Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 10, 11: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em

ĐỌC & PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO

- Kể về kỉ niệm với một người bạn nhỏ (mèo Mun).

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất (xưng “tôi”)

- Các phần:

+ Đoạn 1: Giới thiệu trải nghiệm.

+ Đoạn 2,3,4 tập trung và các sự việc chính của câu chuyện.

+ Đoạn 5: Nêu lên cảm xúc của bản thân.

- Các sự việc:

+ Sự việc 1: Ngôi nhà mới của 3 mẹ con rất xinh xắn nhưng có nhiều chuột.

+ Sự việc 2: Bà ngoại gửi cho 3 mẹ con một con mèo Mun.

+ Sự việc 3: Ngôi nhà nhỏ đã thay đổi từ khi có mèo Mun.

+ Sự việc 4: Một buổi chiều, Mun đã bị mất tích.

 

pptx 35 trang phuongnguyen 28/07/2022 3240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 10, 11: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 10, 11: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em

Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 10, 11: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em
Tiết 10, 11 
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em 
GIỚI THIỆU KIỂU BÀI 
Xét VD: “ Bài học đường đời đầu tiên ”. 
- Sự việc chính: 
- Người kể: 
Kiểu bài kể lại một trải nghiệm. 
 Sử dụng ngôi kể thứ nhất. 
 Dế Mèn kể về bài học đường đời đầu tiên của bản thân từ sự việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. 
 xưng “tôi”. 
 Ngôi kể thứ nhất. 
Trải nghiệm của Dế Mèn 
Yêu cầu của kiểu bài kể về trải nghiệm 
- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. 
- Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ. 
- Tập trung vào sự việc đã xảy ra. 
- Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể . 
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. Với ngôi kể thứ nhất thì người kể xưng”tôi” và người dẫn chuyện sẽ chính là nhân vật trong truyện. Người viết để cho nhân vật này tường thuật lại câu chuyện và đồng thời lồng tư tưởng, tình cảm vào bài viết. 
Yêu cầu của phần mở bài. 
Sự việc sẽ được triển khai ở phần thân bài 
Yêu cầu của phần kết bài trong bài văn 
ĐỌC & PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO 
- Kể về kỉ niệm với một người bạn nhỏ (mèo Mun). 
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) 
- Các phần: 
+ Đoạn 1: Giới thiệu trải nghiệm. 
+ Đoạn 2,3,4 tập trung và các sự việc chính của câu chuyện. 
+ Đoạn 5: Nêu lên cảm xúc của bản thân. 
- Các sự việc: 
+ Sự việc 1: Ngôi nhà mới của 3 mẹ con rất xinh xắn nhưng có nhiều chuột. 
+ Sự việc 2: Bà ngoại gửi cho 3 mẹ con một con mèo Mun. 
+ Sự việc 3: Ngôi nhà nhỏ đã thay đổi từ khi có mèo Mun. 
+ Sự việc 4: Một buổi chiều, Mun đã bị mất tích. 
Bước 1 : TRƯỚC KHI VIẾT 
Lựa chọn đề tài 
Nghĩ về những sự việc quan trọng đã xảy ra với em (những sự việc phải đáng nhớ, mang lại cảm xúc, những bài học đặc biệt, sâu sắc), liệt kê những sự việc ấy ra giấy. 
Có thể tham khảo một vài ý tưởng sau đây: 
Bước 1 : TRƯỚC KHI VIẾT 
MỘT VÀI TRẢI NGHIỆM THAM KHẢO: 
 Một trải nghiệm vui vẻ, hạnh phúc (một lần kết bạn, chuyến đi có ý nghĩa, một bữa tiệc sinh nhật, một thành tích hay một chiến thắng, một lần giúp đỡ người khác hay được giúp đỡ) 
 Một trải nghiệm buồn, tiếc nuối (chia tay một người bạn, hiểu lầm, một lần mắc lỗi) 
 Một trải nghiệm khiến em thay đổi và hoàn thiện bản thân mình (một hành trình khám phá, một lần thất bại) 
	* Thu thập tư liệu 
Em hãy tìm tư liệu cho bài viết bằng một số cách sau: 
- Nhớ lại những sự việc, trải nghiệm đã để lại cho em kỉ niệm sâu sắc. 
- Đọc lại câu chuyện  Bài học đường đời đầu tiên, Nếu cậu muốn có một người bạn và bài văn ở mục Phân  tích bài tham khảo: Người bạn nhỏ 
để học cách các tác giả kể trải nghiệm của họ. 
- Tìm lại những hình ảnh đã lưu giữ có liên quan đến câu chuyện. 
Bước 1: TRƯỚC KHI VIẾT 
b) Tìm ý 
- Sự việc chính: 
+ Đó là chuyện gì? (tên sự việc được kể) 
+ Xảy ra ở đâu ? (nghĩ đến không gian, địa điểm diễn ra câu chuyện định kể) 
+ khi nào? ( nghĩ đến thời gian cụ thể: kì nghỉ hè, buổi chiều...) 
- Nhân vật 
+ Những ai đã tham gia vào câu chuyện? (nhận vật ông, bà, bố mẹ, cô giáo, bạn ....Trừ người thân, các nhân vật cần có tên riêng, lai lịch...) 
+ Họ như thế nào? ( trang phục, nét ngoại hình nổi bật như vọc dáng, làn da, mái tóc, đôi mắt, nụ cười, giọng nói...) 
+ Họ đã có lời nói, hành động, cử chỉ gì? (nhân vật và em nói chuyện gì, lời nói cụ thể, cử chỉ, hành động của người ấy ra sao...) 
Bước 1: TRƯỚC KHI VIẾT 
b) Tìm ý 
- Cốt truyện: 
+ Diễn biến của câu chuyện: Điều gì đã xảy ra? Theo thứ tự như thế nào? 
(sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc kết thúc) 
- Ý nghĩa: Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? (Trải nghiệm cho em nhận thức được kiến thức gì, bài học nào sâu sắc). 
- Cảm xúc của người kể: Cảm xúc của em như thế nào khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại? (biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp) 
Bước 1: TRƯỚC KHI VIẾT 
a) Lựa chọn đề tài 
b) Tìm ý 
c) Lập dàn ý 
- Mở bài : giới thiệu câu chuyện . (trực tiếp hoặc gián tiếp) 
- Thân bài : kể diễn biến câu chuyện. 
+ Thời gian. 
+ Không gian. 
+ Những nhân vật có liên quan. 
+ Kể lại các sự việc. 
- Kết bài : kết thúc câu chuyện và cảm xúc của bản thân. 
Bước 2: VIẾT BÀI 
	* Bám sát dàn ý. Khi viết bài cần lưu ý: 
- Viết theo dàn ý. 
 Nhất quán về ngôi kể . (Trong bài văn này sẽ sử dụng ngôi thứ nhất xưng “tôi” hoặc “em” để chia sẻ trải nghiệm) 
 Sử dụng yếu tố của truyện như cốt truyện, nhân vật 
 Bài viết phải có đủ bố cục 3 phần: MB-TB-KB 
- Sử dụng biện pháp tu từ so sánh (nếu có thể). 
Bước 3: CHỈNH SỬA BÀI VIẾT 
- Đọc lại bài. (Kiểm tra xem đã giới thiệu được trải nghiệm chưa, thống nhất xưng hô chưa) 
 Tập trung vào sự việc đã kể. 
 T hể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. 
 Đảm bảo yêu cầu chính tả. 
TIẾT 11,12 
Thực hành: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em. 
PHIẾU TÌM Ý 
Họ và tên HS : . 
Nhiệm vụ : Tìm ý cho bài văn Kể lại một trải nghiệm của bản thân 
Gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết, hãy viết tự do theo trí nhớ của em bằng cách trả lời vào cột bên phải ở các câu hỏi ở cột trái. 
THỰC HÀNH VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI TRẢI NGHIỆM 
 Đề 1: Kể về một lần em được về thăm người thân ở quê nhà. 
a. Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết. 
-  Đọc và xác định yêu cầu đề bài, lựa chọn trải nghiệm mà em có ấn tượng sâu sắc về một người thân (cha, mẹ, ông, bà,...). 
- Nhớ lại các chi tiết về trải nghiệm và cảm xúc, suy nghĩ của em qua trải nghiệm, 
- Tìm các tư liệu, tranh, ảnh liên quan để minh họa cho trải nghiệm (nếu thấy cần thiết). 
b. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý 
* Tìm ý 
- Sự việc chính: 
+ Đó là sự việc: em từ thành phố trở về quê thăm ông nội sau bao ngày xa cách. 
+ không gian, địa điểm diễn ra: nơi đầu làng ông ra đón, cảnh tượng quê nhà hiện lên cánh đồng, lũy tre, con đường làng, cây đa, tháp chuông nhà thờ... 
+ thời gian cụ thể: kì nghỉ hè, buổi chiều... 
- Nhân vật 
+ Hình ảnh ông em ngóng đợi nơi đầu làng. Ông hiện ra trước mắt em với vóc dáng, trang phục, mái tóc, ...thân quen xúc động ra sao 
+ Em và ông đã có lời nói, hành động, cử chỉ gì? (chào hỏi, âu yếm ngắm nhìn, ngỡ ngàng nhận ra những đổi thay của ông, ... 
- Cốt truyện: 
+ Diễn biến của câu chuyện: Điều gì đã xảy ra? Theo thứ tự như thế nào? 
(sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc kết thúc) 
- Ý nghĩa: Trải nghiệm về thăm quê, thăm ông cho em nhận ra tình yêu thương, những hi sinh của ông quê hương là nơi trở về.. 
- Cảm xúc của người kể: Cảm xúc của em khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại: xúc động, hạnh phúc, sung sướng... 
* Lập dàn ý 
- Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm về thăm quê trong kì nghỉ hè của mình. Nhân vật: ông nội, sự việc chính là về thăm quê trong kì nghỉ hè. 
- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện theo trình nhất định (tự thời gian, không gian, các sự việc đã sắp xếp theo trình tự hợp lí chưa, làm nổi bật nhân vật, sự việc chính) 
+ Kỉ niệm diễn ra theo trình tự thời gian: lúc bắt đầu có ý tưởng về quê thăm ông, đến lúc trên đường về, lúc gặp ông, những ngày ở trên quê, khi kì nghỉ kết thúc... 
+Không gian: ở thành phố ồn ào, trên đường về quê, lúc ở trên quê nơi đầu làng, bến sông... 
+ Trải nghiệm thú vị nào: 
+ được đi xe khách một mình 
+ Được ông ra đầu làng đón, cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên làng quê, về hình ảnh người ông mộc mạc giàu tình cảm. 
+ Được tham gia nhiều hoạt động trong kì nghỉ: như chăm vườn cây, nấu ăn, câu cá cùng ông, chạy lúa hộ bác... 
+ Nhân vật ông được hiện lên trong lời kể: từ vóc dáng, đôi bàn tay, mái tóc; đến những cử chỉ ánh nhìn, lời khen với cháu. Hình ảnh ông hiện lên giản dị, cháu cảm nhận được vẻ đẹp của tình cảm ông cháu. 
+ Bài học sâu sắc cháu nhận ra: tình ông cháu, bài học về tình người, giá trị của hòa bình.... 
+ Cảm xúc nhân vật cháu: bộc lộ qua tâm trạng háo hức khi về quê, xúc động trước tình yêu và sự quan tâm của ông... 
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về hình ảnh người ông, về trải nghiệm thăm quê. 
Đề 2: Kể về một trải nghiệm của em với một con vật nuôi mà em yêu thích. 
 a. Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết. 
-  Đọc và xác định yêu cầu đề bài, lựa chọn trải nghiệm mà em có ấn tượng sâu sắc về một con vật nuôi mà em yêu thích: chú chó Milo 
- Nhớ lại các chi tiết về trải nghiệm và cảm xúc, suy nghĩ của em qua trải nghiệm: Milo đã cứu em thoát chết 
- Tìm các tư liệu, tranh, ảnh liên quan để minh họa cho trải nghiệm (nếu thấy cần thiết). 
b. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý 
* Tìm ý 
- Sự việc chính: 
+ Đó là sự việc: em đi tắm sông, bị chuột rút chân, chìm xuống, em được Milo cứu. 
+ không gian, địa điểm diễn ra: con sông trước cửa nhà em 
+ thời gian cụ thể: kì nghỉ hè, buổi chiều... 
- Nhân vật 
+ Hình ảnh chú chó Milo: giống chó, bộ lông, huyền đề ở chân, đôi mắt... 
+ Em và Milo đã có sự gắn bó thế nào: cảm nhận của em về ý nghĩ, hành động, cử chỉ gì của Milo lúc ở nhà, lúc ở bến sông? (chào hỏi khi đi học về, âu yếm ngắm nhìn, lấm lét nhìn trộm khi bị em quát, lo lắng khi thấy em bơi... 
- Cốt truyện: 
+ Diễn biến của câu chuyện: Điều gì đã xảy ra? Theo thứ tự như thế nào? 
(sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc kết thúc) 
- Ý nghĩa: Trải nghiệm Milo cứu em thoát chết, em nhận ra tình yêu thương, sự dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì bạn của Milo... 
- Cảm xúc của người kể: Cảm xúc của em khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại: xúc động, hạnh phúc, sung sướng... 
* Lập dàn ý 
- Mở bài: 
Giới thiệu trải nghiệm với chú chó Milo của mình. Nhân vật: Milo, sự việc chính là em được Milo cứu. 
- Thân bài: 
Kể lại diễn biến của câu chuyện theo trình nhất định (tự thời gian, không gian, các sự việc đã sắp xếp theo trình tự hợp lí chưa, làm nổi bật nhân vật, sự việc chính) 
+ Kỉ niệm diễn ra theo trình tự thời gian: lúc bà tặng, lúc đi học về, khi xảy ra sự việc đi tắm sông, sau sự việc được cứu... 
+ Không gian: bên bờ sông, ồn ào... 
+ Trải nghiệm thú vị nào: 
+ Đ ược đi tắm sông, thi bơi với các bạn 
+ Ngắm nhìn Milo lúc đang bơi, cảm nhận thấy khó khăn khi bơi. 
+ Nhiều người vây quanh khi tỉnh lại. Xúc động vì được Milo cứu... 
+ Nhân vật Milo được hiện lên trong lời kể: Miêu tả về bộ lông, chân huyền đề, động tác vui mừng, lúc sợ hãi của nó.... 
+ Bài học sâu sắc cháu nhận ra: tình yêu động vật, ý nghĩa của tình bạn 
+ Cảm xúc nhân vật cháu: bộc lộ qua tâm trạng vui sướng khi được chơi cùng Milo, hạnh phúc, biết ơn Milo... 
- Kết bài: 
Nêu cảm nghĩ về trải nghiệm với con vật nuôi, bài học về cách đối xử với động vật. 
- Bước 3: Viết bài : 
HS dựa vào dàn ý để viết. 
- Bước 4 : Kiểm tra và chỉnh sửa : 
- Đọc kĩ bài viết của mình và khoanh tròn những lỗi chính tả, lỗi sử dụng từ ngữ (nếu có). Sau đó sửa lại các lỗi đó. 
- Gạch chân những câu sai ngữ pháp bằng cách phân tích cấu trúc ngữ pháp và sửa lại cho đúng (nếu có). 
PHIẾU CHỈNH SỬA BÀI VIẾT 
Nhiệm vụ: Hãy đọc bài viết của mình và hoàn chỉnh bài viết bằng 
cách trả lời các câu hỏi sau: 
1.Bài viết đã giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ chưa? 
.............................................................................................................................. 
2.Nội dung bài viết đã được sắp xếp theo trình tự thời gian chưa?(Nếu chưa, 
hãy thay đổi như thế nào cho hợp lí). 
.............................................................................................................................. 
3.Bài có sử dụng nhất quán t ừ ngữ xưng hô không? 
............................................................................................................................. 
4.Có nên bổ sung nội dung cho bài viết không? (Nếu có, hãy viết rõ ý cần bổ 
sung.) 
............................................................................................................................. 
5.Có nên lược bỏ các câu trong bài viết không? (Nếu có, hãy viết rõ câu 
hay đoạn cần lược bỏ.) 
............................................................................................................................ 
6.Bài viết có mắc lỗi chính tả hay lỗi diễn đạt không? (Nếu có, hãy viết rõ 
 các mắc lỗi chính tả hay lỗi diễn đạt cần sửa chữa.) 
............................................................................................................................ 
 BÁO CÁO SẢN PHẨM VIẾT 
GV gọi một số HS tr ình bày sản phẩm trước lớp. 
GV cung cấp bảng rubric đánh giá sản phẩm viết: . 
 Mức độ 
 Tiêu chí 
 Mức 1 
 Mức 2 
 Mức 3 
Mức 4 
Bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân 
(10 điểm) 
Đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, trải nghiệm kể có tình huống độc đáo, bất ngờ, có trọng tâm, và có ý nghĩa sâu sắc; lời văn trong sáng, văn viết giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục. 
(9 -10 điểm) 
 Đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, trải kể có tình huống, có trọng tâm, và có ý nghĩa nhưng còn mắc một vài lỗi diễn đạt, văn viết có cảm xúc, bài học rút ra phù hợp với câu chuyện kể nhưng chưa rõ ràng, sâu sắc (7 - 8 điểm) 
Đảm bảo yêu cầu cơ bản về kể một trải nghiệm, biết sắp xếp sự việc,có rút ra bài học nhưng chưa rõ ràng, cảm xúc chưa rõ 
(5- 6 điểm) 
Bài kể sơ sài, chưa có sự việc, nhân vật mờ nhạt 
(dưới 5điểm) 
HS khác lắng nghe, nhận xét, cùng rút kinh nghiệm. 
GV cho điểm HS. 
BÀI VIẾT THAM KHẢO: 
Đề 1: Kể về một lần em được về thăm người thân ở quê nhà. 
Kì nghỉ hè vừa rồi của bạn thế nào? Còn tôi, tôi đã có một kì nghỉ vô cùng thú vị. Thú vị vì tôi được trải nghiệm những ngày nghỉ hè ý nghĩa, bên ông nội tôi, người tôi luôn yêu kính. 
 Kì nghỉ hè bắt đầu rồi mà bố mẹ tôi vẫn đi làm, chị tôi vẫn đi học. Tôi mạnh dạn xin với bố mẹ, cho tôi được về thăm quê, ở với ông, cho ông đỡ buồn mà tôi cũng bớt nhớ ông tôi. Bố tôi mỉm cười trước lời đề nghị ấy, còn mẹ tôi cũng rất hài lòng vì cậu con trai đã có ý kiến riêng. 
 Sáng hôm ấy, bố tôi gửi tôi lên chiếc xe khách quen thuộc mà mỗi lần về quê chúng tôi thường đi. Tạm biệt thành phố ồn ào, tôi trở về quê với niềm vui sướng vì sắp được gặp ông tôi, được sống những ngày yên bình ở làng quê yêu dấu. Khi vừa xuống xe khách, tôi xách ba lô rảo bước trên con đường làng quen thuộc, hai bên đường là cánh đồng lúa chín vàng trải rộng mênh mang. 
Trước mắt tôi, ngôi làng xinh xắn nấp sau bụi tre xanh mát. A! Đây rồi, làng tôi, ngôi làng mà bố tôi lớn lên, và tôi cũng có biết bao kỉ niệm gắn bó với ông bà tôi và các anh chị em họ nữa. Tôi vô cùng háo hức! 
 Từ xa, tôi đã nhận ra bóng hình thân thuộc của ông tôi. Vẫn vóc dáng nhỏ bé, nhanh nhẹn, ông tôi đang đứng đó đợi tôi. Cây đa đầu làng vẫn thế, tỏa bóng mát dịu hiền, vươn những cánh tay chắc nịch tỏa bóng râm đón đợi. Từ xa, ông đã nhận ra tôi: 
Bin à, Bin ơi, có đúng Bin không? 
Cháu đây, cháu chào ông! Cháu rất nhớ ông! 
 Lúc này, tôi ôm chầm lấy ông, cảm nhận từng hơi ấm từ đôi tay gầy gầy xương xương của ông. Ngước nhìn ông tôi, tôi nhận ra ông gầy hơn, tóc ông bạc trắng như cước, đôi mắt ông mờ đục hơn xưa, nhưng ánh mắt vẫn hiền từ đưa nhìn tôi vô cùng âu yếm. Ông đưa nhìn tôi . Ông khen tôi giỏi vì dám đi xe một mình về quê. Ông còn liên tục kể về những lo lắng hồi hộp khi biết tôi về ở quê với ông. 
Những ngày ở trên quê vô cùng thú vị. Ông cháu tôi có bao nhiêu việc để làm. Từ ngày bà mất, ông không đi đâu xa, ông chỉ ở quê chăm sóc cho khu vườn, ngôi nhà của ông bà. Vì thế, mỗi lần trở về, tôi đều nhận thấy dù vắng bà nhưng ngôi nhà vẫn sạch đẹp, đầy hoa trái, cảm giác như vẫn có đôi bàn tay của bà tôi. 
 Hàng ngày, tôi cùng ông trò chuyện. Tôi nghe ông kể chuyện chiến tranh, ông đi đánh giặc như thế nào, bị thương ra sao. Tôi nghe như nuốt lấy từng câu chuyện, và lòng dâng lên niềm tự hào, yêu kính ông vô cùng, vì ông đã chiến đấu cho tôi được sống trong hòa bình. Rồi tôi được cùng ông đi câu cá ngoài sông. Tôi biết thế nào là kiên nhẫn, là hạnh phúc của lao động trên sông. Lại còn những buổi trời mưa bất chợt, tôi cùng ông sang nhà bác Nhung chạy lúa cho bác. Tôi biết cầm chổi quét lúa để cứu cả sân lúa trước cơn mưa rào mùa hạ. Từ đó, tôi hiểu thế nào là tình làng nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn có nhau. Những bữa cơm đạm bạc của hai ông cháu cứ vui như tết, những giấc ngủ ngon lành dưới cánh tay ông khi người ta cắt điện giữa trưa hè. Chao ôi! Còn nhiều, còn nhiều thú vị nữa...! 
 Kì nghỉ hè khép lại, tôi trở lại thành phố. Cuộc sống nhộn nhịp, đông đúc nơi phố xá không làm tôi vơi đi nỗi nhớ ông, nhớ quê, thèm cái cảm giác yên tĩnh khi ở bên ông. Tạm biệt ông, tôi mang theo biết bao kí ức đẹp đẽ, hình ảnh ông hiền từ, nhân hậu, chắt chiu cứ hiện lên trong tâm trí. Tôi càng hiểu, càng yêu mến, tự hào về ông tôi, về hai tiếng quê hương. 
 Trải nghiệm của tôi đơn giản vậy đó. Tuy không phải là những chuyến du lịch đắt tiền đến những miền đất xa lạ. Nhưng về quê, sống bên ông nội tôi, chắc chắn đó là trải nghiệm của hạnh phúc và bình yên nhất của tôi. 
Đề 2: Kể về một trải nghiệm của em với một con vật nuôi mà em yêu thích. 
 Tình bạn là tình cảm đẹp đẽ và vô cùng ý nghĩa với cuộc sống của mỗi con người. Đôi khi, tình bạn không chỉ là mối giao cảm giữa người với người mà còn với cả những con vật bé nhỏ, thân thương. Với tôi, trải nghiệm cùng với chú chó Milo là trải nghiệm ý nghĩa. Milo giúp tôi hiểu vẻ đẹp của tình bạn ra sao. 
 Tôi yêu quý Milo không phải chỉ vì nó là món quà mà bà ngoại tôi tặng cho tôi khi bà lên chơi năm tôi học lớp 4. Tôi yêu quý nó bới nó là chú chó thông minh và dũng cảm. Milo là giống chó lai, chân to và cao, lại có huyền đề rất đẹp. Bố tôi bảo: “Chó có huyền đề rất khôn đấy!”. Nó không những thông minh mà nó còn rất tinh tế. Milo cảm nhận được những cử chỉ vuốt ve của tôi. Những lúc tôi đưa tay vuốt lên bộ lông mượt như nhung của nó, nó nằm kềnh ra, mắt háo hức, tỏ vẻ hài lòng. Những lúc tôi cao giọng một chút, nó lặng lẽ nép mình, bước xa tôi, đưa đôi mắt đen như hai hòn bi ve nhìn trộm tôi như dò xét ý nghĩ của tôi ra sao. Những lúc tôi đi học về, nó ra tận cổng chờ, nhận ra tôi, Milo vẫy cái đuôi rất nhanh. Lúc ấy thân nó lắc lư uốn lượn như các bạn nhỏ nhảy hip- hop. 
 Hè năm ngoái, chúng tôi thường đi đá bóng vào mỗi buổi chiều. Sau đó, cả lũ chạy ào ra sông, tắm mát, thi bơi...Trong đám trẻ ấy, tôi là đứa kém nhất vì tôi hơi nhút nhát, tôi chỉ tập tẹ bơi. Trong khi bạn tôi ai cũng bơi rất giỏi. Nhà tôi cạnh sông, những lúc bọn trẻ ồn ào, Milo biết có tôi ở đó, nên nó ra bờ sông ngồi như thể trông tôi ấy. Mỗi nhịp bơi, tôi đều đưa mắt nhìn Milo, nó ngồi im bất động, đôi mắt cứ hau háu nhìn tôi, đôi mắt đầy lo lắng, chăm chú nhìn tôi, dõi theo tôi từng động tác bơi lên, ngụp xuống. Ánh mắt nó như muốn bảo rằng: “Cậu Bin ơi, cố lên nhé! Cẩn thận đấy!” 
 Rồi bỗng nhiên, tôi đang bơi thì chân tôi đau quá, rất khó cử động, tôi rướn lên mà người cứ chìm xuống....Tôi thấy trời đất tối om...sự hãi vô cùng. 
Không hiểu điều gì đang diễn ra với mình, tôi cố gắng mở mắt nhìn xung quanh. Đông người vây quanh tôi lắm. Những tiếng nói nhốn nháo vang lên “May quá!”, “Tỉnh rồi!”, “Không sao rồi!”, “Lạy chúa tôi!”....Tôi mơ màng trong vòng tay của bố tôi, trong đôi mắt đẫm lệ của mẹ. Mấy ngày sau, tôi khỏe lại bình thường. Mẹ tôi kể lại rằng tôi đã thoát được lưỡi hái tử thần là nhờ vào Milo. Lúc thấy tôi chìm xuống, Milo từ trên bờ đã lao xuống dòng nước. Cậu ta nhanh nhẹn đẩy tôi vào bờ, nếu không thì ...chẳng biết điều tồi tện nào đã xảy ra. Còn đám bạn của tôi, ai cũng mải bơi nên khi biết tôi bị đuối nước thì Milo đã cho tôi vào bờ. 
 Sau lần ấy, tình cảm giữa tôi và Milo càng gắn bó. Nó trở thành người bạn thân thiết của tôi. Còn tôi, tôi không chỉ yêu thương nó, mà còn cảm thấy ở bên nó như bên một người bạn thân thiết, hiểu mình. Những lúc rảnh, tôi thường tắm táp, bắt giận cho nó. Thỉnh thoảng cho nó đi dạo. Milo không chỉ trông nhà, bắt chuột, mà còn trở thành một thành viên của cả gia đình. Tôi nhận ra những tình cảm với những con vật nhỏ bé làm cho cuộc sống đầy đủ, ý nghĩa hơn, trọn vẹn hơn. 
 Tôi hi vọng, qua trải nghiệm của tôi với Milo, mọi người thêm yêu quý loài chó. Bởi chúng là bạn tốt của con người. Mọi người cùng chăm sóc, bảo vệ những chú chó của mình. 
CẢM ƠN CÁC EM HỌC SINH ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_tiet_10_11_viet_bai_van_ke_lai_mot_trai.pptx