Giáo án Đạo đức lớp 1 - Chủ đề 1: Tự chăm sóc bản thân - Bài 3: Em tắm, gội sạch sẽ - Ma Thị Năm

- Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ vệ sinh cơ thể, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

+ Nêu được các việc làm để giữ đầu tóc, cơ thể sạch sẽ.

+ Biết vì sao phải giữ đầu tóc, cơ thể sạch sẽ.

+ Tự thực hiện tắm, gội sạch sẽ đúng cách.

 

docx 10 trang Bảo Anh 08/07/2023 6462
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 1 - Chủ đề 1: Tự chăm sóc bản thân - Bài 3: Em tắm, gội sạch sẽ - Ma Thị Năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức lớp 1 - Chủ đề 1: Tự chăm sóc bản thân - Bài 3: Em tắm, gội sạch sẽ - Ma Thị Năm

Giáo án Đạo đức lớp 1 - Chủ đề 1: Tự chăm sóc bản thân - Bài 3: Em tắm, gội sạch sẽ - Ma Thị Năm
ĐẠO ĐỨC KHỐI 1
Tuần 3
Từ 21/09/2020 – 25/09/2020
Tiết 3: CHỦ ĐỀ 1: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN
BÀI 3: EM TẮM, GỘI SẠCH SẼ
I. Mục tiêu
- Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ vệ sinh cơ thể, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
+ Nêu được các việc làm để giữ đầu tóc, cơ thể sạch sẽ.
+ Biết vì sao phải giữ đầu tóc, cơ thể sạch sẽ.
+ Tự thực hiện tắm, gội sạch sẽ đúng cách.
II. Đồ dùng
- GV: - SGK, SGV, vở bài tập Đạo đức 1
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Chòm tóc xinh” sáng tác Hoàng Công Dụng.
- Máy tính, bài giảng PP.
- HS: SGK, vở bài tập Đạo đức 1.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát
2. GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp:
+ Để có mái tóc sạch sẽ em cần làm gì?
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
- GTB: - Em tắm, gội sạch sẽ.
HĐ1: - Tìm hiểu vì sao phải giữ đầu tóc, cơ thể sạch sẽ.
- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng
- GV đặt câu hỏi theo tranh.
+ Vì sao em cần tắm, gội hàng ngảy.
- GV lắng nghe, biểu dương HS trình bày tốt.
Kết luận:Tắm, gội hàng ngày là cách giữ cơ thể luôn khoẻ mạnh, sạch sẽ, thơm tho. Khi cơ thể khoẻ mạnh sẽ giúp em tự tin, vui vẻ, thoải mái hơn.
HĐ2: - Em gội đầu đúng cách.
- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng.
- GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết:
+ Em gội đầu theo các bước như thế nào?
- GV lắng nghe, biểu dương HS trình bày tốt.
Kết luận: Để gội đầu đúng cách, em cần làm theo các bước sau: làm ướt tóc, cho dầu gội lên tóc, gãi đầu với dầu gội cho thật sạch, làm sạch dầu gội bằng nước sạch và làm khô tóc.
HĐ3: - Em tắm đúng cách.
- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng.
- GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết:
+ Em tắm theo các bước như thế nào?
- GV gợi ý:
1/ Làm ướt người bằng nước sạch và xoa xà phòng khắp cơ thể.
2/ Kì cọ, làm sạch cơ thể bằng tay hoặc bông tắm.
3/ Xả lại bằng nước sạch.
4/ Lau khô bằng khăn mềm
Kết luận: Để tắm đúng cách, em cần làm theo các bước trên.
Luyện tập:
HĐ1: - Hoạt động nhóm.
- Em chọn bạn biết giữ cơ thể sạch sẽ.
- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK.
- GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- GV gợi mở để HS chọn những bạn biết giữ cơ thể (tranh2,3), bạn chưa biết giữ vệ sinh cơ thể (tranh 1).
Kết luận: Em cần học tập hành động giữ vệ sinh cơ thể của các bạn tranh 2,3; không nên làm theo hành động của các bạn tranh 1.
HĐ2: - Hoạt động cá nhân.
- Chia sẽ cung bạn.
- GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em tắm, gội sạch sẽ.
- GV nhận xét và điều chỉnh cho HS.
Vận dụng:
HĐ1: - Đưa ra lời khuyên cho bạn.
- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi: 
+ Em sẽ khuyên bạn điều gì?
- GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất.
HĐ2: - Em tắm, gội sạch sẽ hàng ngày.
- GV tổ chức cho HS thảo luận về việc làm giữ cơ thể sạch sẽ.
Kết luận: Hãy tắm gội thường xuyên để cơ thể luôn sạch sẽ,
4. Củng cố: 
- GV nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Em giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ. 
- HS hát bài: “Chòm tóc xinh”.
- HS trả lời.
+ Để giữ cơ thể thơm tho, mái tóc sạch sẽ, em cần tắm gội hàng ngày.
- HS nhận xét tuyên dương bạn.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát tranh. 
- HS trả lời.
+ ...
- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa.
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh. 
- HS trả lời.
+ ...
- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa.
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh. 
- HS trả lời.
+ ...
- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa.
1/...
2/ ...
3/ ...
4/ ...
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh. 
- HS chia nhóm và nhận nhiệm vụ.
- HS thảo luận và nhận xét. Đại diện nhóm trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ với các bạn cách em tắm, gội sạch sẽ.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh. 
+ ...
- HS lắng nghe và chọn lời khuyên cho bạn.
- HS thảo luận.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
ĐẠO ĐỨC KHỐI 2
Tuần 3
Từ 21/09/2020 – 25/09/2020
Tiết 3:
BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (tiết 1)
I. Mục tiêu
- Học sinh biết được khi có lỗi cần nhận lỗi và sửa lỗi.
- Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
- Giáo dục HS cách ứng sử trong thực tế hàng ngày.
*GDKNS: - Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi.
	 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm đối với việc làm của bản thân.
II. Đồ dùng dạy - học
- Vở bài tập Đạo đức 2.
- Phiếu tiểu luận nhóm, dụng cụ phục vụ trò chơi đóng vai. 
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ:	
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi trước lớp.
+ Vì sao cần xắp xếp thời gian hợp lí?
+ Vì sao thời gian biểu nên phù hợp với điều kiện từng môn?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
- GTB: Biết nhận lỗi và sửa lỗi. (tiết 1)
HĐ1: - Phân tích truyện cái bình hoa (BT1)
- Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm theo dõi câu chuyện và xem phần kết câu chuyện.
- GV kể chuyện cái bình hoa với kết cục để mở ”từ đầucái bình vỡ” và hỏi:
+ Nếu Vô-va không nhận lỗi thì điều gì sẽ xảy ra?
+ Các em thử đoán xem Vô-va đã nghĩ và làm gì sau đó?
+ Các em thích đoạn kết nào? vì sao?
- GV kể nốt đoạn cuối của truyện.
- Phát phiếu câu hỏi cho các nhóm:
+ Qua câu chuyện em thấy cần làm gì khi mắc lỗi?
+ Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ2: - Bày tỏ ý kiến thái độ của mình (BT2)
- Qui định cách bày tỏ ý kiến và thái độ của mình.
- GV đọc lần lượt từng ý kiến:
a) Người nhận lỗi là người trung thực, 
 dũng cảm.
b) Nếu có lỗi chỉ cần tự sửa lỗi, không 
 cần nhận lỗi.
c) Nếu có lỗi chỉ cần tự nhận lỗi, 
 không cần sửa lỗi.
d) Cần biết nhận lỗi dù mọi người 
 không biết mình có lỗi.
đ) Cần xin lỗi khi có lỗi với bạn bè và
 em nhỏ.
e) Chỉ cần xin lỗi những người mình 
 quen biết.
- GV giải thích từng ý kiến mà HS chọn.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố: 
+ Qua bài học em rút ra được điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HSvề nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Biết nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 2).
- HS hát.
 2 HS trả lời trước lớp.
+...
+...
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại đầu bài.
- HS chia nhóm, lắng nghe và thảo luận.
- HS trả lời câu hỏi.
+...
+...
+...
- HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm lên trình bày phần kết của truyện.
- Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Khi mắc lỗi cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi.
+ Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
- HS chọn từng ý kiến và bày tỏ lí do.
+ Phải biết nhận lỗi, xin lỗi và sửa lỗi.
- HS lắng nghe.
- HS nhận xét.
+ Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
ĐẠO ĐỨC KHỐI 3
Tuần 3
Từ 21/09/2020 – 25/09/2020
Tiết 3:
GIỮ LỜI HỨA (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một vài ví dụ về lời hứa. 
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
- Nêu thế nào là giữ lời hứa. Hiểu ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
- Có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Truyện tranh: Chiếc vòng bạc, phiếu minh họa dành cho HĐ1 và HĐ2 (2 tiết). 
- Các tấm bìa xanh đỏ trắng.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Em hãy cho biết ngày, tháng, năm sinh của Bác? 
+ Hãy kể những việc em đã làm tuần qua thể hiện lòng kính yêu Bác?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: GTB: Giữ lời hứa (tiết 1).
HĐ1: 
Thảo luận truyện"Chiếc vòng bạc".
- Kể chuyện kèm theo tranh minh họa.
- Gọi từ 1 - 2 HS đọc lại.
- Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận. 
GV kết luận:...
HĐ2: 
Xử lí tình huống: 
- Chia lớp thành các nhóm và yêu cầu các nhóm xử lí một trong hai tình huống dười đây:
- Lần lượt nêu ra từng tình huống như SGV yêu cầu HS giải quyết.
- Đại diện từng nhóm lên báo cáo.
+ Em có đồng tình với ý kiến của nhóm bạn không? Vì sao?
GV kết luận:... 
HĐ3:
Tự liên hệ: 
- Yêu cầu HS tự liên hệ:
+ Thòi gian qua em có hứa với ai điều gì không? em có thực hiện được điều đã hứa không? Vì sao?
+ Em thấy thế nào khi thực hiện điều đã hứa?
- GV nhận xét tuyên dương những HS biết giữ lời hứa. 
4. Củng cố: 
+ Thế nào là giữ lời hứa? 
+ Người biết giữ lời hứa được mọi người đánh giá như thế nào?
- GD HS ghi nhớ và thực theo bài học.
5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS thực hiện giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Dặn HS về học bài, áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày và chuẩn bị bài: Giữ lời hứa. (tiết 2)
- HS hát.
 4 HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS theo dõi và kết hợp qu/sát tranh.
- Lớp lắng nghe và trả lời câu hỏi 
- Cả lớp thảo luận theo yêu cầu GV.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận theo tình huống. 
- Tình huống 1: Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn: Xem phim xong sẽ sang học với bạn khỏi chờ .
- Tình huống 2: Thanh cần dán và trả lại chuyện cho Hằng và xin lỗi bạn. Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác .
- HS lắng nghe.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo.
- Lần lượt từng HS đứng lên nêu sự liên hệ của bản thân đối với việc giữ đúng lời hứa.
- HS trả lời:
+...
+...
- HS khác nhận xét đánh giá. 
+ Giữ lời hứa là thực hiện đúng lời của mình đã nói. Đã hứa hẹn với người khác.
+ Sẽ được mọi người tin cậy và noi theo.
- HS đọc câu tục ngữ trong SGK.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- Về nhà học thuộc bài, áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày và chuẩn bị bài: Giữ lời hứa. (tiết 2)
ĐẠO ĐỨC KHỐI 4
Tuần 3
Từ 21/09/2020 – 25/09/2020
Tiết 3:
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (tiết 1)
I. Mục tiêu: * Học xong bài này HS có khả năng:
- Nhận thức được mỗi người có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
- Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.
- Biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ các bạn có hjoanf cảnh khó khăn.
- Qúy trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
* KNS: - Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập.
 - Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ của thầy, cô và bạn bè khi gặp khó khăn trong 
 học tập. 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ:	
- Gọi 4 HS đọc ghi nhớ.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
- GTB: Vượt khó trong học tập.
HĐ1: Kể chuyện: Một học sinh nghèo vượt khó.
- GV kể truyện.
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện. 
HĐ2: Thảo luận nhóm bàn (câu hỏi 1 và 2 SGK)
- Chia lớp thành các nhóm bàn thảo luận câu hỏi:
+ Thảo gặp phải những khó khăn gì?
+ Thảo đã khắc phục khó khăn như thế nào?
+ Kết quả học tập của thảo như thế nào?
- Ghi tóm tắt các ý trên bảng.
* Kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tấm gương của bạn.
HĐ3: Làm việc nhóm đôi.
- Ghi tóm tắt lên bảng.
- Kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
* Ghi nhớ: SGK 
HĐ4: Làm việc cá nhân.
Bài 1:
*Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập.
- Y/c HS nêu cách sẽ chọn và nêu lí do.
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng:
+ Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ rút ra được điều gì?
4. Củng cố: 
+ Ở lớp ta, trường ta có bạn nào là HS vượt khó hay không ?
+ Thực hiện các hoạt động ở mục Thực hành trong SGK.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà xem lại và chuẩn bị bài: Vượt khó trong học tập (tiết 2).
- HS hát.
 4 HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe, nhận xét bạn.
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe và theo dõi.
- HS kể lại.
- Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày:
+ Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống như: nhà nghèo, bố mẹ luôn đau yếu, nhà xa trường.
+ Thảo vẫn cố gắng đến trường, vừa học vừa làm giúp đỡ bố mẹ.
+ Thảo vẫn học tốt, đạt kết quả cao, làm giúp bố mẹ
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
- Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung.
- Thảo luận nhóm đôi.
- HS mỗi bàn cùng trao đổi. 
- Đại diện nhóm bàn trình bày cách giải quyết . 
* 3 đến 4 HS đọc.
- HS cả lớp trao đổi, đánh giá các cách giải quyết. 
Bài 1:
- HS nêu cách giải quyết mà mình chọn. 
- HS theo dõi. 
- HS trả lời.
- (a), (b), (đ) là những cách giải quyết tích cực.
+ HS nêu...
+ HS thi lên kể những tấm gương tốt. 
+ Em hãy kể việc làm tốt mà em đã làm.
+ Cả lớp theo dõi.
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe và thực hiện.
ĐẠO ĐỨC KHỐI 5
Tuần 3
Từ 21/09/2020 – 25/09/2020
Tiết 3:
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (TIẾT 1)
I. Mục tiêu: - HS biết: 
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm gì sai phải biết nhận và sửa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận và sửa lỗi.
- Bài tập 1 được viết sẵn trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng phụ.
- Thẻ màu dùng cho hoạt động 3.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ:	
- GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ trước lớp.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: - GTB: - Có trách nhiệm về việc làm của mình. (tiết 1)
HĐ1: - Tìm hiểu chuyện "Chuyện của bạn Đức".
a) Mục tiêu:
- HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức, biết phân tích đưa ra quyết định đúng.
b) Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đứng đọc to tại chổ.
+ Đức gây ra chuyện gì?
+ Sau khi gây ra chuyện , Đức cảm thấy thế nào?
- GV cho HS thảo luận và nhận xét bổ sung.
+ Theo em, Đức nên giải quyết việc này như thế nào cho tốt? vì sao?
+ Các em đã đưa ra giúp Đức một số cách giải quyết vừa có tình vừa có lí. Qua câu chuyện của Đức chúng ta rút ra ghi nhớ. 
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.
HĐ2: - Làm bài tập trong SGK.
a) Mục tiêu: 
- HS xác định được những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm.
b) Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- Gọi đại diện nhóm trả lời kết quả thảo luận.
KL: 
* Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi, sửa lỗi, làm việc gì thì làm đến nơi đến chốn.... là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm. Đó là những điều chúng ta cần học tập.
HĐ3: - Bày tỏ thái độ. (BT2)
a) Mục tiêu: 
- HS biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến không đúng.
b) Cách tiến hành:
- GV nêu từng ý kiến của BT 2
+ Bạn gây ra lỗi, mình biết mà không nhắc nhở là sai.
 + Mình gây ra lỗi, nhưng không ai biét nên không phải chịu trách nhiệm.
 + Cả nhóm cùng làm sai nên mình không phải chịu trách nhiệm.
 + Chuyên không hay xảy ra lâu rồi thì không cần phải xin lỗi.
 + Không giữ lời hứa với em nhỏ cũng là thiếu trách nhiệm và có xin lỗi.
- Yêu cầu HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó.
- Yêu cầu HS làm vào VBT Đạo đức.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà xem lại và chuẩn bị bài: Có trách nhiệm về việc làm của mình (tiết 2)
- HS hát.
 2 HS lên bảng đọc.
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại.
- HS thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi trong SGK.
 1 HS đọc to, cả lớp theo dõi.
+ Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức và Hợp biết.
+ Trong lòng đức tự thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất.
- HS nêu cách giải quyết của mình. 
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
+ Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức và Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức cảm thấy day dứt và suy nghĩ mình phải có trách nhiệm về hành động của mình.
 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời kết quả.
- HS lắng nghe.
+ a, b, d, g, là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm
 + c, đ, e, Không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm
- HS thảo luận nhóm. 
- Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét.
- HS làm bài vào VBT Đạo đức.
* Tán thành ý kiến a, đ
+ Không tán thành ý kiến b, c, d.
- HS đổi chéo vở kiểm tra.
- HS nhận xét bạn.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
&

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_1_chu_de_1_tu_cham_soc_ban_than_bai_3_em.docx