Giáo án Địa lý - Bài: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất - Nguyễn Thị Quỳnh

KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

BÀI SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Mô tả được sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.

- Tính toán được giờ địa phương/giờ khu vực, so sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.

- Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau và mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến.

BƯỚC 2: PHÂN TÍCH VÀ MÔ TẢ MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN CỦA YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 

docx 4 trang phuongnguyen 23060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý - Bài: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất - Nguyễn Thị Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lý - Bài: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất - Nguyễn Thị Quỳnh

Giáo án Địa lý - Bài: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất - Nguyễn Thị Quỳnh
Giáo viên: Nguyễn Thị Quỳnh
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ 
BÀI SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mô tả được sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Tính toán được giờ địa phương/giờ khu vực, so sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.
- Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau và mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến. 
BƯỚC 2: PHÂN TÍCH VÀ MÔ TẢ MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN CỦA YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Yêu cần cần đạt
Mức độ biểu hiện
- Mô tả được sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Mức độ 1: Trình bày được sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Mức độ 2: Mô tả được sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Tính toán được giờ địa phương/giờ khu vực, so sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.
- Mức độ 1: Trình bày được sự phân chia các múi giờ trên Trái Đất.
- Mức độ 2: Tính được giờ địa phương và so sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.
- Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau và mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến. 
- Mức độ 1: Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau và mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến. 
- Mức độ 2: Giải thích được nguyên nhân hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau.
- Mức độ 3: Đánh giá được những ảnh hưởng của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. 
BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ PHÙ HỢP VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC
Bảng mô tả các hoạt động dạy học, mục tiêu dạy học, minh chứng sản phẩm, công cụ
 đánh giá của bài “Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất”
Hoạt động
 dạy học
Mục tiêu hoạt động
Sản phẩm
Công cụ
 đánh giá
Phương pháp đánh giá
1. Hoạt động khởi động
Kết nối vào bài học 
Câu trả lời của học sinh.
Bảng hỏi theo kĩ thuật KWL
Hỏi - đáp
2. Hoạt động hình thành 
kiến thức
Thực hiện các yêu cầu cần đạt của mục tiêu bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Mô tả được sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Phát biểu được đặc điểm sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Hình vẽ thể hiện sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Câu hỏi 
gợi mở
- Quan sát
- Hỏi – đáp
Hoạt động 2: Tìm hiểu các hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Tính toán được giờ địa phương/giờ khu vực, so sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.
- Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau và mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến. 
- Phát biểu về các hệ quả của vận động.
- Phiếu học tập.
- Câu hỏi.
- Phiếu đánh giá theo tiêu chí.
- Hỏi – đáp
- Quan sát
3. Hoạt động luyện tập
Xác định xem học sinh đã đạt được mục tiêu bài học hay chưa và khắc sâu thêm nội dung của bài học.
Sơ đồ thể hiện sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả
- Câu hỏi.
- Hỏi – đáp
4. Hoạt động vận dụng
Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết tình huống thực tiễn.
Vận dụng, kết nối được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
- Bài tập thực tiễn.
Quan sát/viết
BƯỚC 4. THIẾT KẾ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ PHÙ HỢP VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ
1. Thiết kế công cụ đánh giá cho hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Kết nối vào bài học.
- Công cụ: câu hỏi.
- GV tổ chức cho học sinh hoàn thiện cột “K”, “W” để thể hiện những điều đã biết và muốn biết về sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Em đã biết gì về sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?
Em muốn biết gì về sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?
Em đã tìm hiểu được gì về sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?
K
W
L
2. Thiết kế công cụ đánh giá cho hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1
Tìm hiểu đặc điểm sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Mục tiêu:
+Trình bày được sự vận động tự quay quanh trục.
+ Mô tả được sự vận động tự quay quanh trục của của Trái Đất
- Công cụ đánh giá:
+Câu hỏi trắc nghiệm.
Nội dung
Đ
S
Sửa sai
1. Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66o33’ so với mặt phẳng quỹ đạo.
2. Hướng tự quay từ Đông sang Tây
3. Thời gian hoàn thành một vòng tự quay quanh trục là 12 giờ
4. Vận tốc tự quay khác nhau, lớn nhất ở xích đạo, nhỏ nhất ở 2 cực.
+ Phiếu đánh giá theo tiêu chí
Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động mô tả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất 
bằng quả Địa cầu
Tiêu chí
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
1. Quản lí thời gian 
(1 điểm)
Đảm bảo đúng thời gian quy định
(1 điểm)
Thời gian trình bày quá 1-2 phút
(0,5 điểm)
Thời gian trình bày quá trên 2 phút
(0 điểm)
2. Nội dung
(3 điểm)
Đúng và đầy đủ nội dung về sự vận động tự quay của Trái Đất
(3 điểm)
Đúng nhưng còn thiếu 1-2 nội dung theo yêu cầu
(2 điểm)
Còn một số nội dung chưa chính xác, thiếu ý
(1 điểm)
3. Cách trình bày
(5 điểm)
- Trình bày rõ ràng ngắn gọn, dễ hiểu, truyền cảm
(3 điểm)
- Trình bày rõ ràng, ngắn gọn nhưng chưa truyền cảm
(2 điểm)
- Nói dài dòng, khó hiểu và không hấp dẫn. 
(1 điểm)
- Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với động tác hợp lí.
(2 điểm)
- Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với động tác chưa hợp lí.
(1điểm)
- Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với động tác không hợp lí.
(0 điểm)
4. Tương tác với người nghe
(1 điểm)
- Tương tác phù hợp với người nghe
(1 điểm)
- Ít tương tác
(0,5 điểm)
- Không tương tác
(0 điểm)
HOẠT ĐỘNG 2
Tìm hiểu hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Mục tiêu:
+ Tính toán được giờ địa phương/giờ khu vực, so sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.
+ Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau và mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến. 
-Công cụ đánh giá: câu hỏi và bài tập thực tiễn
1. Dựa vào bản đồ các khu vực giờ trên Trái Đất, điền từ còn thiếu vào chỗ chấm:
- Trái Đất được chia thành ....... khu vực giờ.
- Múi giờ gốc là múi giờ số .........................
- Việt Nam nằm ở múi giờ số ......................
- Mỗi múi giờ cạnh nhau hơn kém nhau ........... giờ.
- Giờ phía .......... sớm hơn giờ phía ..........................
2. MộttrậnbóngđágiảiNgoạihạng Anh diễn ra vàolúc 14 giờngày 7 tháng 10 năm 2015 (giờ Anh). HỏikhángiảtạiViệt Nam xem tườngthuậttrựctiếptrậnđấuđó trên ti vi vàolúcmấygiờ, ngày bao nhiêu?
3. 
4. Dựa vào lược đồ các khu vực giờ trên Trái Đất, hoàn thành bảng sau
Địa điểm
Khu vực giờ
Giờ
Giờ
Luân Đôn
9
Hà Nội
13
Tô-ki-ô
3. Thiết kế công cụ đánh giá cho hoạt động luyện tập và vận dụng
- Mục tiêu:
	+ Xác định xem học sinh đã đạt được mục tiêu bài học hay chưa và khắc sâu thêm nội dung của bài học.
	+ Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết tình huống thực tiễn.
- Công cụ: bài tập thực tiễn.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_bai_su_van_dong_tu_quay_quanh_truc_cua_trai_d.docx