Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 9: Sử dụng các đồ dùng điện trong gia đình (Tiết 5)

1. Kiến thức:

- Nêu được công dụng của một số đồ dùng điện trong gia đình

- Nhận biết và nêu được chức năng các bộ phận chính của một số đồ dùng điện

- Vẽ được sơ đồ khối và nêu được nguyên lý làm việc của một số đồ dùng điện

- Sử dụng được một số đồ dùng điện trong gia đình đúng cách, an toàn và tiết kiệm điện năng

2. Năng lực:

a, Năng lực công nghệ

- Năng lực nhận thức công nghệ: Nhận thức được cấu tạo, nguyên lí làm việc của đồ dùng công nghệ trong gia đình

- Sử dụng công nghệ: Sử dụng được các đồ dùng điện trong gia đình đúng cách, an toàn tiết kiệm điện; vẽ được sơ đồ khối mô tả nguyên lí làm việc của một số đồ dùng điện

- Giao tiếp công nghệ: Thông qua bài học HS sử dụng được một số thuật ngữ về đồ dùng điện

b. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học

+ Hoàn thành các nhiệm vụ học tập ở nhà và trên lớp theo sự phân công của giáo viên

+ Vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề trong tình huống mới

- Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết trình bày ý tưởng , thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ trong học tập và vận dụng kiến thức đã học về các đồ dùng điện vào cuộc sống hàng ngày. Có ý thức bảo vệ an toàn điện trong cuộc sống

 

docx 7 trang quyettran 28220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 9: Sử dụng các đồ dùng điện trong gia đình (Tiết 5)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 9: Sử dụng các đồ dùng điện trong gia đình (Tiết 5)

Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 9: Sử dụng các đồ dùng điện trong gia đình (Tiết 5)
Soạn ngày:
Ngày giảng: 
BÀI 9: ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
(5 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được công dụng của một số đồ dùng điện trong gia đình
- Nhận biết và nêu được chức năng các bộ phận chính của một số đồ dùng điện
- Vẽ được sơ đồ khối và nêu được nguyên lý làm việc của một số đồ dùng điện
- Sử dụng được một số đồ dùng điện trong gia đình đúng cách, an toàn và tiết kiệm điện năng
2. Năng lực:
a, Năng lực công nghệ
- Năng lực nhận thức công nghệ: Nhận thức được cấu tạo, nguyên lí làm việc của đồ dùng công nghệ trong gia đình
- Sử dụng công nghệ: Sử dụng được các đồ dùng điện trong gia đình đúng cách, an toàn tiết kiệm điện; vẽ được sơ đồ khối mô tả nguyên lí làm việc của một số đồ dùng điện
- Giao tiếp công nghệ: Thông qua bài học HS sử dụng được một số thuật ngữ về đồ dùng điện
b. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học
+ Hoàn thành các nhiệm vụ học tập ở nhà và trên lớp theo sự phân công của giáo viên
+ Vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề trong tình huống mới
- Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết trình bày ý tưởng , thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ trong học tập và vận dụng kiến thức đã học về các đồ dùng điện vào cuộc sống hàng ngày. Có ý thức bảo vệ an toàn điện trong cuộc sống
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU :
1. Đối với giáo viên:
- Tranh ảnh, mô hình hoặc mẫu vật về bàn là, đèn LED, máy say thực phẩm(Theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu).

- Giấy A0, A4
- Phiếu học tập
2. Đối với học sinh:
 - Sgk, dụng cụ học tập
- Quan sát hoạt động của các đồ dùng điện trong gia đình
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu của HS về các loại đồ dùng điện trong gia đình
Tổ chức tình huống học tập, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Cấu tạo và hoạt động của một số đồ dùng điện thông dụng trong gia đình
c. Sản phẩm: Nhu cầu tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của một số đồ dùng điện
d. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ 
Yêu cầu một số hs trong lớp trả lời câu hỏi
? Kể tên các đồ dùng điện đang được sử dụng trong gia đình em ?
Gv trình chiếu hình ảnh các đồ dùng điện phổ biến trong gia đình như bàn là, đèn LED, máy say thực phẩm
? Nêu cấu tạo của bàn là, đèn LED, máy say thực phẩm
? Nêu cách hoạt động của bàn là, đèn LED, máy say thực phẩm
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh trả lời
- Giáo viên quan sát
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học
Đồ dùng điện là đồ dùng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của chúng ta hiện nay. Từ bóng đèn, nồi cơm điện, bàn là, bình đun nước nóng, máy say thực phẩm..Vậy chúng có cấu tạo và nguyên lý làm việc như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số đồ dùng điện trong gia đình
Nội dung 1.1 Tìm hiểu bàn là
a. Mục tiêu:
Mô tả cấu tạo chung và đọc được thông số kĩ thuật của bàn là, giới thiệu một số loại bàn là thông dụng
b. Nội dung: 
Tên gọi chức năng các bộ phận chính của bàn là
c. Sản phẩm:
Bản ghi chép về tên gọi chức năng các bộ phận chính của bàn là
d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm cần đạt
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV treo 1 tờ giấy A0 trên đó kẻ bảng có 3 cột tương ứng với mỗi cột là cấu tạo và chức năng của bàn là 
GV chia lớp làm các nhóm, phát giấy A4 cho các nhóm và yêu cầu các nhóm (thời gian 3 phút) quan sát hình ảnh 9.1 và mẫu vật, em và các bạn trong nhóm hãy thảo luận ghép tên và chức năng vào các bộ phận chính của bàn là cho phù hợp vào mỗi tờ giấy A4.
HS nhận nhóm và nhận giấy A4.
* Thực hiện nhiệm vụ
HS tiến hành thảo luận theo yêu cầu của GV.
GV yêu cầu đại diện từng nhóm lên bảng dán tên từng bộ phận cấu tạo và chức năng tương ứng với mỗi cột.
Đại diện nhóm lên dán phương án trả lời của nhóm mình lên giấy A0
* Báo cáo thảo luận
Đại diện các nhóm trình bày kết qủa thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định 
GV nhận xét trình bày của hs, giải thích (những nội dung HS chưa hiểu rõ)
- Chốt lại kiến thức và kết luận như phần dự kiến sản phẩm
*Chuyển giao nhiệm vụ
Gv yêu cầu hs đọc thông tin bảng 9.1. Gv giới thiệu hs về thông số kĩ thuật một số bàn là thông dụng như bàn là du lịch, bàn là khô, bàn là hơi nước 
Gv cho hs quan sát 1 chiếc bàn là du lịch trên vỏ ghi 220V – 250W. Em hãy đọc các thông số kĩ thuật ghi trên bàn là. Sau đó đưa ra tình huống: Bạn An nói “bàn là có điện áp định mức là 220V, công suất định mức là 250W”; bạn Dung nói “bàn là có điện áp định mức là 250V, công suất định mức là 220W”. Theo em bạn nào nói đúng về thông số kĩ thuật của bàn là? Tại sao?
Gv yêu cầu nhóm cặp đôi thảo luận trong thời gian 2 phút và trả lời câu hỏi trên vào giấy A4.
- HS quan sát tiếp nhận nhiệm vụ
* Thực hiện nhiệm vụ
HS tiến hành thảo luận theo yêu cầu của GV.
Trả lời câu hỏi trên và ghi vào giấy A4
GV theo dõi giúp đỡ nhóm hs gặp khó khăn
* Báo cáo thảo luận
Gv chia bảng thành 2 phần tương ứng với vị trí câu trả lời đồng ý với ý kiến bạn An và bạn Dung. Kết thúc thời gian 2 phút, các nhóm HS dán ý kiến của mình lên bảng
Gv yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết qủa thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định 
GV nhận xét trình bày của hs, giải thích (những nội dung HS chưa hiểu rõ)
- Chốt lại kiến thức và kết luận như phần sản phẩm cần đạt
1. Một số đồ dùng điện trong gia đình
1.1. Bàn là (bàn ủi)
- Vỏ bàn là: Bảo vệ các bộ phận bên trong bàn là
- Dây đốt nóng: Tạo sức nóng dưới tác dụng của dòng điện
- Bộ điều chỉnh nhiệt độ: đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với từng loại vải
- Thông số kĩ thuật của bàn là : 
+ Công suất định mức
+ Điện áp định mức
Nội dung 1.2 Tìm hiểu nguyên lí làm việc của bàn là
a. Mục tiêu:
Vẽ được sơ đồ khối, mô tả được nguyên lí làm việc của bàn là
b. Nội dung: 
 sơ đồ khối mô tả được nguyên lí làm việc của bàn là 
c. Sản phẩm:
Bản ghi chép về nguyên lí làm việc của bàn là
d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm cần đạt
*Chuyển giao nhiệm vụ 
Gv yêu cầu hs quan sát hình ảnh sau
Bộ
Bàn là nóng lên
Dây đốt nóng
Cấp điện cho bàn là 
 Bộ điều
 chỉnh
 nhiệt
 độ
Sơ đồ khối mô tả nguyên lí làm việc của bàn là
? mô tả nguyên lí làm việc của bàn là
? Tại sao bàn là luôn giữ được độ nóng theo nhiệt độ đã đặt trước
? Em hãy vẽ lại sơ đồ khối mô tả nguyên lí làm việc của bàn là
GV yêu cầu hs hoạt động nhóm cặp đôi thảo luận trong thời gian 4 phút và trả lời câu hỏi trên
- Hs quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ
* Thực hiện nhiệm vụ
HS tiến hành thảo luận theo yêu cầu của GV.
Trả lời câu hỏi trên và ghi vào giấy A4
GV theo dõi giúp đỡ nhóm hs gặp khó khăn
* Báo cáo thảo luận
Kết thúc thời gian 4 phút
Gv yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết qủa thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định 
GV nhận xét trình bày của hs, giải thích (những nội dung HS chưa hiểu rõ)
- Chốt lại kiến thức và kết luận như phần sản phẩm cần đạt
b. Nguyên lí làm việc
Khi cấp điện áp cho bàn là và xoay bộ điều chỉnh nhiệt độ đến vị trí thích hợp với loại vải cần là, lúc naỳ dòng điện truyền qua dây đốt nóng làm bàn là nóng lên. Bàn là sẽ tự động ngắt và đóng dòng điện truyền qua dây đốt nóng để giữ nhiệt độ luôn ổn đinh ở giá trị nhiệt độ đã đặt trước
Nội dung 1.3. Tìm hiểu sử dụng bàn là
a. Mục tiêu:
Sử dụng được bàn là đúng cách, an toàn và tiết kiệm điện năng
b. Nội dung: 
Ý nghĩa của các kí hiệu trên bộ điều chỉnh nhiệt độ và quy trình sử dụng bàn là
c. Sản phẩm:
Bản ghi chép về quy trình sử dụng bàn là
d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm cần đạt

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_6_sach_chan_troi_sang_tao_bai_9_su_dung_ca.docx