Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình (Tiết 2) - Năm học 2021-2022
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải
1. Kiến thức:
- Trình bày được một số phương pháp chế biến thực phẩm phổ biến
2. Năng lực:
2.1. Năng lực công nghệ
-Nhận thức công nghệ: nhận biết được một số phương pháp chế biến thực phẩm phổ biến.
-Sừ dụng công nghệ: lựa chọn và chế biến món ăn đơn giản theo phương pháp không sử dụng nhiệt
-Đánh giá công nghệ: đưa ra nhận xét cho sự phù hợp về dinh dưỡng cho một thực đơn ăn uống
2.2. Năng lực chung
-Năng lực tự chủ, tự học.
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: B iết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến bảo quản và chế biến thực phẩm, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm.
-Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra.
3. Phẩm chất
-Chăm chỉ: có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
-Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Giấy A4, phiếu học tập, bài tập, ảnh, powerpoint
2.Chuẩn bị của học sinh:
Đọc trước bài học trong SGK
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình (Tiết 2) - Năm học 2021-2022
BÀI 5: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TRONG GIA ĐÌNH TIẾT 2 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải 1. Kiến thức: - Trình bày được một số phương pháp chế biến thực phẩm phổ biến 2. Năng lực: 2.1. Năng lực công nghệ -Nhận thức công nghệ: nhận biết được một số phương pháp chế biến thực phẩm phổ biến. -Sừ dụng công nghệ: lựa chọn và chế biến món ăn đơn giản theo phương pháp không sử dụng nhiệt -Đánh giá công nghệ: đưa ra nhận xét cho sự phù hợp về dinh dưỡng cho một thực đơn ăn uống 2.2. Năng lực chung -Năng lực tự chủ, tự học. -Năng lực giao tiếp và hợp tác: B iết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến bảo quản và chế biến thực phẩm, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm. -Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra. 3. Phẩm chất -Chăm chỉ: có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. -Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giấy A4, phiếu học tập, bài tập, ảnh, powerpoint 2.Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài học trong SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục đích: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về việc chế biến thực phẩm để tạo nên những món ăn thường ngày ở gia đình. b) Nội dung: Thực phẩm đã được chế biến thành những món ăn như thế nào? c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS trong cùng bàn thảo luận trong thời gian 2 phút và cho biết thực phẩm trong hình đã được chế biến thành món ăn ngon như thế nào? HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan saát, trao đổi nhóm cặp bàn và nêu tên đúng loại thực phẩm. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn. * Bước 3: Báo cáo thảo luận - GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét và bổ sung. * Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét trình bày của HS GV chốt lại kiến thức. GV dẫn dắt vào bài mới: thực phẩm phải được chế biến đa dạng, phong phú; cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Vậy có những phương pháp chế biến thực phẩm nào thì chúng ta vào bài học hôm nay. Giáo viên nêu mục tiêu bài học B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò và ý nghĩa của việc chế biến thực phẩm. a) Mục đích: Giúp HS nhận biết vai trò và ý nghĩa của việc chế biến thực phẩm. b) Nội dung: các thực phẩm chưa chế biến và đã chế biến c) Sản phẩm: vai trò và ý nghĩa của việc chế biến thực phẩm d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV minh hoạ hình ảnh tác dụng của việc chế biến thực phẩm ở hình 5.3 SGK , yêu cầu HS so sánh đặc điểm của những thực phẩm chưa chế biến và được chế biến. -GV giúp HS phân tích từng trường hợp để nhận biết được sự thay đổi vè tính chất, hương vị của thực phẩm sau khi chế biến trong mỗi trường hợp. GV yêu cầu HS nêu thêm sự thay đổi sau khi chế biến của các thực phẩm khác. GV giải thích về tác dụng của việc chế biến với thực phẩm - Học sinh tiếp nhận * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời - GV theo dõi * Bước 3: Báo cáo kết quả HS trả lời câu hỏi của GV * Bước 4 Kết quả, nhận định - Học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau - Giáo viên nhận xét, đánh giá -GV: chốt kiến thức 1.Vai trò và ý nghĩa của việc chế biến thực phẩm. Việc chế biến giúp thực phẩm trở nên dễ tiêu hoá, an toàn và thơm ngon hơn. Các phương pháp chế biến thực phẩm làm phong phú bữa ăn cho con người. Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt. a) Mục tiêu : giới thiệu khái niệm và quy trình chung của phương pháp trộn hỗn hợp và ngâm chua thực phẩm. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: khái niệm và quy trình chung của phương pháp trộn hỗn hợp và ngâm chua thực phẩm. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt *Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Trộn hỗn hợp thực phẩm -GV minh hoạ các bước trộn hỗn hợp thực phẩm ở hình 5.4, cho HS thực hiện yêu cầu SGK -GV gợi mở để HS nêu được khaí niệm phương pháp trộn hỗn hợp thực phẩm -GV yêu cầu HS kể tên những món ăn được chế biến bằng phương pháp trộn hỗn hợp mà em đã từng ăn. -Dựa vào hình 5.4 trong SGK, Gv giải thích từng công việc và dẫn dắt HS nhận biết quy trình chung để chế biến món trộn hộn hợp gồm 3 giai đoạn chính: sơ chế nguyên liệu, chế biến món ăn, trình bày món ăn. Gv giải thích giúp HS phân biệt giữa sơ chế và chế biến. -GV dẫn dắt HS nhắc lại những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. Ngâm chua thực phẩm -GV cho HS quan sát hình 5.5 và thực hiện yêu cầu SGK. Sau đó, GV dẫn dắt, gợi mở để HS nêu được các bước và các công việc trong quy trình ngâm chua thực phẩm -GV đặt câu hỏi: Món ăn có thể thay đổi màu sắc và hương vị ngay không? Từ đó, GV dẫn dắt để HS hiểu được phương pháp ngâm chua thực phẩm cần một khoảng thời gian cần thiết để nguyên liệu lên men vi sinh vật. -GV gợi mở để HS nêu được khái niệm về phương pháp ngâm chua thực phẩm. -GV yêu cầu HS nêu thêm ví dụ về các món ngâm chua mà các em đã từng ăn. -GV dẫn dắt HS nhắc lại những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. - Học sinh tiếp nhận * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời - GV theo dõi * Bước 3: Báo cáo kết quả HS trả lời câu hỏi của GV * Bước 4 Kết quả, nhận định - Học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau - Giáo viên nhận xét, đánh giá -GV: chốt kiến thức HS nghe và ghi nhớ vào vở 2. Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt. a. Trộn hỗn hợp thực phẩm - Là cách pha trộn các thực phẩm đã được sơ chế hoặc làm chín bằng các phương pháp khác, kết hợp với gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao. * Quy trình thực hiện: SGK b.Ngâm chua thực phẩm Ngâm chua là phương pháp ngân thực phẩm vào hỗn hợp nước ngâm một thời gian để thực phẩm lên men vi sinh vật hoặc thấm hỗn hợp nước ngâm, tạo ra món ăn có vị chua đặc trưng. Các loại hỗn hợp nước ngâm thường được sử dụng là hỗn hợp nước muối, hỗn hợp giấm đường. Quy trình: sgk Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt. a) Mục tiêu : trình bày được một số phương pháp chế biến có sử dụng nhiệt b) Nội dung: chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt c) Sản phẩm: phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước. -GV cho HS quan sát ở hình 5.6, cho HS thực hiện yêu cầu SGK -GV gợi mở để HS nêu được khái niệm về các phương pháp chế biến thực phẩm trong nước: luộc, nấu, kho -GV giúp HS so sánh và phân biệt được sự khác nhau giữa 3 phương pháp làm chín thực phẩm trong nước. -GV dẫn dắt HS nhắc lại những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. b.Phương pháp chế biến thực phẩm trong chất béo -GV cho HS quan sát ở hình 5.7, cho HS thực hiện yêu cầu SGK -GV giúp HS phân tích hình ảnh để nêu được khái niệm về các phương pháp chế biến thực phẩm trong chất béo: rán, xào, rang. -GV giúp HS so sánh và phân biệt được sự khác nhau giữa 3 phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo. -GV dẫn dắt HS nhắc lại những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. c.Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước và bằng nguồn nhiệt trực tiếp. -GV cho HS quan sát ở hình 5.8, cho HS thực hiện yêu cầu SGK -GV giúp HS phân tích hình ảnh để mô tả được các phương pháp: chưng, hấp, nướng. -Gv gợi mở để HS phân biệt được phương pháp chưng và phương pháp hấp. -Gv gợi mở giúp HS phát biểu được khái niệm các phương pháp hấp, chưng và nướng. -GV yêu cầu HS nhắc lại những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. - Học sinh tiếp nhận * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời - GV theo dõi * Bước 3: Báo cáo kết quả HS trả lời câu hỏi của GV * Bước 4 Kết quả, nhận định - Học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau - Giáo viên nhận xét, đánh giá -GV: chốt kiến thức HS nghe và ghi nhớ vào vở 3. Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt. a.Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước. -Luộc là làm chín mềm thực phẩm trong môi trường nước với thời gian thích hợp. Thời gian luộc thực phẩm động vật thường lâu hơn luộc thực vật. -Nấu là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước, có nêm gia vị vừa ăn.Với món nấu thực phẩm thường chín mềm hơn luộc. -Kho là làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà. Món kho thường sử dụng thực phẩm động vật Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo. - Rán (chiên) là làm chín thực phầm với lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa vừa. Thực phẩm sau khi tẩm, ướp gia vị được rán chín, vàng đầu hai mặt. - Xào là làm chín thực phầm với lượng chất béo vừa phải, đun với lửa to trong thời gian ngắn. Trong khi xào người ta nêm gia vị cho vừa ăn. - Rang là làm chín thực phầm với lượng chất béo rất ít, đun với lửa vừa. Trong khi rang người ta nêm gia vị cho vừa ăn. Tuy nhiên, với một số loại hạt hoặc đậu, khi rang có thể không cần sử dụng chất béo. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước và bằng nguồn nhiệt trực tiếp. - Hấp (đồ) và chưng là các phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. Nước được đun sôi với lửa to để hơi nước bốc lên nhiều, làm chín thực phẩm. - Nướng phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt. Thực phẩm sau khi tẩm, ướp gia vị được nướng chín đều hai mặt. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: a) Mục tiêu : Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: hoàn thành được bài tập. d) Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu : trả lời câu hỏi 2,3,4,5 SGK - Hs tiếp nhận * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời - GV theo dõi * Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trình bày miệng * Bước 4: Kết luận, nhận định - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá GV: chiếu kết quả D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu : Giúp HS củng cố và vận dụng các kiến thức và kĩ năng đạ học vào thực tiễn chế biến thực phẩm ở gia đình. b) Nội dung: bài tập phần vận dụng trong SGK và bài tập về nhà trong SBT. c) Sản phẩm: đáp án bài tập phần vận dụng trong SGK và bài tập về nhà trong SBT. d) Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu : Kể tên các món ăn và gia đình em thường dùng và sắp xếp chúng vào từng nhóm phương pháp chế biến phù hợp. Quan sát và trình bày cách chế biến một món ăn trong gia đình mà em thích nhất.Nội dung trình bày gồm nguyên liệu cần dùng, quy trình chế biến, hương vị của món ăn. -GV giao bài tập cho HS làm ở nhà - Hs tiếp nhận * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu bài tập ở nhà * Bước 3: Báo cáo kết quả: Tiết học tiếp theo báo cáo kết quả bằng hình thức thuyết trình * Bước 4: Kết luận, nhận định - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_6_sach_chan_troi_sang_tao_bai_5_bao_quan_v.doc