Giáo án Địa lí 6 - Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa cầu: kinh tuyến gốc, Xích đạo, các bán cầu.

- Ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.

- Nhận biết được một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

2. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; liên hệ với Việt Nam nếu có.

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên.

 

docx 6 trang phuongnguyen 26/07/2022 5900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 6 - Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 6 - Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí

Giáo án Địa lí 6 - Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí
Tuần
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Chương 1
BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Bài 1: HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa cầu: kinh tuyến gốc, Xích đạo, các bán cầu.
- Ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.
- Nhận biết được một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; liên hệ với Việt Nam nếu có.
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên.
3. Phẩm chất
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong học tập và cuộc sống.
- Trách nhiệm: tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại.
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.
- Hình thành, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên; ý thức và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thông qua xác định các điểm cực của đất nước trên đất liền...
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGK, SGV, tư liệu tham khảo, quả Địa cầu.
Học sinh: SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Mở đầu
Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
Nội dung: HS dựa vào kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.
Sản phẩm: HS trả lời bằng NNKH.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: Ngày nay các con tàu ra khơi đề có gắn các thiết bị định vị để thông báo vị trí của tàu. Vậy dựa vào đâu để người ta xác định được vị trí của con tàu đang lênh đênh trên biển?
Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ, trả lời.
GV quan sát, gợi ý hướng giải quyết cho HS.
Báo cáo kết quả: GV mời 1 HS trả lời bằng NNKH.
Đánh giá kết quả:
Các HS còn lại chú ý quan sát, đưa ra nhận xét và bổ sung.
GV đánh giá, kết luận và dẫn dắt vào bài mới.
Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến
Mục tiêu: HS tìm hiểu về hệ thống kinh tuyến và vĩ tuyến.
Nội dung: HS làm việc nhóm, quan sát hình 1.1 và kênh chữ SGK.tr114-115 thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm: Phiếu học tập nhóm, HS trình bày sản phẩm bằng NNKH.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu quan sát quả Địa cầu, nhận xét và thảo luận các nội dung trong phiếu học tập sau:
Phiếu học tập
Kinh tuyến
Là các đường nối cực Bắc với cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.
Kinh tuyến gốc
Được đánh số 0, đi qua đài thiên văn Greenwich ở Luân Đôn, nước Anh.
- Kinh tuyến Tây: là những kinh tuyến nằm ở phía tây của kinh tuyến gốc đến kinh tuyến 1800.
- Kinh tuyến Đông: là những kinh tuyến nằm ở phía đông của kinh tuyến gốc đến kinh tuyến 1800.
Vĩ tuyến
Là các vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu, song song với Xích Đạo.
Vĩ tuyến gốc hay còn gọi là Xích Đạo
Chia quả Địa Cầu thành 2 phần bằng nhau, phần bắc là bán cầu Bắc, phần nam là bán cầu Nam.
So sánh các độ dài kinh tuyến
Bằng nhau.
So sánh các độ dài vĩ tuyến
Khác nhau.
Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả: GV mời đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm bằng NNKH.
Đánh giá kết quả:
Nhóm còn lại chú ý quan sát, nhận xét và bổ sung.
GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Tọa độ địa lí
Mục tiêu: HS biết cách xác định tọa độ địa lí trên bản đồ.
Nội dung: HS làm việc cá nhân quan sát hình 1.2 và kênh chữ SGK tr.115 và thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm: HS trả lời bằng NNKH.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ:
Phiếu học tập
Kinh độ của một điểm
Khoảng cách bằng số độ tính từ điểm đó đến kinh tuyến gốc.
Vĩ độ của một điểm
Khoảng cách bằng số độ điểm đó đến đường Xích Đạo.
Tọa độ địa lí
Là kinh độ và vĩ độ của một điểm. 
Tọa độ địa lí điểm A
A (800T, 400B)
Tọa độ địa lí điểm B
B (200B, 400N)
Tọa độ địa lí điểm C
C (400N, 200Đ)
GV hướng dẫn HS cách ghi tọa độ địa lí điểm D trước khi giao nhiệm vụ xác định tọa độ các điểm A, B, C cho HS: D (200N, 400T)
Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ, trả lời.
GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu.
Báo cáo kết quả:
Câu (?1) GV mời mỗi HS trả lời một ý bằng NNKH.
Câu (?2) GV yêu cầu HS viết tọa độ địa lý các điểm lên bảng.
Đánh giá kết quả:
HS chú ý quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn.
Gv đánh giá kết quả của HS, chốt lại nội dung chuẩn kiến thức
Hoạt động 3: Lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
Mục tiêu: HS nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
Nội dung: Quan sát hình 1.3 SGK tr. 115-116 và kênh chữ SGK tr.115, thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm: phiếu học tập nhóm.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS quan sát hình 1.3 SGK tr.115-116 và trả lời câu hỏi.
(?1) Hãy mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của hình 1.3b.
(?2) Hãy mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của hình 1.3c.
Phiếu học tập
Hình 1.3a
- Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau.
-Vĩ tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau.
- Các kinh tuyến và vĩ tuyến vuông góc nhau.
Hình 1.3b
- Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau.
- Vĩ tuyến là những đường tròn song song và cách đều nhau.
Hình 1.3c
- Kinh tuyến là những đường cong song song cách đều nhau.
- Vĩ tuyến cũng là những đường cong song song và cách đều nhau. 
- Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc là đường thẳng vuông góc với nhau.
Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ, làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
GV quan sát, gợi ý các thực hiện cho HS.
Báo cáo kết quả: GV mời mỗi hình một nhóm lên trình bày sản phẩm.
Đánh giá kết quả:
Nhóm còn lại chú ý quan sát, nhận xét và bổ sung chỉnh sửa cho nhóm bạn.
GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của 2 nhóm, chuẩn kiến thức.
Luyện tập
Mục tiêu: Giúp HS củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức vừa học.
Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
Sản phẩm: phiếu bài tập của HS.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào hình 1.4 SGK tr.116 và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Mô tả đặc điểm lưới kinh vị tuyến của bản đồ hình 1.4
Câu 2. Tìm trên bản đồ các vĩ tuyến vòng cực Bắc và vòng cực Nam, chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
Câu 3. Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D.
Phiếu bài tập
Câu 1
- Kinh tuyến là những đường cong song song cách đều nhau. 
- Vĩ tuyến là những đường thẳng song song và cách đều nhau. 
- Kinh tuyến gốc và các vĩ tuyến là đường thẳng vuông góc với nhau.
Câu 2
Vòng cực Bắc: 66033’B.
Vòng cực Nam: 66033’N.
Chí tuyến Bắc: 23027’B
Chí tuyến Nam: 23027’N.
Câu 3
A (1500T, 300B)
B (900Đ, 600B)
C (600Đ, 300N)
D (1500T, 600N)
Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ, hoàn thành bài tập.
GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu.
Báo cáo kết quả: GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình.
Đánh giá kết quả: GV đánh giá thái độ học tập, khả năng thực hiện nhiệm vụ của HS; đánh giá kết quả hoạt động của HS.
Vận dụng
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà.
Sản phẩm: bài tập nhóm.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ:
(?) Quan sát TBĐ Địa lí 6 trang 14, 15 và kiến thức đã học hãy xác định và ghi tọa độ địa lí trên đất liền bốn điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của lãnh thổ nước ta.
Hoạt động này nếu còn thời gian GV hướng dẫn HS làm việc ở lớp, nếu không còn thời gian thì hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà.
Thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát TBĐ Địa lí 6 và kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Dự kiến sản phẩm:
+ Cực Bắc (105020’Đ, 22023’B)
+ Cực Nam (104040’Đ, 8034’B)
+ Cực Đông (109024’Đ, 12040’B)
+ Cực Tây (102009’Đ, 22022’B)
Báo cáo kết quả: HS nộp lại bài tập nhóm cho GV.
Đánh giá kết quả: GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của các nhóm.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_6_bai_1_he_thong_kinh_vi_tuyen_va_toa_do_dia.docx