Giáo án Địa lí 6 - Bài 3: Tìm đường đi trên bản đồ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết xác định hướng trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.

- Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Biết tìm đường đi trên bản đồ.

2. Năng lực

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: dựa theo tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách thực tế giữa hai điểm trên bản đồ.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác, sử dụng hiệu quả kênh hình và kênh chữ trong SGK để có thể thực hiện các nhiệm vụ của GV đưa ra.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: biết đọc bản đồ, tìm đường đi trên bản đồ.

 

docx 5 trang phuongnguyen 26/07/2022 20920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 6 - Bài 3: Tìm đường đi trên bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 6 - Bài 3: Tìm đường đi trên bản đồ

Giáo án Địa lí 6 - Bài 3: Tìm đường đi trên bản đồ
Tuần
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 3: TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết xác định hướng trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.
- Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Biết tìm đường đi trên bản đồ.
2. Năng lực
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: dựa theo tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách thực tế giữa hai điểm trên bản đồ.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác, sử dụng hiệu quả kênh hình và kênh chữ trong SGK để có thể thực hiện các nhiệm vụ của GV đưa ra.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: biết đọc bản đồ, tìm đường đi trên bản đồ.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, có ý thức tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại.
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.
- Có sự vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong học tập và cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGK, SGV, tư liệu tham khảo, bản đồ hành chính Việt Nam
Học sinh: SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Mở đầu
Mục tiêu: Kích thích HS tìm hiểu về tìm đường đi trên bản đồ.
Nội dung: HS vận dụng kiến thức cá nhân để trả lời câu hỏi GV đặt ra.
Sản phẩm: HS trả lời bằng NNKH.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: 
(?) Bạn A từ Đà Lạt đi xuống thành phố Hồ Chí Minh, hiện tại A đang đứng ở Cầu Sài Gòn, A muốn đi tới Dinh Độc Lập thì mà không biết đường đi. Theo em, A có thể sử dụng gì để tìm được vị trí và đường đi đến Dinh Độc Lập?
Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ, có thể trao đổi với bạn để tìm ra câu trả lời.
GV quan sát, gợi ý hướng giải quyết cho HS.
Báo cáo kết quả: GV mời HS nêu hướng giải quyết của mình
Đánh giá kết quả:
Các HS khác chú ý quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn.
GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài mới.
Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Phương hướng trên bản đồ 
Mục tiêu: HS biết xác định phương hướng trên bản đồ.
Nội dung: Sử dụng kênh chữ SGK tr.120 và quan sát hình 3.4 SGK tr.121 để hoàn thành các nhiệm vụ GV đưa ra.
Sản phẩm: Phiếu học tập của HS.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: GV chuyển giao lần lượt từng nhiệm vụ.
* Nhiệm vụ 1: HS sử dụng kênh hình và kênh chữ SGK tr.120 và trả lời các câu hỏi sau:
Phiếu học tập 
Dựa vào đâu để xác định được phương hướng trên bản đồ?
Sử dụng hệ thống kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ.
Các hướng chính và hướng trung gian trên bản đồ.
* Nhiệm vụ 2: HS sử dụng kênh hình SGK tr.121 và trả lời các câu hỏi sau:
(?1) Xác định vị trí của Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập), chợ Bến Thành, Nhà hát Thành phố và Nhà thờ Đức Bà.
(?2) Cho biết Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh ở phía nào của Hội trường Thống Nhất?
(?3) Cho biết Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh ở phía nào của chợ Bến Thành?
Thực hiện nhiệm vụ:
HS sử dụng kênh hình và kênh chữ SGK, suy nghĩ hoàn thành từng nhiệm vụ.
GV quan sát, hỗ trợ, gợi ý hướng thực hiện khi cần.
Báo cáo kết quả:
Nhiệm vụ 1: GV mời HS chia sẻ, trình bày phiếu học tập.
Nhiệm vụ 2: HS mời HS xác định trực tiếp trên bản đồ đối với câu (?1). Còn (?2) và (?3) HS trả lời bằng NNKH.
Đánh giá kết quả:
Các HS còn lại chú ý quan sát, nhận xét và chỉnh sửa, bổ sung (nếu có) cho bạn.
GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS, chốt kiến thức.
Hoạt động 2: Tỉ lệ bản đồ
Mục tiêu: HS tìm hiểu về tỉ lệ bản đồ và cách tính khoảng cách thực tế của 2 điểm trên bản đồ.
Nội dung: Sử dụng kênh chữ SGK tr.121, thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ GV đưa ra.
Sản phẩm: Phiếu học tập.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS sử dụng kênh chữ và kênh hình SGK tr.121, làm việc nhóm và hoàn thành phiếu học tập sau:
Phiếu học tập
Tỉ lệ bản đồ cho biết điều gì?
Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách trên thực địa.
Có bao nhiêu loại tỉ lệ bản đồ? Hãy kể tên và cho ví dụ.
Có 2 loại tỉ lệ bản đồ:
Tỉ lệ số. Ví dụ: tỉ lệ 1: 10.000, có nghĩa với 1 cm đo được trên bản đồ sẽ bằng 10.000 cm (hay 10 m)
Tỉ lệ thước. 
Muốn biết khoảng cách thực tế giữa 2 điểm A và B trên bản đồ làm như thế nào?
Bước 1: Đo khoảng cách giữa A và B trên bản đồ bằng thước.
Bước 2: Lấy số đó dựa vào tỉ lệ bản đồ để tính.
Ví dụ: Tỉ lệ bản đồ là 1: 25.000, độ dài đo được giữa A và B là 2 cm, ta lấy 2 cm * 25.000 = 50.000 cm (hay 50m)
Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận nhóm, khai thác kênh chữ để hoàn thành nhiệm vụ.
GV quan sát, hỗ trợ, gợi ý HS giải quyết vấn đề khi cần.
Báo cáo kết quả: GV mời 1 nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm.
Đánh giá kết quả:
Nhóm còn lại chú ý quan sát, nhận xét và chỉnh sửa bổ sung (nếu có) cho nhóm bạn.
GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và sản phẩm của HS, chốt kiến thức.
Hoạt động 3: Tìm hướng đi trên bản đồ
Mục tiêu: HS biết cách xem bản đồ, tìm đường đi trên bản đồ.
Nội dung: HS khai thác kênh hình SGK tr.121 để tìm đường đi theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: HS tìm được đường đi phù hợp nhất.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát hình 3.4 SGK tr.121 và thực hiện các yêu cầu sau:
(?1) Xác định hướng đi từ Hội trường Thống Nhất đến Nhà hát Thành phố. Sau đó từ Nhà hát Thành phố đến chợ Bến Thành.
(?2) Xác định tuyến đường ngắn nhấn để đi từ Hội trường Thống Nhất đến chợ Bến Thành.
Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ, dựa vào kênh hình để tìm ra câu trả lời.
GV quan sát, gợi ý cho HS.
Báo cáo kết quả: GV yêu cầu HS chia sẻ câu trả lời. 
Đánh giá kết quả:
Các HS còn lại chú ý quan sát, nhận xét, chỉnh sửa (nếu có) cho bạn.
GV đánh giá khả năng thực hiện nhiệm vụ và sản phẩm của HS.
Luyện tập
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa học cho HS.
Nội dung: HS khai thác kênh hình 3.4 và kiến thức vừa học để làm bài tập.
Sản phẩm: Bài làm của HS.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ:
Thực hiện nhiệm vụ:
HS vận dụng kiến thức vừa học và khai thác kênh hình để làm bài.
GV quan sát, hỗ trợ HS khi có yêu cầu.
Báo cáo kết quả: GV mời HS chia sẻ bài làm.
Đánh giá kết quả:
Các HS còn lại quan sát, nhận xét bài làm của bạn.
GV đánh giá khả năng thực hiện nhiệm vụ và bài làm của HS.
Vận dụng
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Nội dung: HS dựa vào bản đồ GV cung cấp và kĩ năng xem bản đồ của bài vừa học để lên kế hoạch đến các địa điểm tham quan ở Đà Lạt một cách hợp lý.
Sản phẩm: Bản kế hoạch của HS.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: GV chuyển giao một phần bản đồ du lịch thành phố Đà Lạt cho HS và yêu cầu HS thực hiện 1 bản kế hoạch đi chơi 1 ngày, ít nhất 3 điểm tham quan trong bản đồ với điểm xuất phát và kết thúc ở đường Bùi Thị Xuân.
Thực hiện nhiệm vụ:
GV hướng dẫn, gợi ý cho HS giải quyết nhiệm vụ ở nhà.
HS chú ý quan sát GV hướng dẫn, vận dụng kiến thức và kĩ năng của bài học thực hiện nhiệm vụ sau giờ học.
Báo cáo kết quả: HS nộp bản kế hoạch cho GV sau 1 tuần.
Đánh giá kết quả: GV đánh giá kĩ năng và khả năng vận dụng bài học của HS vào thực tế. Cho điểm những HS có bản kế hoạch hay, hợp lý.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_6_bai_3_tim_duong_di_tren_ban_do.docx