Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)

Câu 1: (2đ) Cho đoạn trích sau:

 Bao giờ em về thăm Miền Trung

 Quê hương anh một thời ngút lửa Bao đời núi bể kề đôi

 Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa Ôi! Biển Đông - giọt nước mắt của muôn ngàn thế hệ

 Chuốt ruột mình thành giải lụa Sông Lam Nóng hổi như vừa lăn xuống

 [ .] Theo những tượng đá cụt đầu của Trường Sơn uy nghiêm

 (Hoàng Trần Cương- Miền trung)

a. Xác định thể thơ?

b. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu thơ

Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa

Chuốt ruột mình thành giải lụa Sông Lam

c. Tìm và gọi tên của thành phần biệt lập trong đoạn trích trên

d. Thông điệp từ đoạn trích trên?

 

doc 2 trang phuongnguyen 23/07/2022 6220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
Câu 1: (2đ) Cho đoạn trích sau:
 Bao giờ em về thăm Miền Trung
 Quê hương anh một thời ngút lửa Bao đời núi bể kề đôi
 Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa Ôi! Biển Đông - giọt nước mắt của muôn ngàn thế hệ
 Chuốt ruột mình thành giải lụa Sông Lam Nóng hổi như vừa lăn xuống
 [.] Theo những tượng đá cụt đầu của Trường Sơn uy nghiêm
 (Hoàng Trần Cương- Miền trung)
Xác định thể thơ?
Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu thơ
Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa
Chuốt ruột mình thành giải lụa Sông Lam
Tìm và gọi tên của thành phần biệt lập trong đoạn trích trên
Thông điệp từ đoạn trích trên?
Câu 2:(3đ) Nam sinh viên Nguyễn Văn Nhã, quê Nghệ An, bị đuối nước khi quên mình cứu sống ba nữ sinh bị sóng cuốn trôi vào ngày 30/4/2021 . Trước hành động đó của anh, chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu liệt sỹ và TW Đoàn truy tặng huy hiệu tuổi trẻ dũng cảm.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về sự việc trên.
Câu 3: (5đ) Một trong những đặc điểm nổi bật của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp và Mĩ là vẻ đẹp của người lính cách mạng. Làm rõ điều đó qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ MÔN NGỮ VĂN 9
Câu 1:
Thể thơ: tự do
Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu thơ
 Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa
Chuốt ruột mình thành giải lụa Sông Lam
So sánh: Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa
Nhân hóa: Miền Trung - Chuốt ruột mình thành giải lụa Sông Lam
Hình ảnh thơ cụ thể, gợi hình,gần gũi mang hơi thở cuộc sống con người
Tìm và nêu tên của thành phần biệt lập trong đoạn trích trên
 “giọt nước mắt của muôn ngàn thế hệ”- phụ chú
Thông điệp: Dù hoàn cảnh khó khăn, đau thương, vất vả thì vẫn luôn vững vàng khẳng định giá trị bản thân mình
Câu 2: hs làm được
Về hình thức: 0,5
Bài văn nghị luận ngắn có bố cục 3 phần
Dẫn dắt được vấn đề nghị luận, không sai chính tả: sự việc thể hiện lòng dũng cảm của nam sinh viên quê Nghệ An
Về nội dung: (2,5đ) hs nêu được
+ Giải thích lòng dũng cảm?
+ Biểu hiện lòng dũng cảm trong cuộc sống + dẫn chứng
+ Vai trò , ý nghĩa
+ Bài học bản thân
Câu 3: 
Về hình thức:
Đúng bố cục của bài văn, nêu được vấn đề nghị luận, không sai chính tả: 1đ
Về nội dung: hs làm nổi bật được vẻ đẹp của người lính: 4,0đ
Tinh thần bất khuất vượt lên mọi khó khăn, thử thách: bằng ý chí, nghị lực phi thường, bằng niềm tin tưởng lạc quan, phơi phới(dẫn chứng)
 Kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu. (dẫn chứng)
Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng, đoàn kết yêu thương gắn bó với nhau (dẫn chứng)
 - Tình yêu đất nước, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết tâm đánh đuổi quân thù là vẻ đẹp đáng khâm phục nhất của những người lính trong cả hai bài thơ. (dẫn chứng)
 - Nét riêng tạo nên phong cách riêng của 2 tác giả Chính Hữu và Phạm Tiến Duật
 - Liên hệ với người lính trong thời đại nay 0,5đ
 - Đánh giá vị trí của 2 tác phẩm và tác giả

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_co_dap_an.doc