Đề thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017

IV. ĐỀ THI :

 I. Văn- Tiếng Việt : (4đ)

 1. Văn : (2đ)

 a) Chép thuộc lòng phần phiên âm bài thơ “ Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.(1đ)

 b) Nêu ý nghĩa văn bản. (1đ)

 2. Tiếng Việt : (2đ)

 a) Thế nào là quan hệ từ ? (1đ)

 b) Đặt một câu có sử dụng quan hệ từ chỉ ý nghĩa đẳng lập. (1đ)

 II. Làm văn : (6đ)

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.

V. ĐÁP ÁN :

 I. Văn - Tiếng Việt :

1. Văn :

 a) Chép đúng phần phiên âm bài thơ. (1đ)

 b) Ý nghĩa : Toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian khổ. (1đ)

 

doc 4 trang phuongnguyen 22/07/2022 21740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017

Đề thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
(Hòa Thành)
--- oOo ---
ĐỀ THI HỌC KÌ I
Thời gian : 90 phút.
Năm học : 2016 - 2017
Môn thi : Ngữ văn	Lớp : 7 ( Mô hình trường học mới) Thời gian thi : 90 phút
Ngày soạn : 9 /12/2016	 Thời gian nộp BGH : 9/12/2016
Người soạn : Phạm Thị Kim Ân	 Chữ ký : 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
	1. Kiến thức :
	- Ôn tập, củng cố kiến thức môn Ngữ văn lớp 7 - học kì I.
	2. Kỹ năng :
	- Rèn kĩ năng khái quát, tổng hợp kiến thức ba phân môn : Văn học - Tiếng Việt - Tập làm văn. 
- Kĩ năng viết bài tập làm văn : văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
II. TRỌNG TÂM : 
	- Chép thuộc lòng bản phiên âm bài thơ. Nêu ý nghĩa văn bản.
	- Quan hệ từ.
	- Biết viết bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học.
III. MA TRẬN HAI CHIỀU : 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp thấp
Vận dụng cấp cao
Cộng
Câu hỏi
Điểm
Câu hỏi
Điểm
Câu hỏi
Điểm
Câu hỏi
Điểm
Văn học
Chép phần phiên âm bài thơ
1đ
Nêu ý nghĩa văn bản
1đ
2đ
Tiếng Việt
Nhớ được khái niệm
1đ
Đặt câu có sử dụng quan hệ từ theo yêu cầu.
1đ
2đ
Tập làm văn
Nhận ra phương thức biểu đạt, sắp xếp bố cục theo trình tự hợp lý
3đ
Xác định đúng nội dung, hình thức văn bản “Tiếng gà trưa”
1đ
Nêu được những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm
1đ
Lời văn rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu
1đ
6đ
Tổng số câu hỏi - điểm 
5
5đ
3đ
1đ
1đ
10đ
Tỉ lệ phần trăm điểm
50%
30%
10%
10%
100%
IV. ĐỀ THI :
 I. Văn- Tiếng Việt : (4đ)
	1. Văn : (2đ)
	 a) Chép thuộc lòng phần phiên âm bài thơ “ Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.(1đ)
	 b) Nêu ý nghĩa văn bản. (1đ)
	2. Tiếng Việt : (2đ)
	a) Thế nào là quan hệ từ ? (1đ)
 b) Đặt một câu có sử dụng quan hệ từ chỉ ý nghĩa đẳng lập. (1đ)
 II. Làm văn : (6đ)
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
V. ĐÁP ÁN :
 I. Văn - Tiếng Việt : 	
1. Văn :
 a) Chép đúng phần phiên âm bài thơ. (1đ)
 b) Ý nghĩa :	Toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian khổ. (1đ)
 2. Tiếng Việt :
 a) Quan hệ từ được dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, đẳng lập (1 điểm)
 b). Đặt câu đúng ngữ pháp có sử dụng quan hệ từ biểu thị ý nghĩa đẳng lập
 (1 điểm)
 II. Làm văn :
- Thể loại : Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
 - Nội dung : Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
 * Dàn bài :
 1. Mở bài : (1đ)
 - Giới thiệu bài thơ Tiếng gà trưa: (0,5đ)
 + Tác giả : Xuân Quỳnh.
 + Hoàn cảnh sáng tác : Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
 - Hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ. Cảm nhận khái quát về bài thơ: 
(0,5đ)
+ Bài thơ gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước.
 2. Thân bài : (4đ)
 a) Cảm nhận về nội dung : (3đ)
Bài thơ lấy cảm hứng chủ đạo là tiếng gà giữa trưa, gợi dậy trong tâm tưởng người chiến sĩ những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
+ Hình ảnh người bà kính yêu một đời tần tảo, yêu thương cháu hết lòng.
+ Hình ảnh chân thực của gia đình, quê hương.
Tình yêu gia đình, quê hương đất nước của người chiến sĩ trẻ
+ Người chiến sĩ trên đường ra trận không chỉ vì lí tưởng cách mạng, vì trách nhiệm với Tổ quốc mà còn vì làng xóm, vì tiếng gà,..
 b) Cái hay, cái độc đáo của một trong các nghệ thuật : (1đ)
 - Sử dụng hiệu quả điệp ngữ Tiếng gà trưa, có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về.
 - Viết theo thể thơ năm tiếng phù hợp với việc vừa kể chuyện vừa bộc lộ tâm tình.
 3. Kết bài : (1đ)
 - Khẳng định tình cảm của em đối với bài thơ. (0,5đ)
 - Nêu vai trò của tác phẩm hoặc tác giả. (0,5đ)
* Biểu điểm :
 - Điểm 6 : Đảm bảo đầy đủ các nội dung yêu cầu trên, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, không sai chính tả.
 - Điểm 5 : Đảm bảo đầy đủ các nội dung và yêu cầu trên, bài làm còn mắc một vài lỗi chính tả và lỗi dùng từ.
 - Điểm 4 - 3 : Đạt 2/3 yêu cầu trên, bài làm còn mắc một vài lỗi chính tả, lỗi dùng từ và lỗi diễn đạt .
 - Điểm 1 - 2 : Bài làm sơ sài, chữ viết cẩu thả, sai nhiều lỗi diễn đạt.
 - Điểm 0 : HS bỏ giấy trắng.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG	 DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
 Ngày  /12 / 2016 Ngày  / 12 / 2016
Họ, tên : Kiêm Ngọc Diệp Họ, tên : Nguyễn Thị Kiều Liêng

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2016_2017.doc