Giáo án Địa lí 6 (Công văn 5512) - Bài 17: Lớp vỏ khí
Nội dung kiến thức:
- Biết được thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí.
- Biết vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí.
- Biết các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao và đặc điểm chính của mỗi tầng.
- Trình bày được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh, đại dương, lục địa.
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: quan sát hình ảnh và phân tích biểu đồ.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 6 (Công văn 5512) - Bài 17: Lớp vỏ khí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 6 (Công văn 5512) - Bài 17: Lớp vỏ khí
Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ Họ và tên giáo viên: ............................. TÊN BÀI DẠY: LỚP VỎ KHÍ Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (1 tiết) Nội dung kiến thức: - Biết được thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí. - Biết vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí. - Biết các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao và đặc điểm chính của mỗi tầng. - Trình bày được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh, đại dương, lục địa. I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. - Năng lực tìm hiểu địa lí: quan sát hình ảnh và phân tích biểu đồ. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Sơ đồ các khối khí. - Tranh ảnh, viddeo một số các hiện tượng thời tiết. - Phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh - Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - HS biết được vai trò của khí Ôxi với sự sống. - Tạo hứng thú với bài học. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi lên bảng được các ý cơ bản. + Không có sự sống. + Không thở được. + Lửa không thể cháy được. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV phổ biển thể lệ trò chơi: “Ai nhanh hơn” - Cả lớp cùng quan sát trong 1 phút. - Cử 3 HS của 3 tổ lên bảng, trong vòng 2 phút cùng ghi lên bảng những điều khủng khiếp sẽ xảy với con người nếu mất Ô xi trong 5 giây? Bước 2: GV tổ chức trò chơi. Bước 3: Tổng kết, khen thưởng cho HS. Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần của không khí (8 phút) a) Mục đích: - Học sinh biết được thành phần của không khí. b) Nội dung: - Học sinh đọc đoạn văn bản sgk trang 52 kết hợp quan sát và phân tích hình 45 để biết được các thành phần của không khí. Nội dung chính 1. Thành phần của không khí - Thành phần của không khí : + Khí Nitơ chiếm 78%. + Khí ô xi chiếm 21%. + Hơi nước và các khí khác : 1%. - Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sương mù... c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. + Oxi (21%), Ni tơ (78%), hơi nước và các khí khác (1%). + Oxi là quan trọng nhất. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS đọc và khai thác thông tin SGK, biểu đồ hình 45 (trang 4) cho biết: - Các thành phần của không khí? - Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu? - Thành phần nào chiếm vai trò quan trọng nhất? Bước 2: HS suy nghĩ trả lời. Bước 3: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. Mở rộng: GV nói thêm về vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất để làm rõ hơn vai trò của hơi nước trong khí quyển. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của lớp vỏ khí (khí quyển) (15 phút) a) Mục đích: - Biết được cấu tạo của lớp vỏ khí và vai trò của lớp vỏ khí. b) Nội dung: - Học sinh đọc đoạn văn bản sgk trang 52 kết hợp quan sát và phân tích hình 46 để tìm hiểu cấu tạo của lớp vỏ khí. Nội dung chính 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (khí quyển) Tầng khí quyển Độ cao Đặc điểm Tầng đối lưu Từ 0 – 16km. - Nằm sát mặt đất. - Tập trung 90% không khí . - Nhiệt độ giảm dần theo độ cao - Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng - Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng. Tầng bình lưu Từ 16 - 80km. - Trên tầng đối lưu cao 16-80 km . - Có lớp ôdôn lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người Các tầng cao của khí quyển Trên 80km. - Nằm trên tầng bình lưu. - Không khí cực loãng. c) Sản phẩm: - Học sinh hoàn thành các phiếu học tập. - Bảng kiến thức Tầng khí quyển Độ cao Đặc điểm Tầng đối lưu Từ 0 – 16km. - Nằm sát mặt đất. - Tập trung 90% không khí . - Nhiệt độ giảm dần theo độ cao - Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng - Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng. Tầng bình lưu Từ 16 - 80km. - Trên tầng đối lưu cao 16-80 km . - Có lớp ôdôn lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người Các tầng cao của khí quyển Trên 80km. - Nằm trên tầng bình lưu. - Không khí cực loãng. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hình 46, khai thác thông tin SGK, hiểu biết cá nhân thảo luận theo nhóm (5 phút) với các nhiệm vụ (Phiếu học tập) + Nhóm 1,2: Phiếu học tập số 1. + Nhóm 3,4: Phiếu học tập số 2 + Nhóm 5,6: Phiếu học tập số 3. 1. Hãy nêu độ cao, đặc điểm tầng đối lưu: Tầng khí quyển Độ cao Đặc điểm Tầng đối lưu 2. Tại khi các nhà leo núi leo lên đỉnh Evevest 8848m (nóc nhà thế giới) lại cảm thấy khó thở? .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Phiếu học tập số 1 (Nhóm 1,2) Phiếu học tập số 2 (Nhóm 3, 4) 1. Hãy nêu độ cao, đặc điểm tầng bình lưu: Tầng khí quyển Độ cao Đặc điểm Tầng bình lưu 2. Vai trò của lớp ôdôn đối với đời sống trên Trái Đất? ..................................................................................................................................................................................................................................................... 1. Hãy nêu độ cao, đặc điểm tầng bình lưu: Tầng khí quyển Độ cao Đặc điểm Các tầng cao khí quyển 2. Các tầng cao của khí quyển có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người không? ...................................................................................................................................................................................................................................................... Phiếu học tập số 3 (Nhóm 5, 6) Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời vào phiếu học tập. Bước 3: Gọi bất kì HS trong nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. * Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho HS. 2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu các khối khí (12 phút) a) Mục đích: - Trình bày được sự khác nhau về đặc điểm của các khối khí. b) Nội dung: - Học sinh đọc đoạn văn bản sgk trang 53, 54 để tìm hiểu về các khối khí. Nội dung chính 3. Các khối khí Tên khối khí Đặc điểm Nơi hình thành Nóng Nhiệt độ cao. Vùng vĩ độ thấp. Lạnh Nhiệt độ thấp. Vùng vĩ độ cao. Đại dương Độ ẩm lớn. Biển, đại dương. Lục địa Khô. Đất liền. c) Sản phẩm: - Học sinh hoàn thành phiếu học tập. Tên khối khí Đặc điểm Nơi hình thành Nóng Nhiệt độ cao. Vùng vĩ độ thấp. Lạnh Nhiệt độ thấp. Vùng vĩ độ cao. Đại dương Độ ẩm lớn. Biển, đại dương. Lục địa Khô. Đất liền. d) Cách thực hiện: Bước 1: - GV căn cứ vào vị trí hình thành và bề mặt tiết xúc mà ta chia thành cáckhối khí khác nhau. - GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ các khối khí, đọc và khai thác SGK mục 3, lựa chọn thông tin điền vào phiếu học tập. Phiếu học tập số Tên khối khí Đặc điểm Nơi hình thành Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, có thể so sánh kết quả làm việc với bạn bên cạnh để hoàn thành nội dung. GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS. Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc. Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS (chọn một vài sản phẩm giống và khác biệt nhau giữa các HS để nhận xét, đánh giá) và chuẩn kiến thức. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Củng cố lại nội dung bài học. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - HS cần làm gì để giảm ô nhiễm không khí? Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức đã học. b) Nội dung: - Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - Sưu tầm một số tranh ảnh về các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trên phạm vi Việt Nam thời gian gần đây. Bước 2: HS về nhà sưu tầm, tiết sau trưng bày. Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_6_cong_van_5512_bai_17_lop_vo_khi.docx