Giáo án Dạy thêm Ngữ văn 6 - Kì 2

Bài 6: CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG (4 buổi)

BUỔI 17 :

 Ngày soạn: / /2022

 Ngày dạy: / /2022

ÔN TẬP:

VĂN BẢN 1: THÁNH GIÓNG – Truyền thuyết–

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TỪ VÀ CỤM TỪ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố cho HS nhận biết chủ đề của truyện Thánh Gióng.

- HS hiểu được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng thể loại của truyền thuyết tình huống điển hình của cốt truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật có tính biểu trưng cho ý chí và sức mạnh của tập thể, lời kể có nhiếu chi tiết hoang đường, kì ảo,.

- Hiểu được một số thủ pháp nghệ thuật nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện trong lời kể truyền thuyết.

- Củng cố kiến thức Tiếng Việt: Từ và cụm từ

 

docx 146 trang phuongnguyen 29/07/2022 23660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Dạy thêm Ngữ văn 6 - Kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Dạy thêm Ngữ văn 6 - Kì 2

Giáo án Dạy thêm Ngữ văn 6 - Kì 2
Bài 6: CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG (4 buổi)
BUỔI 17 : 
 Ngày soạn: / /2022
 Ngày dạy: / /2022
ÔN TẬP:
VĂN BẢN 1: THÁNH GIÓNG – Truyền thuyết– 
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TỪ VÀ CỤM TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Củng cố cho HS nhận biết chủ đề của truyện Thánh Gióng.
- HS hiểu được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng thể loại của truyền thuyết tình huống điển hình của cốt truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật có tính biểu trưng cho ý chí và sức mạnh của tập thể, lời kể có nhiếu chi tiết hoang đường, kì ảo,...
- Hiểu được một số thủ pháp nghệ thuật nhằm tô đậm tính xác thực của câu chuyện trong lời kể truyền thuyết.
- Củng cố kiến thức Tiếng Việt: Từ và cụm từ
2. Năng lực: 
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
3. Phẩm chất:
- Tự hào về lịch sử và truyền thống văn hoá của dân tộc, có khát vọng cống hiến vì những giá trị cộng đổng.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hệ thống kiến thức và bài tập
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức đã học theo hướng dẫn của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ.
2. Bài mới:
TIẾT 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN VĂN BẢN: THÁNH GIÓNG
Hoạt động của 
thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS củng cố những kiến thức cơ bản về thể loại và văn bản.
- Hình thức vấn đáp.
- HS trả lời.
- GV chốt kiến thức
GV hướng dẫn HS nhắc lại kiến thức trọng tâm về văn bản.
- Hình thức vấn đáp.
- HS trả lời.	
- GV chốt kiến thức
I. KIẾN THỨC CHUNG VỀ THỂ LOẠI
1. Truyền thuyết
- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử thông qua sự tưởng tượng, hư cấu.
2. Thế giới nghệ thuật của truyền thuyết
- Chủ đề: cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.
- Thời gian: theo mạch tuyến tính. Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thế; chiến công phi thường; kết cục.
- Nhân vật chính: là những người anh hùng. - Lời kể: cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.
- Yếu tố kì ảo (lạ, không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hoá nhân vật và chiến công của họ.
II. KIẾN THỨC CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
a. Thể loại: truyền thuyết về người anh hùng.
b. Phương thức biểu đạt: tự sự
c. Bố cục: Văn bản chia làm 4 phần
+ P1: Từ đầu  “nằm đấy”
àSự ra đời của Gióng.
+ P2: tiếp  “cứu nước”:
àGióng trưởng thành và đánh tan quân giặc.
+ P3: tiếp ”lên trời”:
àGióng đánh thắng giặc và bay về trời.
+ P4: còn lại
àSự bất tử của người anh hùng Gióng.
Một số dị bản: như bản kể trong sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của tác giả Nguyễn Đổng Chi, bản kê’ trong sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2 - Văn học dân gian (Phong Châu kể)
Kể tóm tắt:
+ Vào đời vua Hùng thứ 6 ở làng Gióng, có vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn , có tiếng là phúc đức, nhưng mãi chưa có con. Bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra một chú bé khôi ngô nhưng đến 3 tuổi mà cậu bé chẳng biết nói biết cười, chẳng biết đi.
+ Giặc Ân xuất hiện, nghe sứ giả rao, chú bé bỗng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc.Từ đó,chú bé lớn nhanh như thổi. Bà con phải góp gạo nuôi Thánh Gióng.
+ Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt xông ra diệt giặc và đánh tan được kẻ thù.
+ Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ. Hiện nay vẫn còn những dấu tích trận đánh của Gióng năm xưa.
* Bài tham khảo:
 Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng già mãi không có con. Một hôm, bà vợ ra đồng thấy dấu chân to, bà đặt chân ướm thử. Về nhà bà mang thai và 12 tháng sau sinh ra Gióng. Gióng khôi ngô, tuấn tú nhưng lên ba vẫn chưa biết nói cười.
Bấy giờ giặc Ân xâm lược nước ta, thế nước nguy cấp. Khi nghe sứ giả loan tin tìm người giúp nước, Gióng cất tiếng nói đầu tiên - tiếng nói đánh giặc. Gióng yêu cầu rèn cho anh một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt.
 Sau khi gặp sứ giả, gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no. Cả làng góp gạo nuôi Gióng. Lúc thế nước rất nguy cấp cũng là lúc sứ giả mang đồ tới. Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên lưng ngựa, ngựa phun lửa. Thánh Gióng một mình một ngựa xông thẳng vào quân địch, đánh hết lớp này đến lớp khác. Roi sắt gãy, Gióng nhổ luôn bụi tre bên đường đánh giặc. Giặc tan rã, đến chân núi Sóc Sơn, Gióng lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, cả người cả ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn, phong làm Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ ở làng Gióng.
Nghệ thuật:
Chi tiết tưởng tượng kìảo, khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoangđường)
f. Nội dụng – Ý nghĩa:
*Nội dung: Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộc ta.
*Ý nghĩa: Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta.
III. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng
a. Bối cảnh của câu chuyện: 
+ Thời gian: đời Hùng Vương thứ sáu.
+ Không gian: không gian hẹp là một làng quê, không gian rộng là bờ cõi chung của đất nước.
+ Sự việc: Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh. 
Đây là tình huống khá điển hình ở các tác phẩm truyền thuyết: đất nước đối diện với một mối lâm nguy, thử thách to lớn: đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Tại thời điểm này, lịch sử đòi hỏi phải có những cá nhân kiệt xuất, những người tài đánh giặc giúp dân cứu nước
b. Sự ra đời của Gióng. 
- Các chi tiết về sự ra đời của Gióng:
+ Hai vợ chổng ông lão nhà nghèo, chăm làm ăn và có tiếng phúc đức, nhưng chưa có con.
+ Một hôm bà ra đổng, trông thấy một vết chân to hơn vết chân người thường.
+ Bà ướm thử vào vết chân, không ngờ về nhà đã thụ thai.
+ Sau mười hai tháng thai nghén, bà sinh ra một em bé mặt mũi rất khôi ngô.
+ Chú bé đã ba tuổi mà chẳng biết cười, biết nói gì cả, và cũng không nhích đi được bước nào, đặt đâu nằm đấy.
=> Ý nghĩa: Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng làm nồi bật tính chất khác thường, hé mở rằng đứa trẻ này không phải là một người bình thường. Điều này nằm trong mối liên kết xuyên suốt VB truyền thuyết kể vê' người anh hùng: ra đời một cách khác thường, kì lạ - lập nên những chiến công phi thường - và sau đó từ giã cuộc đời cũng theo một cách không giống người bình thường.
2. Gióng lớn lên và đi đánh giặc
a. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc.
+ Câu nói thể hiện ý thức đánh giặc cứu nước, cứu dân của Thánh Gióng.
+ Cậu bé làng Phù Đổng ra đời một cách khác thường (trong hoàn cảnh đất nước đang có chiến tranh) báo hiệu cậu sẽ là người thực hiện Nhiệm vụ của lịch sử. Khi thời điểm thực hiện Nhiệm vụ đến thì cậu bé sẽ cất tiếng nói đẩu tiên, phải là tiếng nói nhận Nhiệm vụ: đánh giặc cứu dân, cứu nước. Đó cũng là dấu mốc quan trọng đánh dấu thời khắc một cá nhân được tham gia vào công việc, thử thách chung của cả cộng đổng.
b. Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi Gióng ăn, may quần áo cho Gióng mặc.
+ Gióng được nuôi dưỡng từ trong ND. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn dân.
+ ND ta rất yêu nước một lòng đoàn kết để tạo sức mạnh đánh giặc cứu nước.
GV mở rộng: Ngày nay ở làng Gióng, ND vẫn tổ chức cuộc thi nấu cơm, hái cà nuôi Gióng. Đây là hình thức tái hiện qúa khứ rất giàu ý nghĩa.
c. Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ khổng lồ. 
" Chi tiết thể hiện suy nghĩ và ước mơ của ND về người anh hùng cứu nước:
+ Người anh hùng là người khổng lồ trong mọi sự việc, kể cả sự ăn uống và lớn lên. 
+ Ước mong Gióng lớn nhanh để kịp đánh giặc cứu nước.
+ Đó là cái vươn vai phi thường để giúp người anh hùng đạt tới sự khổng lồ. Đó cũng là ước mong của ND ta về sức mạnh của người anh hùng đánh giặc. Hơn nữa cái vươn vai của Gióng còn là cái vươn vai của cả DT khi đứng lên chống giặc ngoại xâm.
d. Ngựa sắt phun ra lửa, gươm sắt loang loáng như chớp giật và bụi tre hai bên đường đã hỗ trợ Gióng trong quá trình đánh giặc.
- Việc thần kì hoá vũ khí bằng sắt của Thánh Gióng là một chi tiết có ý nghĩa biểu tượng, ca ngợi thành tựu văn minh kim loại của người Việt cổ ở thời đại Hùng Vương. 
- Đó cũng là đặc điểm nổi bật của thời đại truyền thuyết - thời đại anh hùng trên nhiều phương diện, trong đó có những đổi thay lớn vê' công cụ sản xuất và vũ khí chiến đấu
e. Gióng đánh giặc xong, cởi giáp bỏ nón lại và bay thẳng lên trời.
- Đây là sự ra đi thật kì lạ nhưng cũng thật cao quí:
+ Gióng không màng danh lợi, vinh hoa, phú quí.
+ Nhân ta muốn giữ mãi hình ảnh cao đẹp về người anh hùng cứu nước nên đã để Gióng về với cõi vô biên, bất tử. Bay lên trời Gióng là non nước, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang.
Gióng đã lập nên những chiến công phi thường, có ý nghĩa với nhiều người. Đây là đặc điểm tiêu biểu của nhân vật anh hùng. 
Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước. Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đổng ở buổi đầu dựng nước: sức mạnh vô hạn của tự nhiên đất nước; sức mạnh và ý chí của nhân dân - những người thợ thủ công anh hùng, những người nông dân anh hùng, những binh lính anh hùng,...
TIẾT 2: LUYỆN TẬP VỀ VĂN BẢN: THÁNH GIÓNG
GV hướng dẫn HS làm bài tập liên quan đến văn bản
Bài tập 1
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy
 (SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2: Xác định từ theo cấu tạo trong câu sau: “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức”
Câu 3: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?
Câu 4: Tìm các từ mượn trong đoạn văn trên và cho biết nguồn gốc của các từ mượn đó.
Hướng dẫn làm bài
Câu 1: 
- Đoạn văn trên trích từ văn bản Thánh Gióng
- Văn bản ấy thuộc thể loại truyện truyền thuyết
- PTBĐ chính: Tự sự
Câu 2:
“Tục truyền/ đời /Hùng Vương/ thứ sáu/, ở/ làng Gióng/ có /hai /vợ chồng/ ông lão/ chăm chỉ /làm ăn /và /có /tiếng /là /phúc đức”
Từ ghép: tục truyền, Hùng Vương, thứ sáu, làng Gióng, vợ chồng, ông lão, làm ăn, phúc đức
Từ láy: chăm chỉ
Từ đơn: đời, ở, có, hai, và, là
Câu 3:
Đoạn văn kể về sự ra đời vừa bình thường, vừa kì lạ của Thánh Gióng
Câu 4: 
Từ mượn: tục truyền, Hùng Vương, phúc đức, thụ thai, khôi ngô, 
Nguồn gốc: Từ mượn tiếng Hán
Bài tập 2
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 “Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “ Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “ Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn”. 
 (SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ? 
Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là ai ?
Câu 3 : Cho biết ý nghĩa của chi tiết : “Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đi đánh giặc ” ?
Câu 4 : Tìm cụm danh từ trong câu : “ Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này” 
Câu 5 : Hội thi trong nhà trường thường mang tên “ Hội khoẻ Phù Đổng”. Hãy lí giải vì sao?
Hướng dẫn làm bài
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn : tự sự 
Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là Thánh Gióng.
Câu 3 : Ý nghĩa của chi tiết : “Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đi đánh giặc ” :
- Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng.
- Ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng hành động khác thường, thần kì.
- Gióng là hình ảnh của nhân dân, khi bình thường thì âm thầm, lặng lẽ. Nhưng khi nước nhà có giặc ngoại xâm thì họ vùng lên cứu nước.
Câu 4 : Cụm danh từ : một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt, lũ giặc này.
Câu 5 : 
- Đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên học sinh, lứa tuổi của Gióng trong thời đại mới.
- Mục đích của hội thi là khoẻ để học tập, lao động tốt góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
Bài tập 3
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 “  Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó. sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc,  đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.” 
 (SGK Ngữ văn 6, tập 2)
 Câu 1: Tóm tắt sự việc nêu trong đoạn văn bằng một câu văn?
 Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
 Câu 3: Tìm các cụm danh từ trong đoạn văn trên?
 Câu 4: Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì: “ Đến đấy, một mình một ngựa,  tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại,  rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”.
Hướng dẫn làm bài
Câu 1: Tóm tắt: Giặc đến chân núi Trâu, cũng là lúc sứ giả đến, Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ nhảy lên mình ngựa xông ra chiến trường diệt giặc.
Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là tự sự và miêu tả.
Câu 3: Các cụm danh từ trong đoạn văn trên: Vừa lúc đó, một tráng sĩ, mấy tiếng vang dội. 
Câu 4: Chi tiết: “ Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”.
Ý nghĩa của chi tiết trên: 
- Áo giáp sắt của nhân dân làm cho để Gióng đánh giặc, nay đánh giặc xong trả lại cho nhân dân, vô tư không chút bụi trần, 
- Thánh gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần thường, chiến công để lại cho nhân dân, 
- Gióng sinh ra cũng phi thường khi đi cũng phi thường (bay lên trời). 
- Gióng bất tử cùng sông núi, bất tử trong lòng nhân dân. 
Bài tập 4
Cho đoạn văn:
" Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi sức vóc khác thường nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người xưa. " Phù Đổng Thiên Vương gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khoẻ mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế " Phù Đổng Thiên Vương vẫn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u, ngồi dựa vào một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn mà chết."
Câu 1: Cho biết nhân vật “Phù Đổng Thiên Vương” trong đoạn trích trên là ai ? 
Câu 2: Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật này trong truyện ? 
Câu 3: Thay thế các từ đồng nghĩa với từ " Phù đổng Thiên Vương" trong đoạn văn trên?
Hướng dẫn làm bài
Câu 1: Thánh Gióng là nhân vật được nói đến trong đoạn văn. 
Câu 2: Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm. 
Câu 3: Có thể chọn những từ ( cụm từ) đồng nghĩa để thay thế như:
- Người trai làng Phù Đổng
- Cậu bé 
- Người anh hùng làng Gióng
- Tráng sĩ ấy.
Bài tập 5 
Hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.	 
 (Thánh Gióng- SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1. (1điểm): Truyện Thánh Gióng thuộc thể loại nào ? 
Câu 2. (1điểm): Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
Câu 3. (1điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?
Câu 4. (2 điểm): 
Chi tiết“Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.” có ý nghĩa gì? Hãy diễn đạt ý nghĩa ấy bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 15 dòng).
Hướng dẫn làm bài:
Câu 1: Truyện Thánh Gióng thuộc loại truyện Truyền thuyết.
Câu 2:
Những nhân vật trong truyện là:
 + Nhân vật Thánh Gióng.
 + Vợ chồng ông lão nghèo, cha mẹ của Gióng.
 + Vua, sứ giả triều đình.
 + Dân làng
- Thánh Gióng là nhân vật chính.
Câu 3: Tự sự
Câu 4:
HS có thể trình bày ý nghĩa bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo một số ý sau:
- Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại những ấn tượng sâu sắc. Truyện chứa đựng những chi tiết hoang đường, kỳ ảo. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
- Tự hào khi Thánh Gióng đánh giặc xong không đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Điều đó cho thấy ở hình tượng Thánh Gióng - trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương. Thánh Gióng chính là tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
- Hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí người đọc - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng.
Bài tập 6
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy
 (SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2: Xác định từ theo cấu tạo trong câu sau: “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức”
Câu 3: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?
Câu 4: Tìm các từ mượn trong đoạn văn trên và cho biết nguồn gốc của các từ mượn đó.
Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.
Hướng dẫn làm bài:
Câu 1: 
- Đoạn văn trên trích từ văn bản Thánh Gióng
- Văn bản ấy thuộc thể loại truyện truyền thuyết
- PTBĐ chính: Tự sự
Câu 2:
“Tục truyền/ đời /Hùng Vương/ thứ sáu/, ở/ làng Gióng/ có /hai /vợ chồng/ ông lão/ chăm chỉ /làm ăn /và /có /tiếng /là /phúc đức”
Từ ghép: tục truyền, Hùng Vương, thứ sáu, làng going, vợ chồng, ông lão, làm ăn, phúc đức
Từ láy: chăm chỉ
Từ đơn: đời, ở, có, hai, và, là
Câu 3:
Đoạn văn kể về sự ra đời vừa bình thường, vừa kì lạ của Thánh Gióng
Câu 4: 
Từ mượn: tục truyền, Hùng Vương, phúc đức, thụ thai, khôi ngô, 
Nguồn gốc: Từ mượn tiếng Hán
Câu 5: 
HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đề
Hướng dẫn làm bài Xác định chi tiết cần cảm nhận; chi tiết GIÓNG vươn vai thành tráng sĩ
-Ý nghĩa: 
+ Thể hiện quan niệm của dân gian về người anh hung: khổng lồ về thể xác, sức mạnh và chiến công. 
+ Cho thấy sự trưởng thành vượt bậc về sức mạnh và tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm luôn đe dọa đất nước.
+ Hình ảnh Gióng mang hùng khí của cả dân tộc, là kết quả của tinh thần đoàn kết của nhân dân 
+ Tạo nên sự hấp dẫn li kì cho truyện.
Đoạn văn tham khảo
Trong tác phẩm Thánh Gióng, chi tiết chàng vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ là chi tiết kì ảo mang ý nghĩa sâu sắc.Chi tiết thể hiện quan niệm của nhân dân về người anh hùng: khổng lồ về thể xác, sức mạnh và chiến công, đồng thời cho thấy sự trưởng thành vượt bậc về sức mạnh và tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm luôn đe dọa đất nước. Hình ảnh Gióng mang hùng khí của cả dân tộc, là kết quả của tinh thần đoàn kết của nhân dân. Mặt khác, chi tiết cũng góp phần làm tăng sức li kì, hấp dẫn cho câu chuyện.Có thể nói, chi tiết vươn vai của Thánh Gióng là một chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa làm nên thành công của truyền thuyết Thánh Gióng.
Bài tập 7
 Đọc đoạn trích:
“Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.” 
 (Ngữ văn 6 - Tập 2, tr.20, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2017)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thể loại của văn bản là gì?
Câu 2.Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 3.Tìm hai từ mượn có trong đoạn văn trên?
Câu 4. Em hiểu hình ảnh so sánh“giặc chết như rạ” có nghĩa là gì?
Câu 5. Phẩm chất đáng quý nào của nhân vật được bộc lộtrong đoạn văn? Qua đó em thấy mình cần phải làm gì để góp phần xây dựng quê hương, đất nước?
Câu 6: Viết một đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của chi tiết: “Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.” 
Hướng dẫn làm bài:
Câu 1	
- Đoạn văn trên trích từ văn bản: Thánh Gióng 
- Thể loại của văn bản: truyền thuyết. 
Câu 2	
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: tự sự
Câu 3	
- Từ mượn: tráng sĩ/ lẫm liệt/ sứ giả,
(hoặc: trượng, oai phong) 
Câu 4	
- Hình ảnh so sánh “giặc chết như rạ” có nghĩa là giặc bị chết rất nhiều; (chết la liệt; chết ngả dài như dạ) 
Câu 5	
- Phẩm chất đáng quý của nhân vật được bộc lộ trong đoạn văn:dũng cảm, yêu nước. 
- Qua đó em thấy mình cần ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, nghe lời thầy cô, noi gương những bạn họctập tốt, tích cực lao động, giúp đỡ mọi người, bảo vệ môi trường, để xây dựng quê hương đất nước
Câu 6: 
HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đề
Hướng dẫn làm bài Xác định chi tiết cần cảm nhận; chi tiết Gióng nhổ tre bên đường quật vào giặc
Ý nghĩa: 
+ Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà bằng cả cây cỏ của đất nước, bằng những gì có thể giết được giặc. 
+ Đánh giặc bằng vũ khí thô sơ, bình thường nhất.
+ Thể hiện sự linh hoạt sáng tạo của Gióng - người anh hùng (hoặc của nhân dân ta) trong chiến đấu.
TIẾT 3: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TỪ VÀ CỤM TỪ
CỦNG CỐ LÝ THUYẾT:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS củng cố những kiến thức cơ bản về nghĩa của từ, từ láy và từ ghép, từ và cụm từ, BPNT so sánh.
- Hình thức vấn đáp.
- HS trả lời.
- GV chốt kiến thức
I. Nghĩa của từ (Từ Hán Việt):
- Để giải nghĩa từ, có thể dựa vào từ điển, nghĩa của từ dựa vào câu văn, đoạn văn mà từ đó xuất hiện, với từ Hán Việt, có thể giải nghĩa từng thành tố cấu tạo nên từ.
II. Từ ghép và từ láy: 
+ Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
+ Từ láy là những từ phức có quan hệ láy âm.
III. Cụm từ (cụm động từ, cụm tính từ)
- Cụm từ: Nhóm, tập hợp nhiều từ
- Tính từ: Từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng và hoạt động.
- Cụm tính từ là tập hợp từ, gồm tính từ trung tâm và một số từ ngữ phụ thuộc đứng trước, đứng sau tính từ trung tâm ấy.
* Cấu tạo:
 Cụm tính từ gồm ba phần:
+ Phần trung tâm ở giữa: là tính từ
+ Phần phụ trước: Thường bổ sung cho tính từ ý nghĩa về 
+ Mức độ (rất, hơi, khá,...),
+ Thời gian (đã, đang, sẽ,...),
+ Tiếp diễn (vẫn, còn,...).
+ Phần phụ sau: thường bổ sung cho tính từ những ý nghĩa về :
+ Phạm vi (giỏi toán),
+ So sánh (đẹp như tiên),
+ Mức độ (hay ghê),...
- Động từ: Từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng.
- Cụm động từ là tập hợp từ, gồm động từ trung tâm và một số từ ngữ phụ thuộc đứng trước, đứng sau động từ trung tâm ấy.
* Cấu tạo của cụm động từ:
 Cụm động từ gồm ba phần:
+ Phần trung tâm ở giữa: là động từ
+ Phần phụ trước: Thường bổ sung cho động từ ý nghĩa về 
+ Thời gian(đã, đang, sẽ,...)
+Khẳng định/phủ định(không, chưa, chẳng...)
+ Tiếp diễn(đều, vẫn, cứ,...).
+ Mức độ của trạng thái (rất, hơi, quá,...)
+ Phần phụ sau: thường bổ sung cho động từ những ý nghĩa về :
+ Đối tượng (đọc sách),
+ Địa điểm (đi Hà Nội),
+ Thời gian (làm việc từ sáng),...
- Từ HV: Từ có nguồn gốc từ tiếng Hán, dùng theo cách cấu tạo, cách hiểu, đôi khi có đặc thù riêng của người Việt,
II. So sánh
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm ra nét tương đồng và khác biệt giữa chúng.
B. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1
Trong truyện Thánh Gióng (Nguyễn Đồng Chi kể) có những cụm từ: lớn như thổi (miêu tả Gióng), hét lên một tiếng như tiếng sấm (miêu tả tiếng hét của Gióng), phi như bay (miêu tả ngựa của Gióng), loangloáng như chớp giật (miêu tả lưỡi gươm của Gióng), khóc như ri (miêu tả tiếng kêu khóc của quân giặc). 
Giải thích nghĩa của mỗi cụm từ trên và cho biết biện pháp tu từ nào được dùng và chỉ ra tác dụng của việc dùng biện pháp tu từ đó trong những cụm từ trên.
Hướng dẫn làm bài:
* Nghĩa của mỗi cụm từ và tác dụng của việc dùng biện pháp tu từ so sánh trong những cụm từ:
Lớn như thổi: lớn rất nhanh, thay đổi một cách nhanh chóng.
Hét lên như một tiếng sấm: âm thanh to vang như sấm.
Phi như bay: Tốc độ nhanh đến chóng mặt, nhanh và xa.
Loang loáng như chớp giật: Bóng nhẵn, phản chiếu ánh sáng như tia chớp.
Tác dụng của việc dùng biện pháp tu từ so sánh này: Đặc tả Thánh Gióng là một người anh hùng phi thường, khẳng định sức mạnh,, tầm vóc anh hùng.
- Biện pháp tu từ được dùng trong các cụm từ trên: So sánh.
- Tác dụng của việc dùng biện pháp tu từ trên: Việc sử dụng BPTT so sánh trong những cụm từ trên góp phần đặc tả Thánh Gióng là một người anh hùng phi thường, khẳng định sức mạnh, tầm vóc anh hùng.
Bài tập 2
Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu suy nghĩ của em về nhân vật Thánh Gióng. Trong đoạn văn có sử dụng từ ghép, từ láy, biện pháp nghệ thuật so sánh.
Đoạn văn tham khảo
 Đọc truyện Thánh Gióng em rất ấn tượng với nhân vật Gióng. Gióng không phải là đứa trẻ tật nguyền. Ba năm không nói năng nhưng lời nói đầu tiên của Gióng là lời yêu nước; còn đang nằm ngửa mà đòi có áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt để đánh giặc! Trong khi chờ đợi thì lớn nhanh như thổi: "Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ". Dân gian truyền tụng rằng: ăn thì "bảy nong cơm với ba nong cà"; uống thì "uống một hơi, nước cạn đi khúc sông". Vậy là Gióng cũng được nuôi dưỡng bằng cơm, gạo, những thứ vẫn nuôi sống con người. Gióng không hề xa lạ với nhân dân. Gióng là con em của nhân dân. Gióng ăn nhiều, ăn khoẻ phi thường như vậy là để cho mau lớn. Phải lớn nhanh thì mới kịp đi cứu nước được chứ. Việc cứu nước là rất hệ trọng và cấp bách nên càng thôi thúc Gióng phải lớnthật nhanh. Mà Gióng lớn không chỉ do sự nỗ lực của mình mà còn nhờ sự chăm bẵm của toàn dân. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của cộng đồng. Gióng tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân.
3. Củng cố:
GV chốt lại kiến thức cần nắm trong buổi học.
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Học bài
- Hoàn thiện các bài tập
- Chuẩn bị nội dung buổi học sau: Văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh và Ai ơi mồng chín tháng tư; THTV: Dấu chấm phẩy, Điệp ngữ.
BUỔI 18: 
 Ngày soạn: / /2022
 Ngày dạy: / /2022
VĂN BẢN 2: SƠN TINH THỦY TINH
VĂN BẢN 3: AI ƠI MỒNG CHÍN THÁNG TƯ
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: DẤU CHẤM PHẨY, ĐIỆP NGỮ
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Củng cố kiến thức 2 văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh; Ai ơi mồng chín tháng tư.
- HS biết vận dụng tình huống giả định: Nếu là một nhân vật trong truyện thì sẽ có suy nghĩ, cảm xúc như thế nào?
- Nhận biết được văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện, nêu được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. 
- Nhận biết được cách triển khai văn bản thông tin theo trật tự thời gian. 
- HS nhận biết được công dụng của dấu chấm phẩy và biết sử dụng dấu chấm phẩy trong việc viết câu và đoạn văn.
- Củng cố kiến thức về biện pháp tu từ điệp ngữ qua việc tìm những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ cũng như chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ này.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao ti

File đính kèm:

  • docxgiao_an_day_them_ngu_van_6_ki_2.docx