Giáo án Dạy thêm Ngữ văn 8 - Học kì 2

Buổi 38: ÔN TẬP TỔNG HỢP

I. Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học này, Hs có thể

 1. Kiến thức: Củng cố và hệ thống kiến thức về một số đơn vị kiến thức TV đã học: tường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh, trợ từ, thán từ, tình thái từ.

 2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng các đơn vị kiến thức đó.

- kĩ năng viết đoạn văn ngắn có sử dụng kiến thức TV đó học một cách phù hợp.

- Hướng tới hình thành năng lực: hợp tác, cảm thụ, giao tiếp Tiếng Việt, giải quyết vấn đề .

3. Thái độ

 - Học tập nghiêm túc.

 - Thêm yêu Tiếng Việt

 

docx 113 trang phuongnguyen 25/07/2022 26480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Dạy thêm Ngữ văn 8 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Dạy thêm Ngữ văn 8 - Học kì 2

Giáo án Dạy thêm Ngữ văn 8 - Học kì 2
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Buổi 38: ÔN TẬP TỔNG HỢP
I. Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học này, Hs có thể
 1. Kiến thức: Củng cố và hệ thống kiến thức về một số đơn vị kiến thức TV đã học: tường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh, trợ từ, thán từ, tình thái từ.
 2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng các đơn vị kiến thức đó..
- kĩ năng viết đoạn văn ngắn có sử dụng kiến thức TV đó học một cách phù hợp.
- Hướng tới hình thành năng lực: hợp tác, cảm thụ, giao tiếp Tiếng Việt, giải quyết vấn đề ...
3. Thái độ
 - Học tập nghiêm túc.
 - Thêm yêu Tiếng Việt
II. Chuẩn bị
 1. GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, phiếu học tập.
 2. HS: Lập bảng thống kê về các kiến thức đã học.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình ôn tập
3. Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức cơ bản
GV gọi HS nhắc lại những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt học kì I
I. Kiến thức cơ bản
1. Trường từ vựng.
2. Từ tượng hình, từ tượng thanh
3. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
4. Một số biện pháp tu từ: nói quá, nói giảm, nói tránh...
5.Trợ từ, thán từ, tình thái từ.
6. Câu ghép.	
7. Các loại dấu câu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Đặt ba câu ghép trong đó: 
a. Câu chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả.
b. Câu chỉ quan hệ tăng tiến.
c. Câu chỉ quan hệ tương phản
Gọi hs trả lời từng câu 1
Gọi 2 HS lên bảng làm
Gọi HS nhận xét, sửa
II. Luyện tập
Bài 1: 
a. Vì trời mưa nên em đến muộn.
b. Trời càng lạnh em càng thích ăn kem.
c. Mẹ cô ấy thì gầy còn bố cô ấy thì béo.
Bài 2: Sử dụng ít nhất là một câu ghép (gạch chân dưới câu ghép đó) nói về đề tài: Chúng ta không nên hút thuốc lá.
Tìm hiểu đề:
?GV: Đề bài này yêu cầu gì về hình thức? 
- HS trả lời: 
+ Đoạn văn diễn dịch, có 8 câu, đánh số câu 
?GV: Về nội dung đề yêu cầu làm gì?
Hs trả lời: tác hại của thuốc lá
- HS viết đoạn, 
- GV gọi 2 HS đọc đoạn văn mình vừa viết.
- GV nhận xét, sửa chữa
Bài 2:
- Về hình thức: Đoạn văn gồm 7 câu, có đánh số câu, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
- Về nội dung: cần phải nêu bật được tác hại của thuốc lá :
+Đối với người hút:
+Đối với cộng đồng
+Đối với đạo đức xã hội
Đoạn văn tham khảo
(1)Thuốc lá có rất nhiều tác hại. (2)Đối với sức khỏe con người, khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người hút mà nó còn tác động cả đến những người không hút xung quanh. (3)Nó cứ thấm dần vào cơ thể, gặm nhấm cơ thể, gây ra bao bệnh tật, đe dọa sức khỏe con người như: viêm phế quản, nhồi máu cơ tim, đất mạch máu não, ung thư, gây dị tật thai nhi, đẻ non,,,. (4)Không những thế hút thuốc lá còn gây hao tổn kinh tế cho gia đình và xã hội. (5) Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, hút thuốc lá cũn hủy hoại hoại lối sống, nhân cách con người. (6)Người lớn hút thuốc nêu một tấm gương xấu cho trẻ em. (7)Nhiều người nghiện thuốc lá, không có tiền nên sinh ra ăn trộm, sống buông thả, sa vào con đường nghiện ngập. (8)Có thể nói thuốc lá là một loại ôn dịch cần phải nhanh chóng loại trừ.
Bài 3:Tìm các từ tượng hình trong đoạn thơ sau đây và cho biết giá trị gợi cảm của các từ:
“Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời
Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Quên tuổi già, tươi mãi đôi mươi !
Ngưòi rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”.
(“Sáng tháng năm” - Tố Hữu)
HS thảo luận, trả lời
GV nhận xét, chốt
HS chữa vào vở
Bài 3:
 * các từ : ung dung, mênh mông, thanh thản, rực rỡ, hốt hoảng, chậpchoạng này đặt trong ngữ cảnh gắn liền với sự vật, hành động làm cho sự vật, hành động trở nên cụ thể hơn, tác động vào nhận thức của con người mạnh mẽ hơn
Bài 4:Tìm trợ từ, thán từ, tình thái từ trong các câu sau :
a. Hào nhìn kỹ, đúng là sếp Thuần.
(Võ Huy Tâm) 
b. Anh Mùi đi chợ về quảy một gánh nặng những khoai lang.
(Dẫn theo Nguyễn Tài Cẩn) 
c. Hừ, quân này to gan thật.
(Ngô Tất Tố) 
d. Ái chà, đau quá!
e. Cuốn truyện này hay ơi là hay!
g. Ô hay, cảnh cũng ưa người nhỉ!
 (Hồ Xuân Hương) 
h. Nào đi tới ! Bác Hồ đã nói 
Phút giao thừa, tiếng hát đêm xuân?
(Tố Hữu) 
i. Cứu tôi với! Bà con ơi!
k. Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé ! (Khánh Hoài) 
l. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang!
- Bác trai đã khá rồi chứ? 
(Ngô Tất Tố) 
m. Thủy lấy con Vệ sĩ ra đặt lên giường tôi, rỗi bỗng ôm ghì lấy con búp bê hôn gấp gáp lên mặt nó rồi thì thào : 
- Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé ! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé ! Xa mày con Em nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào(Khánh Hoài)
HS thảo luận, trả lời
GV nhận xét, chốt
HS chữa vào vở
Bài 4:
- Trợ từ : đúng là, những, là 
- Thán từ : hừ, ái chà, ô hay
- Tình thái từ:nào, với, chứ, nhé.
Bài 5: Cho 2 đoạn văn, tìm các từ cùng trường nghĩa với từ “đau đớn”, “cây cọ”. Gọi tên cho những từ này?
a.Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà chữa đẻ với người khác mà tôi có cản giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ, tôi căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách dấu diếm.
b. Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà quét sân. Mẹ lại đựng hạt giống đầy nón lá cọ treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại đan cả mành cọ và bán cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc cọ về om.
Bài 5: 
a. Các từ cùng trường nghĩa với từ đau đớn là : sợ hãi, thương, căm tức - trường tâm trạng, tình cảm của con người .
b. Các từ cùng trường nghĩa cây cọ là : Chổi cọ, nón lá cọ, mành cọ, lán cọ 
Bài 6:Cho biết ý nghĩa của các từ tượng hình, tượng thanh sau đây: mấp mô, lụ khụ, réo rắt, ú ớ, thườn thượt, lanh lảnh, the thé.
Bài 6:
- mấp mô: chỉ sự không bằng phẳng ( tượng hình )
 miêu tả âm thanh tiếng ho cụ già.
- lụ khụ : 
 gợi tả hình ảnh yếu ớt, tiều tuỵ.
- réo rắt : âm thanh trầm bổng ngân xa.
- ú ớ : Chỉ âm thanh giọng nói không rõ ràng, đứt quãng.
- thườn thượt : chỉ vật dài.
- gập ghềnh : chỉ sự bằng phẳng, lúc xuống lúc lên khó đi.
- lanh lảnh : âm thanh trong, kéo dài, sắc.
- the thé : âm thanh cao, chói tai.
IV. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại các khái niệm đã học? Lấy ví dụ?
- Nắm chắc kiến thức cơ bản đã ôn, học thuộc bài thơ, hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị: Củng cố văn bản “Nhớ rừng”.
Ngày soạn: 20/12/2016
Ngày dạy: ...................
Buổi 39: Ôn tập: Văn bản “NHỚ RỪNG”; ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I.Mục tiêu cần đạt: Học xong bài này, HS sẽ có được:
 1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức cơ bản của văn bản (Tác giả, xuất xứ, nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 - Thuộc được ít nhất 2 đoạn thơ .
 - Nêu được những chi tiết đặc sắc trong văn bản.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết được đặc điểm của tác phẩm thơ lãng mạn trong phong trào thơ mới 1930-1945.
 - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
 - Phát hiện và phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
 - Hướng tới hình thành năng lực: hợp tác, cảm thụ, giao tiếp Tiếng Việt, giải quyết vấn đề ...
 3. Thái độ
 - Bồi đắp thêm lòng yêu nước và trân trọng cuộc sống hòa bình, tự do.
 - Trật tự, tự giác làm bài tập
II. Chuẩn bị
1. GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
2. HS: Lập bảng thống kê về các kiến thức đã học.
	+ Nhóm 1: giới thiệu khái quát
	+ Nhóm 2,3: chuẩn bị bài viết về những hình ảnh thơ đặc sắc
	+ Nhóm 4: sưu tầm các bài thơ khác của Thế Lữ.
III. Tiến trình dạy học
 1.Ổn đinh tổ chức:
 2.Kiểm tra
 3. Bài học
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Củng cố lý thuyết
?GV: Trình bày những hiểu biết cơ bản của em về bài thơ “Nhớ rừng”?
- Tác giả
- Xuất xứ
- Nội dung
- Nghệ thuật
HS trả lời cá nhân
HS nhận xét
GV chốt
Bài 1:
- Tác giả: Thế Lữ.
- Xuất xứ: viết năm 1934. In trong tập “Mấy vần thơ”(1935).
- Nội dung: 
+ Thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khát khao tự do mãnh liệt.
+ Khơi dậy lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
- Nghệ thuật:
+ Cảm hứng lãng mạn tràn đầy : mạch cảm xúc sôi nổi cuồn cuộn tuôn trào.
+ Xây dựng hình tương n.vật trữ tình(con hổ) là biểu tượng thích hợp, đẹp, thể hiện chủ đề bài thơ : Con hổ có vẻ đẹp oai hùng, coi là chúa sơn lâm đầy quyền uy ở chốn nước non hùng vĩ, nay bị tù hãm trong cũi sắt (biểu tượng thích hợp về người anh hùng chiến bại mang tâm sự u uất).
	Cảnh rừng đại ngàn hoang vu, giang sơn của chúa sơn lâm là biểu tượng của thế giới rộng lớn, khoáng đạt, thế giới của tự do >< Cảnh vườn bách thú với cũi sắt và rừng, suối nhân tạo là biểu tượng cho thức tại tù túng, giả dối, tầm thường.
+ Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng : Cảnh sơn lâm hùng vĩ toát lên một vẻ đẹp tráng lệ, khoáng đạt, phi thường, đồng thời rất thơ mộng.
+ Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm...
+ Bài thơ đầy nhạc tính, âm điệu dồi dào, ngắt nhịp linh hoạt. Giọng thơ u uất, bực dọc, dằn vặt, khi thì say sưa tha thiết, hùng tráng, song tất cả vẫn nhất quán, liền mạch và đều tràn đày cảm xúc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
GV hướng dẫn HS luyện đề, rèn kĩ năng đọc – hiểu, phân tích đề
-GV phát PHT
- 3 phút HS đọc phiếu gạch chân những từ khóa quan trọng trong từng câu hỏi.
* Hs làm bài theo nhóm, tìm ý cụ thể cho đoạn văn, sau đó viết đoạn cá nhân.
* Cá nhân lên chữa bài
* GV chữ lỗi về hình thức, bổ sung về nội dung.
Phần I:Mở đầu bài thơ “Nhớ rừng”, Thế Lữ viết:
“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt”
Câu 1. Chép tiếp các câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ thứ nhất của bài “Nhớ rừng”
Câu 2. Giải thích nghĩa của từ “oai linh” trong đoạn thơ vừa chép?
Câu 3. Trong đoạn thơ em vừa chép diễn tả rất rõ tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú? Đó là tâm trạng như thế nào?
Câu 4: Tâm trạng của con hổ chính là tâm sự của con người được gửi gắm. Đó là tâm sự gì?
II.Luyện tập
Phần I:
Câu 1: Học sinh chép chính xác, đúng chính tả các các câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ thứ nhất của bài “Nhớ rừng”.
Câu 2:Giải thích nghĩa của từ “oai linh”: sức mạnh linh thiêng, nhàm chán, đáng chán, đáng khinh, đáng ghét.
Câu 3:
- Hoàn cảnh: Bị giam cầm trong củi sắt của vườn bách thú.
-Nỗi khổ: không được sống tự do, bị tù hãm trong cũi sắt dài ngày: “Ta nằm ...”... Gậm ...khối (sự nghiền ngẫm, trăn trở, dằn vặt vì c/s mất tự do, khinh bỉ, coi thường trước sự ngớ ngẩn hèn kém của kẻ khác...)
- Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạn tầm thường “Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm”.
- Nỗi bất bình vì bị ở chung với loài thú thấp hèn: gấu dở hơi, báo vô tư lự.
Câu 4: 
-Nỗi chán ghét thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.
- Khát vọng được tự do cho cuộc sống được là của chính mình.
Phần II:
Câu 1: Lời nhận xét viết về bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Em hãy chép nguyên văn một khổ thơ mà em thích trong bài thơ ấy?
Câu 3: Tìm và phân tích những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng trong bài thơ?
Câu 4 
a. Vì sao nói bài thơ trên thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? 
b. Theo em, thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình? Viết chuỗi câu khoảng ½ trang giấy thi.
-HS đọc kĩ câu hỏi, phân tích đề bài
- HS thảo luận, trao đổi làm bài
- GV nhận xé, chốt
Phần II
Câu 1: Bài thơ “Nhớ rừng” - Tác giả Thế Lữ 
Câu 2: 
“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi”
Câu 3: 
- Hình ảnh con hổ (chúa sơn lâm đang bị giam cầm trong cũi sắt) là biểu tượng của một người anh hùng bị thất thế sa cơ mang tâm sự u uất đầy bi tráng..
- Cảnh rừng già hoang vu- giang sơn của chúa sơn lâm – là biểu tượng của thế giới rộng lớn khoáng đạt, thế giới của tự do.
- Hình ảnh cũi sắt trong vườn bách thú biểu tượng cho cuộc sống hiện tại tù túng, giả dối, tầm thường.
→ Nhà thơ gửi gắm tâm sự kín đáo của mình
Câu 4: 
a.Vì:
-Tâm trạng ngột ngạt, uất ức, tù túng.
- Nỗi chán ghét thực tại.
- Niềm khát khao tự do
b. Nghị luận xã hội: HS có thể trình bày đoạn văn hoặc bài văn, có các ý sau: (2đ)
 - Nêu văn đề NL: lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay
 - Khái niệm: Lòng yêu nước? Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất VN...
 - Biểu hiện: không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người.
 + đình là là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. 
 + Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người xung quanh. 
 + Thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.
+ Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ: có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn.... Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất...
- Phê phán những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền...
 - Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (2p)
- Ôn tập nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích hình ảnh con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Ôn tập văn bản “Nhớ rừng” (tiếp theo)
Ngày soạn: 20/12/2016
Ngày dạy: ...................
Buổi 40:Ôn tập: Văn bản “NHỚ RỪNG” (tiếp theo)
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt: Học xong bài này, HS sẽ có được:
 1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức cơ bản của văn bản (Tác giả, xuất xứ, nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 - Thuộc được ít nhất 2 đoạn thơ .
 - Nêu được những chi tiết đặc sắc trong văn bản.
 - Phân tích được hỉnh ảnh con hổ qua bức tranh thiên nhiên để thấy được hình tượng con hổ như một bức tranh tứ bình.
 - Củng cố lại những kiến thức TV + lồng ghép bài tập vào câu hỏi đọc hiểu.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết được đặc điểm của tác phẩm thơ lãng mạn trong phong trào thơ mới 1930-1945.
 - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
 - Phát hiện và phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
 - Hướng tới hình thành năng lực: hợp tác, cảm thụ, giao tiếp Tiếng Việt, giải quyết vấn đề ...
 3. Thái độ
 - Bồi đắp thêm lòng yêu nước và trân trọng cuộc sống hòa bình, tự do.
 - Trật tự, tự giác làm bài tập
II. Chuẩn bị
1. GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
2. HS: Lập bảng thống kê về các kiến thức đã học.
	+ Nhóm 1: giới thiệu khái quát
	+ Nhóm 2,3: chuẩn bị bài viết về những hình ảnh thơ đặc sắc
	+ Nhóm 4: sưu tầm các bài thơ khác của Thế Lữ.
III. Tiến trình dạy học
 1.Ổn đinh tổ chức:
 2.Kiểm tra
 3. Bài học
HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV hướng dẫn HS luyện đề, rèn kĩ năng đọc – hiểu, phân tích đề
-GV phát PHT
- 3 phút HS đọc phiếu gạch chân những từ khóa quan trọng trong từng câu hỏi.
* Hs làm bài theo nhóm, tìm ý cụ thể cho đoạn văn, sau đó viết đoạn cá nhân.
* Cá nhân lên chữa bài
* GV chữ lỗi về hình thức, bổ sung về nội dung.
Phần I: Cho câu văn sau:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối”
Câu 1: Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ chứa câu thơ đó?
- 1 HS làm ra bảng phụ, HS khác làm ra vở
- HS nhận xét, GV chốt
Câu 2: Khổ thơ em vừa chép thuộc bài thơ nào? Của ai? Phương thức biểu đạt của bài thơ là gì?
Câu 3: Bài thơ là lời tâm sự của con hổ ở trong vườn bách thú, em hiểu những điều sâu sắc nào trong tâm sự của con người?
Câu 4: Những câu hỏi nghi vấn trong khổ thơ được dùng để làm gì?
Câu 5: Trong khổ thơ em vừa hoàn thành, sử dụng rất thành công một biện pháp tu từ nghệ thuật, đó là gì? Kết hợp với biện pháp nghệ thuật đó, hình ảnh con hổ được miêu tả rất đặc sắc cùng với bức tranh thiên nhiên, nó được gọi là một “bức tranh tứ bình”. Em hãy chứng minh điều trên bằng một đoạn văn khoảng 10 câu. Trong đoạn có sử một một thán từ. (Gạch chân và chỉ rõ)
- HS phân tích đề (cá nhân)
- HS thảo luận nhóm 2 và tìm ý
- HS trình bày dàn ý, GV chốt
Phần I
Câu 1: (HS chép thơ)
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng, 
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, 
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
-Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Câu 2: 
-Bài thơ: “Nhớ rừng” – Thế Lữ
- PTBĐ: Biểu cảm gián tiếp.
Câu 3: Tâm sự của con người:
- Nỗi chán ghét thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.
- Khát vọng tự do cho cuộc sống được là của chính mình.
Câu 4: Bộc lộ sự tiếc nuối quá khứ.
Câu 5: (Gợi ý dàn ý)
Chủ đề
Qua bức tranh thiên nhiên hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên như một “bức tranh tứ bình” lộng lẫy, tuyệt đẹp.
(Bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể)
Cảnh 1
Cảnh 2
Cảnh 3
Cảnh 4
Cảnh vật
Trăng tan bên suối vắng kì ảo.
Ngày mưa chuyển bốn phương ngàn.
Bình minh rộn rã tiếng chim, chan hòa ánh nắng ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm.
Hoàng hôn đỏ, mặt trời chết.
Hình ảnh con hổ
Là một thi sĩ đang tận hưởng ánh trăng đầy lãng mạn.
Mang dáng dấp một đế vương đang say ngắm giang sơn.
Như một chúa của rừng xanh đang say mình trong giấc ngủ.
Anh hùng chờ bóng đêm để tung hoành.
Dẫn chứng
“Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”.
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn / Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới.”
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội /Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”.
“Đâu những chiều ... mặt trời gay gắt”.
Nghệ thuật
đó là một bức tranh thiên nhiên huy hoàng, rực rỡ, náo động, hùng vĩ đầy bí ẩn.
Một loạt điệp từ: nào đâu, đâu những, ta cứ lặp đi lặp lại diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ đối với những cảnh không bao giờ còn được thấy. Và giấc mơ huy hàng đó đã khép lại trong tiếng than u uất: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
-HS diễn đạt thành đoạn văn.
Phần II: Một bạn học sinh đã chép hai câu thơ đầu của bài thơ “Nhớ rừng” như sau:
“Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua”.
Câu 1: Chép như vậy sai ở điểm nào? Hãy chép lại cho đúng nguyên bản?
Câu 2: So sánh các từ chép sai với từ đúng nguyên bản và phân tích để thấy rõ cái hay trong việc dùng từ của Thế Lữ?
Câu 3: Có ý kiến cho rằng: Hai câu thơ đầu đã thể hiện sự đối lập giữa vẻ bên ngoài với nội tâm con hổ. Theo em, nhận xét ấy có đúng không? Vì sao?
Câu 4: Em hãy viết đoạn văn Tổng - Phân - Hợp, trình bày cảm nhận của em về hình ảnh và tâm trạng của con hổ trong bài bài thơ. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động. (Gạch chân chú thích rõ)
Phần II
Câu 1:
-Bạn chép sai từ “ngậm”, “nỗi”.
- Câu đúng:
“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua.
Câu 2: 
-Nghĩa của từ “ngậm” và “gậm” không giống nhau, vì vậy, chép ai từ, ý nghĩa của câu thơ sẽ thay đổi. Con hổ không chấp nhận, không an phận “ngậm” mà nó “gậm khối căm hờn” đó – suy nghĩ, tích tụ nỗi uất hận trong lòng. 
- “nỗi” mang ý nghĩa trừu tượng; “khối” mang ý nghĩa cụ thể. Tưởng như căm hờn đã tích tụ lại thành hình, thành khối mà thành khối, thành hình cụ thể thì mới gậm được.
Câu 3: 
-Nhân xét đo rất đúng:
+ Vẻ ngoài nằm dài, chán nản như buông xuôi.
+ Nhưng nội tâm: căm hờn âm ỉ như sóng ngầm.
Câu 4: 
*Nội dung: Đảm bảo những nội dung cơ bản sau: 
Ý 1: Căm hờn, căm uất, ngao ngán: gậm, khối căm hờn – buông xuôi bất lực: nằm dài trông ngày tháng dần qua (khổ 1)
Ý 2: - Nhớ cháy lòng cháy ruột, khao khát được trở về với thiên nhiên tự do, phóng khoáng: câu hỏi tu từ - Nuối tiếc quá khứ vàng son thời kì được làm chủ thiên nhiên.
Ý 3: Uất hận, chán ghét cuộc sống thực tại (khổ 4) 
Chán chường, khinh miệt cuộc sống thực tại
Ngao ngán, chán ghét cao độ vì cảnh ở vườn bách thú đơn điệu
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò (2p)
- Ôn tập nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích hình ảnh con hổ khi hồi tưởng lại quá khứ. (mạnh mẽ, uyển chuyển, lẫm kiệt)
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Ôn tập văn bản “Quê hương” (tiếp theo)
Ngày soạn: 20/12/2016
Ngày dạy: ...................
Buổi 41:Ôn tập: Văn bản “QUÊ HƯƠNG”
Câu nghi vấn
I. Mục tiêu cần đạt: Học xong bài này, HS sẽ có được:
 1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức cơ bản của văn bản (Tác giả, xuất xứ, nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 - Thuộc được ít nhất 2 đoạn thơ.
 - Nêu được những chi tiết đặc sắc trong văn bản.
 - Phân tích được hình ảnh nghệ trong câu hỏi rèn kĩ năng đọc – hiểu.
 - Củng cố lại những kiến thức câu nghi vấn + lồng ghép bài tập vào câu hỏi đọc hiểu.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết được đặc điểm của tác phẩm thơ lãng mạn trong phong trào thơ mới 1930-1945.
 - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
 - Phát hiện và phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Hướng tới hình thành năng lực: hợp tác, cảm thụ, giao tiếp Tiếng Việt, giải quyết vấn đề ...
 4. Thái độ
 - Bồi đắp thêm lòng yêu nước và trân trọng cuộc sống hòa bình, tự do.
 - Trật tự, tự giác làm bài tập
II. Chuẩn bị
1. GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
2. HS: Học và chuẩn bị bài.
III. Tiến trình dạy học
 1.Ổn đinh tổ chức:
 2.Kiểm tra
3. Bài học
HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Củng cố lý thuyết
Mục tiêu: HS nắm được đặc sắc về nội dung và nghệ thuật văn bản
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình
Thời gian: 5’
- Phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề..
- Gọi đại diện nhóm 2 trình bày phần khái quát
-GV nghe, nhận xét chốt ý
- HS ghi bài
I.Củng cố lý thuyết
- HCST: trích trong tập “Nghẹn ngào”
- Nội dung: Thể hiện tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ
- Nghệ thuật: 
+ miêu tả, sáng tạo nhiều hình ảnh thơ chân xác, bay bổng, lãng mạn.
+ Ngôn ngữ thơ giản dị, trong trẻoI
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
GV hướng dẫn HS luyện đề, rèn kĩ năng đọc – hiểu, phân tích đề
-GV phát PHT
- 3 phút HS đọc phiếu gạch chân những từ khóa quan trọng trong từng câu hỏi.
-Các câu hỏi đọc – hiểu HS làm việc cá nhân.
* Câu hỏi viết đoạn văn, Hs làm bài theo nhóm, tìm ý cụ thể cho đoạn văn, sau đó viết đoạn cá nhân.
* Cá nhân lên chữa bài
* GV chữa lỗi về hình thức, bổ sung về nội dung.
Phần I: Cho câu thơ sau: 
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới”
Câu 1: Chép tiếp những câu thơ để hoàn thành hai khổ thơ liên tiếp.
Câu 2: Đoạn thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Của ai? Nêu thể thơ của bài thơ? Nội dung chính của đoạn thơ là gì? 
Câu 3: Giải thích từ “trai tráng” và “tuấn mã” có trong đoạn thơ vừa chép.
Câu 4: Trong đoạn thơ có chứa các hình ảnh nghệ thuật mang biện pháp tu từ nghệ thuật. Hãy chỉ ra và nêu giá trị biểu cảm của phép tu từ nghệ thuật đó?
II.Luyện tập
Phần I
Câu 1: (HS chép thơ)
Câu 2: 
- Bài thơ: “Quê hương”.
- Tác giả: Tế Hanh.
- Thể thơ: 8 chữ.
- Nội dung: Giới thiệu chung về làng tôi và cành làng chài ra khơi đánh cá.
Câu 3: Giải thích nghĩa của từ:
-“trai tráng”: trai trẻ, khỏe mạnh.
- “tuấn mã”: ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh.
Câu 4: 
a.Hình ảnh 1: 
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”
-Hình ảnh so sánh: chiếc thuyền lướt trên mặt nước như tuấn mã (ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh) và một loạt từ ngữ: hăng, phăng, vượt,... diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền khi ra khơi, làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy sức sống.
b.Hình ảnh 2: 
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...”
->Câu thơ miêu tả cánh buồm căng rất đẹp, một vẻ đẹp lãng mạn với sự so sánh độc đáo. Hình ảnh con thuyền bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng. Nó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài -> bút pháp lãng mạn hóa. (Vật vô tri vô giác trở nên sống động, thiêng liêng và như linh hồn của người dân làng chài.
Phần II
Trong bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Tế Hanh có viết:
“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
Câu 1: Em hãy tóm tắt nội dung đoạn thơ trên bằng một câu văn.
Câu 2: Xác định đề tài và chủ đề của bài thơ “Quê hương” 
Câu 3: Trong bài thơ, hình ảnh cánh buồm được nhắc đến mấy lần? Chép lại các câu thơ chứa hình ảnh đó?
Câu 4: Câu thơ “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,” là lời của ai? Câu thơ gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 5: Câu thơ: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm / Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng?
Câu 6: Bài thơ mang đến cho ta những cảm nhận sâu sắc về hình ảnh con thuyền. Bằng đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu, em hãy làm rõ ý trên. Trong đoạn có sử dụng một câu nghi vấn. (Gạch chân và chỉ rõ).
Phần II
Câu 1: Đoạn văn trong văn bản “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh miêu tả cảnh thuyền đánh cá trở về bến.
Câu 2: 
- Đề tài: Quê hương
- Chủ đề: Tình yêu và nỗi nhớ dành cho quê hương.
Câu 3: 
-Hình ảnh cánh buồm được nhắc đến 2 lần trong bài thơ.
- Câu thơ:
+ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã / Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
+ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng / Rướn thân tráng bao la thâu góp gió”
+ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm / Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
Câu 4: 
-Câu thơ là lời của người dân chài.
- Suy nghĩ: Niềm vui đón thuyền cá thắng lợi trở về, đó cũng là sự mong muốn của người dân về những người trực tiếp chèo thuyền ra khơi họ được an toàn.
Câu 5: 
-Dùng phép nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Tác dụng: Cảm nhận con thuyền như một cơ thế sống, như một phần sự sống lao động ở làng chài gắn bó mật thiết với con người nơi đây.
Câu 6: 
Chủ đề
Hình ảnh con thuyền -> là biểu tượng của người dân làng chài.
Con thuyền khi ra khơi
Con thuyền khi trở về
Con thuyền trên bãi cát
“Chiếc thuyền nhẹ hăng...”
“Cánh buồm giương to...”
“biển lặng cá đầy ghe”
“im bến mỏi trở về nằm”
“Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
-Nghệ thuật: So sánh:
+ Chiếc thuyền – con tuấn mã mạnh mẽ, dũng cảm.
+ Cánh buồm – mảnh hồn làng (gần gũi, có linh hồn)
Con thuyền mang cho người dân cuộc sống ấm no, đầy đủ. Những chiếc ghe đầy những con cá tươi ngon, là lời cảm tạ chân thành trời đất giúp cho sóng yên biển lặng để người dân chài trở về an toàn.
Nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Im, mỏi, nằm, nghe
Khí thế dũng mãnh, sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng cũng là vẻ đẹp của con người. Con thuyền trở nên có hồn...
Có hồn. Con thuyền nghỉ ngơi sau chuỗi ngày làm việc vất vả
Tình cảm của tác giả: Gắn bó sâu nặng, tình yêu thương đằm thắm, tha thiết. 
(HS diễn đạt thành đoạn văn)
Yêu cầu hình thức: 
-Đoạn diễn dịch với câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, khoảng 10 câu.
- Không mắc lỗi chính tả, đặt câu.
- Có YCTV: Câu nghi vấn (Gạch chân và chỉ rõ)
Yêu cầu về nội dung: Diễn đạt đủ cơ bản các ý chính.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (2p)
- Ôn tập nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích những câu văn chứa biện pháp tư từ nghệ thuật.
- Học thuộc nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Ôn tập văn bản “Quê hương”
Ngày soạn: 20/12/2016
Ngày dạy: ...................
Buổi 42:Ôn tập: Văn bản “QUÊ HƯƠNG”
Câu nghi vấn
I. Mục tiêu cần đạt: Học xong bài này, HS sẽ có được:
 1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức cơ bản của văn bản (Tác giả, xuất xứ, nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 - Thuộc lòng bài thơ
 - Nêu được những chi tiết đặc sắc trong văn bản.
 - Phân tích được hình ảnh nghệ trong câu hỏi rèn kĩ năng đọc – hiểu.
 - Củng cố lại những kiến thức câu nghi vấn bằng câu hỏi cụ thể.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết được đặc điểm của tác phẩm thơ lãng mạn trong phong trào thơ mới 1930-1945.
 - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
 - Phát hiện và phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Hướng tới hình thành năng lực: hợp tác, cảm thụ, giao tiếp Tiếng Việt, giải quyết vấn đề ...
 4. Thái độ
 - Bồi đắp thêm lòng yêu nước và trân trọng cuộc sống hòa bình, tự do.
 - Trật tự, tự giác làm bài tập
II. Chuẩn bị
1. GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
2. HS: Học và chuẩn bị bài.
III. Tiến trình dạy học
 1.Ổn đinh tổ chức:
 2.Kiểm tra
3. Bài học
HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV hướng dẫn HS luyện đề, rèn kĩ năng đọc – hiểu, phân tích đề
-GV phát PHT
- 3 phút HS đọc phiếu gạch chân những từ khóa quan trọng trong từng câu hỏi.
-Các câu hỏi đọc – hiểu HS làm việc cá nhân.
* Câu hỏi viết đoạn văn, Hs làm bài theo nhóm, tìm ý cụ thể cho đoạn văn, sau đó viết đoạn cá nhân.
* Cá nhân lên chữa bài
* GV chữa lỗi về hình thức, bổ sung về nội dung.
Bài 1: Tìm câu nghi vấn trong các câu dưới đây, chỉ ra đặc điểm hình thức của các câu nghi vấn đó và cho biết chúng được dùng với mục đích gì?
a. “Tôi quắc mắt:
-Sợ gì? [] Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! (“Dế Mèn phiêu lưu ký” - Tô Hoài)
b. “Thân gầy guộc, lá mong manh
 Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?” 
(“Tre Việt Nam” – Nguyễn Duy)
c. “Cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người ngợm không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?” (“Em bé thông minh)
d. Đồ ngốc! Sao lại lại không bắt con cá đền cái gì? Đòi một cái máng cho lợn ăn không được à?” (“Ông lão đánh cá và con cá vàng”)
Bài 1: 
a. “Sợ gì?” – câu nghi vấn được đánh dấu bằng đại từ nghi vấn “gì” (phủ định việc “sợ” của Dế Mèn: “Tao không sợ gì cả” với sắc thái kiêu căng, tự mãn).
b. “Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?” – câu nghi vấn đánh dấu bằng đại từ nghi vấn “sao” (bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, thán phục với sắc thái tự hào).
c. Cả câu – câu nghi vấn được đánh dấu bằng đại từ nghi vẫn “sao” phủ định việc “chăn dắt bò của Sọ Dừa”: “Không chăn dắt được” với sắc thái phân vân, nghi ngờ.
d. - “Sao lại lại không bắt con cá đền cái gì?” – đánh dấu bằng đại từ nghi vấn “sao” (khẳng định phải bắt

File đính kèm:

  • docxgiao_an_day_them_ngu_van_8_hoc_ki_2.docx