Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương 4, Bài 9: Sử dụng các đồ dùng điện trong gia đình (Tiết 5)

1. Kiến thức:

- Nêu được công dụng của một số đồ dùng điện trong gia đình.

- Nhận biết và nêu được chức năng các bộ phận chính của một số đồ dùng điện.

- Vẽ được sơ đồ khối và nêu được nguyên lý làm việc của một số đồ dùng điện.

- Sử dụng được một số đồ dùng điện trong gia đình đúng cách, an toàn và tiết kiệm điện năng.

-Lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, phù hợp với gia đình.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:

 + Hoàn thành các nhiệm vụ học tập ở nhà và trên lớp theo sự phân công của giáo viên.

 + Vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề trong tình huống mới

- Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết trình bày ý tưởng , thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.

2.2. Năng lực công nghệ

- Năng lực nhận thức công nghệ: Nhận thức được cấu tạo, nguyên lí làm việc của đồ dùng công nghệ trong gia đình.

- Giao tiếp công nghệ: Thông qua bài học HS sử dụng được một số thuật ngữ về đồ dùng điện.

 

docx 8 trang quyettran 14/07/2022 23461
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương 4, Bài 9: Sử dụng các đồ dùng điện trong gia đình (Tiết 5)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương 4, Bài 9: Sử dụng các đồ dùng điện trong gia đình (Tiết 5)

Giáo án Công nghệ 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương 4, Bài 9: Sử dụng các đồ dùng điện trong gia đình (Tiết 5)
Soạn ngày:
Ngày giảng: 
CHƯƠNG 4: ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
BÀI 9: SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
( Tiết 5 )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được công dụng của một số đồ dùng điện trong gia đình.
- Nhận biết và nêu được chức năng các bộ phận chính của một số đồ dùng điện.
- Vẽ được sơ đồ khối và nêu được nguyên lý làm việc của một số đồ dùng điện.
- Sử dụng được một số đồ dùng điện trong gia đình đúng cách, an toàn và tiết kiệm điện năng.
-Lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, phù hợp với gia đình.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học:
 + Hoàn thành các nhiệm vụ học tập ở nhà và trên lớp theo sự phân công của giáo viên.
 + Vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề trong tình huống mới
- Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết trình bày ý tưởng , thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.
2.2. Năng lực công nghệ
- Năng lực nhận thức công nghệ: Nhận thức được cấu tạo, nguyên lí làm việc của đồ dùng công nghệ trong gia đình.
- Giao tiếp công nghệ: Thông qua bài học HS sử dụng được một số thuật ngữ về đồ dùng điện.
- Sử dụng công nghệ: Sử dụng được các đồ dùng điện trong gia đình đúng cách, an toàn tiết kiệm điện; vẽ được sơ đồ khối mô tả nguyên lí làm việc của một số đồ dùng điện.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ trong học tập và vận dụng kiến thức đã học về các đồ dùng điện vào cuộc sống hàng ngày. Có ý thức bảo vệ an toàn điện trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU :
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh, mô hình hoặc mẫu vật về bàn là, đèn LED, máy say thực phẩm... (Theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) với các thông số công suất khác nhau.

- Sưu tầm 1 số đèn sợi đốt có công suất khác nhau để minh họa cho việc tiêu thụ điện với CS khác nhau.
2. Học sinh:
 - Sgk, dụng cụ học tập...
- Quan sát hoạt động của các đồ dùng điện trong gia đình...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: -Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu của HS về các loại đồ dùng điện trong gia đình ... 
 - Lưa chọn và sử dụng được các đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, an toàn và phù hợp với điều kiện của gia đình... 
 -Tổ chức tình huống học tập, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu kiến thức mới.
b. Nội dung: hoạt động của một số đồ dùng điện thông dụng trong gia đình, các thông số kỹ thuật trên các TBĐ...
c. Sản phẩm: Lựa chọn các TBĐ, đồ dùng điện qua các thông số kỹ thuật: Công suất tiêu thụ định mức...
d. Tổ chức thực hiện: cả lớp
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-Gv trình chiếu hình ảnh hoặc sưu tầm các đồ dùng điện phổ biến trong gia đình như bàn là, đèn LED, máy say thực phẩm... với các thông số kỹ thuật như Công suất định mức khác nhau cho HS quan sát trực quan
 àYêu cầu một số hs trong lớp trả lời câu hỏi:
 + Công suất trên các TBĐ có ý nghĩa gì?
 +Công suất có ảnh hưởng như thế nào đến việc sử dụng điện, tiết kiệm điện...
* Thực hiện nhiệm vụ
-HS thảo luận và hoàn thành yêu cầu của GV.
-GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
* Báo cáo, thảo luận
-GV giảng giải cho HS nắm bắt được kiến thức mới về thông số kỹ thuật là Công suất định mức ghi trên các TBĐ.
-GV hướng dẫn cho HS biết cách tính toán được lượng điện năng tiêu thụ của các TBĐ 
* Kết luận, nhận định
-HS tiếp thu kiến thức mới, biết cách lựa chọn các TBĐ với các thông số kỵ thuật ghi trên các TBĐ để sử dụng cho an toàn, tiết kiệm ...
-GV chốt lại kiến thức mới sẽ được áp dụng trong thực tế cuộc sống...
2. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1. Hoạt động 1: Sử dụng được 1 số đồ dùng điện đúng cách an toàn và tiết kiệm điện
a. Mục tiêu:
HS biết lựa chọn được các thiết bị điện sử dụng cho an toàn, tiết kiệm điện năng 
b. Nội dung: Sử dụng được các thiết bị điện với công suất phù hợp trong sinh hoạt 

c. Sản phẩm: HS biết cách tính toán điện năng tiêu thụ và lựa chọn các TBĐ sử dụng trong gia đình qua thông số kỹ thuật công suất định mức ghi trên các TBĐ
d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm cần đạt
*Chuyển giao nhiệm vụ
-Gv chiếu hình ảnh các TBĐ,hoặc các vật thật với các thông số kỹ thuật có Công suất định mức khác nhau cho các em hs quan sát .
-Gv thực hiện thí nghiệm nhanh cho HS trực quan sát khi sử dụng 2 bóng đèn sợi đốt có công suất khác nhau để minh họa cho việc tiêu thụ điện năng .
àlựa chọn TBĐ sử dụng có công suất phù hợp, tiết kiệm điện năng 
* Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát hình ảnh, mẫu vật, thí nghiệm của GV
à tiếp thu kiến thức mới
* Báo cáo thảo luận
-HS tiếp thu kiến thức mới và biết cách tính toán lượng điện năng tiêu của tất cả các TBĐ trong sinh hoạt ở gia đình và lựa chọn các TBĐ sử dụng cho phù hợp
* Kết luận, nhận định 
GV nhận xét sự tiếp thu kiến thức mới của hs qua cách tính toán điện năng tiêu thụ của các TBĐ và cách so sánh phân biệt được các TBĐ giống nhau nhưng công suất khác nhau( xem hình 2 nồi cơm điện/SGK/trang 72)
- Chốt lại kiến thức và kết luận như phần dự kiến sản phẩm
2.Lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm điện 
Từ công thức tổng quát:
A= P x t 
A: Điện năng tiêu thụ ( kWh)
P: Công suất định mức( W )
t : thời gian ( h )
Với 1kW= 1000W 
VD: Một máy điều hòa nhiệt độ có công suất định mức là 750W (0,75kW), có thời gian hoạt động trung bình là 10 giờ(h) mỗi ngày. Vậy điện năng tiêu thụ định mức của máy trong 1 ngày là :
A= P.t = 0,75 x 10= 7,5 kWh
-Nếu giả sử giá tiền điện năng là 1856đ/1kWh, thì số tiền phải trả tối đa trong 1 ngày sử dụng là : 0,75kWh x 1856đ/kWh = 13920đ
( * LƯU Ý: Nếu tính trong 1 tháng thì ta chọn là 30 ngày)
è Để tiết kiệm điện, ta cần lựa chọn đồ dùng điện có công suất và các tính năng phù hợp với mục đích, nhu cầu sử dụng của gia đình. Đồ dùng điện nào có công suất định mức càng nhỏ thì tiêu thụ điện năng càng ít. 
2.2. Hoạt động 2: Lựa chọn được đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng điện phù hợp với gia đình trong sinh hoạt
a. Mục tiêu:
Nhận biết và phân biệt được các hình ảnh, thông số kĩ thuật an toàn tiết kiệm năng lượng và phù hợp trong sinh hoạt gia đình
b. Nội dung: quan sát các thông số kĩ thuật, nhãn dán tiết kiệm năng lượng điện trên các TBĐ 
c. Sản phẩm:
- Lựa chọn đúng các TBĐ sử dụng cho phủ hợp, tiết kiệm và an toàn...
d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm cần đạt
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-GV trình chiếu về hình ảnh hoặc nhản dán tiết kiệm năng lượng điện trên các TBĐ va hướng dẫn, giảng giải cho HS
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
.HS tiếp thu kiến thức mới theo hướng dẫn của GV.
* Báo cáo thảo luận
HS nhận biết và lựa chọn được các TBĐ có nhản dán tiết kiệm năng lượng
* Kết luận, nhận định 
GV nhận xét trình bày của hs, giải thích (những nội dung HS chưa hiểu rõ)
- Chốt lại kiến thức và kết luận như phần sản phẩm cần đạt
-TBĐ nào có nhản dán tiết kiệm năng lượng càng nhiều sao thì tiết kiệm năng lượng càng cao
2.3 Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Mục tiêu:
HS hiểu rõ công thức tính điện năng tiêu thụ A= P x t
b. Nội dung: 
HS áp dụng công thức để tính điện năng tiêu thụ của các TBĐ trong gia đình( trong 1 ngày)
c. Sản phẩm:
HS làm phần luyện tập 2-SGK/trang 72, 73
d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm cần đạt
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv cho hs làm luyện tập phần 2-SGK/ trang 72, 73
* Thực hiện nhiệm vụ
HS hoàn thành phần luyện tập.
GV quan sat theo dõi các bạn và hướng dẫn lại nếu cần 
* Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu 1HS nêu bài của bạn.
HS nhận xét bài của bạn.
* Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức như phần sản phẩm cần đạt
HS làm luyện tập phần 2-SGK/trang 72, 73
2.4 Hoạt động 3: Vận dụng
a. Mục tiêu:
HS hiểu rõ công thức tính điện năng tiêu thụ A= P x t
b. Nội dung: 
HS áp dụng công thức để tính điện năng tiêu thụ của các TBĐ trong gia đình trong 1 tháng (30 ngày)
c. Sản phẩm:
HS làm phần Vận dụng 2, 3-SGK/trang 73
d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm cần đạt
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv cho hs làm phần Vận dụng 2, 3-SGK/ trang 73
* Thực hiện nhiệm vụ
HS hoàn thành phần luyện tập.
GV quan sat theo dõi các bạn và hướng dẫn lại nếu cần 
* Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu 1HS nêu bài của bạn.
HS nhận xét bài của bạn.
* Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức như phần sản phẩm cần đạt
HS làm phần Vận dụng 2, 3-SGK / trang 73

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_6_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_4_bai_9_s.docx