Giáo án Địa lí 6 (Cánh diều) - Chương trình cả năm

BÀI MỞ ĐẦU - TẠI SAO CẦN HỌC ĐỊA LÍ?

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. MỤC TIÊU :

1.Kiến thức

- Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.

- Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí.

- Nêu được vai trò của địa lí trong cuộc sống.

2. Năng lực

Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, tìm tòi kiến thức thông qua các thông tin trong bài và các kiến thức được học để hiểu vai trò của các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí và ý nghĩa của việc học môn Địa lí.

3. Phẩm chất

Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Hình ảnh về thiên nhiên, các hiện tượng và đối tượng địa lí, bản đồ tự nhiên của Châu Á

- Bảng KWLH, Bảng phụ nhóm

- SGK, SGV.

 

docx 191 trang phuongnguyen 02/08/2022 26982
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 6 (Cánh diều) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 6 (Cánh diều) - Chương trình cả năm

Giáo án Địa lí 6 (Cánh diều) - Chương trình cả năm
BÀI MỞ ĐẦU - TẠI SAO CẦN HỌC ĐỊA LÍ?
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức
- Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.
- Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí.
- Nêu được vai trò của địa lí trong cuộc sống.
2. Năng lực
Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, tìm tòi kiến thức thông qua các thông tin trong bài và các kiến thức được học để hiểu vai trò của các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí và ý nghĩa của việc học môn Địa lí.
3. Phẩm chất
Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hình ảnh về thiên nhiên, các hiện tượng và đối tượng địa lí, bản đồ tự nhiên của Châu Á
- Bảng KWLH, Bảng phụ nhóm
- SGK, SGV.
Bảng KWLH
K
W
L
H
Em đã có kiến thức gì về môn Địa lí?
Những điều em thấy hứng thú và muốn tìm hiểu về môn Địa lí.
Em học được điều gì qua bài học hôm nay?
Em tiếp tục tìm hiểu thông tin về Địa lí bằng cách nào?
2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Tiết 1
1. Hoạt động: Mở đầu
a. Mục đích: Tạo hứng thú cho HS, kết nối vào bài học mới
b. Nội dung: Đưa ra ý kiến cá nhân của mình để điền thông tin vào cột K, W trong bảng KWLH
Bảng KWLH
K
W
L
H
Em đã có kiến thức gì về môn Địa lí?
Những điều em thấy hứng thú và muốn tìm hiểu về môn Địa lí.
Em học được điều gì qua bài học hôm nay?
Em tiếp tục tìm hiểu thông tin về Địa lí bằng cách nào?
c. Sản phẩm: Hoàn thành cột KW
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv: Học Tiểu học, các em đã được làm quen với kiến thức Địa lí. Từ những kiến thức đã học, kết hợp với những hiểu biết của bản thân, hoàn thành cột K,W trong bảng KWLH
- HS. Nhận bảng KWLH
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS. Nhớ lại kiến thức Địa lí từ Tiểu học và hiểu biết của bản thân để hoàn thành bảng theo yêu cầu
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV: Gọi ngẫu nhiên 3-5 hs chia sẻ
HS: Chia sẻ ý kiến của mình, nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Đánh giá những kiến thức hs còn nhớ, tôn trọng những mong muốn của HS, dẫn vào bài.
HS: Lắng nghe, vào bài mới
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Những câu hỏi chủ yếu khi học Địa lí
a. Mục đích: Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.
b. Nội dung: Đọc mục 2, quan sát lược đồ, theo dõi video thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ
c. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi
d. Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu những câu hỏi: Cái gì? Ở đâu?
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: cho cả lớp quan sát lược đồ tự nhiên của Châu Á
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích và đặt mẫu hai câu hỏi:
- Đỉnh núi nào cao nhất thế giới? (Everest cao 8.848 m )
- Đỉnh núi đó nằm ở đâu nào? ( nằm ở giữa biên giới Nepal và Tây Tạng, thuộc dãy Himalaya)
Nhiệm vụ:
Đọc phần 1, mục 1 SGK/ T102 và quan sát lược đồ tự nhiên Châu Á, hãy đặt câu hỏi Cái gì? Ở đâu? Gắn với các đối tượng và hiện tượng địa lí mà em gặp hàng ngày trong cuộc sống.
I/ Những câu hỏi chủ yếu khi học Địa lí
- Câu hỏi Cái gì? Ở đâu
-> Khái niệm, đặc điểm, phân bố của đối tượng và hiện tượng địa lí.
- Câu hỏi Như thế nào? Tại sao? -> Thuộc tính và mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: 
+ Hoạt động cá nhân (1 phút): Đọc mục 1/SGK, quan sát lược đồ, đặt 2 câu hỏi
+ Hoạt động cặp đôi: Trao đổi 3 phút câu hỏi đã đặt 
- GV 
+ Theo dõi, quan sát hoạt động của HS 
+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi tiến hành tìm kiếm thông tin câu trả lời từ lược đồ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv: Yêu cầu HS đại diện bày sản phẩm.
- HS
 + Đại diện một nhóm báo cáo sản phẩm 
 + Đại diện các nhóm khác nhận xét, chia sẻ.
Dự kiến sản phẩm
1.Con sông nào dài nhất Châu Á? (Trường Giang)
2. Con sông đó chảy qua đất nước nào? (Trung Quốc)
3. Kể tên một số thắng cảnh nổi tiếng của Châu Á? 
( Vịnh Hạ Long, Cây cầu sống, Hồ Nepal, hang Sơn Đoòng)
4.Các thắng cảnh đó ở quốc gia nào? (Việt Nam, Ấn Độ, Nepal, Việt Nam)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các nhóm. 
- Chốt kiến thức ghi bảng 
Nhiệm vụ : Tìm hiểu những câu hỏi: Như thế nào? Tại sao?
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ:
1.Xem vi deo:
https://www.youtube.com/watch?v=SmAEYd-OVKQ
 Đặt một câu hỏi Như thế nào? Tại sao? gắn với hiện tượng địa lí xuất hiện trong video?
2. Đọc phần 2, mục 1 SGK/ T102 , hãy đặt một số câu hỏi Như thế nào? Tại sao? Gắn với các đối tượng và hiện tượng địa lí mà em gặp hàng ngày trong cuộc sống.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: 
+ Hoạt động cá nhân (2 phút): Xem video, Đọc phần 2- mục 1/SGK, , đặt câu hỏi
+ Hoạt động nhóm: Trao đổi 5 phút câu hỏi đã đặt 
- GV 
+ Theo dõi, quan sát hoạt động của HS 
+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi tiến hành tìm kiếm thông tin câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv: Yêu cầu HS đại diện các nhóm bày sản phẩm.
- HS
 + Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm 
 + Đại diện các nhóm khác nhận xét, chia sẻ.
Dự kiến sản phẩm
1.
CH1.Mưa được hình thành như thế nào?
Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước trong không khí bị ngưng tụ tạo thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất tạo thành mưa.
CH2: Tại sao mưa đá lại xuất hiện vào đầu mùa hạ?
Hiện tượng mưa đá cũng thường xuất hiện trong các tháng chuyển tiếp giữa thời tiết lạnh sang nóng hoặc ngược lại. Các tháng này thường có sự giao tranh mãnh liệt giữa các khối không khí nóng và lạnh có bản chất trái ngược nhau. Chính sự giao tranh này tạo nên những vùng đối lưu rất mạnh gây mưa rào và dông, kèm theo mưa đá.
2.
CH1.Tại sao lại có ngày và đếm trên Trái Đất.
Do Trái Đất liên tục quy quanh trục và quay quanh Mặt trời.
CH2. Tại sao Trái Đất quay mà con người không bị hắt văng ra.
Sức hút của Trái Đất là nguyên nhân làm cho người và các vật xung quanh không thể văng ra khỏi Trái đất.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các nhóm. 
- Chốt kiến thức ghi bảng 
Hoạt động 2: Những kĩ năng chủ yếu khi học Địa lí
a. Mục đích: Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm các kĩ năng Địa lí trong học tập và sinh hoạt.
b. Nội dung: Đọc mục 2 trang 102 SGK thảo luận hoàn thành nhiệm vụ
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời: các kĩ năng chủ yếu khi học địa lí 
Dự kiến sản phẩm
1.Để học tốt môn Địa lí cần có những công cụ hỗ trợ nào?
-Công cụ: biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu, video, tranh ảnh, mô hình...
2. Tiết học trước, chúng ta đã được làm quen với công cụ hỗ trợ nào để giờ học thêm sinh động?
-Lược đồ, video
3. Em thích nhất điều gì khi học Địa lí
Hs tự bộc lộ
4. Khi học Địa lí cần có những kĩ năng chủ yếu nào?
-Sử dụng công cụ học tập
- Kĩ năng tổ chức học tập ở thực địa.
- Kĩ năng khai thác thông tin từ Internet.
d. Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 GV tổ chức thảo luận cặp đôi và theo lớp, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:
Đọc thông tin mục 2/SGK T102, cho biết
1.Để học tốt môn Địa lí cần có những công cụ hỗ trợ nào?
2. Tiết học trước, chúng ta đã được làm quen với công cụ hỗ trợ nào để giờ học thêm sinh động?
3. Em thích nhất điều gì khi học Địa lí
3. Khi học Địa lí cần có những kĩ năng chủ yếu nào?
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
II/ Những kĩ năng chủ yếu khi học Địa lí
- Sử dụng các công cụ học tập: bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, mô hình
- Kĩ năng tổ chức học tập ở thực địa.
- Kĩ năng khai thác thông tin từ Internet.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: Đọc mục 2, suy nghĩ thảo luận cặp đôi và trả lời
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ: gọi tên các công cụ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv: Yêu cầu HS đại diện các nhóm bày sản phẩm.
- HS
 + Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm 
 + Đại diện các nhóm khác nhận xét, chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Đánh giá, Chuẩn kiến thức, ghi bảng và chuyển sang nhiệm vụ sau
Gv giới thiệu về một kĩ năng mới mẻ và hữu ích trong bộ môn Địa lí: Internet
Lưu ý cần tìm kiếm nguồn tài liệu tin cậy, chính thống. Các thông tin trên các các thông tin của chính phủ, liên hiệp quốc, các tổ chức khoa học Cách nhận diện các trang đó là địa chỉ trang Wed thường có đuôi org hoặc gov
Ví dụ khi tìm hiểu về sao băng vào địa chỉ trang Wed https://vi.wikipedia.org/
Mưa sao băng Alpha-Monocerotid, 1995
Tiết 2
Hoạt động 3: Địa lí và cuộc sống.
a. Mục đích: Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí. Nêu được vai trò của địa lí trong cuộc sống.
b. Nội dung: đọc mục 3/SGK T112, câu chuyện mục 2 sgk T111, hoàn thành nhiệm vụ
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện. 
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Nhiệm vụ 1.Tìm hiểu sự lí thú của việc học môn Địa lí
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Đọc thông tin mục 3/SGK T103, cho biết
1. Nêu những điều lí thú khi em học môn Địa lí
2. Lấy ví dụ cụ thể
III/ Địa lí và cuộc sống
- Sự lí thú của việc học môn Địa lí:
+ Khám phá tự nhiên và xã hội trên thế giới.
+ Giải thích các hiện tượng tự nhiên và kình tế xã hội.
+ Ý nghĩa của không gian sống
- Vai trò, giúp:
+ Phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
+ Tự tin đi bất cứ vùng đất nào.
+ Ứng xử trước các tình huống thực tiễn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: Hoạt động cá nhân (2 phút): Đọc mục 3, khai thác thông tin để hoàn thành nhiệm vụ.
- GV 
+ Theo dõi, quan sát hoạt động của HS 
+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi lấy ví dụ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv gọi ngẫu nhiên 1 HS trình bày
- Hs trình bày, nhận xét, chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của HS
- Chốt kiến thức ghi bảng 
Dẫn chuyển sang nhiệm vụ sau.
Nhiệm vụ 2. Vai trò của Địa lí trong cuộc sống
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Đọc thông tin mục 3/SGK T103, cho biết
1. Kiến thức và kĩ năng địa lí có vai trò như thế nào trong cuộc sống
2. Kể một số hiện tượng địa lí đang diễn ra hàng ngày nơi em sống.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: Hoạt động cá nhân (2 phút): Đọc mục 3, khai thác thông tin để hoàn thành nhiệm vụ.
- GV 
+ Theo dõi, quan sát hoạt động của HS 
+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi lấy ví dụ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv gọi ngẫu nhiên 1 HS trình bày
- Hs trình bày, nhận xét, chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của HS
- Chốt kiến thức ghi bảng 
3. Hoạt động : Luyện tập.
a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học 
b. Nội dung: Đưa ra ý kiến cá nhân của mình để điền thông tin vào cột L, H trong bảng KWLH
Bảng KWLH
K
W
L
H
Em đã có kiến thức gì về môn Địa lí?
Những điều em thấy hứng thú và muốn tìm hiểu về môn Địa lí.
Em học được điều gì qua bài học hôm nay?
Em tiếp tục tìm hiểu thông tin về Địa lí bằng cách nào?
c. Sản phẩm: Hoàn thành bảng KWLH
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Qua nội dung bài học , hoàn thành 2 cột còn lại (L,H) trong bảng KWLH
HS: lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS. Nhớ lại kiến thức Địa lí từ bài học để hoàn thành bảng theo yêu cầu
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV: Gọi ngẫu nhiên 3-5 hs chia sẻ
HS: Chia sẻ ý kiến của mình, nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Đánh giá những kiến thức đã học của hs, tôn trọng ý kiến của Hs
HS: Lắng nghe, vào bài mới
4. Hoạt động: Vận dụng
a. Mục đích: HS tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay
b. Nội dung: Tìm kiếm thông tin từ Internet, sách tài liệu để hoàn thành nhiệm vụ
c. Sản phẩm: các video, hình ảnh về hành tinh trong hệ Mặt trời, video về chuyển động của Trái đất quay quanh trục, quay quanh Mặt trời, 
d. Tổ chức thực hiện.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ
 Hãy tìm kiếm thông tin trên internet hoặc các nguồn tài liệu khác để trình bày một vấn đề bất kì về Trái Đất (Ví dụ các hành tinh trong hệ Mặt trời, video về chuyển động của Trái đất quay quanh trục, quay quanh Mặt trời, )
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà
- HS hỏi đáp ngắn gọn những điều cần tham khảo, tìm kiếm thông tin trên Internet, sách tài liệu 
- GV dặn dò Hs tự làm tại nhà, giới thiệu một số trang Wed chính thống
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Trình bày trong các tiết học sau có liên quan đến nội dung tìm hiểu
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá ý thức thực hiện và kết quả hoạt động của HS.
BÀI 1. HỆ THỐNG KINH VĨ TUYẾN.
TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ CỦA MỘT ĐỊA ĐIỂM TRÊN BẢN ĐỒ (1 TIẾT)
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu.
- Ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.
2. Năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực riêng:
	+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Định hướng không gian qua xác định các đường kinh, vĩ tuyến, các bán cầu và xác định tọa độ địa lí của một địa điểm.
	+ Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ của địa lí học thong qua khai thác tài liệu tranh ảnh, văn bản, quả Địa Cầu.
	+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ thực tiễn để xác định tọa độ địa lí của một địa điểm thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin.
3. Phẩm chất
- Bài học góp phần hình thành cho HS các phẩm chất như: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên 
- Quả Địa Cầu
- Hình 1.2. Các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên quả Địa Cầu
- Hình 1.3. Hệ thống các đường kinh tuyến, vĩ tuyến
- Hình 1.4. Lược đồ khu vực châu Âu
- Hình ảnh, video về các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền của nước ta.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa
- Vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Mở đầu (5 phút)
a. Mục tiêu: 
- Tạo tình huống cho tiết học và sự tò mò hứng thú cho HS.
b. Nội dung: 
- HS quan sát máy chiếu, trả lời câu hỏi tình huống.
c. Sản phẩm: 
- HS vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- HS trả lời câu hỏi tình huống: Tuấn cùng bố đi câu cá trên biển. Tình cờ hai bố con nhận được tín hiệu cấp cứu của một tàu bị nạn tại vị trí (100B, 1100Đ). Hãy giúp Tuấn và bố của Tuấn xác định vị trí của con tàu bị nạn trên bản đồ để thông báo với đội cứu hộ trên biển?
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi 3 HS lên xác định vị trí của tàu bị nạn trên bản đồ.
Bước 4:Kết luận, nhận định: 
- GV trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
* Lưu ý: GV chia nhóm để thực hiện các nhiệm vụ trong tiết học. GV cử thư kí cho tiết học. Đại diện nhóm trả lời chính xác các nhiệm vụ học tập sẽ nhận được sao của GV. Nhóm nào tích lũy được nhiều sao là nhóm giành chiến thắng.
2. Hình thành kiến thức mới (30 phút)
HOẠT ĐỘNG 1: KINH TUYẾN VÀ VĨ TUYẾN - 15’
a. Mục tiêu: 
- Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo và các bán cầu.
b. Nội dung: 
- HS quan sát trên máy chiếu, sử dụng SGK để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: 
- HS tìm hiểu kiến thức và xác định được trên quả Địa Cầu những kiến thức sau:
d. Tổ chức hoạt động:
HĐ của GV và HS
Nội dung cần đạt
NHỆM VỤ 1: Tìm hiểu về kinh tuyến gốc, xích đạo và các bán cầu
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Yêu cầu HS dựa vào hình 1.2, kiến thức trong SGK trang 103, 104 và trao đổi theo nhóm xác định kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu trên quả Địa Cầu.
Hình 1.2. Các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên quả Địa Cầu
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tự nghiên cứu nhiệm vụ trong thời gian 1 phút.
- HS trao đổi theo nhóm để tìm hiểu kiến thức và xác định kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu trên quả Địa Cầu trong thời gian 3 phút.
- GV quan sát và trợ giúp các nhóm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên thành viên của từng nhóm trình bày các khái niệm và xác định trên quả Địa Cầu kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu. Các nhóm khác nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Nhóm nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 sao của GV. 
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chuẩn hóa kiến thức.
NHỆM VỤ 2: Xác định kinh tuyến gốc, xích đạo và các bán cầu
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Trò chơi: “Cần gì cần gì?”. Mỗi nhóm được cung cấp 2 dải giấy đề can màu xanh, đỏ và 2 hình tròn nhỏ màu xanh, 2 hình tròn màu đỏ. GV hô: Tôi cần? HS đáp: Cần gì cần gì? Trước mỗi yêu cầu sau:
	+ Dán dải giấy màu xanh vào đường kinh tuyến gốc.
	+ Dán dải giấy màu đỏ vào đường xích đạo.
	+ Dán hình tròn đỏ vào vị trí của 1 thành phố ở bán cầu Bắc và 1 thành phố bán cầu Nam.
	+ Dán hình tròn xanh vào vị trí của 1 thành phố ở bán cầu Đông và 1 thành phố bán cầu Tây.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Các nhóm bóc sẵn các dải giấy và hình tròn.
- Các nhóm thảo luận và cùng nhau hoàn thành các nhiệm vụ của GV đưa ra trong thời gian 20 giây.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS với vai trò ban giám khảo sẽ hỗ trợ GV kiểm tra kết quuar của các nhóm.
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- Nhóm nào hoàn thành chính xác và nhanh nhất các nhiệm vụ của GV sẽ nhận được 2 sao. Các nhóm còn lại hoàn thành chính xác, thời gian chậm hơn sẽ nhận được 1 sao. 
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
1. Kinh tuyến và vĩ tuyến
a. Tìm hiểu kiến thức
- Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến đi qua đàu thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân-đôn nước Anh, được đánh số 00
 + Bán cầu Đông nằm bên phải của kinh tuyến gốc.
 + Bán cầu Tây nằm bên trái của kinh tuyến gốc.
- Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo, được đánh số 00
 + Bán cầu Bắc nằm phía trên đường xích đạo.
 + Bán cầu Nam nằm bên dưới đường xích đạo.
b. Xác định được trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo và các bán cầu
HOẠT ĐỘNG 2: TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ CỦA MỘT ĐIỂM TRÊN BẢN ĐỒ - 15’
a. Mục tiêu: 
- Ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.
b. Nội dung: 
- HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để thực hiện các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ.
d. Tổ chức hoạt động:
NHỆM VỤ 1: Tìm hiểu tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK trang 104, 105, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ Kinh độ, vĩ độ là gì? Kinh độ Tây, kinh độ Đông là gì? Vĩ độ Bắc, vĩ độ Nam là gì?
+ Tọa độ địa lí của một địa điểm là gì? Nêu cách viết tọa độ địa lí cuat một địa điểm?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghiên cứu, suy nghĩ và trả lời.
- GV quan sát và trợ giúp HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Một số HS trình bày.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- HS nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 sao cho nhóm của mình. 
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, kết quả hoạt độ và chốt kiến thức.
NHỆM VỤ 2: Ghi tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu nhiệm vụ: Có các kho báu được cất giấu ở các điểm B,C trong hình 1.3 và H,K trong hình 1.4. Hãy ghi lại tọa độ lí của điểm B,C,H,K để tìm được kho báu đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận theo cặp và ghi lại kết quả.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Một số HS trình bày.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, kết quả hoạt động. 
- HS ghi chính xác vị trí của các điểm sẽ được bốc thăm nhận các kho báu. HS nào trả lời đúng sẽ nhận được 1 sao cho nhóm của mình. 
- GV chốt kiến thức.
* Lưu ý: GV hỏi lại tình huống mở bài: Bạn nào là người đã xác định đúng của vị trí tàu bị nạn? HS trả lời và phan tích lõi sai của các đáp án còn lại.
2. Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ
- Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ, từ kinh tuyến gốc độ đến kinh tuyến đi qua điểm đó.
- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ, từ vĩ tuyến gốc đến vĩ tuyến đi qua điểm đó.
- Kinh độ và vĩ độ của một địa điểm được gọi là tọa độ địa lí.
- Cách viết tọa độ của một địa điểm: vĩ độ trước, kinh độ sau.
- Ghi được tọa độ của một địa điểm theo yêu cầu trên bản đồ và quả Địa Cầu
B (100Đ, 200B)
C (100T, 100N)
H (400Đ, 600B)
K (200Đ, 400B)
3. Luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu: 
- Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS.
b. Nội dung: 
- HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lười câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Trò chơi “Rung chuông Vàng”
- Luật chơi: Có 1 bộ câu hỏi gồn 6 câu. HS trả lời vào bảng. Nếu HS trả lời đúng thì được trả lời câu tiếp theo, ngược lại HS không trả lời đúng sẽ phải dừng cuộc chơi. Những HS còn lại cuối cùng trả lời đúng câu hỏi được vinh danh là những người xuất sắc nhất và giành chiến thắng. Bộ câu hỏi:
Câu 1: Vĩ tuyến nào dài nhất?
Câu 2: Vĩ tuyến nào ngắn nhất?
Câu 3: Độ dài đường kính tuyến gốc so với các kinh tuyến khác như thế nào?
* Quan sát hình 1.3, trả lời các câu hỏi:
Câu 4: Ghi tọa độ địa lí của điểm D
Câu 5: Ghi tọa độ địa lí của điểm E.
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Xích đạo
Câu 2: Vĩ tuyến 66° 33′ 38″ vĩ Nam, Bắc
Câu 3: Độ dài của kinh tuyến gốc bằng độ dài của các kinh tuyến khác
Câu 4: D (600Đ, 00)
Câu 5: E (300Đ, 200N)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và viết vào bảng trong thời gian 20 giây.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS giơ đáp án
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chiếu đáp án, HS đối chiếu và tự chấm. GV tặng 3 sao cho nhóm có nhiều HS rung được chuông vàng nhất.
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, kết quả hoạt động.
4. Vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: 
- Vận dụng kiến thức tọa độ địa lí để tìm vị trí thành phố/thủ đô của một số quốc gia và nêu cách xác định ttoaj độ địa lí của một địa điểm thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin.
b. Nội dung: 
- HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS hoàn thanh câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS:
+ Hãy ghi tọa độ địa lí của 1 thành phố/thủ đô vừa ở bán cầu Bắc và vừa ở bán cầu Đông mà các nhóm xác định trên quả Địa Cầu ở nhiệm vụ 2 hoạt động 1.
+ Ngoài cách xác định tọa độ địa lí của một địa điểm thông qua bản đồ hoặc quả Địa Cầu. Hãy nêu cách khác có thể xác định được tọa độ địa lí của một địa điểm trên Trái Đất.
Gợi ý trả lời:
+ Tọa độ địa lí của Luận Đôn: khoảng (00, 510B); Hà Nội: khoảng (1050Đ, 210B)
+ Cách khác có thể xác định được tọa độ địa lí của một địa điểm trên Trái Đất: dựa vào mặt trời và các ngôi sao lớn bất kì, dựa vào GPS...
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án, ghi vào Phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi nhóm có kết quả nhanh nhất. 
- HS khác nận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS và tặng 1 sao cho nhóm trả lời đúng và nhanh nhất.
TÊN BÀI DẠY
 Bài 2. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BẢN ĐỒ
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được một số lưới kinh, vĩ tuyến trên bản đồ thế giới
- Biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải của bản đồ hành chính, bản đồ địa hình
- Biết xác định phương hướng trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế giữa hai điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
* Năng lực Địa Lí 
- Nhận biết thế giới theo quan điểm không gian: biết xác định phương hướng trên bản đồ
- Sử dụng các công cụ địa lí: khai thác tài liệu văn bản; sử dụng bản đồ: nêu được các yếu tố cơ bản của bản đồ, biết sử dụng tỉ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm.
- Hình thành và phát triển các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thồn qua các hoạt động học tập
3. Phẩm chất
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
- Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Quả Địa Cầu.
- Hình 2.1 hoặc video clip mô phỏng hình chuyển từ mặt cong của TĐ sang mặt phẳng (nếu có)
- Hình 2.2. Một dạng phép chiếu bản đồ có các đường kinh tuyến và vĩ tuyến đều là cá đường thẳng.
- Hình 2.3. Một dạng phép chiếu bản đồ có các đường kinh tuyến chụm lại ở hai cực, các đường vĩ tuyến là những đường thẳng.
- Hình 2.4. Các loại kí hiệu bản đồ.
- Hình 2.5. Các dạng kí hiệu bản đồ.
- Hình 2.6. Bảng chú giải bản đồ.
- Hình 2.7. Một số phường của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.
- Hình 2.8. Ba cách thể hiện tỉ lệ bản đồ.
- Hinh 2.9. Đo khoảng cách bằng com-pa hoặc mảnh giấy.
- Hình 2.10. Đo khoảng cách giữa hai điểm theo đường gấp khúc.
- Hình 2.11. Các hướng chính.
- Hình 2.12. Xác định phương hướng dựa vào các lưới kinh vĩ tuyến.
- Hình 2.13. Xác định phương hướng dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc.
- Phiếu học tâp, phiếu đánh giá kết quả thảo luận nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Sách giáo khoa
- Vở ghi
- Đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Mở đầu
a. Mục tiêu: 
- Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.
- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.
b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
(?) Lớp bạn A đang có dự định đi tham quan một số địa điểm ở Thủ đô Hà Nội. Địa điểm xuất phát là từ tp Hưng Yên. Lớp bạn A đang loay hoay không biết đường đi như thế nào. Theo em, lớp của bạn A có thể sử dụng gì để tìm được đường đi đến đến Thủ đô Hà Nội?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
GV: Cho HS hoạt động theo cặp đôi để trả lời câu hỏi liên quan đến tình huống trên.
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV:
+ Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày.
+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).
- HS:
+Bàn luận, trả lời câu hỏi của GV.
+ Đại diện cặp đôi trả lời câu hỏi tình huống
+ Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới.
Bản đồ có vai trò rất quan trọng trong học tập và đời sống. Vậy trên bản đồ có các kí hiệu gì? Làm thế nào để xác định được phương hướng và tìm đường đi trên bản đồ. Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp các em có được các kiến thức về bản đồ.
- HS: Lắng nghe, vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Một số lưới kinh, vĩ tuyến trên bản đồ thế giới
a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
b. Nội dung: Tìm hiểu một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập của HS.
d. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- GV: Trước khi đi tìm hiểu về kinh, vĩ tuyến, các em quan sát kênh hình SGK+ bản đồ thế giới, Việt Nam treo tường. Cho cô biết:
? Em hiểu bản đồ là gì?
- HS: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phăng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ.
- GV giải thích: Để vẽ được bản đồ thì cần có rất nhiều cơ sở trong đó phải dựa vào hệ thống kinh, vĩ tuyến, phép chiếu đồ...
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV cho HS thảo luận theo nhóm cặp đôi, quan sát H2.1; H2.2; H2.3 và thông tin trong SGK, hoàn thành các nhiệm vụ:
1. Để thể hiện toàn bộ Trái Đất thì giữa quả Địa Cầu và bản đồ, phương tiện nào thể hiện đúng hơn?
2. Quan sát H2.2 và H2.3, hãy cho biết hình nào có độ chính xác hơn khi thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất trên bề mặt bản đồ?
3. Quan sát H2.2 và H2.3, hãy nhận xét về diện tích đảo Grin-len so với lục địa Nam Mỹ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
GV: Cho HS hoạt động theo cặp đôi để trả lời câu hỏi liên quan đến tình huống trên.
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV:
+ Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày.
+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).
- HS:
+ Thảo luận, trả lời câu hỏi của GV.
+ Đại diện cặp đôi trả lời câu hỏi tình huống
+ Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
* Dự đoán kết quả trình bày
1. Để thể hiện toàn bộ Trái Đất thì giữa quả Địa Cầu và bản đồ, phương tiện thể hiện đúng hơn là bản đồ.
2. H2.3 có độ chính xác hơn khi thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất trên bề mặt bản đồ
3. H2.2 diện tích đảo Grin-len (2 triệu km2) so với lục Địa Nam Mĩ (18 triệu km2): độ sai lệch lớn hơn.
H2.3 diện tích đảo Grin-len (2 triệu km2) so với lục Địa Nam Mĩ (18 triệu km2): độ sai lệch nhỏ hơn.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
*GV mở rộng: Ý nghĩa của việc sử dụng một số loại lưới kinh vĩ tuyến khác nhau trong cuộc sống.
+ Hình 2.2 có các đường kinh tuyến và vĩ tuyến đều là cá đường thẳng. Phép chiếu sử dụng trong hình này là phép chiếu hình trụ đứng. Kinh, vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song. 
+ Hình 2.3 có các đường kinh tuyến chụm lại ở hai cực, các đường vĩ tuyến là những đường thẳng. Phép chiếu sử dụng trong hình này là phép chiếu phương vị ngang. 
--> Cả 2 phép chiếu này đều có điểm chung là khu vực Xích đạo tương đối chính xác, càng xa Xích đạo mức độ chính xác càng giảm. Hai 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_6_canh_dieu_chuong_trinh_ca_nam.docx