Giáo án Địa lí 6 - Bài 7: Chuyển động quay quanh mặt trời của trái đất và hệ quả

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Mô tả được chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

- Trình bày được hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa.

2. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác, sử dụng hiệu quả kênh hình và kênh chữ trong SGK để có thể thực hiện các nhiệm vụ của GV đưa ra. Biết dùng quả Địa Cầu và mô hình hoặc hình vẽ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời để trình bày chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: phân tích được hệ quả của việc chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất dẫn đến hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách thích ứng với thời tiết của từng mùa.

 

docx 7 trang phuongnguyen 26/07/2022 19980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 6 - Bài 7: Chuyển động quay quanh mặt trời của trái đất và hệ quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 6 - Bài 7: Chuyển động quay quanh mặt trời của trái đất và hệ quả

Giáo án Địa lí 6 - Bài 7: Chuyển động quay quanh mặt trời của trái đất và hệ quả
Tuần
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 7: 
CHUYỂN ĐỘNG QUAY QUANH MẶT TRỜI 
CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ
– 2 tiết – 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
- Trình bày được hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa.
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác, sử dụng hiệu quả kênh hình và kênh chữ trong SGK để có thể thực hiện các nhiệm vụ của GV đưa ra. Biết dùng quả Địa Cầu và mô hình hoặc hình vẽ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời để trình bày chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: phân tích được hệ quả của việc chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất dẫn đến hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách thích ứng với thời tiết của từng mùa.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Mong muốn tìm hiểu, yêu quý và bảo vệ Trái Đất.
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong học tập và cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGK, SGV, tư liệu tham khảo, quả Địa cầu.
Học sinh: SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Mở đầu
Mục tiêu: Kích thích HS tìm hiểu thêm về chuyển động của Trái Đất
Nội dung: HS dựa vào kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi của GV.
Sản phẩm: HS trả lời bằng NNKH.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ:
(?) Em hãy trình bày hiểu biết của bản thân về câu tục ngữ sau:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Trời tháng mười chưa cười đã tối
Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, làm việc cá nhân
Báo cáo kết quả: GV mời 1 HS trả lời bằng NNKH
Đánh giá kết quả:
Các HS khác quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn.
GV đánh giá câu trả lời của HS, cho điểm và dẫn dắt vào bài mới: Câu tục ngữ cho ta thấy sự dài ngắn khác nhau giữa ngày, đêm theo từng mùa trong năm. Vậy tại sao lại có hiện tượng này? Chúng ta sẽ cũng tìm hiểu bài ngày hôm nay “Chuyển động quanh Mặt trời của Trái Đất và hệ quả” để xem hiện tượng đó có liên quan như thế nào đến sự chuyển động này của Trái Đất.
Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất
Mục tiêu: HS nắm được nguyên lý chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất
Nội dung: HS thảo luận nhóm khai thác hình 7.1 và kênh chữ SGK tr.132 để thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm: Phiếu học tập của HS.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, sử dụng kênh hình và kênh chữ SGK tr.132 để hoàn thành phiếu học tập.
Phiếu học tập
Bảng kiến thức: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất
Quỹ đạo chuyển động: hình elip gần tròn
Hướng chuyển động: từ tây sang đông
Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời hết 1 vòng: 365 ngày 6 giờ (1 năm)
Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời: không đổi, nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’
Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc nhóm, khai thác kênh chữ và kênh hình để hoàn thành nhiệm vụ.
GV gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả: GV yêu cầu 1 nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm mình bằng NNKH.
Đánh giá kết quả:
Nhóm còn lại quan sát, nhận xét cho nhóm bạn, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).
GV đánh giá thái độ tinh thần làm việc nhóm, khả năng khai thác kênh hình, kênh chữ trong SGK để thực hiện nhiệm vụ của HS, nhận xét sản phẩm của nhóm và chốt kiên thức chuẩn.
Hoạt động 2: Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất – Hiện tượng mùa
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm và nguyên nhân sinh ra mùa.
Nội dung: HS làm việc nhóm, khai thác kênh chữ, kênh hình trong SGK theo sự hướng dẫn của GV để thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm: Phiếu học tập, HS thuyết trình sản phẩm bằng NNKH.
Tổ chức thực hiện: 
* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm về mùa
Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc kênh chữ SGK tr.133 và cho biết:
(?1) Mùa là gì?
(?2) Việt Nam có bao nhiêu mùa? Em hãy nêu một số biểu hiện thời tiết và khí hậu khác nhau giữa các mùa?
Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ, trả lời.
GV gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả: GV mời mỗi HS trả lời 1 câu bằng NNKH.
Đánh giá kết quả:
Các HS khác quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn.
GV nhận xét, đánh giá. 
Mùa là một khoảng thời gian của năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. Người ta có thể chia 1 năm gồm mùa nóng và mùa lạnh, mùa khô và mùa mưa hoặc bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
* Nhiệm vụ 2: Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa
Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 2 nhóm, HS làm việc nhóm, quan sát hình 7.1 SGK tr.132, đọc kênh chữ SGK tr.133 và cho biết:
(?1) Vào ngày 22-6, bán cầu Bắc hay bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời hơn?
(?2) Vào ngày 22-12, bán cầu Bắc hay bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời hơn?
(?3) Từ ngày 21-3 đến 23-9 ở bán cầu Bắc là mùa nóng hay mùa lạnh? Vì sao?
(?4) Từ ngày 23-9 đến 21-3 ở bán cầu Bắc là mùa nóng hay mùa lạnh? Vì sao?
Phiếu học tập
Bảng kiến thức: Hiện tượng mùa
Ngày 22-6, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn.
Ngày 22-12, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn.
Từ ngày 21-3 đến 23-9 ở bán cầu Bắc là mùa nóng vì khi đó bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn nên nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng hơn.
Từ ngày 21-3 đến 23-9 ở bán cầu Bắc là mùa lạnh vì khi đó bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời ít hơn nên nhận được ít nhiệt và ánh sáng hơn.
Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc nhóm, khai thác kênh chữ và kênh hình để hoàn thành nhiệm vụ.
GV gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả: GV yêu cầu 1 nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm mình bằng NNKH.
Đánh giá kết quả:
Nhóm còn lại quan sát, nhận xét cho nhóm bạn, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).
GV đánh giá thái độ tinh thần làm việc nhóm, khả năng khai thác kênh hình, kênh chữ trong SGK để thực hiện nhiệm vụ của HS và nhận xét sản phẩm của các nhóm.
Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa là trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, lần lượt bán cầu Bắc và bán cầu Nam lần lượt ngả về phía Mặt Trời. Bán cầu nào ngả nhiều hơn về phía Mặt Trời là thì lúc đó là mùa nóng, và ngược lại nếu ngả ít hơn về phía Mặt Trời là mùa lạnh. Như vậy, trong cùng 1 thời điểm. mùa của 2 bán cầu trái ngược nhau.
Hoạt động 3: Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất – Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân và đặc điểm của hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa.
Nội dung: HS làm việc nhóm, khai thác kênh chữ, kênh hình trong SGK theo sự hướng dẫn của GV để thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm: Phiếu học tập, HS thuyết trình sản phẩm bằng NNKH.
Tổ chức thực hiện:
* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
Chuyển giao nhiệm vụ:
Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc nhóm, khai thác kênh chữ và kênh hình để hoàn thành nhiệm vụ.
GV gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả: GV yêu cầu 1 nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm mình bằng NNKH.
Đánh giá kết quả:
Nhóm còn lại quan sát, nhận xét cho nhóm bạn, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).
GV đánh giá thái độ tinh thần làm việc nhóm, khả năng khai thác kênh hình, kênh chữ trong SGK để thực hiện nhiệm vụ của HS và nhận xét sản phẩm của nhóm.
Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau.
* Nhiệm vụ 2: So sánh sự chênh lệch ngày, đêm theo mùa
Chuyển giao nhiệm vụ:
Phiếu học tập
Bảng kiến thức: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
Điểm A: Nằm trên Xích Đạo
Điểm B: Nằm trên Chí tuyến Bắc
Điểm C: Nằm trên Vòng cực Bắc
So sánh độ dài ngày và đêm:
22 – 6
22 – 12
A
Ngày và đêm bằng nhau
Ngày và đêm bằng nhau
B
Ngày dài, đêm ngắn
Ngày ngắn, đêm dài
C
Không có đêm
Không có ngày
Nhận xét:
Các điểm nằm trên Xích Đạo quanh năm ngày và đêm dài bằng nhau.
Càng xa Xích Đạo về phía 2 cực sự chênh lệch độ dài ngày đêm càng rõ.
Do mùa của 2 bán cầu ngược nhau nên độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu cũng ngược nhau. 
Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc nhóm, khai thác kênh chữ và kênh hình để hoàn thành nhiệm vụ.
GV gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả: GV yêu cầu 1 nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm mình bằng NNKH.
Đánh giá kết quả:
Nhóm còn lại quan sát, nhận xét cho nhóm bạn, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).
GV đánh giá thái độ tinh thần làm việc nhóm, khả năng khai thác kênh hình, kênh chữ trong SGK để thực hiện nhiệm vụ của HS và nhận xét sản phẩm của các nhóm.
Luyện tập
Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức bài học.
Nội dung: HS dựa vào kiến thức của bài học để thực hiện nhiệm vụ
Sản phẩm: HS trình bày sản phẩm bằng NNKH
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ:
(?) Khi thứ tự các mùa ở bán cầu Bắc là xuân, hạ, thu, đông thì các mùa ở bán cầu Nam diễn ra như thế nào?
Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ, có thể thảo luận với bạn.
GV quan sát, hỗ trợ khi có yêu cầu.
Báo cáo kết quả: GV mời 1 HS lên trình bày bằng NNKH.
Đánh giá kết quả:
HS quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn.
GV nhận xét sản phẩm, đánh giá khả năng nắm kiến thức của HS.
Vận dụng
Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Nội dung: HS dựa vào kiến thức và kĩ năng vừa học để thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm: HS trình bày bằng NNKH.
Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: 
(?) Địa phương em đang sinh sống mỗi năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào? Thời gian mỗi mùa thường kéo dài khoảng mấy tháng?
Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ, có thể trao đổi với bạn.
GV quan sát khả năng nhận biết, tìm hiểu địa lí của HS, gợi ý hướng giải quyết cho HS.
Báo cáo kết quả: GV mời HS chia sẻ sản phẩm của mình bằng NNKH.
Đánh giá kết quả:
Các HS khác chú ý quan sát, nhận xét câu trả lời của bạn, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).
GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_6_bai_7_chuyen_dong_quay_quanh_mat_troi_cua_t.docx