Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Ôn tập hệ thống hóa kiến thức của các văn bản truyện truyền thuyết: một số yếu tố hình

thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường.), nội dung (đề tài, chủ đề, ý

nghĩa, thái độ người kể,.) của truyện truyền thuyết.

- Ôn tập từ đơn và các loại từ phức (từ ghép, từ láy) và sử dụng từ đơn, từ phức trong hoạt

động đọc, viết, nói và nghe.

- Ôn tập cách kể lại một truyền thuyết đã học (hoặc đã đọc, đã nghe)

- Biết cách tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ.

- Biết cách thức tiến hành thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp

thống nhất.

pdf 72 trang phuongnguyen 28/07/2022 57107
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo)

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo)
1 
Trang 1 
BÀI 1: 
Ngày soạn .................. 
Ngày dạy:................... 
ÔN TẬP 
LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức 
- Ôn tập hệ thống hóa kiến thức của các văn bản truyện truyền thuyết: một số yếu tố hình 
thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường....), nội dung (đề tài, chủ đề, ý 
nghĩa, thái độ người kể,...) của truyện truyền thuyết. 
- Ôn tập từ đơn và các loại từ phức (từ ghép, từ láy) và sử dụng từ đơn, từ phức trong hoạt 
động đọc, viết, nói và nghe. 
- Ôn tập cách kể lại một truyền thuyết đã học (hoặc đã đọc, đã nghe) 
- Biết cách tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ. 
- Biết cách thức tiến hành thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp 
thống nhất. 
 2. Năng lực: 
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- Năng lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học. 
3. Phẩm chất: 
2 
Trang 2 
- Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, trách nhiệm bảo 
vệ đất nước. 
- Bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn qua tìm hiểu các lễ hội truyền thống dân tộc. 
- Có ý thức ôn tập nghiêm túc. 
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU 
 1.Học liệu: 
 - Tham khảo SGV, SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo 
 - Tài liệu ôn tập bài học. 
 - Các phiếu học tập. 
2. Thiết bị và phương tiện: 
 - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học. 
 - Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, lành mạnh. 
 - Sử dụng máy chiếu/tivi kết nối wifi 
 C.PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 
 - Phương pháp: Thảo luận nhóm,động não, dạy học giải quyết vấn đề, thuyết trình, 
đàm thoại gợi mở, dạy học hợp tác... . 
 - Kĩ thuật: Sơ đồ tư duy, phòng tranh, chia nhóm, đặt câu hỏi, khăn trải bàn,... 
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ 
Hoạt động 1 : Khởi động 
 a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế bước vào giờ ôn tập 
kiến thức. 
b. Nội dung hoạt động: HS báo cáo sản phẩm. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. 
d. Tổ chức thực hiện hoạt động: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Báo cáo sản phẩm dạy học dự án: 
- Nhóm 1: Tập làm phóng viên hoặc hướng dẫn viên du lịch: Giới thiệu về lễ hội Gióng 
hoặc thắng cảnh Hồ Gươm qua các tư liệu, ảnh sưu tầm được. 
3 
Trang 3 
- Nhóm 2: Tập làm hoạ sĩ: Vẽ các bức tranh minh hoạ nội dung của 1 tác phẩm truyện 
(ghép nhiều tranh lại theo trình tự tạo thành 1 truyện tranh). 
- Nhóm 3: Tập làm diễn viên (Sân khấu hoá tác phẩm): Đóng 01 trích đoạn trong tác phẩm 
truyện. 
(Nhiệm vụ các nhóm đã được giao trước một tuần sau tiết học buổi sáng) 
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm dự án của nhóm. 
GV khích lệ, động viên. 
B3: Báo cáo sản phẩm học tập: 
Các nhóm nhận xét sản phẩm của nhóm bạn sau khi nhóm bạn báo cáo. 
B4: Đánh giá, nhận xét 
- GV nhận xét, khen và biểu dương các nhóm có sản phẩm tốt. 
 - GV giới thiệu nội dung ôn tập bài 1: 
KĨ NĂNG NỘI DUNG CỤ THỂ 
Đọc – hiểu văn bản Đọc hiểu văn bản: 
+Văn bản 1: Thánh Gióng; 
+ Văn bản 2: Sự tích Hồ Gươm 
Đọc kết nối chủ điểm: 
 Văn bản : Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân 
Thực hành Tiếng Việt: Từ đơn và từ phức 
Thực hành đọc hiểu: 
+ Văn bản: Bánh trưng, bánh giầy 
Viết Viết: Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng 
sơ đồ. 
Nói và nghe Nói và nghe: Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề 
cần có giải pháp thống nhất. 
Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức cơ bản 
a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của bài học 1. Lắng nghe 
lịch sử nước mình. 
4 
Trang 4 
b. Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm 
để ôn tập. 
 c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 
d. Tổ chức thực hiện hoạt động. 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp, đàm 
thoại gợi mở; hoạt động nhóm, 
- HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi củaGV các đơn vị kiến thức cơ bản của bài học 1. 
 B2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS tích cực trả lời. 
- GV khích lệ, động viên 
B3: Báo cáo sản phẩm 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. 
- Các HS khác nhận xét, bổ sung. 
B4: Đánh giá, nhận xét 
GV nhận xét, chốt kiến thức 
 KIẾN THỨC CHUNG VỀ TRUYỀN THUYẾT 
Câu hỏi: Em hãy nêu những hiểu biết về thể loại truyền thuyết. Em cần lưu ý 
những gì khi đọc hiểu một văn bản truyền thuyết? 
Trả lời 
1. Khái niệm 
- Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các 
sự việc và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật 
địa phương theo quan niệm của nhân dân. 
 2. Đặc điểm: 
a. Cách xây dựng nhân vật. 
- Nhân vật thường có đặc điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh 
ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
5 
Trang 5 
- Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lao lớn đối với cộng đồng. 
- Được cộng đồng truyền tụng và tôn thờ. 
b. Cốt truyện. 
Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ. 
- Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân 
vật. 
- Cuối truyện thường gợi nhắc dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại. 
3. Phân loại: 
+ Truyền thuyết thời Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam. Đặc điểm: gắn với 
việc giải thích nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời đại vua Hùng. 
+ Truyền thuyết của các triều đại phong kiến. Đặc điểm: bám sát lịch sử hơn, và sử dụng 
ít yếu tố hoang đường, kì ảo hơn các truyền thuyết thời Hùng Vương. 
4. Những lưu ý khi đọc một văn bản truyền thuyết: 
- Nhận biết được những sự kiện lịch sử liên quan đến câu chuyện được kể. 
- Chỉ ra được tác dụng của các yếu tố hoang đường, kì ảo. 
 ÔN TẬP VĂN BẢN ĐỌC HIỂU 
* Hoàn thành phiếu học tập 01: Chia lớp thành 06 nhóm 
Tên truyện Truyền thuyết 
“Thánh Gióng” 
(nhóm 1, 2) 
Truyền thuyết “Sự 
tích Hồ Gươm” 
(nhóm 3, 4) 
Truyền thuyết 
“Bánh trưng, bánh 
giầy” 
(nhóm 5, 6) 
1. Các sự kiện 
chính của 
truyện 
.. .. .. 
2. Các yếu tố 
tưởng tượng, 
kì ảo 
.. .. .. 
3. Nội dung, ý 
nghĩa truyện 
.. .. .. 
6 
Trang 6 
*GV hướng dẫn HS chốt các đơn vị kiến thức cơ bản của các văn bản đọc hiểu: 
 Văn bản 1: Thánh Gióng 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Thể loại: Truyện truyền thuyết. 
2. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 
3. Bố cục văn bản: Văn bản chia làm 4 phần 
 - Phần 1: Từ đầu đến “đặt đâu nằm đấy” (Sự ra đời của Thánh Gióng) 
 - Phần 2: Tiếp đến“cứu nước”(Sự lớn lên của Thánh Gióng) 
 - Phần 3: Tiếp đến“...bay lên trời” (Thánh Gióng đánh giặc và về trời) 
 - Phần 4: Còn lại ( các dấu tích còn lại) 
4. Nhân vật và sự việc: 
- Nhận vật chính: Thánh Gióng 
- Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương: 
 Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ 
phương Bắc. 
 Người Việt thời bấy giờ đã chế tạo ra vũ khí bằng sắt, thép. 
 Người Việt cổ đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các 
phương tiện để đánh giặc. 
- Sự việc chính: 
(1) Sự ra đời kì lạ 
(2)Tiếng nói đầu tiên xin đi đánh giặc 
(3) Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt 
(4) Gióng vươn vải trở thành tráng sĩ 
(5) Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc 
7 
Trang 7 
(6) Gióng bay về trời 
5. Tóm tắt truyện 
 Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm 
chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng 
ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai 
khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói 
cười. Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. 
Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt. Từ đó cậu 
lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con 
hàng xóm góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc áo 
giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những 
bụi tre bên đường đánh tan quân thù. Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh 
núi rồi bay thẳng lên trời. Vua nhớ công ơn bèn phong là Phù Đổng Thiên Vương. Nhân 
dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà 
vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa. 
6. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật: 
- Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của lòng yêu nước, sức mạnh phi thường 
của dân tộc. Truyền thuyết thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc. 
 - Truyện “Thánh Gióng” sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo để lí tưởng hoá người 
anh hùng lịch sử; thể hiện quan niệm, cách đánh giá của nhân dân về người anh hùng. 
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN TÍCH VĂN BẢN 
1. Dàn ý 
 1.1. Nêu vấn đề: 
- Giới thiệu về thể loại truyền thuyết (khái niệm truyền thuyết, đặc trưng thể loại 
truyền thuyết) 
- Giới thiệu về truyền thuyết “ Thánh Gióng”, khái quát giá trị nội dung và giá trị 
nghệ thuật 
1.2. Giải quyết vấn đề 
1.2.1. Sự ra đời của Thánh Gióng 
- Sự bình thường: Con hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và phúc đức. 
8 
Trang 8 
- Sự khác thường: 
+ bà mẹ ướm vết chân lạ, về thụ thai. 
+ mười hai tháng sau sinh một cậu bé .... 
 + lên ba vẫn không biết nói, biết cười, chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. 
 Sự ra đời của Thánh Gióng kì lạ, khác thường. Nhưng Gióng xuất thân bình dị, 
gần gũi - người anh hùng của nhân dân. 
1.2.2. Sự lớn lên của Thánh Gióng 
a.Tiếng nói đầu tiên, Gióng xin đi đánh giặc. 
+ Ca ngợi lòng yêu nước tiềm ẩn... 
+ Nguyện vọng, ý thức tự nguyện đánh giặc cứu nước, yêu nước tạo khả năng kì lạ. 
+ Sức mạnh tự cường và niềm tin chiến thắng. 
 Gióng là hình ảnh của nhân dân, lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ nhưng khi đất 
nước gặp nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước 
b. Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt. 
- Đây là chi tiết thể hiện vũ khí lợi hại, nằm trong motip vũ khí thần kì của văn học dân 
gian. 
 Chi tiết thể hiện mơ ước có vũ khí thần kỳ . Đó còn là thành tựu văn hoá, kĩ thuật 
thời Hùng Vương. Nhân dân đã có sự tiến bộ, đã rèn sắt, đúc đồng phục vụ nhu cầu 
cuộc sống và chống giặc. 
c. Bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng. 
 Chi tiết thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng. Đánh giặc cứu nước là ý chí, sức 
mạnh toàn dân. 
Gióng lớn lên bằng cơm gạo của nhân dân. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cả 
cộng đồng, toàn dân chung sức, đồng lòng đánh giặc. Đó là tinh thần đoàn kết dân 
tộc. 
1.2.3. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời 
a.Vùng dậy vươn vai biến thành tráng sĩ 
- Gióng vươn vai thành tráng sĩ 
 Cho thấy sự lớn dậy phi thường về thể lực của Gióng để đáp ứng yêu cầu cứu nước. 
- Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt ... đánh hết lớp này đến lớp khác. 
 Đó là vẻ đẹp dũng mãnh của người anh hùng theo cái nhìn lí tưởng hoá của nhân 
dân. 
 - Roi sắt gãy, Gióng nhổ những bụi tre bên đường đánh giặc. 
 Gióng không chỉ đánh giặc bằng vũ khí hiện đại (sắt) mà bằng cả vũ khí thô sơ, bằng 
cỏ cây, hoa lá của đất nước. 
9 
Trang 9 
b.Gióng bay về trời 
Ý nghĩa: 
- Người anh hùng vô tư, trong sáng, không màng địa vị, công danh. 
- Sự ra đi phi thường là ước muốn bất tử hoá Thánh Gióng. 
1.2.4.Những vết tích còn lại của Gióng 
- Dấu tích còn để lại sau khi Gióng đánh giặc: 
+ Tre đằng ngà vì ngựa phun bị cháy ngả màu vàng 
+ Vết chân ngựa thành những hồ ao liên tiếp 
+ Khi ngựa hét lửa, lửa cháy một làng gọi là làng cháy 
- Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết thể hiện sự trân 
trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn về một người anh hùng cứu nước giúp dân. 
Đồng thời cũng giải thích được các sự kiện, địa điểm lịch sử ( đền thờ Phù Đổng Thiên 
Vương, làng Cháy). 
1.3. Đánh giá khái quát 
* Đánh giá nội dung và nghệ thuật: 
- Nghệ thuật 
+ Sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo để lí tưởng hoá người anh hùng lịch sử, thể 
hiện quan niệm, cách đánh giá của nhân dân về người anh hùng. 
+ Khéo kết hợp yếu tố cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường. 
- Nội dung: 
+ Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của lòng yêu nước, sức mạnh phi thường của dân 
tộc. 
+ Thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc. 
* Cảm nhận của bản thân về truyền thuyết “Thánh Gióng”. 
2. Định hướng phân tích 
10 
Trang 10 
 Trong kho tàng văn học Việt Nam, chủ đề yêu nước giống như một sợi chỉ đỏ 
xuyên suốt chiều dài văn học, trải qua mọi thời kì dựng nước và giữ nước của dân tộc. 
Và trong chuỗi các truyền thuyết có cùng chủ đề ta không thể không nhắc đến truyền 
thuyết Thánh Gióng. “Thánh Gióng” là một trong những bản anh hùng ca mở đầu cho 
truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Truyền thuyết này đã xây dựng hình tượng nhân 
vật anh hùng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, thể hiện ý thức và sức mạnh bảo 
vệ dân tộc, trở thành bức tượng đài bất hủ về người anh hùng chống xâm lược. 
 Trước tiên, truyền thuyết đã tái hiện sự ra đời kì lạ, khác thường của Gióng. 
Là một người anh hùng với sức mạnh phi thường bởi vậy sự ra đời của Thánh Gióng 
cũng thật khác thường, không phải được mẹ mang thai chín tháng mười ngày mà Gióng 
được mẹ sinh sau một lần ướm thử vào vết chân lạ, mang thai đến mươi hai tháng sau 
mới hạ sinh Gióng. Sự khác thường không chỉ dừng lại ở đó, tuy Gióng sinh ra khôi 
ngôi, tuấn tú nhưng đã lên ba mà vẫn đặt đâu ngồi đó, không biết nói cũng chẳng biết 
cười. Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo đây là một con người 
phi thường. 
 Phẩm chất phi thường của Gióng được biểu hiện rõ nét hơn trong quá trình 
lớn lên và trưởng thành. Cậu bé Gióng ba năm chẳng biết nói biết cười ấy đã cất tiếng 
nói khi nghe sứ giả tìm người đi đánh giặc. Lời nói đầu tiên của cậu chính là lời xin đi 
đánh giặc cứu nước, điều đó cho thấy ý thức và trách nhiệm của một công dân trước vận 
mệnh dân tộc. Gióng nói với sứ giả: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, 
một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Qua tiếng nói của 
Gióng, tác giả dân gian đã gửi gắm tinh thần trách nhiệm, ý thức đánh giặc, cứu nước 
của dân tộc ta. Lời nói dõng dạc của Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt thể hiện mơ 
ước có vũ khí thần kỳ . Chi tiết đó còn là thành tựu văn hoá, kĩ thuật thời Hùng Vương, 
nhân dân đã có sự tiến bộ, đã rèn sắt, đúc đồng phục vụ nhu cầu cuộc sống và chống 
giặc. Càng kì lạ hơn, từ sau hôm gặp sứ giả, Thánh Gióng ăn không biết no, quần áo 
vừa mặc xong đã chật, gia đình Gióng không còn đủ sức nuôi con. Trước sự kì lạ của 
Gióng, dân làng mang gạo sang nuôi Gióng cùng bố mẹ. Chi tiết này cho thấy rõ lòng 
yêu nước và sức mạnh tình đoàn kết của dân tộc ta. Khi có giặc đến, nhân dân ta đồng 
lòng giúp sức để đánh đuổi giặc xâm lược; điều đó còn khẳng định sự lớn mạnh của 
Gióng xuất phát từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng mà lớn lên. 
Vẻ đẹp hào hùng của hình tượng Gióng được tiếp tục khắc hoạ qua sự kiện 
Gióng đánh thắng giặc và bay về trời. Khi giặc đến chân núi Trâu, cậu bé ba tuổi 
bỗng vươn vai vụt lớn trở thành một tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt. Sự lớn lên của Gióng 
càng đậm tô hơn mối quan hệ giữa sự nghiệp cứu nước và người anh hùng: để đáp ứng 
11 
Trang 11 
yêu cầu lịch sử, Gióng phải lớn nhanh để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, Gióng 
phải khổng lồ về vóc dáng, ý chí thì mới có thể đảm đương được trọng trách lúc bấy 
giờ. “Tráng sĩ mặc áo giáp , cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc 
ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác” . 
Đó là vẻ đẹp dũng mãnh của người anh hùng theo cái nhìn lí tưởng hoá của nhân dân. 
Bằng sức mạnh phi thường, Gióng đánh tan hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Khi roi 
sắt gãy, Tháng Gióng không hề nao núng, nhổ những bụi tre ven đường để tiếp tục 
chiến đấu với kẻ thù cho đến khi chúng hoàn toàn bị tiêu diệt. Chi tiết này cho thấy 
Gióng không chỉ đánh giặc bằng vũ khí hiện đại (sắt) mà bằng cả vũ khí thô sơ, bằng cỏ 
cây, hoa lá của đất nước. 
Sau khi đánh tan giặc xâm lược, đuổi giặc đến chân núi Sóc, Gióng cởi giáp sắt 
bỏ lại, một mình một ngựa từ từ bay về trời. Đây là chi tiết gợi nhiều ý nghĩa sâu xa. 
Người anh hùng sau khi hoàn thành nhiệm vụ cứu nước không màng địa vị, công danh 
để trở về tiên giới. Gióng đến trần gian chỉ với một mục đích duy nhất đó là dẹp quân 
xâm lược để mang lại bình yên cho nhân dân, cho đất nước. Điều đó càng đậm tô hơn 
nữa phẩm chất anh hùng của Thánh Gióng. Đồng thời chi tiết này cũng thể hiện sự bất 
tử của Gióng trong lòng mọi người, Gióng về trời cũng là về cõi vô biên, bất tử mãi mãi 
trường tồn cùng đất nước, dân tộc. 
 Phần cuối truyện, tác giả dân gian đã kể lại những dấu tích để sau khi Gióng 
đánh giặc. Đó là những khóm tre đằng ngà vì ngựa phun bị cháy ngả màu vàng; đó là 
những vết chân ngựa thành những hồ ao liên tiếp hay tên làng Cháy được lí giải do khi 
ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng nên cái tên “làng Cháy” có từ đó. Cách lí giải 
mang màu sắc hoang đường, kì ảo càng ngợi ca công trạng, nhấn mạnh tầm vóc kì vĩ 
của người anh hùng làng Gióng. 
 Như vậy, truyện truyền thuyết Thánh Gióng đã xây dựng thành công hình tượng 
Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. 
Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu 
tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta. Nhân vật được xây dựng bằng sự kết 
hợp giữa yếu tố thần kì và yếu tố anh hùng ca. Yếu tố thần kì được thể hiện ngay từ sự 
ra đời khác thường của Gióng cho đến sức mạnh kì diệu, lớn nhanh như thổi, vươn vai 
thành tráng sĩ để đánh đuổi giặc xâm lược. Bên cạnh đó, hình tượng Gióng còn mang 
đậm dấu ấn anh hùng ca với vẻ đẹp kì vĩ (sinh ra từ vết chân lớn, vươn mình thành tráng 
sĩ,). Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố đó đã khái quát hóa, lí tưởng hóa hình tượng 
Gióng để Thánh Gióng trở thành biểu tượng bất tử cho lòng yêu nước, sức mạnh của 
dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Hình tượng Thánh Gióng có sức 
12 
Trang 12 
sống lâu bền trong văn học Việt Nam, trở thành nguồn cảm ứng cho nhiều tác giả tìm 
đến: 
Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt 
Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm 
Mỗi chú bé đều năm mơ ngựa sắt 
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng... 
 (''Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng'' - Chế Lan Viên-) 
Hay 
Ôi sức trẻ!Xưa trai Phù Đổng 
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân 
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa 
Nhổ bụi tre làng,đuổi giặc Ân. 
 (''Theo chân Bác' - Tố Hữu') 
 Bằng sự kết hợp giữa cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường, kì ảo, 
truyền thuyết Thánh Gióng đã kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh 
hùng Thánh Gióng. Qua hình tượng Thánh Gióng, các tác giả dân gian đề cao truyền 
thống yêu nước bất khuất và sức mạnh của dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, 
thể hiện ý thức tự cường của dân tộc. Truyền thuyết Thánh Gióng và hình tượng Gióng 
sẽ sống mãi trong lòng người dân Việt ngàn đời. 
III. LUYỆN ĐỀ 
* Bài tập trắc nghiệm: 
 Câu 1: Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì? 
A.Tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân 
B. Biểu tượng về lòng yêu nước, sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân 
ta. 
C. Uớc mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc 
ngoại xâm thời kì đầu dựng nước. 
D. Tất cả đều đúng 
Câu 2: Trong truyện Thánh Gióng, cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nào? 
A. Khi Gióng được sáu tuổi và đòi đi chăn trâu. 
B. Khi cha mẹ Gióng bị bệnh và qua đời. 
C. Khi nghe sứ giả của nhà vua thông báo công chúa kén phò mã. 
13 
Trang 13 
D. Khi nghe sứ giả của nhà vua đi loan truyền tìm người tài giỏi cứu nước, phá giặc Ân. 
Câu 3: Tác phẩm Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào? 
A. Cổ tích. 
B. Thần thoại. 
C. Truyền thuyết. 
D. Ngụ ngôn. 
Câu 4: Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền 
thuyết Thánh Gióng? 
A. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật 
thời xưa. 
B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng 
trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân. 
C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước. 
D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể hiện khát vọng 
chinh phục thiên nhiên. 
Câu 5: Để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua Hùng đã phong cho Thánh Gióng 
danh hiệu gì? 
A. Phù Đổng Thiên Vương 
B. Lưỡng quốc Trạng nguyên. 
C. Bố Cái Đại Vương. 
D. Đức Thánh Tản Viên.. 
Đáp án phần Trắc nghiệm: 
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 
D D C B A 
14 
Trang 14 
* Đề đọc hiểu : 
 GV hướng dẫn HS thực hành các đề đọc hiểu về văn bản “Thánh Gióng”: 
 Đề bài 01: 
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
 “Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, 
bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng 
dưng cất tiếng nói: “ Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “ Ông về tâu 
với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá 
tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền 
cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn 
Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng 
không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng 
không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp 
gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước”. 
 (SGK Ngữ văn 6 tập 1- Chân trời sáng tạo, trang 22) 
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Nhân vật chính trong truyện 
là ai? 
Câu 2: Câu nói đầu tiên của nhân vật chú bé là gì? Chú bé nói câu nói đó trong hoàn cảnh 
nào? 
Câu 3: Cho biết ý nghĩa của chi tiết: “Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì 
ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước” . 
Câu 4: Hãy lí giải vì sao hội thi thể thao trong nhà trường thường mang tên “ Hội khoẻ 
Phù Đổng”? 
Gợi ý làm bài 
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: tự sự 
 Nhân vật chính trong truyện là Thánh Gióng. 
Câu 2: 
- Câu nói đầu tiên của nhân vật chú bé: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa 
sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. 
- Hoàn cảnh của câu nói: Khi giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta; thế giặc mạnh, 
đất nước cần người tài giỏi cứu nước. 
Câu 3: 
 Ý nghĩa của chi tiết: “Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong 
chú giết giặc, cứu nước” : 
+ Sức mạnh của Gióng được nuôi dưỡng bằng cái bình thường, giản dị. 
15 
Trang 15 
+ Đồng thời còn nói lên truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc thuở xưa. 
==> Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của cả làng, của nhân dân. Sức mạnh 
của Gióng là sức mạnh của toàn dân. 
Câu 4: 
- Hội khoẻ Phù Đổng là hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng 
trong thời đại mới. 
- Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất 
phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao. 
- Mục đích của hội thi là rèn luyện thể lực, sức khoẻ để học tập, lao động, góp phần 
bảo vệ và xây dựng Tổ quốc sau này. 
Đề bài 02: 
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
 “Giặc đã đến chân núi Trâu[ Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc 
đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng 
biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ 
vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên 
mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng 
đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy, Tráng sĩ bèn nhổ 
những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau 
chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng 
sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. 
 (SGK Ngữ văn 6 tập 1- Chân trời sáng tạo, trang 22) 
Câu 1: Tóm tắt sự việc nêu trong đoạn văn bằng một câu văn. 
Câu 2: Giải thích nghĩa của từ “tráng sĩ”. Từ “chú bé” được thay bằng “tráng sĩ” có ý 
nghĩa gì? 
Câu 3: Chi tiết: “ Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ 
lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” có ý nghĩa gì? 
Câu 4a.Theo em, việc lập đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng và hàng năm mở hội 
Gióng có ý nghĩa gì? 
Câu 4b. Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về về truyền thống yêu nước, 
chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta? 
Câu 4c. Truyện muốn ca ngợi điều gì? Từ điều đó, em hãy rút ra bài học cho bản thân 
em. 
(GV có thể chọn 1 trong ba câu). 
16 
Trang 16 
Gợi ý làm bài 
Câu 1: Tóm tắt: Giặc đến chân núi Trâu, Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ nhảy lên 
mình ngựa xông ra chiến trường đánh thắng giặc và bay về trời. 
Câu 2: 
- Từ “tráng sĩ” dùng để chỉ người đàn ông có sức lực cường tráng và chí khí mạnh 
mẽ 
- Từ “chú bé” được thay bằng “tráng sĩ cho thấy sự lớn lên của Gióng để đáp ứng 
được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Qua đó thể hiện quan niệm của nhân dân ta 
về mong ước có một người anh hùng đủ sức mạnh để đáp ứng nhiệm vụ dân tộc 
đặt ra trong hoàn cảnh cấp thiết. 
Câu 3: Chi tiết: “ Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ 
lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”. 
 Ý nghĩa của chi tiết trên: 
- Áo giáp sắt của nhân dân làm cho để Gióng đánh giặc, nay đánh giặc xong trả lại cho 
nhân dân, vô tư không chút bụi trần. 
- Thánh gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần thường, 
chiến công để lại cho nhân dân, 
- Gióng sinh ra cũng phi thường khi ra đi cũng phi thường (bay lên trời). 
- Gióng bất tử cùng sông núi, bất tử trong lòng nhân dân. 
Câu 4a. HS nêu suy nghĩa của bản thân. 
Có thể như: Ý nghĩa của việc lập đền thờ và hàng năm mở hội Gióng: 
- Thể hiện tấm lòng tri ân người anh hùng bất tử, hướng về cội nguồn. 
- Giáo dục thế hệ sau về truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc; bồi 
đắp lòng yêu nước, tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc. 
Câu 4b. HS nêu suy nghĩa của bản thân. 
Có thể như: Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm là truyền thống quý báu của 
dân tộc ta. Trong truyện Thánh Gióng, lòng yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm 
được thể hiện qua tiếng nói đánh giặc của cậu bé Gióng, qua việc nhân dân đoàn kết góp 
gạo nuối Gióng. Điều đó thể hiện ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trước vận mệh 
dân tộc, thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống 
giặc ngoại xâm. Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của ông cha ta khiến em 
vô cùng khâm phục, tự hào và nguyện sẽ phát huy trong hiện tại. 
Câu 4c. 
17 
Trang 17 
- Truyện Thánh Gióng muốn ca ngợi công cuộc chống ngoại xâm, truyền thống yêu 
nước và tinh thần đoàn kết làm nên sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các 
phương tiện để đánh giặc. 
- Từ đó, truyện để lại cho em bài học về giữ gìn, xây dựng và bảo vệ đất nước. 
 Văn bản 2: Sự tích Hồ Gươm 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Thể loại: Truyện truyền thuyết (Truyền thuyết về địa danh). 
2. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 
3. Bố cục văn bản: Văn bản chia làm 02 phần: 
- P1: Từ đầu đến đất nước: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần. 
- P2: Còn lại: Long Quân đòi lại gươm thần 
4. Các sự việc chính: 
- Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định 
cho mượn gươm thần. 
- Lê Thận được lưỡi gươm dưới nước. 
- Lê Lợi được chuôi gươm trên rừng, tra vào nhau vừa như in. 
- Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm. 
- Đất nước thanh bình, Lờ Lợi lên làm vua, Long Quân cho đòi lại gươm thần. 
- Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. 
 Tóm tắt truyện: 
 Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi 
nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long 
Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc. Một người đánh 
cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. 
Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên 
cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm 
thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân 
xâm lược. Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân 
18 
Trang 18 
sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn 
Kiếm. 
5. Các yếu tố lịch sử và các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện 
*Yếu tố lịch sử: 
Người anh hùng Lê Lợi - thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427): kéo dài trong mười năm bắt đầu từ lúc Lê 
Lợi dấy binh ở Lam Sơn (Thanh Hóa) và kết thúc bằng sự kiện nghĩa quân Lam Sơn đại 
thắng quân Minh, nhà Lê dời đô về Thăng Long. 
*Những chi tiết tưởng tượng, kì ảo: 
- Ba lần thả lưới đều vớt được duy nhất một lưỡi gươm có khắc chữ "thuận thiên". 
- Lưỡi gươm sáng rực một góc nhà. 
- Chuôi gươm nằm ở trên ngọn cây đa. 
- Lưỡi gươm tự nhiên động đậy. 
- Rùa Vàng lên đòi gươm. 
=> Ý nghĩa: Thể hiện sự đồng tình và phù hộ của thần linh của tổ tiên đối với cuộc 
chiến tranh chính nghĩa của dân tộc, đồng thời làm tăng thêm sự kì ảo và hấp dẫn của 
câu chuyện. 
6. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật: 
*Nghệ thuật: 
- Xây dựng chi tiết các chi tiết tưởng tượng, kì ảo, tăng sức hấp dẫn cho truyện: chi tiết 
Long Quân cho mượn gươm thần, Rùa Vàng đòi gươm,, 
- Cách kể chuyện hấp dẫn sinh động. 
*Nội dung: 
- Ca ngợi tính chất toàn dân, chính nghĩa của cuộc 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_day_them_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao.pdf