Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 10: An toàn điện trong gia đình

1. Kiến thức:

- Kể được một số nguyên nhân gây tai nạn điện.

- Trinh bày được một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện.

2. Năng lực:

2.1.Năng lực công nghệ :

- Nhận thức công nghệ: nhận thức được các nguyên nhân gây tai nạn điện và những biện pháp an toàn khi sử dụng điện.

- Sử dụng công nghệ: sử dụng được các biện pháp an toàn điện vào các tình huống ở gia đỉnh.

- Đánh giá công nghệ: đánh giá được mức độ an toàn của các đô dùng, thiết bị điện.

2.2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; vận dụng một cách hnh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về an toàn điện để giải quyết những vấn đề trong tình huống mới.

- Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt vói các thành viên trong nhóm.

 

docx 6 trang quyettran 20380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 10: An toàn điện trong gia đình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 10: An toàn điện trong gia đình

Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 10: An toàn điện trong gia đình
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 10: AN TOÀN ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
Môn học Công nghệ lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết (tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Kể được một số nguyên nhân gây tai nạn điện.
- Trinh bày được một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện.
2. Năng lực: 
2.1.Năng lực công nghệ :
- Nhận thức công nghệ: nhận thức được các nguyên nhân gây tai nạn điện và những biện pháp an toàn khi sử dụng điện.
- Sử dụng công nghệ: sử dụng được các biện pháp an toàn điện vào các tình huống ở gia đỉnh.
- Đánh giá công nghệ: đánh giá được mức độ an toàn của các đô dùng, thiết bị điện.
2.2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; vận dụng một cách hnh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về an toàn điện để giải quyết những vấn đề trong tình huống mới.
- Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt vói các thành viên trong nhóm.
3. Phẩm chất: 
a/ Nhân ái:
- có ý thức quan tâm đến an toàn của các thành viên trong gia đình.
b/ Chăm chỉ: 
-Có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về thời trang lựa chọn trang phục thời trang vào cuộc sống hằng ngày.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1.Chuẩn bị của giáo viên:
-Tìm hiểu mục tiêu bài.
-Chuẩn bị tài liệu giảng dạy và tài liệu tham khảo.
-Chuẩn bị đồ dùng và phương tiện dạy học, hình ảnh phù hợp với bài học về an toàn điện.
2. Chuẩn bị của học sinh:
-Đọc trước bài
-Sưu tập hình ảnh về hệ thống điện trong nhà.
Dụng cụ và vật liệu cần thiết:
TT
Tên dụng cụ, vật liệu
Đơn vị
Số lượng
1
Giấy (A4)
Tờ
1
2
Bút chì
Cây
1
3
Gôm
Cục
1
4
Bút đỏ
Cây 
1
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: MỞ ĐẦU
-Mục tiêu: khơi gợi nhu cầu tim hiểu của HS về các biện pháp sử dụng điện an toàn trong gia đinh.
-Nội dung: Clip về hậu quả khi sử dụng điện không an toàn.
-Sản phẩm: nhu cầu tìm hiểu các biện pháp sử dụng điện an toàn trong gia đình.
-Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV chia lớp thành nhóm đôi.
+ HS quan sát clip, lắng nghe và trả lời.
*Thực hiện nhiệm vụ:
+ GV giới thiệu các hình ảnh hoặc đoạn video clip về tai nạn điện.
+ GV đặt câu hòi về cách phòng tránh điện giật vá hoả hoạn do điện gây ra.
+ GV giới thiệu mục tiêu bài.
Hoạt động 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2.1: Nguyên nhân gây ra tai nạn điện
-Mục tiêu: khơi gợi nhu cầu tim hiểu của HS về các biện pháp sử dụng điện an toàn trong gia đinh.
-Nội dung: hậu quả khi sử dụng điện không an toàn.
-Sản phẩm: nhu cầu tìm hiểu các biện pháp sử dụng điện an toàn trong gia đình.
-Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV chia lớp thành 4 đội để thi đua trò chơi nhỏ.
 + HS chuẩn bị phiếu học tập số 1
*Thực hiện nhiệm vụ:
+ GV trình chiếu hình ảnh về các tai nạn điện và các nội dung liên quan, học sinh nối các nội dung và hình ảnh cho phù hợp để được đáp án đúng.
Nội dung:
Đến gần vị trí dây dẫn điện bị đứt, rơi xuống đất.
Thả diều ở nơi có đường dây điện đi qua.
Chạm ta trực tiếp vào dây điện trần hoặc dây điện bị hở cách điện.
Vi phạm hành lang an toàn trạm điện.
Dùng vật liệu kim loại chạm vào nguồn điện.
Chạm vào đồ dùng bị rò điện qua lớp vỏ kim loại bên ngoài.
+ HS quan sát và ghi kết quả vào phiếu học tập.
* Báo cáo kết quả:
+ GV cho 4 đội trình bày đáp án và nêu nhận xét về các trường hợp trên.
+ Các nhóm nhận xét.
*Đánh giá kết quả:
GV nhận xét kết luận đội chiến thắng và dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2.2: Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện
- Mục tiêu: giới thiệu các biện pháp an toàn khi sử dụng điện.
- Nội dung:
+ Cách phòng tránh tai nạn điện khi sử dụng đồ dùmg điện trong gia đỉnh;
+ Một số biện pháp xử lí đồ dùmg điện kém an toàn trong gia đinh;
+ Một số biện pháp phòng tránh tai nạn điện khi hoạt động hay vui chơi ngoài trời.
- Sản phẩm: các biện pháp an toàn khi sử dụng điện.
- Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
*Chuyển giao nhiệm vụ:
-GV cho HS thảo luận theo nhóm 4 bạn.
+ GV giới thiệu hình anh minh hoạ về các biện pháp an toàn khi sử dụng điện ở Hình 10.2 trong SHS
+ GV yêu cầu HS ghép các chú thích với hình anh cho phù hợp.
+ GV gợi mở, giúp HS phân tích hình ảnh và giải thích từng trường hợp.
+ GV yêu cầu HS nhắc lại các thông tin từ hình ảnh minh hoạ để đúc kết thành kiến thức bài học.
*Thực hiện nhiệm vụ:
-Nhóm HS thảo luận và ghi lại kết quả.
* Báo cáo kết quả:
+ GV gọi 1 vài nhóm HS trả lời.
+ HS chủ động nêu đáp án đã thảo luận.
*Đánh giá kết quả:
HS nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV kết luận.
GV minh họa thêm các biện pháp an toàn khi sử dụng điện.
Một số biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện:
+ Lắp đặt chỗ lấy điện ngoài tầm với của trẻ em hoặc che chắn ổ lấy điện khi chưa sử dụng;
+ Thường xuyên kiểm tra dây điện, đồ dùng điện trong gia đinh để phát hiện hư hỏng cách điện, rò điện và khắc phục;
+ Sử dụng đồ dùng điện theo đứng hướng dẫn của nhà sản xuất;
+ Không đến gần nơi có biển báo nguy hiềm về tai nạn điện;
+ Tránh xa khu vực dây dẫn điện bị đứt, rơi xuống đất.
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP 
- Mục tiêu: giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức về sử dựng điện an toàn. 
- Nội dung: bài tập 1 trong SGK trang 80.
- Sản phẩm: đáp án bài tập. 
- Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
*Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV cho học sinh đọc bài tập và hoạt động cá nhân. 
*Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh đọc bài tập và hoạt động cá nhân.
* Báo cáo kết quả:
Học sinh trình bày đáp án của mình.
*Đánh giá kết quả:
+ GV gọi học sinh nhận xét, giáo viên đánh giá.
+ HS nghe nhận xét và rút kinh nhiệm.
Các nguyên nhân xảy ra tai nạn điện:
Đến gần vị trí dây dẫn điện bị đứt, rơi xuống đất.
Thả diều ở nơi có đường dây điện đi qua.
Chạm ta trực tiếp vào dây điện trần hoặc dây điện bị hở cách điện.
Vi phạm hành lang an toàn trạm điện.
Dùng vật liệu kim loại chạm vào nguồn điện.
Chạm vào đồ dùng bị rò điện qua lớp vỏ kim loại bên ngoài.
Hoạt động 4: VẬN DỤNG
- Mục tiêu: giúp học sinh củng cố và vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn.
- Nội dung: bài tập 2 vận dụng SGK trang 80.
- Sản phẩm: đáp án bài tập
- Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
*Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV cho học sinh đọc bài tập và hoạt động cá nhân. 
*Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh đọc bài tập và hoạt động cá nhân.
* Báo cáo kết quả:
Học sinh trình bày đáp án của mình.
*Đánh giá kết quả:
+ GV gọi học sinh nhận xét, giáo viên đánh giá.
+ HS nghe nhận xét và rút kinh nhiệm.
Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện:
+ Lắp đặt chỗ lấy điện ngoài tầm với của trẻ em hoặc che chắn ổ lấy điện khi chưa sử dụng;
+ Thường xuyên kiểm tra dây điện, đồ dùng điện trong gia đinh để phát hiện hư hỏng cách điện, rò điện và khắc phục;
+ Sử dụng đồ dùng điện theo đứng hướng dẫn của nhà sản xuất;
+ Không đến gần nơi có biển báo nguy hiềm về tai nạn điện;
+ Tránh xa khu vực dây dẫn điện bị đứt, rơi xuống đất.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Đánh giá thường xuyên:
+ Sự cố gắng, tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự trách nhiệm, năng động, tinh thần đồng đội trong tham gia hoạt động nhóm.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)
- Phương pháp quan sát:
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học (ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BẰNG THANG ĐO 
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Mức 5
Mức 6
Nối đúng
1 đáp án.
Nối đúng
2 đáp án.
Nối đúng
3 đáp án.
Nối đúng
4 đáp án.
Nối đúng
5 đáp án.
Nối đúng
6 đáp án.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BẰNG THANG ĐO 
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Mức 5
Đúng 1 ý
Đúng 2 ý
Đúng 3 ý
Đúng 4 ý
Đúng 5 ý hoặc nhiều hơn.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_6_sach_chan_troi_sang_tao_bai_10_an_toan_d.docx