Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Chủ đề 1: Tự chăm sóc bản thân - Bài 2: Em giữ sạch răng miệng - Ma Thị Năm

- Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.

- Thực hiện theo thời gian biểu.

 

docx 10 trang Bảo Anh 08/07/2023 5680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Chủ đề 1: Tự chăm sóc bản thân - Bài 2: Em giữ sạch răng miệng - Ma Thị Năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Chủ đề 1: Tự chăm sóc bản thân - Bài 2: Em giữ sạch răng miệng - Ma Thị Năm

Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Chủ đề 1: Tự chăm sóc bản thân - Bài 2: Em giữ sạch răng miệng - Ma Thị Năm
ĐẠO ĐỨC KHỐI 1
Tuần 2
Từ 14/09/2020 – 18/09/2020
Tiết 2: CHỦ ĐỀ 1: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN
BÀI 2: EM GIỮ SẠCH RĂNG MIỆNG
I. Mục tiêu
- Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ vệ sinh răng miệng, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
+ Nêu được các việc làm để giữ sạch răng miệng
+ Biết vì sao phải giữ sạch răng miệng
+ Tự thực hiện giữ sạch răng miệng đúng cách.
II. Đồ dùng
- GV: - SGK, SGV, vở bài tập Đạo đức 1.
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Anh Tí sún” sáng tác Hùng Lân.
- Máy tính, bài giảng PP. 
- HS: SGK, vở bài tập Đạo đức 1.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Hát - GV tổ chức cho cả lớp hát bài “Anh Tí sún”.
2. GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp:
+ Em khuyên bạn Tí điều gì để không bị sâu răng?
- GV góp ý đưa ra kết luận: Chúng ta cần giữ vệ sinh răng miệng để có nụ cười xinh.
3. Bài mới:
- GTB: - Em giữ sạch răng miệng. 
* Khám phá:
HĐ1: - Khám phá lợi ích của việc giữ sạch răng miệng.
- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng.
- GV đặt câu hỏi theo tranh.
+ Bạn nào đã biết giữ sạch răng miệng?
+ Vì sao em cần giữ vệ sinh răng miệng?
+ Nếu không giữ sạch răng miệng thì điều gì sẽ xảy ra?
- GV lắng nghe, khen ngợi nhóm trình bày tốt.
Kết luận:
- Bạn gái trong tranh đã biết giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng hàng ngày.
- Giữ vệ sinh răng miệng giúp em có hơi thở thơm tho và nụ cười xinh.
- Nếu không giữ vệ sinh răng miệng có thể khiến răng bị sâu, bị đau.
HĐ2: - Em đánh răng đúng cách.
- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng.
- GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết:
+ Em đánh răng theo các bước như thế nào?
- GV gợi ý:
1/ Chuẩn bị bàn chải và kem đánh răng.
2/ Lấy kem đánh răng ra bàn chải.
3/ Lấy nước.
4/ Sử dụng bàn chải để vệ sinh mặt trong, ngoài, nhai.
5/ Súc miệng bằng nước sạch.
6/ Vệ sinh bàn chải đánh răng và cất đúng nơi quy định.
Kết luận: Chải răng đúng cách giúp em giữ vệ sinh răng miệng để có hàm răng chắc khoẻ.
Luyện tập: 
+ Em chọn bạn biết giữ vệ sinh răng miệng. 
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới. 
- HS hát.
+ HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời.
+ 
+ 
+ 
- Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
- HS lắng nghe..
- HS hát tập thể, cá nhân.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời.
+ 
- HS theo dõi.
...
- HS lắng nghe.
+ HS chọn.
- HS nhận xét.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe và thực hiện.
ĐẠO ĐỨC KHỐI 2
Tuần 2
Từ 14/09/2020 – 18/09/2020
Tiết 2:
HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
- Thực hiện theo thời gian biểu. 
II. Đồ dùng dạy - học
- Vở bài tập đạo đức 2.
- Bảng phụ, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:	
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
- GTB: Học tập, sinh hoạt đúng giờ. (tiết 2)
HĐ1: - Thảo luận cặp đôi: Lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ và tác hại của việc học tập, sinh hoạt không đúng giờ.
- GV chia nhóm và giao việc cho mỗi nhóm. 
Kết luận: Làm việc, học tập và sinh hoạt phải đúng giờ.
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ2: - Những việc cần làm để học tập sinh hoạt đúng giờ.
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy nhỏ có ghi tình huống cần xử lý
+ Yêu cầu HS nhận xét về cách xử lý của từng nhóm và giải thích vì sao?
Kết luận: Sinh hoạt, học tập đúng giờ mang lại lợi ích cho bản thân và không ảnh hưởng đến người khác.
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ3: Trò chơi "ai đúng ai sai"
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
- GV đưa ra mẫu để HS tham khảo.
- GV lấy ví dụ minh hoạ.
- GV nhận xét cách chơi của các nhóm.
4. Củng cố: 
- GV gọi 2 HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HSvề nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- HS hát.
 2 HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại đầu bài.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe.
- HS nhận xét.
- Chia nhóm, nhận tình huống và thảo luận.
+ Đại diện trình bày: nhận xét và giải thích cách xử lý.
- HS lắng nghe.
- HS nhận xét.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS tham khảo.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
 2 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
ĐẠO ĐỨC KHỐI 3
Tuần 2
Từ 14/09/2020 – 18/09/2020
Tiết 2:
KÍNH YÊU BÁC HỒ (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, dân tộc. Biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
- Học sinh thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các bài thơ, bài hát, truyện tranh về Bác Hồ. 
- Sưu tầm các bức ảnh dùng cho hoạt động 1.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Hát.
2. Ktbc:
- Hát tập thể bài “Ai yêunhi đồng“ nhạc và lời Phong Nhã 
3. Bài mới: Kính yêu Bác Hồ. (tiết 2)
Hoạt động 1: 
- Y/c lớp chia thành các cặp trả lời các ý:
+ Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng? Thực hiện như thế nào? Còn điều nào chưa làm tốt?
+ Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới?
- Yêu cầu HS liên hệ theo cặp.
- Gọi vài HS tự liên hệ trước lớp. 
- GV biểu dương những HS đã thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.
Hoạt động 2:
- Y/c đại diện nhóm trình bày giới thiệu về những bài hát, tranh ảnh, bài ca dao, nói về Bác Hồ.
* Thảo luận theo nhóm:
1. Yêu cầu các nhóm trình bày, giới thiệu những sưu tầm nói về Bác với thiếu niên nhi đồng? 
2. Yêu cầu lớp nhận xét về kết quả sưu tầm của các nhóm.
3. Đánh giá và khen những nhóm có sưu tầm tốt. 
Hoạt động 3: - Trò chơi "Phóng viên"
+ Xin bạn vui lòng cho biết Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
+ Bác sinh vào ngày tháng năn nào? 
+ Quê bác ở đâu? 
+ Hãy đọc 5 điều bác dạy? Hãy kể những việc làm được trong tuần qua để thể hiện lòng kính yêu bác Hồ?
+ Bạn hãy đọc một câu ca dao nói về Bác? 
+ Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khi nào? Ở đâu?
Kết luận chung và ghi lên bảng như SGK. 
4. Củng cố: 
+ GDHS học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Giữ lời hứa.
- HS hát.
- HS hát.
- HS nhắc lại tựa bài.
- Cả lớp thảo luận theo nhóm đôi.
- Lần lượt từng bạn trả lời với nhau về việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy của bản thân và nêu những điều mà thực hiện chưa tốt, nêu cách cố gắng để thực hiện tốt.
 2 HS tự liên hệ trước lớp.
- Lớp bình chọn biểu dương những bạn có việc làm tốt.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo. 
- Lớp trao đổi nhận xét.
1. Các nhóm lần lượt lên trình bày hoặc giới thiệu về những sưu tầm của mình có nội dung nói về Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng. Chẳng hạn như: Tranh ảnh, bài hát, các câu ca dao.
2. Lớp theo dõi nhận xét trình bày các nhóm.
3. Lớp lắng nghe bình chọn các nhóm có nhiều hình ảnh, bài hát nói về Bác.
- Lần lượt từng HS thay nhau đóng vai phóng viên hỏi bạn các câu hỏi về cuộc đời của Bác Hồ: 
+ Bác còn có tên khác như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh hồi còn nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung.
+ Bác Hồ sinh ngày 19-5-1890 
 Quê bác ở Làng Sen, xã Kim Liên Nam Đàn Nghệ An. 
+ HS đọc...
+ Tháp mười đẹp nhất bông sen
 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
+ Bác đọc “Tuyên ngôn độc lập" vào ngày 
 2-9-1945 tại vườn hoa Ba Đình - Hà Nội.
- HS theo dõi.
+ HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
ĐẠO ĐỨC KHỐI 4
Tuần 2
Từ 14/09/2020 – 18/09/2020
Tiết 2:
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết: Trung thực trong học tập giúp em học tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
KNS: - Tự nhận thức về sự trung thực trong học tập cảu bản thân.
 - Bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.
 - Làm chủ bản thân trong học tập.
	 - Thảo luận, giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:	
+ Thế nào là trung thực trong học tập?
+ Trung thực trong học tập có ích lợi gì?
+ Lấy 1 VD về trung thực trong học tập?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
- GTB: Trung thực trong học tập (tt)
HĐ1: - HS kể tên những việc làm đúng - sai:
- Lập nhóm và yêu cầu lần lượt nêu tên 3 hành động trung thực và 3 hành động không trung thực.
- GV kết luận: yêu cầu 1 HS nhắc lại ý trung thực, 1 HS nhắc lại ý không trung thực.
HĐ2: - Xử lí tình huống (BT3) 
- Yêu cầu nhóm thảo luận, nêu cách giải quyết và giải thích tại sao chọn cách đó
- GV nhận xét, kết luận:
+ Em không làm được bài trong giờ kiểm tra.
+ Em bị điểm kém nhưng cô giáo ghi nhầm vào sổ điểm là điểm giỏi.
+ Trong giờ kiểm tra, bạn ngồi bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em.
HĐ3: - Trình bày tư liệu sưu tầm được (BT4).
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm:
+ Hãy kể một tấm gương trung thực mà em biết hoặc của chính em?
Yêu cầu vài đại diện HS trình bày.
+ Em nghĩ gì về những mẩu chuyện, tấm gương đó?
Kết luận: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.
HĐ4: Trình bày tiểu phẩm (BT5)
- Yêu cầu các nhóm lựa chọn 1 trong 3 tình huống ở BT 3, cùng nhau đóng vai thể hiện tình huống và cách xử lí tình huống.
- Yêu cầu HS lớp nhận xét cách thể hiện, cách xử lí.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận:
+ Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem?
+ Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không? Vì sao? 
- GV nhận xét chốt ý đúng.
4. Củng cố: 
+ Thế nào là trung thực trong học tập?
+ Để trung thực trong học tập ta cần phải làm gì?
+ Vì sao phải trung thực trong học tập?
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Vượt khó trong học tập.
- HS hát.
 3 HS trả lời trước lớp.
- HS lắng nghe, nhận xét bạn.
- HS nhắc lại.
- Thảo luận nhóm 4, hoàn thành phiếu, dán bảng.
Trung thực
Không trung thực
...
...
...
.
...
 2 HS nhắc lại.
- Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày:
+ Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại.
+ Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng.
+ Nói bạn thông cảm, động viên bạn làm bài. 
- HS thảo luận nhóm.
+ HS kể trong nhóm.
- Đại diện 4 nhóm trình bày
+ HS nêu miệng...
- HS lắng nghe.
- Hoạt động nhóm 4 và từng nhóm lên thể hiện. 
- HS nêu cá nhân.
- HS thảo luận cả lớp.
+ Đại diện nhóm trả lời.
- HS nhận xét chữa bài.
+ HS trả lời trước lớp.
+...
+...
- Cả lớp chú ý theo dõi.
- HS lắng nghe và thực hiện.
ĐẠO ĐỨC KHỐI 5
Tuần 2
Từ 14/09/2020 – 18/09/2020
Tiết 2:
EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM (TIẾT 2)
I. Mục tiêu: - HS biết: 
- Học sinh lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. 
- Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.
- Vui và tự hào là học sinh lớp 5.
KNS: 
- Kĩ năng tự nhận thức (Tự nhận thức được mình là HS lớp 5).
- Kĩ năng xác định giá trị (Xác định được giá trị của HS lớp 5).
- Kĩ năng ra quyết định (Biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là HS lớp 5).
II. Đồ dùng dạy học:
- Các bài hát về chủ đề Trường em.
- Giấy trắng , bút màu.
- Các chuyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:Hát
2. Kiểm tra bài cũ:	
- GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ trước lớp.
3. Bài mới:
- GTB: - Em là học sinh lớp 5. (tiết 2)
HĐ1: - Thảo luận về kế hoạch phấn đấu.
a) Mục tiêu:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng đặt mục tiêu.
- Động viên HS có ý thức vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là HS lớp 5.
b) Cách tiến hành:
- Yêu cầu từng nhóm HS trình bày kế hoạch cá nhân của mình trong nhóm nhỏ.
- Yêu cầu HS trình bày.
- GV nhận xét chung. 
GVKL: Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch.
HĐ2: - Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
a) Mục tiêu: 
- HS biết thừa nhận và học tập theo các tấm gương đó.
b) cách tiến hành:
- Yêu cầu HS kể về các tấm gương trong lớp, trong trường, hoặc sưu tầm trong sách báo, đài...
KL: Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ.
HĐ3: - Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về đề tài trường em.
a) Mục tiêu: 
- GD HS tình yêu và trách nhiệm đối với trường lớp.
b) Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS giới thiệu tranh vẽ của mình trước lớp.
- Yêu cầu HS múa, hát, đọc thơ về chủ đề trường em.
- Yêu cầu HS nêu ý kiến cá nhân.
GV KL: Chúng ta rất vui và tự hào khi là học sinh lớp 5. Rất yêu quý và tự hào về trường của mình, lớp mình. Đồng thời chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm phải học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là HS lớp 5, xây dựng trường lớp tốt. 
4. Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HSvề nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Có trách nhiệm về việc làm của mình.
- HS hát.
 2 HS lên bảng đọc..
- HS nhắc lại.
- HS chia nhóm và thảo luận.
- HS trình bày kế hoạch cá nhân của mình trong nhóm nhỏ.
- Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe..
- HS lần lượt kể .
- HS cả lớp theo dõi và thảo luận về những điều có thể học tập được từ những tấm gương đó.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc cá nhân.
- HS giới thiệu tranh vẽ.
- HS múa hát, đọc thơ.
- HS nêu ý kiến theo suy nghĩ của cá nhân.
- HS lắng nghe.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe và thực hiện.
&

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_1_chu_de_1_tu_cham_soc_ban_than_bai_2_em.docx