luận cứ 1: Trong mối quan hệ với chồng: Nàng là người vợ thủy chung, yêu thương chồng hết mực.
* Trong cuộc sống vợ chồng bình thường: nàng hiểu chồng có tính “đa nghi”, “phòng ngừa quá mức” nên Vũ Nương đã khéo léo cư xử đúng mực, nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép nên không lúc nào vợ chồng thất hòa.
-> Nàng là người phụ nữ hiểu chồng, biết mình, người phụ nữ đức hạnh. Qua đây ta thấy đã hé lộ mâu thuẫn tính cách giữa hai người và đầy tính dự báo.
* Khi xa chồng:
- Vũ Nương là người vợ thủy chung yêu thương chồng hết mực. Nỗi nhớ chồng cứ đi cùng năm tháng: “mỗi khi bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi”, nàng lại “thổn thức tâm tình, buồn thương da diết”.
- Nàng mơ về một tương lai gần sẽ lại bên chồng như hình với bóng: Dỗ con, nàng chỉ cái bóng của mình trên vách mà rằng cha Đản.
- Tiết hạnh ấy được khẳng định trong câu nói thanh minh, phân trần sau này của nàng với chồng: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.
-> Qua tâm trạng bâng khuâng, nhớ thương, đau buồn của Vũ Nương, Nguyễn Dữ vừa cảm thông vừa ca ngợi tấm lòng son sắc, thủy chung của nàng. Và nỗi nhớ ấy, tâm trạng ấy cũng chính là tâm trạng chung của những người phụ nữ trong thời loạn lạc, chiến tranh.
* Khi bị chồng nghi oan:
- Nàng hết sức phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng trinh bạch của mình:
+ Trước hết, nàng nhắc đến thân phận của mình để có được tình nghĩa vợ chồng: “Thiếp con kẻ khó được nâng tựa nhà giau”
+ Thiếp theo, nàng khẳng định tấm lòng thủy chung, trong trắng, vẹn nguyên chờ chồng: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”.
+ Cuối cùng, nàng cầu xin chồng đừng nghi oan : “Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”
-> Nàng đã hết lời tha thiết, hết lòng nhún nhường để cứu vãn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ bị tan vỡ. Qua những lời nói thiết tha đó, nó còn cho ta thấy thái độ trân trọng chồng và gia đình nhà chồng của nàng.
- Khi không còn hi vọng, nàng nói trong đau đớn và thất vọng:
+ Hạnh phúc gia đình, “thú vui nghi gia, nghi thất” là niềm khát khao và tôn thờ cả đời giờ đã tan vỡ.
+ Tình yêu giờ đây của nàng được cụ thể bằng những hình ảnh ước lệ: “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió.”
+ Đến nỗi đau chờ chồng dến hóa đá của “cổ nhân” nàng cũng không có được: “đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”.
-> Vậy là tình yêu, hạnh phúc gia đình vốn là cơ sở tồn tại của người vợ trẻ giờ đã không còn có ý nghĩa.
- Cuối cùng, bị cự tuyệt quyền yêu, quyền hạnh phúc cũng đồng nghĩa với việc nàng bị cự tuyệt quyền tồn tại. Nàng tìm đến cái chết sau mọi sự cố gắng không thành.
-> Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo vệ phẩm giá. Đối với người con gái đức hạnh và giàu đức hi sinh, phẩm giá còn cao hơn sự sống.
* Những năm tháng sống dưới thủy cung
- Ở chốn làn mây, cung nước nhưng nàng vẫn một lòng hướng về chồng con, quê hương và khao khát được đoàn tụ.
+ Nàng nhận ra Phan Lang người cùng làng.
+ Nghe Phan lang kể về chuyện gia đình mà ứa nước mắt xót thương.
- Nàng khao khát được trả lại phẩm giá, danh dự: Gửi chiếc thoa vàng, nhờ Phan Lang nói với TS lập đàn giải oan cho mình.
- Nàng là người trọng tình, trong nghĩa: Dù thương nhớ chồng con, khao khát được đoàn tụ nhưng vẫn quyết giữ lời hứa sống chết bên Linh Phi.
-> Với vai trò là một người vợ, VN là một người phụ nữ chung thủy, mẫu mực, lí tưởng trong xã hội phong kiến. Trong trái tim của người phụ nữ ấy chỉ có tình yêu, lòng bao dung và sự vị tha.
Luận cứ 2: Trong mối quan hệ với mẹ chồng: Nàng là người con dâu hiếu thảo.
- Vũ Nương đã thay TS làm tròn bổn phận người con, người trụ cột đối với gia đình nhà chồng: Chăm sóc mẹ chồng khi già yếu, ốm đau. “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khuyên lơn”.
- Mẹ chồng mất, nàng hết lòng thương xót, lo liệu ma chay chu đáo đối với cha mẹ đẻ mình.
- Lời trăn trối của bà mẹ chồng trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình cảm chân thành và công lao to lớn của Vũ Nương: “Xanh kia quyết chẳng phụ nàng cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.
Luận cứ 3: Trong mối quan hệ với con: Nàng là người mẹ yêu thương con hết mực.
- Thiếu vắng chồng, nàng vẫn một mình sinh con, và nuôi dạy con khôn lớn.
- Không chỉ trong vai trò là một mình sinh con, và nuôi dạy con khôn lớn. Không chỉ trong vai trò là một người mẹ, nàng còn đóng vai trò là một người cha hết lòng yêu thương con, không để con phải thiếu thốn tình cảm.
- Nàng còn là một người mẹ tâm lí, không chỉ chăm lo cho con về vật chất, mà còn lo cho con cả về mặt tinh thần: Bé Đản sinh ra chưa biết mặt cha, lo con thiếu thốn tình cảm của cha nên chỉ vào cái bóng của mình trên vách mà bảo cha Đản. Hơn hết, nàng sớm định hình cho con về một mái ấm, một gia đình hoàn chỉnh.
=> VN không chỉ hoàn thành tốt trách nhiệm của một người vợ, người con, người mẹ, người cha mà còn là một người trụ cột của gia đình. Nàng xứng đáng được hưởng những gì hạnh phúc, tuyệt vời nhất. Thế nhưng trớ trêu thay hạnh phúc đã không mỉm cười với nàng.
* Luận điểm 2: Vũ Nương là một người phụ nữ có số phận oan nghiệt.
- Số phận bi kịch: 
 + Chồng đi lính trở về- nghe con- một mực nghi oan- đánh đuổi đi
 + Hết lời thanh minh, bày tỏ nỗi lòng qua lời than-> tự vẫn.
- Cái chết của nàng:
 + Tắm gội chay sạch
 + Than
-> Hành động có suy tính-> phản kháng chế độ phong kiến nam quyền bất công
- Nguyên nhân: 
 + Trực tiếp: lời nói ngây thơ của bé Đản
 + Gián tiếp: 
TS đa nghi, hay ghen, gia trưởng, thô bạo, thiếu niềm tin và tôn trọng phụ nữ
Hôn nhân không bình đẳng: sự rẻ rúng của con nhà hào phú với con nhà kẻ khó
XHPK hà khắc, trinh tiết hơn mạng sống
Chiến tranh phi nghĩa
Kết thúc: Chi tiết kì ảo- vũ nương trở về - tạ từ- biến mất: hoàn thiện vẻ đẹp VN, nhưng không giảm đi tính bi kịch. 
c. Đánh giá nghệ thuật 
- Nhân vật VN được đặt vào nhiều tình huống, từ đó, thể hiện số phận bất hạnh và những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật.
- Chi tiết chọn lọc, ngôn ngữ đối thoại và tự bạch phù hợp, yếu tố hoang đường, kì ảo mang đặc trưng của thể loại truyền kì và thể hiện ước vọng của nhân dân về kết thức có hậu cho số phận nhân vật.
3, Kết bài: 
- Khái quát lại vấn đề nghị luận
- Cảm xúc của bản thân
CHỊ EM THÚY KIỀU – NGUYỄN DU
Đề: Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du.
Dàn ý tham khảo
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn thơ.
II. Thân bài
1. Khái quát chung
- Hoàn cảnh ra đời, nguồn gốc,
- Vị trí đoạn trích
2. Phân tích
a. Bốn câu thơ đầu: Giới thiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều.
- Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật ước lệ, cổ điển để giới thiệu về lai lịch, thứ tự trong gia đình và vẻ đẹp của hai chị em:
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
+ Lai lịch: Họ là hai người con gái đầu trong gia đình họ Vương
+ Thứ tự trong gia đình: Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em
+ Vẻ đẹp của hai chị em
“Mai cốt cách”: Cốt cách thì thanh cao như hoa mai. Đó là một loài hoa mà sắc thì rực rỡ, hương thì quý phái
 “Tuyết tinh thần”: Phong thái, tinh thần thì trong trắng, tinh khiết như hoa tuyết.
- Nhịp điệu 4/4, 3/3 ở câu thơ thứ hai, nhịp nhàng, đối xứng, làm nổi bật được vẻ đẹp đến độ hoàn mĩ của cả hai chị em.
- Tác giả sử dụng lời bình để khép lại bốn câu thơ đầu:
+ “Mỗi người một vẻ”, cho thấy nét riêng từ nhan sắc, tính cách, tâm hồn của mỗi người.
+ “Mười phân vẹn mười”, đã tô đậm được vẻ đẹp đến độ toàn diện, hoàn hảo của hai chị em.
=> Lời giới thiệu vô cùng ngắn gọn, nhưng đã mang đến cho chúng ta nhiều thông tin phong phú và những ấn tượng đậm nét nhất về vẻ đẹp của hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều. Đồng thời, cũng bộc lộ được cảm hứng ca ngợi cái tài hoa, nhan sắc của con người qua nghệ thuật điêu luyện, tài hoa của Nguyễn Du
b. Bốn câu thơ tiếp theo: Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân
* Chỉ bằng bốn câu thơ, Nguyễn Du đã tả một cách đầy đủ, trọn vẹn những đặc điểm của nhân vật Thúy Vân:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngoài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”
- Câu thơ đầu tiên giới thiệu khái quát phong thái của Thúy Vân
+ Từ “xem” thể hiện sự đánh giá mang tính chủ quan của người miêu tả
+ Từ “trang trọng” cho thấy sự xuất hiện của nhân vật Thúy Vân với vẻ đẹp mang phong thái đoan trang, cao sang, quý phái
=> Gợi ấn tượng tốt đẹp về một người phụ nữ trong khuôn khổ, lễ giáo của xã hội phong kiến
* Tiếp đó, tác giả miêu tả một cách chi tiết, trọn vẹn bức chân dung tuyệt đẹp của nhân vật Thúy Vân qua bút pháp ước lệ tượng trưng kết hợp thủ pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, liệt kê và đi kèm những từ ngữ giàu sức gợi:
- Hình ảnh ẩn dụ: “khuôn trăng đầy đặn” đã vẽ nên một khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, xinh đẹp, sáng trong như mặt trăng; “nét ngài nở nang” gợi tả một đôi lông mày cong, sắc nét như mày ngài. Cặp lông mày ấy tạo nên vẻ cân xứng, hài hòa trên khuôn mặt trẻ trung của Vân.
- Hình ảnh nhân hóa: “hoa cười ngọc thốt” gợi tả khuôn miệng cười tươi tắn như hoa nở và tiếng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà; “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” đã gợi tả mái tóc óng ả, nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết.
- Những từ ngữ giàu sức gợi: “đầy đặn”, “nở nang”, “đoan trang” làm nổi bật, nhấn mạnh vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu, quý phái của Thúy Vân
- Vẻ đẹp đoan trang của Thúy Vân được so sánh với những hình tượng đẹp nhất của thiên nhiên: trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết.
* Nguyễn Du đã sử dụng rất có chọn lọc hai động từ “thua” và “nhường”. “Mây” và “tuyết” là của thiên nhiên, tạo hóa, hay đó còn là cả một xã hội phong kiến. Và với vẻ đẹp phúc hậu, hài hòa trong khuôn khổ của xã hội phong kiến, thì dẫu Vân có đẹp hơn những cái đẹp nhất của thiên nhiên thì nàng vẫn được đón nhận, bao bọc và yêu thương.
* Đặc biệt. từ bức chân dung ngoại hình của Thúy Vân, ta thấy được tính cách và số phận của nàng: tính cách rất trầm tĩnh, dịu dàng, đoan trang phúc hậu. Đó là hình mẫu lý tưởng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nó dự đoán một số phận, một tương lai êm ấm và bình lặng đang chờ đón nàng.
=> Bằng bút pháp cổ điển ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã khắc họa thành công bức chân dung của nhân vật Thúy Vân để từ đó gợi cho người đọc thấy được tính cách và số phận của nàng.
c. Mười hai câu thơ tiếp theo: Gợi tả vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều 
* Nếu như miêu tả bức chân dung của Thúy Vân, Nguyễn Du chỉ dùng có bốn câu thì đến Thúy Kiều ông dùng đến mười hai câu.Chứng tỏ, tác giả đã ưu ái, dùng nhiều bút lực và sự yêu mến đặc biệt cho nhân vật này.
Sự yêu mến đó càng được khẳng định khi Nguyễn Du sử dụng nghệ thuật đòn bẩy một cách tài tình: Ông miêu tả nhân vật Thúy Vân trước như một tuyệt thế giai nhân để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Từ “càng” đứng trước từ láy liên tiếp: “sắc sảo”, “mặn mà” để tô đậm vẻ đẹp “sắc sảo” về trí tuệ và vẻ “mặn mà” về tâm hồn của Thúy Kiều.
=> Không tả một cách cụ thể, nhưng Nguyễn Du đã khắc sâu trong tâm trí người đọc một ấn tượng sâu sắc vẻ đẹp vượt trội của Thúy Kiều
- Vẻ đẹp nhan sắc:
+ Khác với Thúy Vân, tác giả không miêu tả cụ thể, chi tiết mà chỉ đặc tả đôi mắt theo lối “điểm nhấn”, tức là vẽ hồn chân dung bằng những hình ảnh mang tính ước lệ:
“Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
“Làn thu thủy” đó là đôi mắt trong sáng, tĩnh lặng, sâu thẳm, huyền ảo như làn nước mùa thu.
“Nét xuân sơn” đó là đôi lông mày thanh tú, xinh đẹp như dáng núi mùa xuân.
=> Không cần phải nhiều nét mà chỉ đặc tả đôi mắt, nhưng bức chân của nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những gì hoàn mĩ nhất. 
+ Hình ảnh nhân hóa “hoa ghen” và “liễu hờn” thể hiện thái độ của thiên nhiên trước vẻ đẹp của Kiều. Ông không tả trực tiếp vẻ đẹp ấy mà tả sự đố kị, ghen ghét, để thêm khẳng định cho vẻ đẹp ấy. Và để khách quan, ông đã để cho tạo hóa đánh giá vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Kiều
+ Vẻ đẹp của Kiều không chỉ khiến cho hoa phải “ghen”, liễu phải “hờn” mà còn khiến cho nước phải nghiêng, thành phải đổ. Một sức ngưỡng mộ, mê say đến điên đảo cho vẻ đẹp của Kiều
+ Vẻ đẹp, chân dung của Thúy Kiều cũng dự báo về tính cách và số phận của nàng: Cái đẹp của Kiều không hài hòa mà vượt qua mọi khuôn khổ, chuẩn mực phép tắc của tạo hóa, xã hội. Vì vậy khiến cho các vẻ đẹp khác phải ghen ghét, oán hận, đố kị và chứa đựng ý muốn trả thù. Nó dự báo về một tính cách, tâm hồn đa sầu, đa cảm, một số phận sóng gió
=> Vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Kiều mang một ấn tượng mạnh và sức gợi cho người đọc. Đó là vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân, vẻ đẹp của chiều sâu, hơn những gì đẹp nhất.
- Vẻ đẹp của tài năng và tâm hồn
+ Không chỉ miêu tả là một giai nhân tuyệt thế, Nguyễn Du còn cho thấy nàng là người phụ nữ thông minh, có trí tuệ thiên bẩm và rất đa tài:
“Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”
Nàng là người con gái đa tài, đủ cả cầm (đàn), kì (cờ), họa (vẽ) và tài nào cũng đạt đến độ xuất chúng. Đặc biệt, tài đàn đã được Nguyễn Du tập trung miêu tả.
Đó là năng khiếu, là sở trường của nàng, tài đàn của nàng điêu luyện và vượt lên trên mọi người: “Làu bậc ngũ âm”, “ăn đứt hồ cầm”
Không chỉ vậy, nàng còn giỏi cả sáng tác. “Bạc mệnh” chính là khúc nhạc mà nàng tự viết, khi cất lên ai cũng xúc động.
+ Miêu tả tài đàn cũng là một cách mà Nguyễn Du tập trung gợi lên một thế giới tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, đa sầu, đa cảm của Thúy Kiều.
+ Đặc biệt cung “Bạc mệnh” như dự báo trước cuộc đời hồng nhan bạc mệnh, tài mệnh tương đối khó tránh khỏi của nàng.
=> Qua mười hai câu thơ, chúng ta thấy được vẻ đẹp hội tụ sắc-tài-tình, tất cả đều đến mức lí tưởng, xuất chúng của Thúy Kiều. Đồng thời, cho thấy sự tài hoa của Nguyễn Du trong nghệ thuật miêu tả nhân vật.
d. Bốn câu thơ cuối: Nhận xét chung về cuộc sống và phẩm hạnh của hai chị em.
- Hai chị em Thúy Vân, Thúy kiều không chỉ là những bậc tuyệt thế giai nhân mà họ còn là những đức hạnh và sống có khuôn phép:
“Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.”
+ Gia cảnh: Họ sống trong một gia đình “phong lưu”, khuôn phép, nề nếp
+ Cuộc sống: Êm đềm, bình lặng, kín đáo trong “trướng rủ màn che”
+ “Xuân xanh xấp xỉ”, “tuần cập kê” gợi đến cái tuổi “tóc búi, trâm cài” của cả hai chị em. Song họ vẫn sống một cuộc sống kín đáo, gia giáo sau bốn bức tường khép kín chưa từng biết đến chuyện nam nữ.
=> Hai chị em họ vẫn là những thiếu nữ có tâm hồn trong trắng, sống trong cảnh êm đềm, đúng với khuôn phép, mẫu mực của lễ giáo phong kiến.
3. Đánh giá chung về nghệ thuật
- Bút pháp ước lệ tượng trưng tạo được sức gợi.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật tinh tế: xây dựng được những bức chân dung đa dạng, linh hoạt, thu hút.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo, đặc biệt là lựa chọn những từ ngữ có giá tri gợi tả cao.
III. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề vừa phân tích
- Cảm xúc của bản thân.
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH – NGUYỄN DU
ĐỀ: Cảm nhận về diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều thể hiện qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).
I. Mở bài 
- Giới thiệu Nguyễn Du và “Truyện Kiều”.
- Giới thiệu đoạn trích và vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích.
II. Thân bài 
1. Khái quát chung
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
- Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần 2 của “Truyện Kiều”, Tú Bà đưa Kiều ra sống một mình ở lầu Ngưng Bích thực chất là giam lỏng Kiều, rắp tâm chuẩn bị một âm mưu mới. 
2. Cảm nhận
a. Khung cảnh trước lầu Ngưng Bích
. Sau bao sóng gió dập vùi, lầu Ngưng Bích là chốn yên thân của Thúy Kiều:
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”
-Hai chữ “khóa xuân” đã nói lên hoàn cảnh đáng thương đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích của Kiều
- Đặc biệt, từ “khóa xuân” thường được sử dụng để chỉ người con gái đẹp trong gia đình quyền quý thời xa xưa bị khóa kín tuổi xuân trong những khuôn khổ, phép tắc của gia đình và xã hội. Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng từ “khóa xuân” với hàm ý mỉa mai để nói về cảnh ngộ xót xa, trớ trêu của Thúy Kiều.
. Quang cảnh xung quanh lầu Ngưng Bích hiện lên mênh mông, hoang vắng, lạnh lẽo:
“Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”
- Không gian vô cùng rộng lớn, mênh mông, bát ngát:
+ Hình ảnh “non xa, trăng gần” gợi không gian dài rộng, cao sâu vô tận. Đồng thời gợi sự chơ vơ, chênh vênh, trơ trọi của lầu Ngưng Bích.
+ Từ láy “bát ngát” càng tô đậm hơn cái vô cùng, vô tận của không gian.
- Không gian vô cùng trống trải, hoang vắng, không có dấu hiệu của sự sống:
+ Hình ảnh liệt kê “cát vàng”, “bụi hồng” đã nói lên sự phai nhạt của sự sống và ngổn ngang của cảnh vật
+ Cặp tiểu đối “mây sớm” và “đèn khuya” gợi nỗi hắt hiu, trống vắng mênh mông của thiên nhiên
-> Quang cảnh xung quanh lầu Ngưng Bích cô liêu, thiếu vắng sự sống, gợi nỗi buồn cho thân phận nhân vật
. Quang cảnh đã gợi ở Kiều bao nỗi niềm tâm trạng:
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
- Sự cô đơn, lẻ loi đến cùng cực:
+ Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Tất cả như giam hãm con người và khắc sâu thêm nỗi cô đơn
+ Trong khung cảnh “bốn bề bát ngát” đó, Kiều chỉ biết bầu bạn với những vật vô tri, vô giác.
- Sự ngổn ngang tram mối day dứt, âu lo:
+ “Xa trông” gợi lên sự trông ngóng của Thúy Kiều về một dấu hiệu của sự sống hay quen biết nào đó.
+ Hình ảnh liệt kê “cát vàng”, “cồn nọ”, “bụi hồng”,  trải đều ở các câu thơ đã gợi lên sự ngổn ngang trong lòng Thúy Kiều.
- Nỗi chua xót, “bẽ bàng” cho thân phận:
+ Bị đày đọa trong không gian vô cùng và thời gian vô tận lại càng khắc sâu nỗi cô đơn cùng cực khiến nàng cảm thấy “bẽ bàng”
+ Cum từ “như chia tấm lòng” diễn tả nỗi niềm chua xót, nỗi lòng tan nát của Kiều 
-> Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp hệ thống hình ảnh ước lệ, ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm. Nguyễn Du đã khắc họa bức tranh thiên nhiên mênh mông, vắng lặng. Và trên nền của khung cảnh ấy là hình ảnh nàng Kiều lẻ loi, cô độc với bao nỗi niềm tâm sự đau thương.
b. Nỗi nhớ của Kiều.
b.1. Nỗi nhớ chàng Kim:
* Trong cảnh ngộ cô đơn nơi chân trời góc bể, Kiều đau đớn nhớ tới chàng Kim, mối tình đầu mãnh liệt mà trong sáng của nàng:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ”
- Tại sao nỗi nhớ chàng Kim là nỗi nhớ đến trước mà không phải là cha mẹ? Bởi khi Kiều bán mình chuộc cha là nàng đã làm chữ hiếu dang dở chữ tình. Cái mặc cảm của một kẻ phụ tình luôn thường trực trong suy nghĩ của nàng nên nó đã xuất hiện trước. 
- Nói về nỗi nhớ của Thúy Kiều, Nguyễn Du không dùng từ “nhớ” mà dùng từ “tưởng”:
+ Từ “tưởng” vừa là nhớ, vừa là hình dung, tưởng tượng ra người mình yêu.
+ Kiều “tưởng” như thấy lại đêm trăng đẹp nhất của cuộc đời mình. Cái đêm mà nàng cùng Kim Trọng thề nguyền đính ước bên nhau. 
+ Thúy Kiều như tưởng tượng thấy, ở nơi xa kia, người yêu cũng đang nhớ về mình, đang ngày đêm đau đáu chờ tin nàng: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”.
* Càng nhớ chàng Kim, càng nuối tiếc mối tình đầu, Kiều càng thấm thía tình cảnh của mình:
“Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
+ Kiều tủi nhục khi tấm lòng sin đã bị vùi dập, hoen ố, không biết bao giờ mới gột rửa được
+ Dẫu vậy, tấm lòng thủy chung, son sắt của nàng vẫn không nguôi nhớ về Kim Trong.
-> Tấm lòng vị tha, thủy chung son sắt trước sau như một của Thúy Kiều thật đáng trân trọng.
b.2. Nỗi nhớ cha mẹ ở nơi xa:
Tâm trạng đau đớn, thương nhớ người yêu hẳn chưa nguôi, Kiều lại chồng chất thêm nỗi nhớ thương cha mẹ:
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
- Chữ “xót” diễn tả một cách chính xác tấm lòng của Kiều dành cho cha mẹ. 
- Nàng xót xa khi hình dung ra chốn quê nhà cha mẹ vẫn ngày đêm tựa cửa ngóng trông, lo lắng cho nàng
- Nàng tự trách bản thân mình vì chưa làm tròn chữ hiếu:
+ Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” cho thấy sự day dứt khôn nguôi vì không thể tự hầu hạ, chăm sóc, nâng giấc cho cha mẹ.
+ Nàng lo lắng không biết giờ đây ai là người chăm sóc cha mẹ khi thời tiết đổi thay.
+ Nàng tưởng tượng nơi quê nhà đã đổi thay, “gốc tử đã vừa người ôm”, thời gian trôi đi mẹ càng ngày càng già yếu mà mình thì không thể phụng dưỡng.
- Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa nói được sự xa cách bao mùa mưa nắng, vừa gợi sự tàn phá của thời gian đối với cảnh vật của con người, làm cho cha mẹ ngày càng già yếu, và cần bàn tay chăm sóc của nàng.
- Nỗi nhớ được bộc lộ qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm nên càng chân thực, cảm động.
=> Nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng và cha mẹ nói lên nhân cách đáng trân trọng của nàng. Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, nàng mới là người đáng thương nhất. Nhưng quên đi cảnh ngộ của bản thân, nàng đã hướng yêu thương và những người thân yêu nhất. Nàng thật sự là một người tình thủy chung, một người con hiếu thảo, một con người có tấm lòng vị tha, cao cả.
c. Nỗi buồn của Kiều.
- Mọi cảnh vật qua con mắt của Kiều đều gợi lên những nét buồn da diết:
+ Cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại và điệp từ: Mỗi cặp lục bát làm thành một cảnh và đều được tác giả khắc họa, liên kết qua điệp từ “buồn trông”.
+ “Buồn trông” có nghĩa là buồn mà nhìn ra xa trông ngóng một gì đó mơ hồ sẽ đến làm đổi thay hiện tại, nhưng trông mà vô vọng
+ “Buồn trông” có cái thăng thốt lo âu, có cái xa lạ cuốn hút tầm nhìn của người con gái ngây thơ, lần đầu lạc bước giữa cuộc đời ngang trái, mang tính dự cảm hãi hùng. 
- Điệp ngữ “buồn trông” kết hợp với những hình ảnh đứng sau đó đã diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng với nhiều sắc đọ khác nhau như những con song lòng không sao chịu nổi, những nỗi buồn vô vọng, vô tận:
* Cảnh đầu tiên: 
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”
+ Là bức tranh của cảnh chiều hôm nhớ nhà. Thời gian “chiều hôm” khiến cho nỗi buồn thân phận trở nên thấm thía
+ Hình ảnh ẩn dụ “cánh buồm” là hình ảnh rất đắt để thể hiện ngoại cảnh và nội tâm nhân vật. Cánh buồm nhỏ nhoi đơn độc giữa biển nước mênh mông trong ánh sáng le lói cuối cùng của mặt trời sắp tắt. Con thuyền mỗi lúc một xa, rồi gần như mất hút, biết bao giờ mới tìm dược bến bờ neo đậu; cũng như Kiều còn lênh đênh giữa dòng đời, biết bao giờ mới được trở về sum họp, đoàn tụ với những người thân yêu.
-> Cảnh ấy gợi trong lòng người lưu lạc nỗi buồn nhớ da diết về quê nhà xa cách
* Cảnh thứ hai:
“Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
+ Cùng với hình ảnh “cành buồm”, hình ảnh ẩn dụ “hoa trôi” cũng thể hiện cho nỗi buồn, cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều
+ Câu hỏi tu từ cho thấy sự mất phương hướng, gợi một nỗi băn khoăn thấp thỏm.
+ Tạo dựng được một bức tranh tương phản: một bên là không gian của cửa bể lúc thủy triều lên và một bên là hình ảnh những cánh hoa tàn trôi man mác trên mặt nước. Tác giả đã tô đậm sự nhỏ bé, lênh đênh, trôi dạt của con thuyền, của những cánh hoa đã tàn, đã rụng.
-> Câu thơ ẩn dụ cho thân phận nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều rồi sẽ trôi dạt, bị vùi dập nơi cao.
* Cảnh thứ ba:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
+ Đây là cảnh khá ấn tượng, dễ gợi liên tưởng đến cảnh xuân hôm nào trong tiết thanh minh. Tuy nhiên, không phải là “cỏ non xanh tận chân trời” đầy sức sống mà là “nội cỏ rầu rầu” với sắc xanh héo úa, nhàn nhạt trải từ mặt đất đến chân mây
+ Nét vẽ không gian: “nội cỏ”, chân mây”, “mặt đất” gợi một không gian, vô cùng rộng lớn đang đầy ải nàng Kiều
+ Từ láy “rầu rầu” vẽ nên cả một vùng cỏ cây tàn héo, và gợi nỗi sầu thương cô lẻ.
+ Từ láy “ xanh xanh” gợi một sắc xanh nhạt nhòa, xa cách, nhạt phai
Cảnh mờ mịt như tương lai mờ mịt, Thúy Kiều cảm nhận rõ sự cô đơn, nhỏ nhoi của thân phận.
* Cảnh cuối:
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng song kêu quanh ghế ngồi”
+ Bức tranh thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: Gió cuốn mặt duềnh đầy giận dữ; sóng thì ầm ầm kêu réo khi thủy triều lên; thậm trí Kiều còn có cảm giác những con sóng dữ dội kia đang bủa vây ngay sát bên mình.
+ Thiên nhiên là một ẩn dụ cho những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng; ẩn dụ cho những con sóng số phận sắp sửa chôn vùi nàng; ẩn dụ cho một tương lai đầy sóng gió.
-> Thiên nhiên hiện lên chân thực, sinh động nhưng cũng rất ảo. Đó là cảnh được nhình qua tâm trạng theo quy luật: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
- Cảnh được nhìn từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn tả nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến bão táp của nội tâm.
=> Tám câu cuối là đoạn thơ tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du. Đó là cách biểu hiện “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”, là thực cảnh mà cũng là tâm cảnh.
3. Đánh giá chung:Với bút phát nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tài hoa, Nguyễn Du đã khắc họa thật rõ nét từng nỗi lòng tâm trạng, nỗi buồn đau đáu của nàng Kiều trước lầu Ngưng Bích, đồng thời cũng làm sáng lên tấm lòng thuỷ chung, đức tính hiếu thảo rất đáng được trân trọng ở Thuý Kiều.
III. Kết bài 
- Khái quát lại vấn đề nghị luận
- Cảm xúc của bản thân.
ĐỒNG CHÍ - Chính Hữu
Đề: Phân tích bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu
Dàn ý tham khảo
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
II. Thân bài
1. Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác
- Khái quát nội dung bài thơ
2. Phân tích
a. Bảy câu thơ đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí 
a.1. Cơ sở thứ nhất: Cùng chung hoàn cảnh xuất thân
- Những chiến sĩ xuất thân từ những người nông dân lao động. Từ cuộc đời thật họ bước thẳng vào trang thơ và tỏa sáng một vẻ đẹp mới, vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội:
 Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
+ Thủ pháp đối được sử dụng chặt chẽ ở hai câu thơ đầu, gợi lên sự đăng đối, tương đồng trong cảnh ngộ của người lính. Từ những miền quê khác nhau, họ đã đến với nhau trong một tình cảm mới mẻ.
+ Giọng thơ nhẹ nhàng, gần gũi như lời tâm tình, thủ thỉ của hai con người “anh” và “tôi”.
+ Mượn thành ngữ “nước mặn đồng chua” để nói về những vùng đồng chiêm trũng, ngập mặn ven biển, khó làm ăn. Cái đói, cái nghèo như manh nha từ trong những làn nước.
+ Hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” để gợi về những vùng trung du, miền núi, đất đá bị ong hóa, bạc màu, khó canh tác. Cái đói, cái nghèo như ăn sâu vào trong lòng đất.
-> “Quê hương anh” - “làng tôi” tuy có khác nhau về địa giới, người miền xuôi, kẻ miền ngược nhưng cũng đều khó làm ăn canh tác, đều chung cái nghèo, cái khổ. Đó chính là cơ sở đồng cảm giai cấp của những người lính.
a.2. Cơ sở thứ 2: Cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ và lòng yêu nước
 “Anh với tôi đôi người xa lạ
 Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
 Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
- Những con người chưa từng quen biết, đến từ những phương trời xa lạ đã gặp nhau ở một điểm chung: cùng chung nhịp đập trái tim, cùng chung một lòng yêu nước và cùng chung lí tưởng cách mạng. Những cái chung đó đã thôi thúc họ lên đường nhập ngũ.
- Hình ảnh thơ “súng bên súng, đầu sát bên đầu” mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc diễn tả sự gắn bó của những người lính trong quân ngũ:
+ “Súng bên súng” là cách nói giàu hình tượng để diễn tả về những người lính cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu. Họ ra đi để chiến đấu và giải phóng cho quê hương, dân tộc, đất nước; đồng thời giải phóng cho chính số phận của họ.
+ “Đầu sát bên đầu” là cách nói hoán dụ, tượng trưng cho ý chí quyết tâm chiến đấu của những người lính trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
- Điệp từ “súng, bên, đầu” khiến câu thơ trở nên chắc khỏe, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ của những người lính.
- Nếu như ở cơ sở thứ nhất “anh” - “tôi” đứng trên từng dòng thơ như một kiểu xưng danh khi găp gỡ, vẫn còn xa lạ, thì ở cơ sở thứ hai “anh” với “tôi” trong cùng một dòng thơ, thật gần gũi. Từ những người xa lạ họ đã hoàn toàn trở nên gắn kết.
-> Chính lí tưởng và mục đích chiến đấu là điểm chung lớn nhất, là cơ sở để họ gắn kết với nhau, trở thành đồng chí, đồng đội của nhau.
a.3. Cơ sở thứ 3: Cùng trải qua những khó khăn, thiếu thốn.
- Bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà giàu sức gợi, tác giả đã miêu tả rõ nét tình cảm của những người lính: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
+“Đêm rét chung chăn” có nghĩa là chung cái khắc nghiệt, gian khổ của cuộc đời người lính; là chung hơi ấm để vượt qua giá lạnh nơi núi rừng. Đó là một hình ảnh đẹp, chân thực và đầy ắp những kỉ niệm.
+ Đắp chung chăn đã trở thành biểu tượng của tình đồng chí. Nó đã khiến những con người “xa lạ” sát gần lại bên nhau, truyền cho nhau hơi ấm và trở thành “tri kỉ”
+ Cả bài thơ chỉ có duy nhất một chữ “chung” nhưng đã bao hàm được ý nghĩa sâu sắc và khái quát của toàn bài: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung khát vọng giải phóng dân tộc.
- Tác giả đã rất khéo léo trong việc lựa chọn từ

File đính kèm:

  • docxde_on_thi_vao_10_cac_van_ban_hoc_ki_1.docx